Cuộc sống, một khi lặp lại
thường xuyên trong một vấn đề, dễ đưa đến nhàm chán, thế nhưng, 365 ngày, một
chu kỷ xoay vần đất trời, bốn mùa tám tiết vẫn tái lai, con người lại có lúc
hân hoan đón mừng như Tết cổ truyền, Tết Đoan ngọ, Tết Trung Thu, đôi khi cũng
chuẩn bị tâm lý lo sợ cho thời vụ gặp cơn khắc nghiệt.
Dân tộc ta sống bằng nông
nghiệp, tùy thuộc thời tiết gieo cấy, trồng trọt.Trong lúc thời vụ hoàn tất, hoặc
giao thoa giữa hai mùa, thường có lễ tạ đất trời, tạ thần nông thổ địa..Lễ
nghĩa là tập quán của ông bà ta xa xưa, sống hòa nhập với thiên nhiên, trọng
kính thiên nhiên, mong thiên nhiên bảo hộ cuộc sống an lành.Cũng trong năm, có
những thời gian mang tính đặc thù, thường xem đó là Tết vì tầm quan trọng của
chúng. Trung Thu là một ví dụ.
Không riêng Việt Nam, chả
biết tự bao giờ, Trung Thu trở thành
ngày Tết quan trọng vào tháng tám âm lịch cho những quốc gia như Trung Quốc, Nhật,Triều
Tiên, Đài Loan, Singapore.Tuy chưa rõ nguồn gốc xuất phát Tết Trung Thu, nhưng
Việt Nam ta có truyền thuyết về chú Cuội và chị Hằng Nga; Trung Quốc lưu truyền cổ tích bằng truyện Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên
cung trăng.Hình ảnh Trung Thu được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.Đồng bằng
phía Nam Trung Quốc và đồng bằng châu thổ phía Bắc sông Hồng của Việt Nam đều ảnh
hưởng chung nền văn hóa lúa nước, vì thế lễ mùa được tổ chức vui chơi sau khi
thu hoạch là điều cần có.
Những quốc gia
xem Tết Trung Thu là một trong những ngày nghỉ lễ trong năm. Trung Thu
được xem là Tết dành cho trẻ con, được tổ chức dưới nhiều hình thức như rước
đèn,hát trống quân, múa Lân,làm bánh các loại… Miền Bắc ngày
xưa còn có lễ ngắm trăng, tặng quà trẻ con.Ngày nay, Tết Trung Thu còn là dịp
các cơ quan tặng quà cho nhau,tặng cho các quan lớn với món quà giá trị; người
lớn cũng được con cháu quà cáp bánh trái, thường là bánh nướng và bánh dẽo.Từ Tết
vui của trẻ con trở thành ngày Tết cho cả người lớn.
Kinh nghiêm nhà nông thuở xưa, mùa trăng Trung Thu
cũng là dịp tiên đoán thời vụ như:
- Muốn
ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
- Tỏ
trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Mùa Trung Thu cũng là đề tài ngẫu hứng cho thi sĩ
như bài Trung Thu của Đỗ Phủ Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp
nhàng ( Thái Giang dịch)
Tản Đà thế:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Khi xem hoa nở
khi chờ trăng lên
Các nhạc sĩ như Lê Thương,Ngọc Lễ…cũng góp phần cung nhạc cho mùa lễ hội đậm nét nhân
gian.
***
Tùy mỗi quốc gia có một hình thái tổ chức lễ hội khác nhau.
Tại Nhật: Tuy
không còn sử dụng âm lịch, Tết Trung thu vẫn được tổ chức trang trọng ,có cả lễ
Lễ ngắm trăng.
Tại Philippines:Tết
Trung do người Hoa sinh sống tại bản địa tổ chức như lễ hội riêng của người gốc
Hoa.
Tại Malaysia: Người
Malaysia cũng tổ chức sinh hoạt Trung Thu như ở nước ta, có rước đèn, múa Lân,
làm bánh, lễ nhạc…
Tại Thái: Tết
Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm
lịch.Nhưng không rầm rộ trang trọng như các nước Đông Nam Á
Tại Hàn Quốc: Ngày
lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Kéo dài trong 3 ngày, giống tết cổ
truyền Việt Nam, thời gian này con cháu đều về quần tụ trong gia đình.
Mâm cỗ Trung Thu, thường là bánh trái, hoa quả sặc sỡ
màu sắc, trang trọng bày lên bàn thờ gia tiên, một mâm cúng ngay giữa nhà để tạ ơn điền trạch. Đúng
lúc trăng lên đỉnh đầu, người lớn nhất
trong gia đình phá cỗ, cắt bánh chia đều cho thành viên trong gia đình, ông bà
cha mẹ ngồi ngoài sân hóng mát, thưởng thức trà nóng, bánh nướng, bánh dẽo nhìn
trăng mang màu sắc tinh khiết lung linh, huyền ảo. Đêm rằm tháng
tám, mặt trăng tròn vành vạnh, ánh sáng
vàng dịu tươi mát cả bầu trời, không gian yên ắng trong lành, gió hiu
hiu trãi khắp mặt đất, người dân chọn đêm rằm để ngắm trăng cực kỳ thú vị.
Trẻ con được dịp tung tăng rước đèn, hội tụ vui
chơi, cầm đèn đi khắp thôn xóm, khu phố, đến đâu cũng được người lớn tặng quà.
Tùy kinh tế mỗi gia đình mà tổ chức Trung Thu khác
nhau; tùy thời điểm an bình của đất nước mà lễ Tết Trung Thu được phổ biến rộng
rãi; nhưng dù sao, Tết Trung Thu vẫn là nét văn hóa đặc thù của dân tộc ta cho
dù trãi qua bao biến thiên lịch sử. Điều đặc biệt, Tết Trung Thu ngày nay được
các nhà hảo tâm thực hiện đem đến cho thiếu nhi vùng sâu, vùng xa và các bệnh
viện nhi, bệnh viện ung bứu một tình cảm ấm áp ruột thịt.
Mùa bão lũ sẽ dành bầu trời yên lành cho vầng trăng
truyền thống, đem đến cho dân tộc một giây phút thanh thản để tạ ân đất trời từng
ban bố mùa bội thu no ấm cho dân tộc.
MINH MẪN
22/9/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét