“Có thể nói gần đây, hiếm có bộ trưởng
nào xông xáo, nhiệt tình với công việc và đặc biệt là luôn đến tận hiện trường
để trực tiếp xử lý như Bộ trưởng Đinh La Thăng.”
Đó
là một trong những nhận xét của giới báo chí, tuy nhiên, theo ông Cao Sỹ Khiêm,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Tôi
cho rằng, Bộ trưởng Thăng là con người của hành động, là con người đi xốc vác
công việc. Lúc này chúng ta đang rất cần một tư lệnh ngành tác chiến và được
việc như vậy. Tuy nhiên theo tôi, Bộ trưởng Đinh La Thăng phải ngồi ở nhà nhiều
hơn, chứ không nên chạy ra đường giải quyết mấy vụ việc cụ thể vụn vặt ấy. Tác
phong của Bộ trưởng như vậy là rất tốt, nhưng vị trí Bộ trưởng không phải ở chỗ
ấy, mà có thể thông qua bộ máy, thông qua cấp phó hay đốc thúc cấp dưới làm”.
Lời
góp ý đó cũng đúng nhưng không phải toàn
triệt, tuy đi đến để nắm bắt thực tế, hiểu và cảm xúc thực tại, mới có những
quyết sách đúng hơn là ngồi trong tháp ngà để tưởng tượng vạch ra những chính
sách trên mây.
Ngoài
xã hội cần có những con người như thế, trong Đạo thì sao? GHPGVN thành hình từ
1981, khoảng 10 năm gần đây, việc hành chánh tương đối “lăn bánh”, nghĩa là hết
20 năm ỳ ạch tại chỗ vì cơ chế “bao cấp- bao tiêu” tạo ra sự thụ động trong các
ngành dọc. Sau đại hội đại biểu thường kỳ, một số ban ngành đều tổ chức đại hội
chuyên ngành, bổ sung nhân sự, hoạch định Phật sự 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối
năm. Đặc biệt nhiệm kỳ 7, Giáo hội thành hình thêm Ban Thông Tin Truyền thông,
gồm 99 ủy viên, nhưng chuyên ngành nầy cũng chưa có một kế sách tập huấn điều
hướng thành viên tác nghiệp hỗ trợ chủ trương của Giáo Hội, thậm chí có thành
viên thay vì góp ý xây dựng nội bộ, lại hủy báng nhục mạ chư Tăng. Bộ phận
Hoằng pháp cũng chưa có một động thái tiếp nối tiền nhân để làm nổi bậc hơn
nghiệp vụ chuyên môn, vốn là sở trường của chư Tăng. Ban Pháp chế và Ban Tăng
sự cũng chưa kết hợp đồng bộ góp ý cho một số Ban trị sự các Tỉnh giải quyết
nhiều hiện tượng bất cập đối với chủ trương của Giáo hội và giáo lý nhà Phật,
để các địa phương kết hợp với chính quyền quy tội theo hình sự, kết tội theo
cảm tính, mà đáng ra, với tính dân chủ của Phật giáo, tác pháp yết ma cử tội để
đương sự thấy được sự sai phạm, từ đó đại chúng đưa ra phương hướng cho đương
sự tự nguyện chuyển hóa. Ban nghi lễ, ngay cả ủy viên cũng có hành động quá đà
gây bức xúc niềm tin quần chúng như vụ việc chùa Viên Giác – Tân Bình. Ban nghi
lễ cũng chưa thống nhất nghi lễ cho toàn quốc, một số tín đồ ngỡ ngàng khi theo
nghi thức tụng niệm ở những chùa khác...
Tóm
lại hầu hết các ban ngành của Phật giáo hiện nay, một vị kiêm nhiệm nhiều chức
danh mà không chức danh nào chịu hoạt động hữu hiệu, ngoại trừ Ban Kinh tế tài
chánh, tuy âm thầm nhưng rất hiệu quả. Các vị đầu ngành thì sao? Tuy là tôn
giáo, không nhất thiết quá năng động như cơ chế thế tục, nhưng cũng không vì
thế mà ù lì cho hết nhiệm kỳ rồi tái nhiệm cho Đại hội tới. Rất nhiều Tỉnh
thành, BTS hầu như thành hình để chứng tỏ sự hiện diện của tổ chức mà Phật sự
không có gì chuyển biến, đã thế, một số nơi như BTS Phú Yên, không những chẳng
phát triển Phật sự mà còn gây phiền nhiễu cho Tăng Ni, người tín đồ gọi đó là
“Ban Trị sư” chứ không phải “Ban trị sự”.
Chư
Tôn túc đầu ngành trong Giáo hội Trung ương gồm:
Đức
Pháp Chủ và Chủ tịch Hội Đồng Trị sự. Cây đại thụ của Phật giáo hiện nay, uy
đức và thạch trụ biểu tượng vẫn là Đức Pháp chủ, đây là bóng mát cho hàng vạn
Tăng tín đồ nương vào thân giáo của Ngài.
Cố
chủ Tịch Hội Đồng trị sự Trung Ương, đại lão Hòa Thượng T. Trí Tịnh cũng là một
cao Tăng thạc đức, công lao suốt đời phiên dịch Đại tạng kinh, và đức độ tu tập
hành trì của người đã để lại một dấu ấn tôn kính đầy ngưỡng mộ.
Hai
hình ảnh biểu tượng của một GHPGVN trở thành một khuôn vàng thước ngọc khó
phai. Sau khi Hòa Thượng phó chủ tịch thường trực – T.Thanh Tứ viên tịch, HT.
T.Thanh Nhiễu kế vị, tuy ít nói, ít hoạt động, nhưng uy phong Tăng tướng trầm
tĩnh tương thích với vị thế kế thừa.
Sau khi Hòa Thượng chủ tịch HĐTS TW –T.Trí
Tịnh viên tịch, HT T.Thiện Nhơn, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS được đại
hội mở rộng suy cử kế nhiệm quyền chủ tịch HĐTS. So với tuổi tác và công đức
đóng góp Phật sự, thì HT cố Chủ tịch tuổi gần 100, công trình dịch thuật Bắc
tạng kinh của người đã được đại bộ phần các chùa Bắc tông hành trì, và công
trình đó đã đi vào giáo sử Việt Nam. Với cương vị Chủ tịch, ngài thường trụ tại
bổn tự, ít xuất hiện bất cứ nơi nào, thậm chí Đại hội hay các đại lễ. Tuy không
xuất hiện thường xuyên, nhưng hình ảnh và oai đức của người luôn tồn tại trong
Tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam.
HT
quyền chủ tịch kế nhiệm, tuổi tác cũng gần 70, đạo đức nhân thân cũng đã có một
ấn tượng tốt trong giới Tăng Ni, thầy có một trí nhớ tuyệt vời và ăn nói lưu
loát hàng giờ không cần văn bản. Do quá thân cận trong đại chúng nên thầy vẫn
phải xuất hiện thường xuyên bất cứ nơi đâu mời thỉnh, cho dù không cần thiết mà
vị thế đương nhiệm không cho phép. Nếu thầy có ban cố vấn thì sẽ tránh được
những khiếm khuyết như thế, cũng như phong cách mà truyền hình chuyển tải, đôi
khi do thói quen đôi tay máy động vô tình làm quần chúng thắc mắc, khó hiểu.
Nói
chung, các bậc Tôn túc đầu ngành hiện nay đều có một nhân thân mô phạm đáng
kính, nhưng sách lược sinh hoạt ngắn và dài hạn của Giáo hội chưa được hoạt
động đúng mức để Giáo hội có một vị thế đặc thù như sự đặc thù của GHPGVNTN
trước 1975. Chỉ cần 11 năm đã có một tầm vóc được thế giới kính nể, nhân sự các
ban ngành tỏ ra năng động, xuất sắc.
Bộ
trưởng GTVT Đinh La Thăng năng động xuất hiện khắp mọi nơi khi có sự cố là điều
cần thiết để trực tiếp chỉ đạo và có quyết sách đúng và hợp từng thời điểm từng
địa phương, nhưng một vị đầu ngành của Trung ương Phật giáo không cần phải như
thế. Ngồi một chỗ mà vẫn điều hành và phủ trùm uy đức là dùng Tịnh để điều
Động; đó là sự khác nhau giữa Tịnh của Đạo và Động của Đời mà chư Tôn đức xưa
nay vẫn thể hiện.
MINH MẪN
26/11/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét