Nói đến “chùa lá”, người ta liên tưởng đến chùa Lá ở
chợ Cầu, mặc dù trong huyện Hốc Môn vẫn còn một “chùa Lá” bây giờ gọi là chùa
Phổ Giác thuộc xã Tân Hiệp.
Một số nơi vẫn có tên chùa Lá, như Nhà Bè, giờ đây
là chùa Huyền Trang. Hầu hết chùa Lá được đổi tên khi “lá” không còn là Lá, được
thay thế bởi bê tông cốt sắt, nhưng, riêng “chùa Lá” tại cầu Chợ Cầu, vẫn gọi là
chùa Lá, nằm lọt thỏm trong khu xóm bán lao động, không mang dáng dấp ngôi chùa
như bao ngôi chùa có vườn cảnh biệt lập, kiến trúc đặc thù.Nhìn tổng thể không
khác nhà dân.
Khởi đầu là ngôi chùa đơn sơ, mái lá ẩm thấp, diện
tích chật hẹp; phía sau chùa cách 30 met là con kinh nước đen tổng hợp mọi phế
thải của cư dân phố thị. Tuy chật hẹp, chùa đã gói gọn những lớp học nhiều sinh
ngữ miễn phí trong nhiều năm qua, giúp một số học sinh có căn bản ngoại ngữ vào
đời.
Phong cách hảo hớn của thầy trụ trì nên rất thành
công chiêu nạp anh em “bặm trợn” trong xã hội quay về lương thiện.Số lượng anh
em hành hiệp khắp nơi, thầy dự định tạo lập một nơi trên cao nguyên làm chỗ nghỉ
dưỡng cho những “đại bàng” mỏi cánh.
Trên mười năm, thầy Nhuận Tâm đã mua thêm một số nhà
chung quanh và lên vài tầng để mở rộng lớp học.Tuy diện tích cơi nới nhưng
không thay đổi kiến trúc tổng thể, vẫn là những căn nhà biệt lập do cư dân trước
đây cư trú.
Thầy hoạt động từ thiện khá nổi bậc, triển lãm đá
quý, viết thư pháp, sinh hoạt văn nghệ… Do tính phóng khoáng,vượt ngoài quy phạm
của một Tăng sỹ, thầy thành công trong giao tế, bặt thiệp trong xã hội…
Nhìn chung, nhiều mặt hoạt động giữa Đạo và Đời, thầy
không cô đặc như chất cao cho ra một tu sỹ cách biệt thế tục, cũng không bung
khỏi lĩnh vực thế gian như bong bóng bay còn níu bởi sợi dây vô hình. Nơi đó,
là một khinh khí cầu mang sắc màu Phật giáo lơ lững giữa tầng không trong bầu
trời mà xã hội, mọi giới đều hiểu Đạo và Đời chung một lối đi.
Sắc thái đặc biệt chùa lá Gò Vấp: kiến trúc Đời mà
không là đời,hình tướng Đạo nhưng không là đạo, đó là tinh thần bất nhị dung
thông mà không lẫn lộn.
Chùa Lá không còn là Lá mà vẫn là Lá nằm giữa khu
xóm nghèo mà dân gian thường ví là xóm nhà lá. Tu mà không tùy thuộc vào hình
thức tu, vẫn là tu để nâng cấp mọi sinh hoạt xã hội không cách biệt giữa Đạo và
Đời.
Những đóng góp cho Đời như thế ai bảo Phật giáo xa
cách thế gian?
“phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mịch Bồ đề
Cáp như cầu thố giác”.
Nghĩa là thế gian pháp tức Phật pháp.
Chùa Lá mà không còn là lá, tuy không lá mà vẫn còn
danh chùa Lá; Tăng không tướng Tăng, tuy không tướng Tăng, vẫn là Tăng!
Giũa thành phố có một địa điểm đặc thù như thế, được
mấy nơi???
MINH MẪN 07/4/2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét