Thừa
Thiên – Huế vốn là kinh thành xa xưa của dân tộc. Do địa linh được tổ tiên chọn
nơi đây làm kinh đô, hồn thiên sông núi đã hội tụ bao khí phách anh linh, sản
sinh ra nhiều anh tài thánh đức,đời cũng như đạo, một thời rạng danh sông núi.
Thế kỷ 19, cũng từ đây, xuất thân những chân sư thạc
đức; năm 1891, tại quận Phú Vang, xã Phú Mỹ, làng Dưỡng Mong Thượng, một hài
nhi anh kiệt khác hẳn trẻ con bình thường, vào ngày 17/11 năm Tân Mão,cụ ông
Ngyễn văn Toán và cụ bà Tôn nữ thị Lý hài lòng với ngôi sao bé bỏng vừa ra đời,
thế danh Nguyễn văn Kỉnh
9 tuổi, sau 6
năm tham học, ngài đã tinh thông Nho lý, tiếp theo bước chân người anh,
xin song thân xuất gia tại chùa Tường Vân làng Dương Xuân hạ,quận Hương Thủy,
Thừa Thiên, thụ giáo với ngài Thanh Thái, pháp danh Trừng Thanh.
19 tuổi thọ Sa Di, ba tháng sau thọ cụ túc, chứng tỏ
đã khác hơn người.Song thân mất lúc người 23 tuổi, thì 32 tuổi, nghiệp sư cũng
ra đi. 44 tuổi ngài trụ trì chùa Tường Vân khi anh ruột (HT Tịnh Ha.nh) viên tịch.
Năm 1940 ngài làm giám đốc Đạo hạnh, cao đẳng Phật học viên tại Tường Vân và
Báo Quốc, nơi đây
sản sinh ra những bậc Tăng tài như cố HT Thiện Hoa, Hòa thượng Thiện Hòa,
HT Hành Trụ, HT
Trí Tịnh, HT
Thiện Siêu, HT
Thiện Minh, HT
Trí Quang…
1947
ngài được thụ phong Pháp chủ
Tùng Lâm Trung việt; 1950 làm Hội chủ Tổng hội PGVN.1952 làm Pháp chủ Phật giáo
Nam Việt tại chùa Ấn Quang...
1962 ngài gửi văn
thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quốc hội để phản đối kỳ thị Tôn giáo đàn áp
sát hại Phật tử tại cao nguyên và Trung nguyên Trung phần.20/8/1963 cùng với
Tăng ni Phật tử vào tù, tuy bị thương tích do bị đàn áp khốc liệt, nhưng ngài vẫn
chủ trươngbất bạo động.
Sau khi GHPGVNTN được
thành lập, ngài được cung thỉnh lên ngôi vị Tăng thống. Qua nhiều Thông điệp,
ngài luôn kêu gọi hoá giải chiến tranh, đem lại Hòa bình cho người dân bớt thống
khổ điêu linh.
Lãnh đạo Giáo hội
trong thời điểm nhiêu khê, ngài vẫn kêu gọi Tăng ni: “Đạo
Phật tồn tại không chỉ y cứ vào những hình thức chùa tháp, lễ nghi, kinh điển –
mặc dù kinh điển là kim chỉ nam hướng dẫn ta trên đường đi tới đạo quả vô thượng
Bồ đề. Nhưng sự tồn tại đích thực chính là sự thể hiện đạo phong, những nếp sống
gương mẫu của các bậc tăng già nghiêm trì giới luật và biết tận lực phục vụ
chính pháp để chính Pháp mãi mãi tồn tại với con người, cuộc đời và làm lợi ích
cho chúng sinh”.
Chỉ sau vài ngày trở về Huế, pháp thể khiếm an,
Ngài an tường xả báo thân vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 23 tháng giêng năm Quý sửu
(nhằm 25-12-1973). Ngài
trụ thế 83 năm, hạ lạp 64. một số Phật giáo đồ phụng lập bảo tháp tại khuôn viên Tổ đình Tường Vân.
Hôm nay, 60 năm đã
qua, nhưng 20 tháng giêng luôn là ngày trọng đại đối với Tăng tín đồ Phật giáo,
nhất là Phật giáo miền Trung, chúng con hội tụ trước di ảnh thiêng liêng, ngôi
bảo tháp biểu tượng báu thân của ngài. Một chân Tăng đã lèo lái con thuyền Giáo
hội trong cơn biến loạn, hướng dẫn Tăng ni tu học, luôn nêu cao gương mẫu mực. cuộc
đời ngài là một gia tài đồ sộ để lại cho hậu thế; chúng con xin thành tâm cung
bái trước anh linh, xin ngài thùy từ chứng giám.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH
CA MÂU NI PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét