Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng
23/09/2020 15:50
Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất
hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi
cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa
trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ.
Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được
phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng
lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App
này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.
***
Truyện tranh trên đây của báo “Tuổi trẻ cười” nhưng
cười thế nào được khi đem đức tin Tôn giáo của quần chúng ra châm biếm thế này?
Chưa thấy App cài thế nào mà đã thấy báo “Tuổi Trẻ
cười” đã hướng dẫn quần chúng cài đặt ứng dụng này để nạp tiền vào App để …được
phù hộ.
Đúng là thời buổi kinh tế thị trường định hướng theo
công nghiệp mạng; mọi sự nằm trên mặt phẳng của khoa học điện tử! Thế thì Thần
Thánh cũng phù hộ trên App, làm sao ân điển truyền đến cá nhân?
Ai quy định “ mức phí nạp 20 ngàn đồng, “thí chủ” sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ
được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao?”
Ngay cả việc hiến tế truyền thống cũng chưa ai quy định
được phù hộ bao lâu tương đương phí nạp, nay “Tuổi trẻ cười” thay mặt Thần
Thánh quy định mức tiền nạp và mức phù hộ tương xứng với đồng tiền cống nạp. Thời
nay con người, nhất là một số báo chí đã thay Thần Thánh thưởng phạt công
minh??? Sở dĩ không cho là hiến cúng mà phải nói là cống nạp hay phí nạp để mua
sự bình an, vì ra quy định rõ ràng như thế chứ không phải tùy tâm tín thí và
lòng từ của Thánh Thần.
Lần đầu tiên trong lĩnh vực tín ngưỡng nghe đến chữ nạp
tiền vào App để …được phù hộ, như là hai chữ “ưu đãi” như ưu đãi các món hàng
rao vặt trên mạng hoặc rao bán ngoài chợ trời. Từ ưu đãi hình như đang thích hợp
với mùa Trung Thu – mua 1 tặng 1, chương trình ưu đãi và chăm sóc khách hàng,
báo “Tuổi Trẻ cười còn thiếu mấy chữ
chăm sóc khách hàng thì phải!
Chả hiểu xã hội hóa Phật giáo thế nào mà tay hý họa
cho đến người cầm bút,youtuber cho đến người đứng trên bục giảng cũng có thể
đem đạo Phật ra diễu cợt như sự diễu cợt của dân bợm nhậu nhìn con tôm hùm nhảy hót trong lẫu nước sôi.
Phải chăng cái tội không từ những đầu óc châm biếm
nông cạn mà cái tội ai đã làm cho đạo Phật mất phẩm chất giữa kinh tế thị trường
hiện nay? Trách nhiệm gắn liền vói đạo đức hay trách nhiệm đi liền với buông thả,
mất uy tín?
Trên đất nước ta
có đa Tôn giáo nhưng chưa thấy Tôn giáo nào bị báo chí bêu rếu nhiều như
Đạo Phật. Ta hãy tự xét mình, không nên xét lỗi người. Những kẻ châm biếm đạo
Phật hay châm biếm bất cứ Tôn giáo nào đều là đáng thương chứ không đáng trách,
vì đầu óc họ rỗng tuếch về đạo đức làm người!
Báo “Tuổi trẻ cười” nên hướng quần chúng vào cái cười
đáng giá phẩm chất làm người, không nên lạc dẫn quần chúng vào trò cười vô vị,
thất đức; dù là Thần Thánh hay phàm Tăng, vẫn cao quý hơn những phàm tục đầu trộm
đuôi cướp, sát sanh hại vật, băng hoại xã hội. Tuy là luồng gió thổi vu vơ
nhưng báo hiệu một thời tiết chớm Đông hay giao mùa, đều ảnh hưởng phần nào sức
khỏe, không nên chủ quan.
MINH MẪN 25/9/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét