Nói đến giáo quyền, người ta chỉ nghĩ đến các tôn giáo Thần học, và đúng vậy, chỉ có tôn giáo Thần quyền mới có một khuôn phép chặt chẽ theo hệ thống Kim Tự Tháp. Nhờ cấu hình chặt chẽ, tạo thành sức mạnh, nhờ có sức mạnh nên tồn tại khá vững.
Tuy nhiên, vấn đề luôn có hai mặt tương phản, giáo
quyền đã gò ép vào một khuôn khổ cứng nhắc, được xem là bất di bất dịch, ràng
buộc bởi đức “vâng lời”. Người đứng đầu Giáo Hội, quyền Tông tòa, được xem như
“vô ngộ”, khi đứng trên tòa Phero, lời tuyên bố được xem là đúng chân lý, không
bao giờ sai lầm. Thật ra Giáo hội gọi là Tòa Thánh vẫn để lại vô vàn vấn đề mà
khoa học không thể chấp nhận, làm cản trở một thời bước tiến của khoa học, và
gây đau khổ cho nhiều thế hệ, làm lúng túng cho y học, nhưng khi y học được xác
minh bởi khoa học thì quan điểm của Tòa Thánh trở thành một đối cực khó khăn
cho tín đồ đang hòa nhập cùng tiện nghi vật chất, kiến thức thời đại. Thời đại
mà quyền hành Giáo Hội có quyền quyết định những mâu thuẫn tranh chấp giữa các
nước theo Kito giáo, lấn cả thế quyền; thì nay, Giáo hội chỉ còn là biểu tượng
tôn giáo, mất quyền thế tục, đôi khi đóng góp tiếng nói với thế tục để giải
quyết một số vấn đề mang tính quốc tế.
Tuy nhiên, tu sĩ Thần học
Kito giáo cũng có những nhân tài lỗi lạc như: Linh mục Gregor Mendel,
cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại. Nhà bác học đa tài Nicolaus
Copernicus. Nhà bác học Blaise Pascal. Nhà bác học Linh mục Matteo Ricci.
Triết học và Thần học cũng giúp giải quyết các vấn đề như: bản thể luận,
nhận thức luận, tôn giáo, đức tin và linh hồn.
Và Kito giáo cũng từng dẫn đầu các ngành
hội họa, âm nhạc như: Beethoven, Mozart, Bach, các họa sĩ
và kiến trúc sư lừng danh mọi thời đại như Michelangelo, Bernini,
Raphael, Caravaggio, Antoni Gaudí, Leonardo da Vinci,
v.v. (Wikipedia)
Chính vì quyền hành và uy tín một thời phủ trùm thế
tục, tu sĩ cũng phạm phải không ít sai trái, đó là điều tất yếu mà Giáo Hoàng
đương nhiệm Francis gọi là Alzheimer tinh thần, bị hóa thạch tinh thần, vô cảm
trước những vấn đề cuộc sống chung quanh, và tự cao tự đại, xem mình là đối
tượng miễn nhiễm, bất tử... Giáo hội trở thành Giáo hội vũ trụ và duy nhất đại
diện Thượng Đế. Thế nhưng, một phần quần chúng ngày càng cách ly và lạnh nhạt
với Giáo hội.
Kể từ ngày có mặt, Roma đã nhiều phen cải cách với
nhiều lý do, trong đó, Giáo hội đứng trước những khó khăn như việc truyền bá,
nội bộ chia rẽ, suy giảm đức tin, tu sĩ phạm tội... Ngày nay, Roma không thể
dùng bàn tay sắt như thời Trung cổ để trấn áp, khủng bố như một số Hồi giáo cực
đoan hiện nay, buộc lòng, sau những lần nhận lỗi với nhân loại được gọi là
“xưng thú 7 núi tội”. Tòa Thánh cố gắng tìm lối thoát cho nội tình và tạo uy
tín với thế giới. Các Giáo hoàng tiền nhiệm cố gắng hòa hợp, đoàn kết với các
tôn giáo hữu Thần khác như Hồi giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo... để ngăn chận
Tôn giáo Vô thần. Kết quả không mấy khả quan, vì tự thân người đứng đầu Tòa
Thánh cũng không mấy thoải mái với các giáo phái như thế, các ngài từng tuyên
bố “Tin Lành là loài chó sói đói mồi”. Tuy các Ngài có bước chân vào đền thờ
Hồi giáo những vẫn còn những bước chân thiếu tự tin.
Suốt nhiều thế kỷ truyền bá Phúc âm sang châu Á, rào
cản lớn nhất làm cho kết quả hạn chế là bảo thủ, tự xem mình là số một, là chân
chánh và duy nhất; chưa hòa hợp được với tập quán của châu Á, vì thế Công đồng
Vano II ra đời, cải sửa một số khắc khe để tín đồ dễ hòa nhập và giữ được
truyền thống gia tộc -đó là tập quán địa phương, chủng tộc. Hiện nay, cái khó
của Giáo hội đối với những quốc gia mang ý thức hệ như Trung Cộng, tìm một kẽ
hở để đặt bàn chân vào xứ Cộng sản hầu điều hành, duy trì và phát triển khối
tín đồ tại chỗ, không phải dễ. Giáo hội đã từng có ban tham mưu tìm hiểu, hội
thảo, ngoại giao nhưng hầu như chưa có mấy kết quả. Cái mà làm cho đối tác ngần
ngại là quan điểm dị biệt của tòa Thánh không thể tồn tại song hành với đối
tác, hoặc là bị giáo hội dung hóa, hoặc là tập thể tín đồ đó sinh hoạt không
chính thức, không như Phật giáo tôn trọng sự dị biệt của nhau để cùng tồn tại
song hành. Giáo Hoàng đương nhiệm Francis đang cố gắng giao hảo với Bắc Kinh,
để tạo cảm tình mở đầu cho chiến dịch hợp thức hóa sự tồn tại của con cái hội
Thánh tại vùng đất trên một tỷ sáu con người, đó là vùng đất hứa một khi được
hợp thức hóa, sẽ thay chỗ cho vùng màu mỡ như Philippines, Việt Nam, Nam Triều
Tiên... xoay trục và hòa nhập châu Á đang là điểm hẹn của Tòa Thánh. Giáo hoàng
đã thành công khuyến khích Tổng Thống Obama và Fidel Castro bắt tay nhau, bỏ
cấm vận Cuba, tạo niềm tin về thiện ý của hội Thánh để Trung Cộng bớt ngờ vực
việc làm của Roma. Tuy vậy, La Mã vẫn không dấu được ý đồ chính trị, lấy lòng
Bắc Kinh nên không chịu tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân Hội nghị các nhân vật từng
đoạt giải Nobel. Tuy làm vừa lòng Bắc Kinh nhưng không vì thế mà Tập Cận Bình
đánh giá cao sự tính toán của Tông tòa.
Giáo hội thay
đổi rất nhiều, có thể nói xoay 180 độ mà xa xưa, giáo hội đã sai lầm. Ví dụ:
- Chúng ta cũng đã biết, Giáo
hội đã kết tội oan một nữ anh hùng cứu quốc của Pháp, Jeanne d’Arc, là phù thủy
và đưa bà lên giàn hỏa thiêu sống năm 1431, rồi gần 500 năm sau (1920), mới
thống hối bằng cách truy phong chức Thánh cho bà.
- Giáo hội Kito giáo khởi
xướng phong trào đề cao phụ nữ và nữ quyền. Trái với định kiến trọng nam
khinh nữ vào thời xưa, Giáo hội đánh giá cao người phụ nữ và đã tôn vinh
nhiều vị Thánh nữ, nâng một số Thánh nữ lên hàng Tiến sĩ Giáo Hội,
một tước hiệu cao quý chỉ được trao cho một vài vị Thánh lỗi lạc của Giáo hội
Kito giáo, và tỏ lòng quý trọng các nữ tu. Sở dĩ nữ tu không được làm
linh mục trong Giáo hội là vì truyền thống do Chúa Giêsu đặt để chỉ chọn người
nam làm linh mục, Giáo hội không có thẩm quyền sửa đổi truyền thống này. Nhiều
phụ nữ đã để lại vết son trong sử sách Giáo hội như Thánh nữ Hilda là
người đã thành lập Đại Học Oxford, Hoàng hậu Matilda và Nữ hoàng đầu
tiên của nước Anh Mary Tudor, là những người nữ tiên phong trong lĩnh
vực chính trị.
- Kito giáo cũng mang đến cho
nền văn minh con người nhiều nhà khoa học và giáo sư là phụ nữ đầu tiên trên
thế giới như nữ giáo sư vật lý Italia Trotula ở Salermo trong thế kỷ 11.
Nữ giáo sư vật lý Dorotea Bucca, người đã giữ ghế giáo sư y khoa trưởng
tại Đại Học Bologna. Nữ triết gia Elena Lucrezia Piscopia, người phụ nữ
đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ triết học (1678) và Maria Agnesi
(1799), một triết gia, nhà giả kim học, nhà ngôn ngữ học và nhà toán học là
người phụ nữ được Giáo Hoàng Benedict XIV chỉ định trở thành giáo sư
toán học đầu tiên tại Italia vào năm 1750.
Vào tháng 3 năm 2004, Mary
Ann Glendon, giáo sư luật học tại Đại học Harvard, cựu Đại sứ
Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, chủ tịch Hội đồng Đạo đức Sinh học của tổng thống Mỹ được
Giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ định làm Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo
Hoàng và là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đảm trách chức vụ này.
Trước đó vào năm 1995, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đã chọn bà là người đại
diện Vatican tham dự Hội nghị Quốc tế về các Quyền của Phụ nữ tại Bắc Kinh
(Trung Quốc) do Liên Hiệp Quốc tổ chức. (Wikipedia).
Tuy vậy, Kito giáo cũng đóng
góp khá nhiều trong nhiều lãnh vực kể cả lãnh vực giáo dục. Roma cũng đã xây
dựng đại học đầu tiên trên thế giới, như: Đại Học Paris (1150), Đại
Học Oxford (1167); Đại Học Salerno (1173); Đại Học Vicenza
(1204), Đại Học Cambridge (1209); Đại Học Salamanca (1218-1219); Đại
Học Padua (1222); Đại Học Naples (1224); Đại Học Vercelli
(1228); Đại Học La Sapienza (1303). Ngành pháp luật và luật học vào đầu
thế kỷ 12, cũng do Kito sáng lập. (Wikipedia).
Các ngành nghề khoa học do các Linh mục khai sáng là
điều tất yếu, vì xã hội lúc bấy giờ giới Tăng lữ Kito phủ trùm mọi lãnh vực.
Rồi đây, cộng đồng Vatican
III sẽ ra đời, Giáo Hoàng đương nhiệm và các hồng y Bộ trưởng, thượng Hội đồng
Giám mục đang cứu xét nhiều vấn đề mà Giáo hội đang đối mặt, trong đó, tính tất
yếu của xã hội là: ly hôn, tránh thai, tu sĩ có thể kết hôn... Đây là những yêu
cầu thực tế của xã hội, muốn quần chúng không rời xa Giáo hội, buộc lòng phải
chấp nhận và thay đổi quan điểm cố chấp xưa nay. Vì vậy, ngoài thành phần chính
là các giám mục, hồng y, trong số 253 người tham dự hội nghị này còn có 16
chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, 38 khách mời dự thính (trong đó có 13 cặp vợ
chồng)... Nội dung của 2 tuần họp sẽ được tập hợp thành tài liệu để Giáo Hoàng
tham khảo nếu cần thực hiện những cải cách trong thời gian sắp tới. (Wikipedia).
Đây là một thách thức đầy khó khăn cho Tông tòa khi
những yêu cầu thực tế luôn đi ngược lại với giáo điều. Ví dụ vấn đề ly dị, giáo
hội từng nói – những gì Chúa kết hợp thì không thể chia rẽ; hoặc con người là
sản phẩm và là hình ảnh của Thượng đế, phá thai, ngừa thai là xâm phạm quyền
năng của Chúa. Một xã hội văn minh, tiện nghi vật chất đưa cuộc sống đi quá tầm
tay của Kito giáo. Vì vậy, Những tôn giáo Thần học xem thế giới văn minh là thế
giới tội lỗi. Hồi giáo cực đoan xem tư bản là ma quỷ cần tiêu diệt.
Francis là một Giáo hoàng đặc biệt, giản dị, bình dân,
cởi mở; việc canh cải Giáo hội là tính chất luôn canh tân vốn có tự thân, cộng
thêm nhận định của Ngài về sự tha hóa trong giáo triều, đưa đến một số chức sắc
lạm quyền. Các chức vụ trước đây do chức sắc Tăng lữ đảm trách, nay có thể
trọng dụng một số chuyên gia thế tục đảm nhận; một vài ban ngành có thể giải
tán hoặc sát nhập. Việc canh tân toàn diện đã nói lên tính chất đặc biệt của
một giáo hoàng như sự đặc biệt mà hai năm nhậm chức, ngài từ chối cư ngụ ở điện
Tông tòa như các vị tiền nhiệm. Tự thân như thế đã làm gương cho nhiều chức sắc
Giáo hội phải giản dị hóa ngay cả phương tiện đi lại bằng Taxi công cộng. Tuy
nhiên, Francis rất quyết đoán trước những tệ nạn trong cộng đồng tu sĩ, bằng
chứng Ngài triệu hồi cựuTổng Giám mục người Ba Lan- Jozef Wesolowski (66 tuổi)
về tội lạm dụng ấu dâm cho dù vị nầy “ăn bánh trả tiền”, buộc phải hoàn tục và
quản thúc tại gia. Đây là vụ xử đầu tiên đối với cựu sứ Thần tòa Thánh. Vì
thế không lạ, nhân mùa đón mừng Giáng
Sinh, Người đã vạch trần 15 điều tệ nạn trong Giáo triều mà chưa vị tiền nhiệm
nào làm. John Paul II xưng thú 7 núi tội là điều dễ hiểu, vì tội lỗi suốt 2000
năm qua không thể dấu diếm, lịch sử đã đậm nét, nhưng 15 tệ nạn trong nội
triều, xã hội ít ai biết, Giáo hoàng đương nhiệm can đảm vạch trần và phô bày
cho thế giới biết, đó là một thái độ minh bạch cần làm trong sạch hóa nội tình.
Bất cứ tổ chức nào, chính phủ nào, tôn giáo nào cũng cần minh bạch hóa những
sai phạm để tự thân được tiến bộ.
Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung
và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý
đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc
tế. Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn
đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau. Do mang tính cá thể mà
phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai
phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin
của tín đồ. Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông
tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có
tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”. Đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ
nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo cũng biết nhìn nhận sự thật khi
truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông
loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề. Sau khi xác minh sự thật, sự xin
lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu, chư tiền hiền liệt tổ, và với
tín đồ, nói lên tính văn hóa và nhân cách của giới lãnh đạo. Cả nể, bao che
không thể tồn tại trong xã hội văn minh hiện nay.
Nhân cách của Francis là bài học cần có đối với PGVN
hiện tại.
MINH MẪN
05/01/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét