Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Lặng Nghe Tim Mình Lên Tiếng !

   TUỆ TÁNH THÍCH



Mi người ch mt trái tim,
Nhưng có hai Tâm nhĩ tht. 
Mt tâm chđng nim vui, 
Mt tâm mun phin du ct.


Khi vui, nếu cười ln tiếng
S đánh thc bun bên kia.
Lúc bun, nếu tràn mưa l
Nim vui nghn li không v!


Mi người ch mt trái tim
Na mi mđi cơm, áo.. 
Na nng chp nê.. phin não..
Khiến tim tiu ty tháng ngày.


Sng hiđiu chi là Nng
Thì mi biết.. Nh nhàng buông!
Sng hiu ngun tâm bình lng
Tim gy mi thoát đau thương..


Đng tưởng cuđi vĩnh vin
Tht ra ngđến.. không ng
Đoái nhìn con tim bé bng
Làm vic sut 24 gi !!.


- Hãy sng như hoa mùa H
Lìa đi ta lá mùa Thu 
Nhân sinh.. thong làn gió vi!
Đng nht tim trong ngc tù...
 
Như Nhiên 
Thích Tánh Tuệ
 
HÃY SỐNG NHƯ HOA MÙA HẠ
LÌA ĐỜI TỰA LÁ MÙA THU
NHÂN SINH THỎA LÀN GIÓ VỘI
ĐỪNG NHỐT TIM TRONG NGỤC TÙ

Lời Từ Biệt Của Obama Trước Liên Hiệp Quốc

Lời từ biệt của Obama trước Liên hiệp quốc

Đây là toàn văn lời từ biệt (đoạn cuối) bài phát biểu của Obama với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết thúc nhiệm kỳ 8 năm của mình. Mình thích tầm nhìn và triết lý trong đoạn cuối này nên dịch ra đây cho mọi người cùng tham khảo.

Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. Con người thường hay bị động viên bởi lòng tham và quyền lực. Trong phần lớn lịch sử loài người, các cường quốc thường hay bắt nạt những quốc gia nhỏ bé hơn. Các bộ tộc và nhóm sắc tộc thường cảm thấy thoải mái định danh bản thân bằng những gì họ căm ghét thay vì bằng những ý tưởng kết nối chúng ta lại với nhau.
Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người. Chúng ta phải nhờ rằng lựa chọn của từng cá nhân cụ thể đã dẫn đến những cuộc thế chiến. Nhưng chúng ta cũng phải nhờ rằng cũng chính lựa chọn của cá nhân đã tạo nên Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng những cuộc thế chiến không bao giờ lặp lại nữa. Mỗi chúng ta như những người thủ lĩnh, mỗi quốc gia có thể chọn từ bỏ những kẻ luôn muốn lợi dụng cái tâm xấu xa của chúng ta và đồng hành với những ai luôn tin vào sự tốt đẹp của chúng ta. Vì loài người đã chứng minh rằng họ có thể chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn.
Ngồi trong ngục tối lao tù, chàng thanh niên trẻ tuổi Martin Luther King, Jr đã viết rằng, "sự tiến hoá của con người chưa bao giờ lăn trên bánh xe của hiển nhiên cả; sự tiến hoá đến từ những nỗ lực không mệt mỏi của loài người với quyết tâm có thể kiến tạo như một cộng sự với Chúa trời." Trong suốt 8 năm qua, trên mỗi hành trình đi đến đất nước của các bạn, tôi đã chứng kiến tinh thần đó từ những thanh niên, những người được giáo dục tốt hơn, khoan dung hơn, cởi mở hơn, đa dạng hơn, và sáng tạo hơn thế hệ của chúng ta. Họ là những người thấu hiểu và cảm thông với đồng loại hơn những thế hệ trước. Và, đúng, vài tố chất đó đến từ sự lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng nó cũng là kết quả của việc người trẻ tuổi có khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin về con người và nơi chốn khác - một sự thấu hiểu chưa từng có trong lịch sử loài người rằng tương lai của họ gắn liền với vận mệnh của những con người khác bên bờ kia của trái đất.
Tôi nghĩ đến hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp nơi trên trái đất này đã tình nguyện chiến đấu chống lại căn bệnh Ebola. Tôi nhớ đến những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang cố gắng gầy dựng cơ nghiệp ở Cuba. Tôi cũng nhớ đến những nghị sĩ mà chỉ vài năm trước thôi còn là các tù nhân chính trị tại Myanmar. Tôi nghĩ về những nữ sinh đã dám chống lại sự căm ghét và bạo lực để được đến trường ở Afghanistan; và cả những sinh viên đại học thiết kế nên những chương trình online nhằm chống lại sự cực đoan của những tổ chức như ISIL. Tôi được tiếp sức từ những người Mỹ trẻ tuổi - những nhà khởi nghiệp, nhà hoạt động, binh sĩ, công dân mới - những người đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi một lần nữa. Họ là những người không bị trói buộc bởi khuôn mẫu và thói quen cũ, và sẵn sàng với không chỉ cái hiện tại, mà còn với những gì sẽ đến trong tương lai.
Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng. 
Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ - trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.
Đây là điều tôi hằng tin tưởng: rằng tất cả chúng ta đều có thể là một cộng sự của Chúa trời. Và sự lãnh đạo của chúng ta, chính phủ của chúng ta, và Liên Hiệp Quốc cần phải phản ánh được sự thật không thể chối bỏ này.
Xin cảm ơn rất nhiều.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

* CHÙA LIÊN TRÌ


Việc giải tỏa chùa Liên Trì vừa qua đã tạo nên những làn sóng trái chiều. Tuy sự việc đã rồi, cũng cần nêu lên những nhận định tương phản trong quần chúng để xã hội nắm được tính chất của vấn đề.

Trên 10 năm nay, kế hoạch nhà nước xây dựng khu đô thị mới tại quận 2 đã gặp nhiều trở ngại đối với quần chúng và Tôn giáo. Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.

"... Ngày 07/12/1998, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6577/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt quy hoạch chung quận 2 đến năm 2020, theo quy hoạch thì chức năng và động lực phát triển chủ yếu là “Trung tâm Dịch vụ - Thương mại – Công nghiệp – Văn hóa – Thể dục thể thao” với quy mô dân số ổn định khoảng 600.000 dân, quy hoạch chung còn xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đô thị, các khu chức năng chủ yếu, đó là cơ sở căn bản cho định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận 2".
Như thế, việc quy hoạch tổng thế để xây dựng khu đô thị mới về cơ sở vật chất, và ổn định lượng số dân cư chứ không phải là khu vực chế xuất, khu vực quân sự hay khu vực bí mật bất khả xâm phạm. Có nghĩa xây dựng khu dân cư mới, cần phải có những gì trong cuộc sống cần có.
***

Không riêng gì khu vực quận 2, tất cả các nơi từ Bắc chí Nam, khu dân cư và khu canh tác của dân bị giải tỏa đều có sự chống đối, một lý do duy nhất là đền bù không thỏa đáng. Vùng càng xa thì việc đền bù càng rẻ mạt, thậm chí có nơi một mét đất đền bù không mua được ổ bánh mỳ. Nhà nào chống thì tiền đền bù cao hơn những nhà im lặng chấp nhận. Nhưng tùy vùng chống đối, có những vùng chống lại cưỡng chế đã lãnh ngay hậu quả không khoan nhượng của chính quyền địa phương. Người dân nói - thà họ cho không nếu đất được sử dụng cho quốc phòng hay cho công ích. Đất quy hoạch có nơi kéo dài hàng chục năm gọi là quy hoạch treo, vẫn chưa được sử dụng, cư dân tại chỗ không được sửa sang khi nhà xuống cấp bởi nắng mưa, gây nhiều khốn khó cho dân, (ví dụ khu đất Gò Vấp cuối đường Nguyễn văn Lượng). Hầu hết đất giải tỏa đền bù rất rẻ mà bán lại cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì giá trên trời.

Trở lại vụ chùa Liên Trì quận 2, Sài Gòn. Về mặt quan điểm nhà nước: giải tỏa trắng để xây đô thị mới, vì thế nhiều gia đình và một số chùa đã ra đi, trong đó chùa Thiền Tịnh di dời về sau Pháp Viện Minh Đăng Quang, chùa Đông Hưng nằm gần đường cao tốc Sài gòn - Dầu giây, giáp giới Đồng Nai. Một số cư dân chưa chịu đi vì chưa thỏa đáng việc bồi hoàn. chỉ còn lại 2 cơ sở Tôn giáo là chùa Liên Trì và nhà thờ Thủ Thiêm + tu viện Mến Thánh Giá, không di dời không phải do bồi thường không thỏa đáng mà là, theo Hòa Thượng T. Không Tánh - Tổng vụ Từ thiện-Xã hội - nhà nước đàn áp cơ sở GHPGVNTN do nơi đây hàng năm cứu trợ cho Thương phế binh của chính phủ VNCH trước kia và quy tụ nhiều thành phần xấu... Giá bồi thường ban đầu là trên bảy trăm triệu và cấp khu đất giáp Đồng Nai lớn hơn khu đất hiện tại của chùa Liên Trì. HT vẫn không đồng tình, cứ kéo dài mãi đến khi số tiền bồi hoàn ngót nghét chín tỷ đồng Việt Nam, HT cũng không đồng ý.

Trong bản tường trình của UBND Q2 đã viết: “Đối với cơ sở thờ tự chùa Liên Trì, từ năm 2009 đến nay, các cấp quận 2 đã nhiều lần tiếp xúc, vận động, thuyết phục về bồi thường, trợ giúp và tái bố trí, vận dụng chính sách tối đa”.
“Diện tích được tái bố trí lớn hơn diện tích đang sử dụng tại khu quy hoạch dân cư có đầy đủ cơ sở hạ tầng, tiền bồi thường đủ để xây dựng lại khang trang hơn”.
“Tuy nhiên, [nhà chùa] không có sự hợp tác, không đạt được kết quả nên [chính quyền] buộc phải áp dụng biện pháp hành chính để di dời”.
 


Theo thông báo của chính quyền TP HCM, chùa Liên Trì có quyết định cưỡng chế thu hồi đất từ ngày 8-20/7/2016, văn bản đóng dấu "khẩn" do ông Nguyễn Hoài Nam chủ tịch UBND Quận 2 ký gửi HT T. Không Tánh và TT. T. Đồng Minh hôm 16/7.

Hỗ trợ cho việc chống lại sự cưỡng chế chùa Liên Trì, Hội đồng Liên Tôn cũng như Hội đồng điều hành Tăng đoàn đã ra văn bản phản đối. Vậy, khách quan xét đoán vấn đề như thế nào?:

***

1/ Thầy Không Tánh là nhân sự thuộc GHPGVNTN cũ, trước kia từng bị giam giữ do hoạt động của Giáo Hội PGVNTN không hợp theo hiến pháp của nhà nước Việt Nam hiện tại. Thường tổ chức cứu trợ cho anh em thương phế binh của VNCH đang có đời sống khó khăn. Liên kết với Kito giáo nằm trong Lực lượng Liên Tôn chống Cộng.

Chính vì là nhân vật được chiếu cố của nhà nước nên mọi việc nhà nước áp dụng đối với chùa Liên Trì đều bị coi là đàn áp. (Từ ngày thầy Không Tánh tách khỏi HT T. Quảng Độ, tham gia vào Tăng đoàn, mọi sinh hoạt tương đối dễ dàng hơn trước).

Việc giải tỏa mặt bằng quận 2 là chủ trương chung chứ không riêng chùa Liên Trì, các chùa trước đó cũng đã di dời. Một số nhà dân chưa chấp thuận vì chưa được bồi thường thỏa đáng. Thầy Không Tánh không chấp thuận vì không thỏa đáng những điều mà luôn mặc cảm bị trấn áp, đã liên kết với nhà thờ để cố duy trì cơ sở Tôn giáo, thì số tiền bồi thường gấp trăm lần và những ưu đãi khác thường so với các chùa khác không phải là vấn đề để thầy khuất phục. Chùa Liên Trì trở thành mũi nhọn tiên phong cho nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thanh giá cố trụ. Việc can cường đứng mũi chịu sào như thầy Không Tánh đã làm, không hẳn làm cho chính quyền khoanh tay chịu thua. Gần nửa thế kỷ cho thấy, nhà nước sẽ thực hiện bất cứ giá nào khi quyết sách đã đề ra, không có gì ngăn cản chính sách chung của họ.

Trên đống đổ nát, thầy Không Tánh đã tạo được sự đồng cảm bi thương cho những ai nhìn thấy hình ảnh một tu sĩ đứng nhìn đống đổ nát và hồi tưởng mái chùa xưa, những kỷ niệm một thời trên sông rạch Thủ Thiêm đã cho đăng lên trang mạng xã hội.

2/ Về phía chính quyền Quận 2 cũng như TP HCM nói chung. Việc phát triển đô thị là điều tất yếu. Nhưng phát triển như thế nào để lòng dân dễ chấp nhận. Bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua những giai đoạn phát triển mà không tránh khỏi việc bồi hoàn. Những quốc gia phải bồi hoàn như thế nào mà không có sự chống đối của người dân là việc tế nhị, công tâm và minh bạch. Họ chứng minh cho dân thấy chính sách lợi ích chung mà người dân tin tưởng không bị lợi dụng để o ép dân, thiệt thòi cho dân.

Quy hoạch đô thị không chỉ là cơ sở vật chất, bố trí mật độ dân cư hợp lý mà còn cần phải bố trí đời sống tinh thần (giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, Tôn giáo, giải trí...) sao cho hài hòa, đồng bộ.

Tôn giáo là một bộ phận, một nhu cầu tất yếu của con người trong mọi thời đại. Những nước Châu Á đều gắn chặt cuộc sống tâm linh, nhu cầu tín ngưỡng trong sinh hoạt thường nhật. Trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển, Tôn giáo cũng không thể thiếu vắng trong sinh hoạt cộng đồng. Từ Đông sang Tây, từ rừng núi đến các đô thị nhộn nhịp, trên thế giới, không chỉ có xe hơi nhà lầu cao tầng, tiện nghi vật chất, - nhà thờ, chùa chiền luôn có mặt trong giòng chảy của xã hội. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về mọi mặt, tại Washington D.C, thủ đô của Mỹ, vẫn có nhiều ngôi chùa mọc lên. Tại Virginia, chùa Hoa Nghiêm, cơ sở Phật giáo Bắc Mỹ đã có mặt vào trước năm 2011 cùng với sự có mặt chùa Giác Hoàng. Trung tâm tu học Vạn Hạnh và nhiều chùa mọc lên sau năm 1980. Thế thì, một đô thị có mặt của cư dân đồng nghĩa phải có mặt của mọi sinh hoạt từ vật chất đến tinh thần.

Mặc dù chính quyền Quận 2 đã thương lượng nhiều năm với thầy Không Tánh, dù bồi thường giá cao ngất ngưỡng, không vì thế mà thầy Không Tánh chấp nhận, bởi lẽ, cho dù trăm ngàn tỷ vẫn không đánh đổi được hào quang của một nhân vật bất đồng chính kiến xây dựng thời gian qua, và hiện tại, sau hào quang đó vẫn còn lực lượng Liên Tôn chống cộng hậu thuẫn. Chính quyền đã thất bại khi dùng tiền để giải quyết bế tắt, cuối cùng dùng quyền lực để cưỡng chế, mà sau đống đổ nát của Liên Trì là đống đổ nát niềm tin của một số người ủng hộ thầy Không Tánh. Nguồn lợi không thể đổi lấy cái danh của một người suốt đời được tung hô để làm lá chắn cho những bất đồng chính kiến.

Ngoài tiền bạc và quyền lực, không còn con đường nào khác sao?

Nếu đưa ra những giải pháp để cơ sở tôn giáo chọn lựa thì hay hơn buộc nhận tiền để di dời hay cưỡng chế như vậy, nếu buộc lòng phải cưỡng chế sau khi những giải pháp không được chấp nhận, thì không ai oán trách ai được.

A/  Một đô thị có dân cư tất phải có mọi sinh hoạt trong đời sống của người dân, trong đó tín ngưỡng Tôn giáo và cơ sở Tôn giáo. Chính quyền nêu lên vấn đề: - chấp nhận cơ sở Tôn giáo tại chỗ phải quy hoạch, tái thiết tương xứng với tầm vóc quy hoạch tổng thể, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí và giúp tháo gỡ những khó khăn nếu có. Nếu không chấp nhận sự tồn tại trong tồn tại một tổng thể thì buộc phải di dời theo thỏa thuận. Tức là nhà nước chấp nhận cơ sở Tôn giáo cần có mặt trong cuộc sống mới.

B/  Vì bộ mặt đô thị mới, cần cân bằng trong thiết kế, có thể chấp nhận số cơ sở Tôn giáo nhất định, thể hiện nét văn minh, việc nầy cần họp bàn với các cơ sở Tôn giáo tại chỗ và thỉnh ý các giáo phẩm của Phật giáo, thể hiện sự tôn trọng đưa đến đoàn kết hài hòa dân chủ mà không bị xem là cửa quyền. Một đô thị mà thiếu vắng cơ sở Tôn giáo thì cư dân tại đó, ngoài cơm ăn áo mặc, họ sẽ cảm thấy trống trải bơ vơ. Niềm tin Tôn giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần cho con người. Những kẻ phạm tội, những tệ nạn xã hội đa phần thiếu niềm tin hoặc không có niềm tin Tôn giáo. Tôn giáo là cơ sở giáo dục xã hội tốt nhất.

Khoa học gia Albert Einstein đã nói rằng, "Năng lực nguyên tử đã làm rung động và thay đổi toàn thế giới. Dù năng lực nguyên tử mạnh như vậy cũng không làm thay đổi đựơc bản tính con người. Nhưng tôn giáo có thể thay đổi đuợc tâm tính con người tốt đẹp hơn". Người Việt chúng ta thường nói “Xây được một ngôi chùa là dẹp được một nhà tù”. 

Không chỉ riêng chùa Liên Trì mà bất cứ chùa nào, dẹp tất cả chùa chiền để xây dựng đô thị mới, là việc làm thiếu cân nhắc, hãy lưu lại ít nhất một ngôi chùa làm biểu tượng tâm linh thì đô thị mới sẽ hài hòa tốt đẹp và được lòng dân hơn.

3/  Trách nhiệm nào cho Phật giáo nói chung?
Thầy Không Tánh hay bất cứ tu sĩ nào, theo giáo hội nầy hay Giáo Hội khác là quyền cá nhân, được mệnh danh là người thuộc Giáo hội nào đó, nhưng chùa là cơ sở tín ngưỡng của quần chúng, do vị thầy trụ trì theo khuynh hướng nào thì chùa được gọi là cơ sở của Giáo Hội đó.

Trước 1963, khi chưa có GHPGVNTN, chùa Liên Trì thuộc giáo hội nào? Giáo hội chỉ là danh xưng trong một giai đoạn. Lịch sử đã chứng minh từ thời Phật hoàng, Giáo hội Trúc Lâm cho đến nay đã có biết bao danh xưng mà tu sĩ và cơ sở cũng chỉ là một của Phật giáo Việt Nam. Trước tình thế tiến thối lưỡng nan của chùa Liên Trì, một đàng nhà nước khó xử và bất thành khi thương lượng, buộc lòng chấp nhận tai tiếng khi cưỡng chế, một đàng thầy Không Tánh cố thủ quan điểm là cơ sở của GHPGVNTN bị giải tỏa tức bị đàn áp. Bên nào cũng có sự đồng thuận và sự phê phán từ quần chúng. Chư Tăng, nhất là các vị giáo phẩm dẹp qua quan điểm về chủ trương Giáo Hội nầy, giáo hội nọ, lấy công tâm của một trưởng tử Như Lai, ngồi chung ba bên để bàn bạc tháo gỡ những bế tắt vì quyền lợi chung, để không bên nào chịu khó khăn, thiệt thòi. Có lẽ lúc bấy giờ, khu đô thị mới cũng sẽ có sự hiện diện một ngôi chùa uy nghi đẹp đẽ, tương xứng với bộ mặt mới của khu đô thị mới, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của chư Tăng trước sự khó khăn phải đối diện. Không có gì là không thể giải quyết, chỉ cần một giải pháp đầy trí tuệ của người tu giúp xã hội thoát bế tắt. Trong sự kiện chùa Liên Trì kéo dài nhiều năm, nếu các giáo phẩm có mặt, tạm gọi là Phật giáo đồng hành cùng xã hội, thì làm sao bảo Phật giáo ngày nay đứng ngoài lề cuộc sống?

Thầy Không Tánh vẫn là một con người, dù thầy nói nhiều và lời nói cứ như đinh đóng cột, thực ra, với tính chất vô thường, chắc gì thầy sẽ bảo lưu chùa Liên Trì vĩnh viễn. Thầy từng nói:- Thầy chỉ nghe lịnh từ Hòa Thượng Quảng Độ mà thôi, không lâu sau đó, thầy quay 180 độ để tham gia Tăng đoàn, bỏ rơi HT Quảng Độ. Vấn đề thần tượng mà còn dám bỏ thì sá gì ngôi chùa mục nát bên con rạch nước bẩn hôi hám! Cái hư danh "nhà bất đồng chánh kiến" của thầy cũng thế, mai đây gặp vấn đề bất mãn nội tình hay một lý do nào đó, chắc gì thầy không dám hy sinh hư danh đó để đổi lấy một cái gì lý tưởng hơn. Vấn đề là các giáo phẩm Phật giáo dùng trí tuệ để giúp thầy và chính quyền quận 2 có một lối thoát lưỡng lợi đôi bề và Phật giáo cũng không bị biến mất trong khu đô thị mới.

Chuyện dài nhiều tập về chùa Liên Trì tạm chấm dứt từ đây. Khi sự việc chưa ngã ngũ thì không ai dám nhận xét thế nào, nhưng  khi ngôi chùa hơn 70 năm tuổi đổ xuống, thì nhiều nguồn dư luận dồn dập đổ chồng lên nhau, kẻ nói nhà nước làm đúng, người nói thầy Không Tánh và cơ sở GHPGVNTN bị đàn áp. Những nhận xét khách quan trên đây hy vọng giúp giải tỏa phần nào những thắc mắc một chiều, để cuộc sống êm lặng trôi chảy.
MINH MẪN
26/9/2016
Vùng tệp đính kèm

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

MIỆNG KHÔNG TÍCH ĐỨC THÌ PHONG THỦY BỊ PHÁ HƯ


Từ thời xa xưa đến nay, những người hiểu biết đều khuyên bảo rằng, con người không chỉ cần hành thiện tích đức mà còn phải chú trọng tích khẩu đức. Bởi vì việc tu dưỡng này không chỉ tránh được việc tạo nghiệp, tổn hại đức mà còn có thể hóa giải điều xấu thành tốt một cách rất kỳ diệu.

Con người một khi đã tu được cái miệng của mình rồi thì sẽ xuất hiện “phong sinh thủy khởi” (tức là gió đi khắp nơi để mọi vật sinh ra, nước đến đâu thì mọi vật ở đó đâm chồi nảy lộc), vận may sẽ nhanh đến.

Có một câu chuyện về người nghệ sĩ nổi tiếng xưa được lưu truyền rộng khắp như thế này:

Với khả năng biểu diễn tài ba, người nghệ sĩ này được mọi người ở khắp nơi ca ngợi. Tiếng lành cứ thế được đồn đi xa, khiến cho không một ai là không mến mộ tài năng, đức hạnh của ông.

Tuy nhiên, bấy giờ có một vị phóng viên ở một tòa soạn nhỏ lại làm theo cách ngược lại, đó là cố tình khiêu khích ông. Người phóng viên ấy muốn dựa vào cách này để bản thân được nổi tiếng. Nhưng, cho dù là anh ta có nhục mạ vị nghệ sĩ ấy như thế nào đi nữa thì người nghệ sĩ ấy vẫn một mực không quan tâm để ý.

Người phóng viên này đã viết ra nhiều bài báo bịa đặt, nói xấu người nghệ sĩ ấy, khiến cho tất cả người thân, bạn bè ở xung quanh ông không thể chấp nhận, nhưng riêng bản thân ông vẫn một mực nhẫn nại chịu đựng một cách bình thản. Không những thế vị nghệ sĩ ấy còn thuyết phục mọi người rằng: “Đừng quan tâm, để ý đến anh ta!”

Mấy năm sau, người phóng viên kia thất nghiệp và trở nên nghèo khó, chán nản với cuộc đời, vay mượn tiền ở khắp nơi mà không được. Đã thế, anh ta lại nổi tiếng là người bịa đặt vì vậy mà xin việc ở đâu cũng không ai nhận. Một ngày, anh ta gặp người nghệ sĩ kia.

Nghệ sĩ nhìn thấy bộ dạng của anh ta, liền hỏi: “Cậu có chuyện gì mà trở thành như thế này?”

Người phóng viên này bấy giờ mới xấu hổ mà xin lỗi vị nghệ sĩ về những việc mà anh ta đã làm, đồng thời cũng kể lại cuộc sống túng thiếu hiện tại của bản thân mình. Vị nghệ sĩ liền lấy ra một số tiền tặng lại cho anh ta coi như một khoản giúp đỡ.

Về sau này, vị nghệ sĩ luôn dạy bảo người nhà và mọi người rằng nhất định phải chú ý đến “khẩu đức”. Ông nói rằng: “Miệng phải tích đức, không được tạo nghiệp. Hơn nữa cái miệng phải luôn nhường nhịn người khác, bởi vì cái miệng mà nhường nhịn được người khác thì cả đời sẽ được bình an. Một khi nghe thấy lời ác thì đừng đáp trả, nghe thấy những lời cay nghiệt thì đừng lưu lại bên tai là được!”

Quả thực, tu cái miệng, tránh tạo nghiệp luôn là điều mà cổ nhân thường hay dạy bảo con cháu. Nhưng học được việc tu khẩu, hẳn là phải bắt nguồn từ việc tu dưỡng đạo đức, tâm tính của mình. Bởi vì, một người có tâm tính tốt, coi trọng đạo đức sẽ tự biết kiểm soát bản thân, không nói những lời lộng ngữ thị phi, làm tổn thương người khác.

Kỳ thực, suy cho cùng thì hết thảy tài phú, danh dự, địa vị trong cuộc đời mỗi người đều là những thứ ở bên ngoài của con người. Đức hạnh mới là gốc rễ của con người, chỉ có đức dày mới nâng đỡ được vạn vật. Dù là ở thời nào thì những lời dạy bảo này thật hết sức đúng!

Mai Trà
Nguồn: ĐKN

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

* NỖI NIỀM TIẾN SĨ


Cuộc sống trong bất cứ xã hội nào, thời đại nào, đều hướng đến mục đích cao đẹp hơn, hoàn thiện hơn, và đạo đức hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rơi rớt một vài thành phần có khuynh hướng tiêu cực, luôn đi xuống nhiều mặt, nhất là ý thức đưa đến hành động thiếu tích cực.

Theo TS Vũ Ngọc Hoàng, phó Ban Tuyên giáo Trung ương, nói riêng về lĩnh vực quyền lực, cũng đã đưa đến tiêu cực, tiêu cực đó đã lan tỏa vào phạm vi mà ai cũng ngỡ là những tổ chức lý tưởng như học đường, tôn giáo:

- ...( Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa...).

Góc độ quyền lực trong xã hội nhiễm virus tiêu cực đã đành, những lãnh vực mang tính thiêng liêng cũng không tránh khỏi nhiễm bệnh bởi loại vi khuẩn "tam độc" vốn là hạt giống tiềm ẩn sâu trong nghiệp thức của mỗi chúng sanh. Chính những hạt giống xấu đó, làm tắt nghẽn đường về "cõi Phật", Đức Phật đã suốt 49 năm không ngừng nói đến việc tiêu trừ nghiệp chướng, đưa ra pháp chuyển hóa hạt giống tiêu cực để mỗi nhân thân được Thánh hóa trong cuộc sống, làm thân giáo cho mọi chúng sanh, để cùng thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hình ảnh Tăng thân lý tưởng đó, khuôn vàng thước ngọc trong thánh giáo đó, ngày càng tục hóa để tương thích với hạt giống phàm phu. Phàm phu phát triển tối đa những hạt giống tiêu cực để đắp bồi thêm cao những tham vọng trần tục như những bầy mối vun cao khối đất làm tổ, điều đó là tất yếu nên gọi là chúng sanh, phàm tục.

Từ ngày thành lập Tăng đoàn, hình ảnh "- xuất thế tục gia - xuất phiền não gia - xuất tam giới gia" của Như Lai tướng đã được quần sanh sùng kính, ái mộ. Nhờ vậy, suốt ba ngàn năm, hàng triệu tu sĩ trên toàn cầu, trong quá khứ cũng như hiện tại, không sản xuất ra của cải vật chất, không làm kinh tế và tạo mãi... vẫn có cuộc sống không thiếu. Những bậc ẩn cư trên non sâu núi thẳm cũng chưa từng chết vì đói, phải chăng do cuộc sống thoát ly quá lý tưởng của người con Phật, buông bỏ tất cả quyền lợi thế gian để tìm đến thế giới siêu thế gian hầu phục vụ lại cho nhân sanh ở thế gian, làm giảm thiểu niềm đau nỗi khổ của nhân thế, vì vậy được gọi là "xuất sĩ".

Cuộc sống trong xã hội bị ràng buộc bởi quy tắc tổ chức để tổ chức kiểm soát, nhất là trong xã hội như Việt Nam hiện nay, hành động, đời sống đều được giám định dưới lăng kính của chủ nghĩa; trong ràng buộc đó, lòng tham con người tìm cách thoát khỏi cơ chế để vun quén cho riêng tư, thì vấn đề tiêu cực là điều kiện ắt có phải phát sanh. Một xã hội tự do phóng khoáng thì tính tiêu cực lại ít phát triển, hoặc phát triển một cách vừa phải, hợp lý, đó là quy luật tương phản. Cái gì càng cấm đoán, càng o ép thì càng bùng phát. Tâm lý chúng sanh là thế. Tuy nhiên, một khi ai đó tự nguyện trong cuộc sống an thân thủ phận hoặc tự thân khép mình vào quy tắc tôn giáo, theo một lý tưởng nhất định, phủ nhận mọi cám dỗ Danh-Lợi-Tình, may ra những tiêu cực khó mà phát sanh. Những bậc chân tu lại càng không để hạt giống tiêu cực Danh-Lợi-Tình phát triển ngoài tầm kiểm soát của Giới-Định-Tuệ.

Kẻ có quyền lực thì tiêu cực phát sanh trong tầm tay quyền lực, kẻ không có quyền lực thì tiêu cực phát sanh trong môi trường đang sống. Không có quyền lực địa vị thì vun quén bằng những thủ đoạn khác; cho dù đem đến tổn hại sức khỏe, sinh mạng kẻ khác, miễn mình có thu nhập đầy túi tham, cứ làm. Khởi đầu hành động từ thiện là hướng đến sự khổ đau nghèo đói của kẻ khác, nhưng sau đó, hạt giống tham lam len lõi vào, khiến hành động từ thiện che đậy ý đồ xấu bắt đầu phát sanh. Mọi lãnh vực trong xã hội đều như thế nếu không tự kiểm soát thường xuyên ý tưởng, hành động của mình. Người tu theo nhà Phật được hướng dẫn tự quán chiếu để hạn chế đưa đến triệt tiêu Tham - Sân - Si mà con đường giải thoát tự chọn.

Thế nhưng, trong một xã hội trăm hoa đua nở, đôi khi người tu quên mình đang trang phục chiếc áo, đang thọ nhận sự cúng dường của bá tánh, quên mình là hành giả đang đi trên đạo lộ giải thoát, từ những bước chân đầu tiên nhúng chàm, lần lần lún sâu vào con đường thế tục, chiếc áo trở thành một phương tiện hữu hiệu che đậy lòng tham trần tục. Những vị tướng giải thoát mà tâm phàm tục như thế, chư Tổ gọi là "cư sĩ trọc đầu". Những tu sĩ giả, sống nhờ chiếc áo, những tu sĩ từ thiền môn cũng sống nhờ chiếc áo mà tâm thoát khỏi thiền môn, đều giống nhau, nhưng khác nhau là được bá tánh trọng vọng và hợp thức hóa trong một tổ chức Giáo Hội.

Rất may, những tiêu cực trong Thiền môn chỉ là thiểu số, nhưng là thiểu số đáng ngại khi họ là những chức sắc ăn trên ngồi trước, quyền cao chức trọng, nắm sinh mạng hàng vạn tu sĩ và tự viện trong cả nước. Có người bảo - như thế đã là sao nào? Một tu sĩ từ nước ngoài về thăm một Thiền sư chân tu, - Bạch Hòa thượng, con vừa tốt nghiệp Tiến sĩ... Thiền sư hỏi - thầy học cao hiểu rộng, cho tôi biết đức Phật ngày xưa đã đậu bằng cấp nào vậy?

Trong cuộc sống ngày nay, Phật giáo trở thành chiếc bóng nghiêng của xã hội. Bằng cấp Tiến sĩ trăm hoa đua nở từ quan chức nhà nước cho đến chức sắc Phật giáo. Xã hội cần bằng cấp để tiến thân trên địa vị xã hội hầu nuôi vợ con, hoặc cung cấp cho chân dài, tu sĩ cần bằng cấp để làm gì khi mà địa vị chức quyền đã không còn chỗ để tiến, (nói theo ngôn ngữ bình dân gọi là đã đụng nóc), chức sắc trong Giáo Hội không có lương bổng, lộc Phật hưởng thụ cũng đã đầy đủ, thì cái bằng Tiến sĩ như thế có thể thay giấy thông hành để vào Niết Bàn chăng?

Một Tiến sĩ thực thụ, phải bao năm dồi mài kinh sử, thậm chí thiết lập và bảo vệ luận án không có thời gian ăn uống ngủ nghỉ, thế thì, một chức sắc của Phật giáo hiện nay, càng cao thì công tác Phật sự càng nhiều, thời gian đi chứng trai, chứng minh cũng không đủ, công phu tu tập không thể miên mật thì làm sao có thể nghiên cứu, tham khảo sách vở, học ngoại ngữ, dồi mài kinh sử như những thí sinh thuần chủng. Phát biểu, ban đạo từ đôi khi cần thư ký soạn sẵn, hướng dẫn tỉ mĩ... Ôi, bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh vây quanh những loại tiến sĩ như thế thì luận án được bảo vệ thành công xuất sắc cũng là chuyện lạ trong những cái lạ của thế tục.

Trước 1975, GHPGVNTN phần lớn, các vị lãnh đạo không có bằng cấp, chỉ trong 11 năm mà vừa tổ chức Giáo Hội, vừa điều hành Phật sự trong thời chiến, nhưng Phật sự rất chu toàn và gây tiếng vang trên thế giới, tạo một tầm vóc và thế đứng vững chãi. Nhìn lại như thế để thấy 35 năm Giáo Hội hiện nay được điều hành bởi những Tiến sĩ xuất sắc như thế, rồi mai đây, có lẽ không xa lắm, sẽ có hàng trăm Tiến sĩ không cần thông qua trường lớp, các trụ trì lớn nhỏ đều Tiến sĩ thì thế giới sẽ nghiêng mình bái phục Phật giáo Việt Nam như bái phục một tập thể từ hành tinh xa lạ. Phật giáo như thế sẽ không cần giải thoát, không thiết Niết Bàn, không cần giáo lý mà chỉ cần thế lý để vinh thân!!!

Luật tương phản hiện rõ, người có khả năng thì không cần bằng cấp, người cần bằng cấp lại không có khả năng. Bậc chân tu thì không cần chức quyền, người thích chức quyền thì đâu gọi là chân tu. Những hạt giống tiêu cực từ xã hội ăn luồng vào Phật giáo như loại vi khuẩn giết người, nó đã giết uy tín của Phật giáo, nó biến các chức sắc Phật giáo thành những quan chức thế tục không cần lợi dưỡng mà cần danh vọng. Đức Phật nếu biết hàng trưởng tử của Ngài đều là Tiến sĩ, có lẽ Ngài không cần phải khổ công bỏ ngai vàng và suốt 49 năm truyền giảng giáo lý xuất sĩ để ngày nay biến thành Tiến sĩ.

Những ai đó đang manh tâm bảo vệ luận án Tiến sĩ một cách xuất sắc, thì hãy dừng lại, vì tiền cúng dường của bá tánh để các ngài tu tập, hướng dẫn quần chúng giải thoát khổ đau phiền não, và giúp đỡ bao bệnh nhân nghèo khó, những trẻ cần ăn học, những tu sĩ nơi vùng xa đang thiếu thốn. Tu tập tự thân và phát triển Phật sự quan trọng hơn bằng Tiến sĩ giấy. Bằng Tiến sĩ vượt cấp càng nhiều thì Phật giáo càng bị thu hẹp, tín đồ càng bị mất, không xa lắm, Phật giáo Việt Nam chỉ còn lại trên trang giáo sử với danh xưng là Phật giáo Tiến sĩ hay là đạo Phật Tiến sĩ chứ không còn là đạo Phật giải thoát. Hãy để những vị Tiến sĩ thực học, thực tài lãnh đạo Giáo Hội thì may ra tránh khỏi cơn khủng hoảng virus Tiến sĩ hiện nay.

MINH MẪN
24/9/2016


Nhật Bản vẫn đẹp mỗi độ thu sang



  1. Khi mùa xuân đến, cả Nhật Bản như chìm trong sắc hồng ngọt ngào của hoa anh đào thì tới mùa thu sang, đất nước mặt trời mọc lại được khoác lên mình tấm áo vàng trầm tĩnh.


    Hạ qua, thu tới cũng là lúc những tán lá xanh dần chuyển sang sắc vàng. Nếu ví Nhật Bản vào mùa xuân giống một thiếu nữ mới lớn, còn e ấp dè dặt thì khi thu sang, vùng đất này lại như một người phụ nữ trưởng thành, trầm mặc với nhiều ưu tư. Thế nhưng, chỉ cần được một lần tản bộ dưới tán lá phong, cảm nhận làn gió thu đang mơn man nhẹ nhàng trên mái tóc rồi đưa tầm mắt nhìn ra phía chân trời xa, bạn sẽ thấy hạnh phúc hóa ra cũng chỉ giản dị đến vậy thôi. 


    Tán lá phong đỏ thẫm như chất chứa nhiều muộn phiền, ưu tư.



    Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc thật ra rất gần.



    Gió thu man mác cùng chút hơi lạnh từ thác nước trắng xóa cũng đủ để thổi bay bao mệt nhọc.



    Sắc vàng óng ả như ôm lấy cả đất trời Nhật Bản.



    Chút nắng hanh chiếu rọi qua tán lá cũng làm người ta thấy phấn chấn thêm đôi phần.



    Phải chăng đây chính là thiên đường dưới hạ giới mà người ta vẫn luôn nhắc tới.



    Lá đỏ chứng tỏ thu sang.



    Nhấp một ngụm trà rồi hít hà không khí mùa thu, cuộc đời thật thi vị biết bao.



    Chú nai nhỏ cũng tranh thủ tận hưởng trời thu trước khi mùa đông lạnh giá lại tới.



    Dưới ánh nắng nhạt đầu thu, lá cây ngân hạnh bỗng bừng sáng như khối vàng lấp lánh.



    Phố cũ, người đi, màu nắng tắt. Thu về, câu hát hóa heo may.



    Gió thu khẽ bay vào con đường nhỏ, phố thu buồn lòng em cũng buồn theo.



    Mùa thu lá vàng, mùa thu của những điều úa tàn.



    Sống như hoa mùa hạ, mất như lá mùa thu, vậy còn gì tiếc nữa?



    Thu đến trong vội vàng còn em thì vẫn bàng hoàng nơi đây.




    Hồn thu cô đơn, u tịch mà vẫn đa tình, vô tâm.

    (Nguồn: Kyuhoshi)

Người Trường Chay: Chủ tịch chứng khoán VNDIRECT Phạm Minh Hương



Ms. Phạm Minh Hương, Chair of VNDIRECT, is a vegetarian. She also promotes the health-oriented lifestyle by operating Thuần Việt Macrobiotic Restaurant and Homemade Organic Shop in Hà Nội.

Chủ tịch chứng khoán VNDIRECT mở quán cơm chay
Bài: Hoàng Ly, Ảnh: Tuấn Mark

(Zing.vn) - Hơn 2 năm gần đây, bà Phạm Minh Hương ăn chay trường. Bà còn mở một cửa hàng thực phẩm hữu cơ và chay dưỡng sinh để truyền bá cho cách sống mà mình tâm đắc.

Nhìn bề ngoài, bà Hương giờ là một phụ nữ mảnh mai, có phần an lạc mãn nguyện hơn so với hình ảnh đẫy đà và mạnh mẽ trước đây. Nếu như trước đó, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán VNDIRECT (có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng) thường say mê nói về chứng khoán thì giờ đó là nghệ thuật sống an vui, triết lý về sự công bằng của vũ trụ qua phương pháp ăn chay dưỡng sinh và phương pháp luyện tâm của nhà Phật.

"Tôi đến với đạo Phật như một sự tình cờ, sau một khóa học về phong thủy và triết học phương Đông. Sau khi nghiên cứu ngốn ngấu tất cả những lời giảng của Đức Phật, tôi thật sự ngạc nhiên. Tôi luôn cho là mình giỏi giang, cái gì cũng biết và sẵn sàng học hỏi cái mới; nhưng tôi đã mất quá nhiều thời gian để biết những thứ không cần biết. Trong khi đó, những triết lý đơn giản của đạo Phật giúp con người được hạnh phúc và làm cho nhiều người cũng được hạnh phúc thì tôi chẳng biết gì". 
- Phạm Minh Hương-

Hơn 3 năm trước, sau khi giao phần lớn công việc điều hành cho vị tổng giám đốc trẻ nhất thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguyễn Hoàng Giang làm CEO khi mới 24 tuổi) cùng ban điều hành, bà Hương tự cho mình được nghỉ ngơi. Thời gian đã cho bà cơ hội được đầu tư nhiều hơn cho bản thân và gia đình. Bà chia sẻ: “Tôi rất tiếc là gần 50 tuổi mới có thời gian để tìm hiểu bản thân, ý nghĩa của cuộc sống và sứ mệnh mỗi con người khi sinh ra đời”. 

Trong lần đi học một khóa thiền, bà Hương được mời ăn cơm chay dưỡng sinh mà theo cảm nhận của vị chủ tịch chứng khoán “đó là những bữa cơm tuyệt vời mà trong đời tôi chưa từng được thưởng thức”. Sau đó, người phụ nữ này thử phương pháp nấu chay đã được học trong thiền viện cho cả gia đình. Ban đầu, phương pháp ăn chay dưỡng sinh gặp khó vì không ai ủng hộ; nhưng dần dần, nhờ nghiên cứu kỹ và thuyết phục mọi người, bà Hương đã nhận được sự đồng thuận từ gia đình. 



Quán cơm chay đặc biệt

Ý tưởng mở cửa hàng thực phẩm sạch hữu cơ đến với bà Hương khi người phụ nữ này tìm hiểu về thực phẩm sạch và chế độ ăn thực dưỡng, tránh bệnh tật thì phát hiện trên thị trường không có nơi nào đáp ứng yêu cầu của mình. Say mê tìm hiểu về thực phẩm sạch, ăn chay dưỡng sinh và đạo Phật, vị chủ tịch chứng khoán quyết định mở một cửa hàng thực phẩm hữu cơ và quán chay dưỡng sinh phục vụ cho niềm đam mê và cũng để truyền bá một lối sống mới cho các bạn trẻ. “Lúc đó tôi đang rảnh việc, lại có một địa điểm đẹp chưa dùng đến nên quyết định làm”, bà cho biết.

"Sau một thời gian ăn chay trường, tôi cũng ngộ thêm rằng mình ăn chay không phải chỉ để mong cầu cho sức khỏe hay xinh đẹp nữa mà hơn thế nữa đó là một lối sống. Mà khi đó là lối sống rồi thì bạn hoàn toàn tự do, cao hơn nữa là hướng đến sự công bằng. Bây giờ tôi ăn gì cũng thấy ngon, không cần phải ăn cao lương mỹ vị mới thấy ngon". 
- Phạm Minh Hương-

Thế nhưng, mở một cửa hàng chay với thực phẩm sạch không giống như hình dung ban đầu của bà Hương. Khi đi tìm nguyên liệu sạch cho cửa hàng, Chủ tịch VNDIRECT gần như bế tắc vì không thể tìm đủ nguồn đáp ứng yêu cầu. Cũng chính vì thế, bà Hương mất tới hơn 1 năm cho việc chuẩn bị mà tốn công nhất là tìm vùng nguyên liệu, đặt hàng trồng rau, gạo, làm gia vị từ củ quả sạch… Chưa hết, với món đậu phụ, do không thể đặt hàng hoặc tìm nhà cung ứng ưng ý, bà Hương tự lập xưởng sản xuất riêng để đáp ứng đúng chuẩn đậu phụ sạch của mình.

“Nếu muốn quán đẹp thì thuê kiến trúc sư, bán tốt thì tuyển người có kinh nghiệm, hàng hóa dồi dào thì có chính sách tốt với nhà cung cấp… nhưng tôi muốn tự làm nhiều việc vì những điều mình mong muốn không giống với thứ đang có trên thị trường. Cách sống này rất ít người quan tâm mà tôi lại muốn truyền bá và nhân rộng nó nên không muốn có rủi ro”, bà Hương giải thích như vậy về việc tự đứng ra bán hàng và quản lý một cửa hàng ăn chay nhỏ.

Trong thời gian đầu, bà Hương gần như ngừng hẳn mọi công việc để chuyên tâm cho cửa hàng thực phẩm Homefood và quán Chay dưỡng sinh Thuần Việt. Bà chia sẻ: “Triết lý kinh doanh của cửa hàng được xây dựng trên cơ sở bảo tồn nền ẩm thực dưỡng sinh truyền thống thuần Việt của đời xưa, kết hợp với nguyên tắc của trật tự vũ trụ và nguyên lý của George Ohsawa (Nhật), giúp con người tìm được một phương pháp ăn chay dưỡng sinh để đạt được sức khỏe”.

Ngoài nguồn nguyên liệu, người phục vụ cũng là một vấn đề khiến bà Hương đau đầu. Vì cầu toàn, lại mong muốn người trẻ tuổi phục vụ quán cũng phải thấm nhuần những lợi ích của ăn chay thực dưỡng nên việc tuyển nhân viên không dễ dàng, cứ phải thay người liên tục. Công việc còn khó khăn hơn khi vị chủ tịch chứng khoán muốn nhân sự tuyển vào không phải là người ăn chay nhưng khi làm việc thì dần hiểu và trở thành những “đại sứ ăn chay” của quán.

“Ban đầu, một số bạn nói với tôi: ‘Cháu xin cô, chứ ăn chay đói lắm và cũng khó ăn nữa’. Nhưng dần dần các bạn đều ngộ ra lợi ích của ăn chay thực dưỡng và tất cả đều thích. Giờ đây, các bạn đó đều ăn chay tự nhiên chứ không ai ép”, chủ quán cơm chay chia sẻ.



Chủ tịch VNDIRECT được gì từ quán cơm chay?

Lúc đầu, quán còn vắng khách và một số nhân viên của công ty chứng khoán xuống đây ăn trưa để ủng hộ “quán của chủ tịch”. Thế nhưng, sau hơn 1 năm, nhiều nhân viên xuống đây ăn trưa thường xuyên và không liên quan đến chuyện đó là “quán của chủ tịch” hay không.

Bà Lê Phương Hạnh, Giám đốc Khối Nghiệp vụ VNDIRECT – một khách hàng quen của quán – chia sẻ: “Lúc ban đầu được chị Hương rủ ăn chay, mình miễn cưỡng lắm, và có cảm giác buổi chiều hơi đói. Nhưng sau khi ăn vài lần, sẵn sàng cho bản thân được trải nghiệm và hiểu được lợi ích của ăn chay thực dưỡng, mình đã thực sự thích”. 

Nguyễn Tống Vũ – một nhân viên trẻ của nhà hàng – cũng tâm sự: “Lúc đầu, ăn chay rất khó vì em cứ nghĩ ăn chay là thiếu chất nhưng khi ăn một thời gian, em thấy ngon và khỏe”. Cậu nhân viên trông như hotboy giờ luôn ăn chay vào bữa trưa và có thể giải thích tường tận những lợi ích của việc này với những người quan tâm.


"Tôi mong các bạn trẻ hiểu một điều rằng, cuộc sống là một cơ hội không ngừng học hỏi và khám phá. Ta nên biết ơn cuộc đời vì những điều đó. Và hãy mở lòng để không bị ràng buộc về các định kiến, bạn sẽ khám phá ra sự tuyệt vời của cuộc sống này". 
- Phạm Minh Hương-

Với một số người ghé thăm và có quen biết bà Hương, họ hơi khó hiểu bởi vị chủ tịch chứng khoán này chỉ đầu tư vào những lĩnh vực sinh lời cao. Còn với một quán ăn chay, làm từ thực phẩm sạch, lại bán với giá bình dân thì khả năng sinh lời ở vị trí mặt tiền đường Trần Bình Trọng (Hà Nội) là khó khả thi. Chỉ riêng món đậu phụ, nhà hàng này phải tự tổ chức sản xuất để đảm bảo đó là thực phẩm sạch (dù quy mô của quán rất nhỏ) thì khả năng sinh lời là con số âm.

Thế nhưng chủ quán lại tìm thấy những khoản “lợi nhuận khác”. Bà Hương chia sẻ: “Về mặt tài chính, đó không phải là một gánh nặng với tôi. Trong khi đó, làm quán cơm chay giúp tôi có cách nhìn khác hẳn về đồng tiền. Đó là cái lãi lớn nhất”. Vị chủ tịch từng làm tổng giám đốc 2 công ty chứng khoán đình đám nhất Việt Nam (Công ty chứng khoán Sài Gòn, VNDIRECT) phân tích, bán một mớ rau chỉ lãi 2.000 đồng nhưng phải mất tới 45 ngày làm đất, trồng trọt, người nông dân phải dầm mưa dãi nắng, rồi mới đem rau ra chợ chờ người tới mua…

“Lãi của nông dân có khi chỉ là mớ rau héo thôi, đó là thứ mà người mua cứ hất lên, hất xuống làm sản phẩm bị hỏng, rồi mặc cả giảm giá. Tôi ngộ ra được nhiều điều từ việc đi làm vùng nguyên liệu với nông dân, đích thân tìm nguồn hàng và điều hành quán cơm chay của mình. Tôi chưa thấy kinh doanh ngành nào thách thức như công việc đang làm hiện nay; nhưng tôi tin nó mang lại cho mình nhiều trải nghiệm để hoàn thiện bản thân và nó thực sự có ích cho xã hội về mặt dài hạn”, chủ quán chia sẻ. 

Cõi Niết Bàn giữa đời thường

Khi đi tìm vùng nguyên liệu cho nhà hàng chay của mình ở những vùng nông thôn nghèo, bà Hương gặp một trường hợp khá đặc biệt. Đó là một người đàn ông nghèo, làm nghề xích-lô, bị bệnh và được người khác giới thiệu cho cách ăn chay để chữa trị. Sau khi làm theo, ông này khỏi bệnh và chi phí ăn uống của cả gia đình giảm phần lớn vì không phải lo tiền mua thịt, mua sữa cho con.
Bữa ăn hàng ngày chỉ gồm gạo, rau, củ, quả… kèm việc không còn ốm đau, khiến gia đình ông tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, cả nhà cũng không còn ốm đau nhờ chế độ ăn chay thực dưỡng và ai cũng khỏe mạnh và vui vẻ.

Cuộc đời là những trải nghiệm và cho ta cơ hội để được học hỏi những điều mới, hoàn thiện bản thân. Chỉ cần chúng ta cho mình thời gian và sự tĩnh lặng cần thiết. 

Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ: “Hãy đầu tư thời gian ngay từ bây giờ cho bản thân, cho sức khỏe của chính bạn và cho một tinh thần tích cực vui vẻ. Bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực của cuộc sống từ bên trong mình mà không cần các điều kiện vật chất hay những lạc thú từ bên ngoài như chúng ta luôn phải nhọc công tìm kiếm". 
- Phạm Minh Hương-

“Sự thay đổi đó làm tôi ngộ ra nhiều điều. Mình cứ cắm đầu làm việc, kiếm được bao nhiêu tiền, ăn đủ thứ bổ dưỡng mà vẫn stress nặng, rồi ốm đau bệnh tật… Trong khi đó, bà con nông dân sống đơn giản với đồng quê mà rất hạnh phúc dù họ đâu có nhiều tiền, cũng không ăn nhiều món đặc sản như mình”, nữ chủ quán tâm sự.

Khi trao đổi với Zing.vn, dù đang nói say mê về thực phẩm sạch, quán ăn chay…, bà Hương vẫn lần lần một tràng hạt nhỏ trên tay. Khi được hỏi về tin đồn Chủ tịch VNDIRECT “bỏ chứng khoán đi tu”, bà Hương cười và vị giám đốc khối nghiệp vụ chứng khoán (bà Lê Phương Hạnh) ngồi kế bên cũng cười. “Tôi dành nhiều thời gian hơn cho quán cơm chay và vẫn làm việc nhưng bớt tham sân si hơn nhiều so với trước đây”, bà trả lời ngắn gọn.

Rồi mắt vị chủ tịch chứng khoán sáng lên khi chia sẻ: “Nhờ ăn chay trường hơn 2 năm và sống theo cách khác, tôi rất ít khi bực mình hay cáu giận nên xử lý công việc tốt và minh mẫn hơn. Tôi ăn món gì cũng thấy ngon, luôn làm những việc yêu thích và hài lòng với cuộc sống. Có lẽ tôi đã tìm thấy cái đích của đời mình”.

Hôm gặp mặt vào giữa tuần trước, bà Hương bắt đầu chuỗi ngày nhịn ăn để thanh lọc cơ thể (chỉ uống nước với chanh và một ít mật ong). Kể từ khi ăn chay trường, đây là lần thứ hai của bà trong vòng 2 năm. Trong lần thanh lọc cơ thể trước đó, Chủ tịch VNDIRECT nhịn ăn trong 7 ngày.