Thật bất ngờ, một cuốn sách mang tựa đề: “ Phật Việt Nam – dân tộc Việt Nam”, tưởng chừng khô khốc như vùng đất đầy sỏi đá trong lãnh vực biên khảo, hay ít nữa là luận án triết sử.
Qua ba chương, chỉ dừng lại chương ba nói về Phật Việt
Nam, phụ nữ Việt Nam, tác giả lược qua những phụ nữ của Ấn Độ, Trung Quốc để
làm nền cho phụ nữ Việt Nam nổi bậc trên nền trời Đông Á.Nếu thế thì chả có gì
đáng nói; ngòi bút biên khảo bổng dưng nở hoa trong tâm tưởng của tác giả khi
nói về người mẹ. Dù mẹ của bất cứ nơi
đâu, mẹ Mỹ, mẹ Âu, mẹ Ấn, mẹ Hoa hay mẹ châu Phi cũng đều là mẹ, được Việt Nam
hóa thân vào mẹ rừng, mẹ núi, mẹ sông biển, mẹ đất đai, mẹ dân tộc…vì thế, ông
cha ta đã tôn vinh mẹ “thượng ngàn, mẹ thoải ( thủy),Địa Mẫu Tứ Phủ trong đó đạo
thờ Mẫu tồn tại và phổ biến tại miền Bắc, nhạc “chầu văn” được biến tấu vào Thừa
Thiên-Huế, vừa mang phong cách hiện đại, vừa duy trì âm điệu truyền thống.
Tứ phủ bao gồm:
- Thiên
phủ, Mẫu Đệ Nhất (Mẫu Thượng Thiên)
cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. Thần
chủ đứng đầu trong Tứ Phủ.
- Nhạc
phủ, Mẫu Đệ Nhị (Mẫu Thượng Ngàn)
trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
- Thuỷ
phủ , Mẫu Đệ Tam (Mẫu Thoải)
trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
- Địa
phủ , mẫu đệ tứ, (Mẫu Địa)
quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
Ngoài hệ thống “cộng đồng Tứ phủ” chính thống, còn
vô số chi nhánh trực hệ các cô cậu nằm trong Tứ phủ, phần lớn đồng cô.Như vậy,
chứng tỏ ông cha ta đã xem “mẫu hệ” là nồng cốt trong cộng đồng xã hội.
Lượt
qua quá khứ Việt tộc, Chế độ mẫu hệ tồn tại ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây
Nguyên. Ở Việt Nam, đã có bằng chứng về sự tồn tại của chế độ mẫu hệ trong
văn hoá Bắc Sơn, thuộc sơ kỳ đồ đá mới, niên đại khoảng 8.000 năm trước. Với
các di chỉ được phát hiện ở Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Kạn,
Ninh Bình, Quảng Bình…
Trước
hết, huyết thống của Lạc Long Quân là được tính theo dòng mẹ. Cho nên mới có
chuyện Lạc Long Quân, vốn là cháu ngoại của Động Đình Quân tức Thần Long hay Rồng
Thần cai quản vùng hồ Động Đình ở phía Nam Trường Giang, nói với Âu Cơ: “Ta là
giống rồng, nàng là giống tiên…”. Kế đó, tất cả các vị vua huyền thoại của thời
lập quốc, từ Kinh Dương Vương Lộc Tục đến Lạc Long Quân Sùng Lãm và Hùng Vương,
đều được lên ngôi trị vì trên địa bàn của mẹ mình ở phương Nam. Phối hợp các kết
quả khảo cổ học, dân tộc học và truyền thuyết, chúng tôi cho rằng có cơ sở để đặt
ra giả thuyết: trong giai đoạn đầu từ khi nền nông nghiệp lúa nước ra đời (khoảng
hơn 4.000 năm trước) cho đến khi nhà nước Văn Lang thành lập (khoảng 2.700 năm
trước), cư dân Việt-Mường là một cộng đồng mẫu hệ;Chế độ mẫu hệ cũng để lại dấu
tích trong truyền thuyết họ Hồng Bàng nói về sự hình thành dân tộc Việt và nhà
nước Văn Lang. Bóc tách lớp vỏ phong kiến được khoác lên truyền thuyết,
hoàn toàn không khó để thấy rằng trước thời đại Hùng Vương, người Lạc Việt có
thể vẫn còn theo mẫu hệ. Hiện nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn phổ biến ở các tộc người
thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) như Jarai, Êđê, Chăm, Raglai, Churu, cư trú
ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, và ở các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á
(Austro-Asiatic) như M’nông, K’ho, cư trú ở Nam Tây Nguyên liền kề với các tộc
người Nam Đảo.
(TS. LÝ TÙNG HIẾU (Khoa Văn hoá học, Trường Đại học
KHXH & NV TP.HCM).
Không riêng Viêt Nam, trên
thế giới vẫn có những bộ tộc theo chế độ mẫu hệ như:
Cherokee, Choctaw, Sicewa, Seneca, Minotoan Gitksan, người Haida, Hopi, Iroquois, Lenape, người Navajo và Tlingit của Bắc
Mỹ; người Kuna của Panama; Kogi và Carib của Nam Mỹ; người Negeri
Sembilan, Malaysia; người Kuna của Panama; người
Kogi,Minangkabau ở Tây
Sumatra, Indonesia và Negeri
Sembilan, Malaysia; Trobrianders , Dobu và Nagovisi của
Melanesia; Nairs của Kerala và Bunt của Karnataka ở
phía nam Ấn Độ; Khasi , Jaintia và Garo của Meghalaya ở
đông bắc Ấn Độ; Ngalops và Sharchops của Bhutan; Hồi
giáo và Tamils ở phía đông Sri Lanka; Mosuo của TrungQuốc; Kayah củaĐôngNamÁ, Picti của Scotland, Basque của Tây Ban Nha và Pháp; Ainu của Nhật Bản, Akan bao
gồm cả Ashanti của Ghana;
hầu hết các nhóm này gọi là "vành đai mẫu hệ" của miền trung nam châu
Phi; Tuareg ở
phía tây và bắc .
Châu Phi
(Bộ tộc Akan
của Ghana) Ấn Độ (Bộ lạc Khasi) Namibia (Quần
đảo Owambos) Trung Quốc (bộ tộc Mosuo) Indonesia (Minangkabau) Đài
Loan (Cộng đồng người Amis) Thái Lan (Dân tộc Lào) (nguồn
Wikipedia)
Trong những năm gần đây, các nhà sinh học tiến hóa,
nhà di truyền học và nhà nghiên cứu sinh vật học đã đánh giá lại các vấn đề,
nhiều trích dẫn di truyền và bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ họ hàng thời
kỳ đầu của con người có thể là mẫu hệ. Không phải vô cớ tượng Nữ thần Tự Do tại
New York do Pháp tặng Mỹ,vào năm 1886 tại sao không tạc Nam
thần mà là Nữ thần?
***
Như vậy từ xa xưa, cha ông ta đã biết tôn vinh
phụ nữ; một phụ nữ đã làm nên lịch sử thuở bình minh của dân tộc như hai bà Trưng.Một phụ nữ đầu tiên trong lịch sử
nhân loại chống ngoại xâm, luôn đặc biệt hơn những phụ nữ chấp chính trên ngai
vàng xưa kia và tham chính hiện nay như Theresa Mary May, Margaret Thatcher, Thái
Anh Văn, kamala Harris, nữ
Thủ tướng Indira Gandhi, Võ Tắc Thiên…
So sánh lịch sử
phụ nữ thế giới, tác giả tôn vinh chiến công hiển hách của hai bà, đồng
thời đủ luận cứ bênh vực sự thất bại của hai bà sau ba năm chấp chính làm nên
công tái tạo.
Từ đó, tác giả suy tôn bản chất phụ nữ Việt Nam: “ Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam, có không biết bao nhiêu vị nữ lưu mới hôm qua còn là một phụ nữ đoan
trang, thùy mị, mà hôm sau đã trở thành dũng tướng nơi đầu sóng ngọn gió của tổ
quốc, xông pha nơi chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lấy xương máu
của mình tô điểm cho giang sơn Đại Việt.”
“Nơi
chiến trường,Mẹ hiện thân thành dũng tướng đi trong gươm đao bom đạn;ở nhà,Mẹ
là nội tướng chăm lo cho mái ấm gia đình, cho chồng con.Khi người chồng lên đường
bảo vệ tổ quốc, Mẹ ngày đêm mong mỏi, kiên trinh chờ đợi. Dù chồng đã hy sinh,Mẹ
vẫn bồng con đứng đợi chồng về, quên thời gian, quên sự hủy diệt của vô thường…Hòn
vọng phu là tượng đài về Mẹ Việt Nam…”
Như suối nguồn tuôn chảy, tác giả miên man ca tụng về
phụ nữ Việt Nam, ca tụng về Mẹ, nói về Mẹ, chẳng những thế, còn dẫn chứng câu
nói của Herman Hersse:”không có mẹ,ta sẽ không biết yêu. Không có mẹ ta sẽ
không biết chết”. Từ đó, tác giả nói rằng:”
Mẹ sinh ra đời không phải để được yêu mà là để yêu, để thương.Yêu thương tổ quốc,
cha mẹ, chồng con”…
Từ những phẩm chất tôn quý của người phụ nữ, đại biểu
người Mẹ, hóa thân Mẹ thành những Phật Việt như Phật bà – Phật Phấp Vân trong Tứ
Pháp Phật thế kỷ II và Phật Bà chùa Hương thế kỷ XVIII.
…”Với
ý nghĩa đó, hệ thống Tứ Pháp Phật: Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp
Lôi,Phật Pháp Điện: Phật Việt Nam được hình thành…Phật Pháp Vân, vị Phật nữ
tính, hay còn gọi là Phật bà, Phật mẫu”…
Nếu xem các nữ Thần là Phật Việt, thì phải hiêu rằng
đây là Phật giáo nội sinh hòa nhập tín ngưỡng bản địa, không còn phân biệt trọng
Nam khinh Nữ, đó là tính bình đẳng của Phật giáo- không có Phật Nam Phật Bắc
thì không có Phật Nữ Phật Nam.
***
Trong một thời khắc tổ quốc lâm nguy, giặc đến nhà
đàn bà cũng đánh thì tinh thần trách nhiệm thế tục cũng như tính dẳng giác
trong Phật giáo chỉ còn giá trị chung là con người, khả năng con người trước
trách nhiệm và khả năng thăng hoa. Tác giả tuôn trào cảm xúc trước đặc tính cao
đẹp của phụ nữ Việt Nam, đủ đánh bạt ý tưởng trọng nam khinh nữ ăn sâu trong xã
hội, đồng thời nói lên tính bình đẳng trong giáo lý nhà Phật.. Phải chăng, đó
là lý do để tác giả dồi dào cảm xúc trong chương III nói đến hai Bà Trưng, và
Phụ nữ Việt Nam luôn tồn tại những đặc tính ưu việt?
MINH MẪN
27/3/2021