Triển lãm với đề tài "Cuộc đời và di sản của Ngài Cưu Ma La Thập" được diễn
ra tại Trung Tâm Quốc Tế Ấn Độ, New Delhi. Sự kiện được tổ chức 10 ngày từ
17 đến 26/06/2016.
Ngài Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什-Kumārajīva), nhà cựu dịch giả Phật học nổi tiếng, chuyên dịch kinh sách từ văn hệ Phạn ngữ sang Hán ngữ.
Mới lên bảy, Ngài đã cùng mẹ là một Công chúa gia nhập Tăng già Phật giáo. Hai mẹ con đến Kashmir, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và tham học với chư vị Đại sư qua các Bộ Kinh Luận, kinh A Hàm, Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ (根本說一切有部). . .
Sau đó hai người lưu lại tại Kashgar một năm và Ngài học thêm ngành Thiên văn, Toán học và Khoa học Huyền bí. Nơi đây, Ngài bắt đầu tiếp chuyên tham cứu Phật giáo hệ Đại thừa Liễu nghĩa và sau đó chuyên tâm tìm hiểu giáo pháp này.
Sau đó, Ngài trở thành vị Luận sư Biện tài vô ngại, hương Đức hạnh của Ngài ngược gió khắp tung bay, triều đình Trung Hoa lúc bấy giờ vô cùng ngưỡng mộ Uy danh của vị Thánh Tăng, thông Tam tạng Giáo điển.
Năm 384 Ngài bị bắt trong một cuộc chiến tranh tại Dao Tần và bị một viên tướng Trung Quốc giam giữ 17 năm. Năm 401 Ngài được đưa về Trường An và được triều đình Trung Quốc ủng hộ trong công tác dịch kinh. Ngài bắt đầu công trình dịch thuật với sự góp sức của hàng ngàn chư tôn đức Tăng già khác. Cùng năm này, Ngài được phong danh hiệu "Quốc sư".
Ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập đã vượt qua những rào cản Chính trị, Địa lý, Văn hóa và Ngôn ngữ vì một nhiệm vụ ấp ủ lâu dài - truyền bá tinh thần thực sự của Phật giáo.
Công lớn của Ngài trước hết là thay đổi phương pháp phiên dịch. Bản thân Ngài thông thạo Hoa ngữ và cộng sự viên cũng đều là người giỏi Phật giáo và tiếng Phạn. Cách dịch kinh của Ngài như sau: Giảng kinh hai lần bằng tiếng Trung Hoa, các tăng sĩ Trung Quốc thảo luận và viết lại bằng tiếng Hán.
Sau đó Ngài kiểm soát và so sánh nguyên bản cũng như bản dịch để ra bản chung quyết. Khác với các nhà dịch thuật khác tìm cách dịch từng chữ, Ngàilà người đưa được nội dung sâu xa của kinh sách vào chữ Hán và, nếu thấy cần thiết, cũng mạnh dạn cắt bỏ một vài đoạn kinh không hợp và biến đổi văn từ cho hợp với người Trung Hoa.
Những Dịch phẩm của Ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập đã được dịch sang các ngôn ngữ của các Quốc gia Phật giáo Bắc truyền như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc . . .
Triển lãm mang tên “Cuộc đời và di sản của Kumarajiva” được sự trợ giúp của nhiều hình ảnh và bản sao chép tại Bảo tàng Nghệ Thuật, Trung Tâm Quốc tế Ấn Độ do Tiến sĩ Shashibala thực hiện.
Tiến sĩ Shashibala là chuyên gia về tiếng Sanskrit, nghệ thuật và biểu tượng Phật giáo – những di sản chung và kết nối liên văn hóa giữa các nước Châu Á.
Triển lãm này, với những nỗ lực trực quan khác nhau, cuộc hành trình của Ngài Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập thông qua hình ảnh, những bích họa từ hang động, những vật thể và bản Kinh chép tay.
Triển lãm cho thấy những chi tiết về cuộc đời sự nghiệp của Ngài Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, những sự kiện giúp Ngài truyền bá chính pháp Phật giáo hiệu quả xưa nay từng thấy.
Vân Tuyền (Nguồn: Ptinews)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét