Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

BẠO HÀNH CON TRẺ


Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên đưa tin về nạn bạo hành trẻ em, từ vài tháng tuổi trở lên, trong các trường mẫu giáo, các lớp bảo mẫu đến các cơ sở tôn giáo.
Chả hiểu xã hội Việt Nam, kể cả Trung quốc, người lớn bạo hành trẻ em xẩy ra như cơm bữa, do đâu?
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do ông Nguyễn văn An, chủ tịch Quốc Hội ký ngày 15/6/2004 ký, gồm V chương, 60 điều. Trong điều 5, chương một quy định: Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em-
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
Điều 7 của chương I, mục 6, 8 và 9 ghi
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
Có 5 chương 60 điều mang tính chung chung, nếu vi phạm sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật,không nói rõ hình thức nghiêm trị như thế nào mà hàng ngày đều xầy ra bạo hành từ gia đình đến xã hội, từ học đường đến nhà giữ trẻ, từ tôn giáo đến các tổ chức phi chính phủ...
Dĩ nhiên những tin được báo chí phanh phui đã làm đau lòng phẩn nộ cho những ai có lương tâm đối với tình người; ngay cả hành hạ gia súc, động vật hoang dã cũng không được tán đồng huống nữa trẻ em.
Trong xã hội đã là vậy, do thiếu tình thương và sự kham nhẫn trong cuộc sống còn quá nhiều lo toan vất vả, tính toán hơn thua...nhưng oái oăm thay, một tôn giáo luôn nếu cao tính từ bi, luôn hỷ xã và hành thiện, lại không ít kẻ lạm dụng hình ảnh tu sĩ để đi ngược lòng khoan dung mà các đấng giáo chủ đều kêu gọi tình thương yêu, lòng bác ái, hạnh từ bi làm nồng cốt trong cuộc sống chung đụng để đối xử lẫn nhau. Không tôn giáo nào không xầy ra những chuyện đau lòng ngoài ý muốn, mặc dầu đó chỉ là hiện tượng tiêu cực hiếm hoi; Riêng Phật giáo, gần đây thường được biết qua những bài báo mà đọc giả  kinh ngạc và đau xót những trường hợp thật khó hiểu khi trẻ em bị bạo hành dưới bàn tay của những kẻ tướng "Phật tâm ma".Miền Tây Nam bộ các sư sãi Miên nhúng tay chú tiểu vào nước sôi vì nghi ăn cắp tiền. Giờ đây phía Bắc, một vị ni trụ trì chùa Thiên Tâm- Thích Diệu Tịnh, ở Hưng Yên, cũng vì vài đồng lẻ vì cháu Phương đói ăn, lấy mua ánh mì, bị hành xử thương tật khắp người, gây tâm lý hoảng loạn cho trẻ con như cháu phương mới 10 tuổi.
ĐĐ Thanh Quang, phó BTS PG Hưng Yên cho biết: sư ni Diệu Tịnh  về trụ trì chùa từ năm 2010, có nhiều đóng góp xây dựng chùa khang trang...khi làm việc tại UBND xã Giai Phạm. Vấn đề đóng góp xây dựng chùa khang trang không liên quan gì đến việc bạo hành trẻ con chỉ vì vài đồng lẻ. Xây dựng chùa to Phật lớn để làm gì khi lòng từ bi đối với con trẻ không có. Tình người không có thì làm gì có tâm Phật mà xây dựng cơ ngơi đồ sộ để che đậy tâm ma...
Đứng trước bao vấn nạn về hành vi gây tai tiếng cho nhà Phật, Ban Thông Tin Truyền Thông đang chờ câu trả lời của Giáo Hội, Giáo hội chờ sự xác minh của chính quyền, chính quyền chờ sự phanh phui của báo chí về chuyện đã rồi, và báo chí chờ sự phản ứng phẩn nộ của quần chúng, quần chúng chờ tiếng nói chính thức của cơ quan TTTT PG...xã hội ta đang lúng túng và bế tắt về đạo đức xã hội, hiện tượng xuống cấp của một vài thành viên tôn giáo, tình trạng thiếu tình người trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Luật pháp vẫn chỉ là luật pháp trên giấy trắng mực đen khi mà cuộc sống vẫn rối reng tình nhân loại. Cho dù là Tôn giáo, luật pháp phải nghiêm trị những bàn tay bạo hành đối với trẻ em, cho dù là đạo từ bi như Phật giáo, Giáo hội cần nghiêm trị những tu sĩ không những làm hoen ố lòng từ mà còn thể hiện sự công minh nơi cửa Phật.
Buồn thay, cuộc sống chạy theo vật chất quá nhiều làm bào mòn tình người cho dù vài đồng lẻ!!!
MINH MẪN
18/10/2015




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét