Bản ngã không những là phần trí năng không được kiểm soát của bạn, là tiếng nói luôn vang vang ở trong đầu bạn, thường giả vờ là bạn, mà bản ngã còn là phần cảm xúc, mà bạn thường không ý thức, được gây ra do phản ứng của cơ thể với tiếng nói ở trong đầu bạn.
Như ta đã biết, tiếng nói của bản ngã này hầu như lúc nào cũng tạo ra loại ý nghĩ tương tự đi kèm, và sự tha hóa hiển nhiên diễn ra trong cơ cấu của các quá trình suy nghĩ của bản ngã, bất kể chúng mang nội dung gì. Cơ thể bạn luôn phản ứng lại lối suy nghĩ mang tính tha hóa này bằng cách tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Tiếng nói ở trong đầu bạn kể ra một câu chuyện mà cơ thể bạn tin như thể đó là một điều có thật và cơ thể bạn sẽ có phản ứng dưới dạng những cảm xúc tiêu cực. Đến lượt những cảm xúc đó lại cung cấp thêm năng lượng cho những ý nghĩ vô thức đã tạo nên xúc cảm ban đầu đó.
Đây là cái vòng luẩn quẩn giữa những ý nghĩ và cảm xúc không được bạn kiểm chứng, và điều này tạo điều kiện cho lối nghĩ gây nên bởi cảm xúc và tạo nên những câu chuyện đầy cảm tính.
Phần cảm xúc của bản ngã thay đổi theo từng người. Một số người có phần cảm xúc mạnh hơn ở những người khác. Những ý nghĩ kích thích những đáp ứng đầy xúc cảm ở trong cơ thể bạn có lúc đến quá nhanh đến nỗi trí năng bạn chưa đủ thời gian để hình thành nên lời nói thì cơ thể bạn đã phản ứng bằng một xúc cảm, và xúc cảm ấy được kích thích để trở thành hành động. Những ý nghĩ đó có mặt trước khi bạn có thể diễn tả chúng thành lời, và ta có thể gọi đó là những thành kiến sai lầm từ thuở nguyên sơ. Chúng thường có nguồn gốc từ những ý nghĩ sai lầm có sẵn trong mỗi người, thường là vào lúc ta còn rất bé. “Không nên cả tin vào người khác” có thể là một ví dụ về những định kiến vô thức có sẵn, trước khi người ấy có thể diễn tả những định kiến sai lạc này thành lời. Trường hợp này có thể xảy ra ở một người mà những mối quan hệ đầu tiên trong đời họ – thường là với bố mẹ và anh chị em trong gia đình – đã không tạo nên nền móng vững chắc cho sự tin cậy lẫn nhau. Một vài ý nghĩ vô thức khác còn phổ biến hơn nữa là:
“Không ai cần tôi cả”.
“Tôi luôn phải đấu tranh để sống còn”.
“Tôi không bao giờ làm đủ tiền để tự nuôi sống mình”.
“Đời sống luôn làm cho tôi thất vọng”.
“Tôi không xứng đáng được thành công”.
“Tôi không đáng được yêu thương”.
Những định kiến vô thức đó tạo ra cảm xúc trong cơ thể, rồi cảm xúc lại tạo ra ý nghĩ hoặc những phản ứng cấp thời. Như thế, chúng tạo nên thực tại của bạn.
Tiếng nói của bản ngã liên tục ngăn cản trạng thái khỏe mạnh tự nhiên của cơ thể. Hầu như mọi người đều phải chịu những căng thẳng và bức xúc không phải vì những yếu tố bên ngoài gây ra, mà là do suy nghĩ của họ gây ra. Bản ngã có mặt ở trong cơ thể bạn và cơ thể chẳng làm gì được hơn ngoài việc phản ứng lại với mọi mô thức suy nghĩ có tính chất tha hóa của bản ngã. Cứ như thế, những ý nghĩ tiêu cực mang theo một chuỗi những cảm xúc tiêu cực, không thoát ra được.
Vậy cảm xúc tiêu cực là gì? Đó là cảm xúc độc hại đối với cơ thể, gây trở ngại cho sự vận hành quân bình và hài hòa của cơ thể. Sợ hãi, lo lắng, giận dữ, thù hằn, buồn bã, ác cảm, ganh tị, ghen tuông… tất cả những cảm xúc tiêu cực này đều có khả năng làm gián đoạn dòng năng lượng chảy qua cơ thể, tác động đến tim, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, đến việc sản sinh ra hormone… Ngay cả ngành y học hiện đại, dù không biết gì nhiều về cách thức hoạt động của bản ngã, cũng bắt đầu nhận ra mối liên hệ giữa những trạng thái cảm xúc tiêu cực với bệnh tật. Một cảm xúc có tác hại cho cơ thể bạn cũng sẽ tác động đến những người mà bạn đang tiếp xúc và qua một chuỗi các phản đứng gián tiếp sẽ làm ô nhiễm cho biết bao nhiêu người mà bạn chưa hề gặp. Có thể dùng một từ để chỉ chung cho tất cả mọi cảm xúc tiêu cực, đó là cảm giác bất bình.
Vậy những cảm xúc tích cực có gây tác động tích cực đối với cơ thể không? Những cảm xúc tích cực có làm gia tăng sức mạnh của hệ miễn nhiễm, tạo ra sinh lực và chữa lành cơ thể không? Quả thật là có. Nhưng ta cần phân biệt các cảm xúc tích cực có tính phiến diện do bản ngã tạo ra và các cảm xúc tích cực sâu hơn, phát xuất từ trạng thái tự nhiên khi có sự nối kết giữa bạn với Hiện hữu. Những xúc cảm tích cực của bản ngã vốn đã chứa đựng trong nó cái đối cực và có thể rất nhanh chóng chuyển sang trạng thái đối lập đó. Ví dụ cái mà bản ngã thường gọi là yêu thực ra chỉ là những mong muốn được sở hữu và là những bám víu có tính nghiện ngập, vì chỉ trong thoáng chốc, nó dễ dàng chuyển sang thù hận. Sự trông ngóng về một chuyện gì đó ở tương lai, tức khuynh hướng quá coi trọng tương lai của bản ngã, sẽ nhanh chóng trở thành những thứ đối nghịch – thất vọng và buồn bã – khi những điều bạn mong chờ không đến hay không như ý bạn mong đợi. Ngày hôm nay ta thấy vui vì được ngợi khen và nhìn nhận thì hôm sau những chỉ trích và sự thờ ơ sẽ làm cho ta cảm thấy buồn. Niềm vui của một cuộc truy hoan dễ hóa thành vẻ ảm đạm và choáng váng ngay sáng hôm sau. Trong thế giới của hai đối cực, bạn không thể có tốt mà chẳng có xấu, không thể có vui mà chẳng có buồn.
Những cảm xúc do bản ngã sinh ra đều do tự đồng hóa giữa trí năng với những yếu tố bên ngoài, mà rõ ràng những yếu tố ngoại lai này là không bền vững và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Những cảm xúc sâu xa hơn ở trong bạn không phải là một cảm xúc, theo ý nghĩa thông thường, mà đó chính là trạng thái Hiện Hữu sâu xa. Cảm xúc chỉ có trong thế giới nhị nguyên, tức có sự đối nghịch. Còn trạng thái Hiện Hữu thì đôi khi có thể bị che mờ, nhưng chúng không có sự đối nghịch. Từ trong bạn, chúng thể hiện ra thành niềm vui, niềm an bình và đó là những trạng thái Hiện Hữu sâu xa, phản ảnh bản chất chân thực của con người bạn.
Trích: Thức tỉnh mục đích sống – Eckhart Tolle
Như ta đã biết, tiếng nói của bản ngã này hầu như lúc nào cũng tạo ra loại ý nghĩ tương tự đi kèm, và sự tha hóa hiển nhiên diễn ra trong cơ cấu của các quá trình suy nghĩ của bản ngã, bất kể chúng mang nội dung gì. Cơ thể bạn luôn phản ứng lại lối suy nghĩ mang tính tha hóa này bằng cách tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Tiếng nói ở trong đầu bạn kể ra một câu chuyện mà cơ thể bạn tin như thể đó là một điều có thật và cơ thể bạn sẽ có phản ứng dưới dạng những cảm xúc tiêu cực. Đến lượt những cảm xúc đó lại cung cấp thêm năng lượng cho những ý nghĩ vô thức đã tạo nên xúc cảm ban đầu đó.
Đây là cái vòng luẩn quẩn giữa những ý nghĩ và cảm xúc không được bạn kiểm chứng, và điều này tạo điều kiện cho lối nghĩ gây nên bởi cảm xúc và tạo nên những câu chuyện đầy cảm tính.
Phần cảm xúc của bản ngã thay đổi theo từng người. Một số người có phần cảm xúc mạnh hơn ở những người khác. Những ý nghĩ kích thích những đáp ứng đầy xúc cảm ở trong cơ thể bạn có lúc đến quá nhanh đến nỗi trí năng bạn chưa đủ thời gian để hình thành nên lời nói thì cơ thể bạn đã phản ứng bằng một xúc cảm, và xúc cảm ấy được kích thích để trở thành hành động. Những ý nghĩ đó có mặt trước khi bạn có thể diễn tả chúng thành lời, và ta có thể gọi đó là những thành kiến sai lầm từ thuở nguyên sơ. Chúng thường có nguồn gốc từ những ý nghĩ sai lầm có sẵn trong mỗi người, thường là vào lúc ta còn rất bé. “Không nên cả tin vào người khác” có thể là một ví dụ về những định kiến vô thức có sẵn, trước khi người ấy có thể diễn tả những định kiến sai lạc này thành lời. Trường hợp này có thể xảy ra ở một người mà những mối quan hệ đầu tiên trong đời họ – thường là với bố mẹ và anh chị em trong gia đình – đã không tạo nên nền móng vững chắc cho sự tin cậy lẫn nhau. Một vài ý nghĩ vô thức khác còn phổ biến hơn nữa là:
“Không ai cần tôi cả”.
“Tôi luôn phải đấu tranh để sống còn”.
“Tôi không bao giờ làm đủ tiền để tự nuôi sống mình”.
“Đời sống luôn làm cho tôi thất vọng”.
“Tôi không xứng đáng được thành công”.
“Tôi không đáng được yêu thương”.
Những định kiến vô thức đó tạo ra cảm xúc trong cơ thể, rồi cảm xúc lại tạo ra ý nghĩ hoặc những phản ứng cấp thời. Như thế, chúng tạo nên thực tại của bạn.
Tiếng nói của bản ngã liên tục ngăn cản trạng thái khỏe mạnh tự nhiên của cơ thể. Hầu như mọi người đều phải chịu những căng thẳng và bức xúc không phải vì những yếu tố bên ngoài gây ra, mà là do suy nghĩ của họ gây ra. Bản ngã có mặt ở trong cơ thể bạn và cơ thể chẳng làm gì được hơn ngoài việc phản ứng lại với mọi mô thức suy nghĩ có tính chất tha hóa của bản ngã. Cứ như thế, những ý nghĩ tiêu cực mang theo một chuỗi những cảm xúc tiêu cực, không thoát ra được.
Vậy cảm xúc tiêu cực là gì? Đó là cảm xúc độc hại đối với cơ thể, gây trở ngại cho sự vận hành quân bình và hài hòa của cơ thể. Sợ hãi, lo lắng, giận dữ, thù hằn, buồn bã, ác cảm, ganh tị, ghen tuông… tất cả những cảm xúc tiêu cực này đều có khả năng làm gián đoạn dòng năng lượng chảy qua cơ thể, tác động đến tim, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, đến việc sản sinh ra hormone… Ngay cả ngành y học hiện đại, dù không biết gì nhiều về cách thức hoạt động của bản ngã, cũng bắt đầu nhận ra mối liên hệ giữa những trạng thái cảm xúc tiêu cực với bệnh tật. Một cảm xúc có tác hại cho cơ thể bạn cũng sẽ tác động đến những người mà bạn đang tiếp xúc và qua một chuỗi các phản đứng gián tiếp sẽ làm ô nhiễm cho biết bao nhiêu người mà bạn chưa hề gặp. Có thể dùng một từ để chỉ chung cho tất cả mọi cảm xúc tiêu cực, đó là cảm giác bất bình.
Vậy những cảm xúc tích cực có gây tác động tích cực đối với cơ thể không? Những cảm xúc tích cực có làm gia tăng sức mạnh của hệ miễn nhiễm, tạo ra sinh lực và chữa lành cơ thể không? Quả thật là có. Nhưng ta cần phân biệt các cảm xúc tích cực có tính phiến diện do bản ngã tạo ra và các cảm xúc tích cực sâu hơn, phát xuất từ trạng thái tự nhiên khi có sự nối kết giữa bạn với Hiện hữu. Những xúc cảm tích cực của bản ngã vốn đã chứa đựng trong nó cái đối cực và có thể rất nhanh chóng chuyển sang trạng thái đối lập đó. Ví dụ cái mà bản ngã thường gọi là yêu thực ra chỉ là những mong muốn được sở hữu và là những bám víu có tính nghiện ngập, vì chỉ trong thoáng chốc, nó dễ dàng chuyển sang thù hận. Sự trông ngóng về một chuyện gì đó ở tương lai, tức khuynh hướng quá coi trọng tương lai của bản ngã, sẽ nhanh chóng trở thành những thứ đối nghịch – thất vọng và buồn bã – khi những điều bạn mong chờ không đến hay không như ý bạn mong đợi. Ngày hôm nay ta thấy vui vì được ngợi khen và nhìn nhận thì hôm sau những chỉ trích và sự thờ ơ sẽ làm cho ta cảm thấy buồn. Niềm vui của một cuộc truy hoan dễ hóa thành vẻ ảm đạm và choáng váng ngay sáng hôm sau. Trong thế giới của hai đối cực, bạn không thể có tốt mà chẳng có xấu, không thể có vui mà chẳng có buồn.
Những cảm xúc do bản ngã sinh ra đều do tự đồng hóa giữa trí năng với những yếu tố bên ngoài, mà rõ ràng những yếu tố ngoại lai này là không bền vững và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Những cảm xúc sâu xa hơn ở trong bạn không phải là một cảm xúc, theo ý nghĩa thông thường, mà đó chính là trạng thái Hiện Hữu sâu xa. Cảm xúc chỉ có trong thế giới nhị nguyên, tức có sự đối nghịch. Còn trạng thái Hiện Hữu thì đôi khi có thể bị che mờ, nhưng chúng không có sự đối nghịch. Từ trong bạn, chúng thể hiện ra thành niềm vui, niềm an bình và đó là những trạng thái Hiện Hữu sâu xa, phản ảnh bản chất chân thực của con người bạn.
Trích: Thức tỉnh mục đích sống – Eckhart Tolle
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét