CẢM THẤY THANH THẢN HƠN KHI TỪ BI CHÍNH TRỊ
(VOA News)
14/07/2011
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài cảm thấy thư thái hơn từ khi ngài từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ngài nói rằng giờ đây mình có thể dành năng lực để giúp đỡ những người khác sống cuộc sống hạnh phúc hơn và thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.
Hôm qua nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng nói chuyện với đài VOA tại Washington. Ngài nói rằng việc theo đuổi các cuộc thương thuyết với Trung Quốc tùy thuộc vào ban lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng vừa được bầu lên nhưng ngài sẵn sàng giúp đỡ nếu được yêu cầu.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Bây giờ tôi gần như không còn trọng trách gì nữa. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo mới của chính phủ lưu vong Tây Tạng cần tới sự trợ giúp của tôi thì tôi luôn luôn sẵn sàng.”
Đây là chuyến thăm Washington đầu tiên của Đức Đạt lai Lạt Ma từ khi ngài từ bỏ vai trò chính trị hồi tháng ba. Năm ngoái, một cuộc họp giữa ngài và Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc đã khiến cho Trung Quốc tức giận, mặc dù chính quyền Mỹ đã hết sức cố gắng giảm bớt sự quan trọng bằng cách chỉ công bố một bức ảnh chụp hai người và một văn bản thông cáo.
Chuyến thăm Washington của Đức Đạt Lai Lạt ma chỉ còn vài ngày nữa là chấm dứt nhưng Tòa Bạch Ốc chưa chính thức đưa ra lời loan báo nào về việc Tổng thống Obama dự trù sẽ tiếp kiến ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đài VOA rằng nếu có cơ hội ngài sẽ hội kiến Tổng thống Obama. Nhưng lý do chính ngài đến Hoa Kỳ là để thuyết giảng về Phật giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi quen rất thân với Tổng thống Obama cho nên nếu có cơ hội tôi rất vui được gặp ông ấy.”
Tuần rồi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp một số các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Washington để giải thích lý do ngài từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị trong chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ngài đã chia sẻ niềm tin của ngài với đài VOA.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Thế giới thuộc về nhân loại và mỗi quốc gia thuộc về nhân dân nước đó, chứ không phải của riêng một đảng phái, hay một vị vua, hoặc các nhà lãnh đạo tinh thần nào nhất định.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết vì thế ngài chấm dứt truyền thống kéo dài 4 thế kỷ nay về việc vị Đạt Lai Lạt Ma phụ trách cả hai vấn đề tinh thần và chính trị của Tây Tạng. Ngài nói rằng truyền thống đó đã “lỗi thời”.
Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng cũng suy ngẫm về 6 thập niên ngài thương thảo với các giới chức Bắc Kinh. Ngài nói trong khi vẫn ủng hộ tư tưởng Marxist, ngài tin rằng dân chủ là câu trả lời duy nhất cho thế giới.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài tin là Trung Quốc cần phải cải cách, trong đó có việc cần phải minh bạch hơn và có nhiều tự do hơn và rằng ngài tin ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu cải tổ tại Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Tây Tạng 76 tuổi đã bỏ nước đi sống lưu vong sau cuộc nổi dậy bất thành chống lại Trung Quốc năm 1959. Bắc Kinh tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma ủng hộ việc tách rời Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc, nhưng ngài nhấn mạnh rằng ngài chỉ muốn có tự trị cho Tây Tạng, chứ không đòi được độc lập.
Đức Đạt Lai Lạt ma nói với đài VOA rằng ngài tin rằng chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi hai phía tìm đựơc một giải pháp cho vấn đề Tây Tạng qua đối thoại. Theo ngài thì chuyện bỏ qua vấn đề hay ép buộc có một thỏa thuận là "thiển cận".
Hôm qua nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng nói chuyện với đài VOA tại Washington. Ngài nói rằng việc theo đuổi các cuộc thương thuyết với Trung Quốc tùy thuộc vào ban lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng vừa được bầu lên nhưng ngài sẵn sàng giúp đỡ nếu được yêu cầu.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Bây giờ tôi gần như không còn trọng trách gì nữa. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo mới của chính phủ lưu vong Tây Tạng cần tới sự trợ giúp của tôi thì tôi luôn luôn sẵn sàng.”
Đây là chuyến thăm Washington đầu tiên của Đức Đạt lai Lạt Ma từ khi ngài từ bỏ vai trò chính trị hồi tháng ba. Năm ngoái, một cuộc họp giữa ngài và Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc đã khiến cho Trung Quốc tức giận, mặc dù chính quyền Mỹ đã hết sức cố gắng giảm bớt sự quan trọng bằng cách chỉ công bố một bức ảnh chụp hai người và một văn bản thông cáo.
Chuyến thăm Washington của Đức Đạt Lai Lạt ma chỉ còn vài ngày nữa là chấm dứt nhưng Tòa Bạch Ốc chưa chính thức đưa ra lời loan báo nào về việc Tổng thống Obama dự trù sẽ tiếp kiến ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đài VOA rằng nếu có cơ hội ngài sẽ hội kiến Tổng thống Obama. Nhưng lý do chính ngài đến Hoa Kỳ là để thuyết giảng về Phật giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi quen rất thân với Tổng thống Obama cho nên nếu có cơ hội tôi rất vui được gặp ông ấy.”
Tuần rồi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp một số các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Washington để giải thích lý do ngài từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị trong chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ngài đã chia sẻ niềm tin của ngài với đài VOA.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Thế giới thuộc về nhân loại và mỗi quốc gia thuộc về nhân dân nước đó, chứ không phải của riêng một đảng phái, hay một vị vua, hoặc các nhà lãnh đạo tinh thần nào nhất định.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết vì thế ngài chấm dứt truyền thống kéo dài 4 thế kỷ nay về việc vị Đạt Lai Lạt Ma phụ trách cả hai vấn đề tinh thần và chính trị của Tây Tạng. Ngài nói rằng truyền thống đó đã “lỗi thời”.
Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng cũng suy ngẫm về 6 thập niên ngài thương thảo với các giới chức Bắc Kinh. Ngài nói trong khi vẫn ủng hộ tư tưởng Marxist, ngài tin rằng dân chủ là câu trả lời duy nhất cho thế giới.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài tin là Trung Quốc cần phải cải cách, trong đó có việc cần phải minh bạch hơn và có nhiều tự do hơn và rằng ngài tin ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu cải tổ tại Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Tây Tạng 76 tuổi đã bỏ nước đi sống lưu vong sau cuộc nổi dậy bất thành chống lại Trung Quốc năm 1959. Bắc Kinh tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma ủng hộ việc tách rời Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc, nhưng ngài nhấn mạnh rằng ngài chỉ muốn có tự trị cho Tây Tạng, chứ không đòi được độc lập.
Đức Đạt Lai Lạt ma nói với đài VOA rằng ngài tin rằng chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi hai phía tìm đựơc một giải pháp cho vấn đề Tây Tạng qua đối thoại. Theo ngài thì chuyện bỏ qua vấn đề hay ép buộc có một thỏa thuận là "thiển cận".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét