Trên trang “PHẬT
GIÁO”, HT Thich Giác Quang trả lời nghi
vấn của một phật tử về việc tổ cức lễ Hằng thuận có đi ngược lại giáo lý phật
giáo?
HT Giác Quang đáp: “Trong Phật giáo không có các tổ chức đám
cưới dù lớn hay nhỏ, ngày nay có một số chùa ở Việt Nam cho Phật tử làm đám cưới trong chùa là không đúng, tổ chức
này gần như giáo hóa ngược lại giáo lý Đức Thế Tôn.
Giáo lý Đức Phật là khuyến giáo thoát ly sanh tử luân hồi,
chẳng lẽ các nhà sư lạnh lùng cho làm lễ hằng thuận trong chùa?Đại luật, giới
thứ 5, trong 13 giới tăng tàn...Làm mai mối cưới gả...phạm tội hữu dư”
***
Nếu bảy tỷ người
trên trái đất đều là tu sĩ thì tổ chức này không thích hợp với giáo lý. Đã là toàn
bộ tu sĩ thì làm gì có lễ hằng thuận.Tín đồ Phật giáo hiện nay chỉ trên dưới
năm sáu trăm triệu, trong số này không hoàn toàn chọn con đường thoát ly sanh tử,
đa phần cầu phước vì còn lệ thuộc tập quán sinh hoạt với xã hội, gia quy dòng tộc,
ngay cả giữ chay một tháng vài ngày cũng đã khó.Vậy áp dụng đúng luật nhà Phật
có phải mình cách ly xã hội, nếu không muốn nói “chả giống ai”; muốn giống ai
thì người phật tử chỉ còn là cái danh, mọi sinh hoạt bước vào ngưỡng cửa hôn
nhân đều là trần tục, lấy gì để duy trì đạo đức tôn giáo trong đời sống hôn
nhân lâu dài không được chư Tăng khuyến giáo, chúc phúc?
Hằng thuận là gì? “Ngày lễ này được bắt nguồn từ đám
cưới của Nguyễn Trọng Thuật. Là người có bút hiệu là Đồ Nam Tử. Ông quê ở Hải
Dương sinh năm 1883 mất năm 1940. Vốn là một nhà Nho hướng Phật
Đến
năm 1971 Hòa thượng Thích Thiện Hòa sau nhiều lần chứng kiến các đám cưới tại
chùa nên đã đặt tên cho việc kết hôn tại chùa là lễ Hằng Thuận. Theo phiên âm
Hán Việt thì chữ “hằng” có nghĩa là thường xuyên, liên tục, luôn luôn. Còn từ
“thuận” tức là hoà thuận, hoà hợp, đồng lòng, cùng hướng đến sự chân thiện mỹ
trong đời sống”.
Luật áp dụng cho tu
sĩ chọn con đường trọn đời giải thoát.Nếu áp dụng nghiêm khắc thì không được nằm
giường cao rộng lớn, không ăn phi thời, không sử dụng tiền bạc, quý kim, không
ngủ dưới gốc cây qua ba đêm, không dùng lụa là gấm vóc...Trong luật Phật không
đề cập đến phương tiện đi lại, không nói đến vi tính, điện thoại, máy điều hòa,
tủ lạnh và mọi tiện nghi..thì cũng không
nói đến lễ hằng thuận trong chùa, thế thì thế nào, ai phạm luật?
“Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly
thế mịch bồ đề, cáp như cầu thố giác”, có nghĩa hiểu phật pháp một cách thông thoáng: “thế gian
pháp tức phật pháp”. Còn chấp có chấp không, còn phân biệt làm sao đạt đến vô
phân biệt trí.Với trí tuệ nhà Phật: “có thì có tự mãy may, không thì cả thế gian
này cũng không”.Tất cả đều là phương tiện, biết áp dụng đều làm lợi cho chúng
sanh, cố chấp đưa đến trở ngại cho mọi người mà còn là chướng duyên cho chính
mình.Đẩy tín đồ rời xa đạo phật.
Ngay cả luật giới,
Phật còn cho bỏ những tiểu tiết để thích nghi với phong thổ, tập quán mỗi nơi
thì đem Phật pháp vào thời đại để phật hóa thời đại có gì là sai? Biết áp dụng
mọi phương tiện đem đến lợi ích, phương tiện đều tốt, phủ nhận phương tiện là tự
cô lập giữa cuộc sống đa phương tiện hiện nay.
“cái này có thì cái
kia có, cái này sanh thì cái kia sanh,cái này không thì cái kia không, cái này diệt
thì cái kia diệt” luật tương ứng tương tác vốn dĩ tồn tại từ ngàn xưa, không thể
phủ nhận. Mặt trái mặt phải cùng chung một bàn tay, khôn khéo là biết diệu dụng.
Nhà chùa không chỉ
để các cụ đến chuẩn bị cho ngày chết? Không cho tuổi trẻ thích nghi với thời đại
đồng nghĩa đẩy tuổi trẻ qua đạo khác hoặc tuổi trẻ sống không có lý tưởng đạo đức,
vậy phật giáo giáo dục ai???
***
Hằng thuận tại chùa
là nét đẹp văn hóa của tuổi trẻ với tín ngưỡng, là nền tảng đạo đức được chư
Tăng khuyến hóa và chúc phúc, những ấn tượng đó sẽ xuyên suốt cuộc đời lứa đôi.Đây
không phải bắt chước Tôn giáo bạn mà đã có từ thế kỷ 19, được HT Thiện Hoa
chính thức đặt tên :”lễ hằng thuận”. Vì thế lễ hằng thuận không ngược lại với
tinh thần nhà Phật trong cuộc sống.
MINH MẪN
24/9/2022