Illuminating the Path to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
Hồng Nhu dịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ
Chương 3
NƯƠNG TỰA HẢI ĐẢO TÂM LINH
TIN TƯỞNG NƯƠNG TỰA NƠI VỊ THẦY TINH THẦN
(Tiếp Theo)
NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
NƯƠNG TỰA HẢI ĐẢO TÂM LINH
TIN TƯỞNG NƯƠNG TỰA NƠI VỊ THẦY TINH THẦN
(Tiếp Theo)
NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
Trong Đại Diễn Giải, đạo sư Tông Khách Ba đi vào luận giải ba khả năng chính của một người đệ tử lý tưởng:
1- Một tâm khách quan và cởi mở.
2- Thông tuệ để phán đoán giữa đúng và sai, thích đáng và không thích đáng.
3- Nhiệt tình và thích thú trong chủ đề.
2- Thông tuệ để phán đoán giữa đúng và sai, thích đáng và không thích đáng.
3- Nhiệt tình và thích thú trong chủ đề.
Khách quan và cởi mở là chủ yếu, quan tâm đến những gì chúng ta muốn học. Định kiến là một chướng ngại đến nhận thức. Khách quan bảo đảm rằng chúng ta đang thâm nhập vào giáo Pháp trong một cung cách nghiêm túc và với một động cơ đúng đắn. Kinh điển và Tràng Hoa Quí Báu của Long Thọ, cả hai đều nhấn mạnh điều này, và diễn tả bốn cách sai lạc để tiếp cận và thâm nhập trong giáo Pháp:
1- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự ràng buộc vào một truyền thống hay một phong tục đặc thù nào đấy.
2- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự thù hận hay thù địch.
3- Nương tựa nơi giáo Pháp để tìm một sự thoải mái tạm thời khỏi sự đe dọa thực sự hay một nhận thức đe dọa.
4- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi vô minh hay mù quáng.
2- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự thù hận hay thù địch.
3- Nương tựa nơi giáo Pháp để tìm một sự thoải mái tạm thời khỏi sự đe dọa thực sự hay một nhận thức đe dọa.
4- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi vô minh hay mù quáng.
Với sự liên hệ đến điểm thứ hai, đôi khi người ta có quá nhiều sự ác cảm đối với điều gì đấy thế là họ đi theo bất cứ điều gì đối kháng lại nó. Thí dụ, có những người ở Ấn Độ có động cơ tham gia vào giáo Pháp trong sự chống lại vị thế truyền thống giai cấp của họ như những cùng đinh. Họ theo Phật giáo do bởi cảm giác tiêu cực đối với di sản tôn giáo truyền thống.
Phẩm chất thứ hai của một đệ tử lý tưởng là thông tuệ cũng rất quan trọng, vì sự thông tuệ cho phép chúng ta phân biệt giữa đúng và sai, v.v…
Khi bình luận về phẩm chất này và những thái độ khác nhau mà những hành giả phải có đối với vị thầy của họ, đạo sư Tông Khách Ba viết rằng những người đệ tử phải liên hệ đến vị thầy của họ như những đứa trẻ trung thành và kính cẩn. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải đưa dây xích cho bất cứ ai muốn nắm lấy nó, nhưng chỉ cho những ai sở hữu những phẩm hạnh chân thật cao thượng. Để minh chứng cho điểm này, Ngài trích dẫn Luật tạng nói rằng nếu một vị thầy nói điều gì mâu thuẫn với giáo Pháp, chúng ta không nên đi theo lời dạy ấy. Một đoạn khác tuyên bố rằng nếu vị thầy nói điều gì ấy một cách mâu thuẫn toàn bộ khuôn khổ của con đường Đức Phật, người đệ tử phải chỉ thiếu sót này đến vị thầy.
Điều này nhắc chúng tôi một câu chuyện. Một bậc thầy học vấn uyên bác, Geshe Sherab Gyatso, thường tham dự những khóa giảng dạy của một trong vị thầy của ông, Muchog Rinpoche. Bất cứ khi nào Muchog Rinpoche trình bày một điểm ấn tượng hấp dẫn, Geshe Sherab sẽ lập tức ca ngợi và nói, “Vâng, đây là những lời dạy đầy năng lực. Hấp dẫn sâu xa.” Tuy nhiên, nếu Muchog Rinpoche nói điều gì mâu thuẫn với những lời dạy của Đức Phật, Geshe Sherab sẽ lập tức cự tuyệt một cách dứt khoát những gì thầy ông vừa nói, nói rằng, “Không, không, không. Không ai nói những lời như vậy.”
Liên hệ với phẩm chất thứ ba của người đệ tử, nhiệt tình và thích thú trong những lời giáo huấn, ngay từ lúc bắt đầu của Đại Diễn Giải về Những Tầng Bậc của Con Đường, khi tổ sư Tông Khách Ba tuyên bố mục tiêu của Ngài để trước tác luận giải, chúng ta tìm thấy một đòi hỏi cho sự chú ý của những độc giả có phẩm chất khách quan được ban cho khả năng thông tuệ và nguyện ước làm cho sự tồn tại nhân bản của họ có ý nghĩa. Để làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa trọn vẹn, chúng ta cần sự nhiệt tình và thích thú trong những lời giáo huấn, nếu khác đi, bất cứ điều gì chúng ta học giống như một cây đèn vẽ trên giấy – nó không thể chiếu sáng bất cứ điều gì – và nhận thức chúng ta vẫn ở trình độ kiến thức đơn thuần.
Chúng ta tìm thấy những lời cổ vũ tương tự trong những bậc thầy Ấn Độ. Trong những dòng mở đầu của những lời bình luận về Di Lặc Trang Nghiêm Thực Chứng Minh Bạch, Sư Tử Hiền (Haribhadra) nói rằng thầy của ông, Giải Thoát Quân (Vimuktisena), viết một luận giải về Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật). Thiên Thân (Vasubandhu), thầy của Giải Thoát Quân cũng viết một luận giải về những kinh điển này, nhưng sự giải thích của các ngài ý nghĩa căn bản theo triết lý Duy Thức (Cittamatra). Nhận thấy rằng thầy của ông là Thiên Thân, đã không hoàn toàn hiểu những ý nghĩa của những kinh điển này. Giải Thoát Quân đã tự viết một luận giải như một sự điều chỉnh. Điều này cho thấy rằng ngay cả những học trò với một sự tận tâm và tôn kính vị thầy của họ cũng nên có sự thông tuệ để chỉ ra những sai sót mà vị thầy của họ đã vấp phải.
Một thí dụ khác liên quan đến bậc thầy Ấn Độ là Pháp Xứng (Dharmakirti), thầy của ông là một học trò của một học giả uyên bác vào thế kỷ thứ bảy là Trần Na (Dignaga). Pháp Xứng dùng những tác phẩm của Trần Na trong sự nghiên cứu của ông về “triết lý của tự nhiên và giới hạn của kiến thức” (epistemology). Khi đọc những tác phẩm với thầy của ông, Pháp Xứng nhận tháy rằng ngay cả thầy của ông cũng không hoàn toàn hiểu những ý nghĩa của Trần Na. Khi Pháp Xứng đề cập điều này đến thầy của ông, thầy ông mời ông viết một luận giải lấy những lời giải thích của chính ông như một đối tượng của bài phê bình.
Những thí dụ này cho thấy rõ ràng rằng những bậc thầy lớn thật sự mang trái tim lời dạy của Đức Phật rằng những đệ tử của Ngài không nên chấp nhận những lời của Ngài một cách đơn giản bằng sự tôn kính mà nên nghiên cứu cẩn thận chúng trong cách của thợ kim vàng thử vàng qua việc chà xát, cắt gọt, và đốt cháy rồi mới chấp nhận giá trị những lời dạy của Ngài chỉ trên căn bản sự phân tích của chính họ.
Đại thừa có một truyền thống lâu dài đưa những lời dạy của Đức Phật để phân tích tỉ mĩ và thể nghiệm, theo đấy với một sự dẫn giải ra tiếp cận để phân biệt giữa những lời dạy có thể được thấy những giá trị ở bề mặt và những lời dạy đòi hỏi sự giải thích sâu hơn. 21 Điều này là cần thiết bởi vi có những lời dạy trong kinh điển, nếu theo từng chữ, thật sự mâu thuẫn với lý trí và kinh nghiệm. Những lời diễn giải này đã được tạo nên bởi những hành giả và đạo sư Đại thừa, những người có niềm tin duy nhất và không lay chuyển ở Đức Phật, một số vị thật sự muốn hy sinh cả tính mạng để phụng sự Đạo Pháp. Ngay cả những đạo sư tận tâm như thế cũng mang lời của Đức Phật để phân tích phê bình.
THIẾT LẬP SỰ TIN CẬY CHÍNH ĐÁNG
Trong Đại Luận Thuyết, đạo sư Tông Khách Ba đi vào diễn tả một phong cách thật sự của sự nương tựa tin cậy chính đáng ở một vị thầy tâm linh nên được phát triển và thiết lập. Ngài viết, “Nương tựa tin cậy một vị thầy tâm linh là nền tảng của con đường, bởi vì vị thầy tâm linh là cội nguồn của tất cả những lợi ích tạm thời và (đặc thù) chủ yếu.” Điểm chỉ ra ở đây là nếu chúng ta gặp một vị thầy tâm linh chân thật, vị này có thể giúp chúng ta mở con mắt của tỉnh thức và hướng dẫn chúng ta trên con đường.
Sự thực hành nương tựa tín cẩn một vị thầy tâm linh được biểu hiện thông qua cả tư tưởng và hành động, nhưng tín cẩn qua tư tưởng là chìa khóa then chốt. Điều này bao hàm sự phát triển hai phẩm chất chính, tin tưởng và tôn kính. Trong con đường tiệm tiến (lam-rim), chúng ta thường thấy những sự trích dẫn từ kinh điển Kim Cương thừa nói rằng chúng ta phải nhận thức vị thầy của chúng ta như một vị giác ngộ chân thực. Đấy là điều quan trọng nổi bật của sự thực hành này.
Bằng sự khuyến khích chúng ta trau dồi một nhận thức về vị thầy của mình như một vị giác ngộ, luận giải con đường tiệm tiến không có nghĩa rằng sự tin cậy như thế ở vị thầy tâm linh là không thể thiếu. Nếu chúng ta nhìn vào cấu trúc của giáo huấn con đường tiêm tiến, mặc dù tất cả những sự thực tập được tổ chức trong khuôn khổ của ba giai đoạn, những sự thực hành của giai đoạn đầu và giữa được xem như những sự thực hành thông thường, thuật ngữ “thông thường” ngụ ý rằng trong chúng và tự chúng không phải là những sự thực tập đầy đủ hay hoàn toàn.
Giai đoạn đầu của giáo huấn thảo luận về việc cần thiết trau dồi sự khao khát cho một sự tái sinh tốt đẹp hơn và chứa đựng những sự thực tập liên hệ đến nguyện vọng ấy. Giai đoạn giữa của giáo huấn đối diện với những sự thực tập của Ba Sự Rèn Luyện Cao Cấp về đạo đức, thiền định, và tuệ trí (giới, định, tuệ), nhưng ngay cả ở đây chúng không được trình bày một cách đầy đủ bời vì chúng vẫn còn ở trong phạm vi của con đường Đại Thưà. Vấn đề là những luận giải của con đường tiệm tiến (lam-rim) được viết cho rằng khuynh hướng căn bản của hành giả là để tiến vào con đường Kim Cương Thừa nhằm mục tiêu đạt đến giác ngộ (giai đoạn lớn). Vì thế, mặc dù giáo huấn con đường tiệm tiến (lam-rim) trình bày ý tưởng của nhận thức vị thầy của mình như một vị giác ngộ chân thật, nó không có nghĩa là mỗi sự thực tập tâm linh đơn lẻ tùy thuộc trên loại tín cẩn ấy. Trau dồi nhận thức vị thầy của mình như một vị giác ngộ hoàn toàn, chỉ là sự liên hệ trong phạm vi của Kim Cương Thừa mà không phải trong những sự thực tập thông thường.
Sự tín cẩn nương tựa thực sự ở vị thầy tâm linh được thực hành thông qua sự trau dồi những tư tưởng nào đấy, tin tưởng, khâm phục và tôn kính một cách đặc thù, căn cứ trên việc nhận thức lòng ân cần thân ái to lớn của vị thầy của mình. Tuy thế, nó không chấm dứt ở đấy, thực tế, mục tiêu chính của việc trau dồi những thái độ như thế là để đánh thức lòng nhiệt tình và tận tâm cho sự thực tập của chúng ta. Bằng sự trau dồi những tư tưởng như ngưỡng mộ và tôn kính, chúng ta phát triển một sự cảm kích (và đánh giá) sâu hơn với những gì vị thầy tâm linh đã biểu hiện, và sự thệ nguyện cùng dâng hiến của chúng ta để sự thực tập tăng tiến một cách tự nhiên. Phương cách tốt nhất của việc làm một sự cúng dường đến vị thầy của mình là thực tập những gì mà chúng ta đã được dạy. Như Milarepa đã viết, “tôi chẳng có bất cứ món vật chất nào để cúng dường thầy tôi, nhưng tôi vẫn có sự cúng dường tốt nhất – sự thực tập và kinh nghiệm của tôi.”
Trong những tác phẩm của những vị thầy lớn chúng ta tìm thấy một dòng tuyên bố rằng trong khi có thể có một câu hỏi như duy chỉ sự thiền quán có thể đưa chúng ta đến giải thoát hay không, không có một sự nghi ngờ nào về lòng tin sâu xa, sự cung hiến tận tâm và sự tôn kính vị thầy mình có thể có. Điều này khuyến nghị rằng, trong luận giải của Kim Cương Thừa, nếu chúng ta cảm thấy một cách sâu sắc, trong một niềm tin duy nhất và sự tôn kính đối với vị thầy tâm linh của mình, chúng ta sẽ kinh nghiệm một nhiệt tình vô hạn và có một sự tiến bộ nhanh chóng trong việc thực tập của chúng ta.
Đạo sư Luân Giới (Chakrasamvara), Gandapa, đã viết rằng một mình vị thầy tâm linh có thể hướng dẫn chúng ta đến giải thoát. Tuy nhiên, bình luận về điểm này, đạo sư Tông Khách Ba nói rằng thuật ngữ “một mình” ở đây không phải là độc nhất nhưng đúng hơn là nhấn mạnh đặt trên sự quan trọng của việc tín cẩn nương tựa với vị thầy tâm linh trong phạm vi Kim Cương Thừa. Sự dâng hiến đến vị thầy của mình không độc chiếm sự cần thiết của tất cả những sự thực tập khác, bởi vì chỉ sự dâng hiến không thôi thì không thể đưa đến giải thoát. Chúng ta cần hiểu những phạm vi khác nhau trong những nhận thức nào đấy liên hệ. Nếu chúng ta có một sự thông hiểu rộng rãi toàn bộ ý tưởng về tín cẩn nương tựa ở một vị đạo sư, nó sẽ giúp chung ta đối phó với một số những vấn đề rắc rối và khủng hoảng mà chúng ta thấy ngày nay trong việc liên hệ với sự thực hành này.
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
HỎI: Nếu tôi không hiểu sai những gì Ngài nói trước, phần thực tập tín cẩn nương tựa đạo sư là chỉ ra chỗ mà chúng ta nghĩ vị thầy của chúng ta đã sai lầm. Thứ nhất, chúng ta làm gì khi gần như không thể nói lên sự bất đồng quan điểm hay ý kiến đến vị thầy của mình bời vì những người ở chung quanh vị đạo sư có khuynh hướng ngăn trở để bày tỏ những lời phê bình? Thứ hai, làm thế nào chúng ta hòa thuận khi nắm lấy những quan điểm khác biệt một cách căn bản trên những vấn đề nào đấy từ những lời giảng dạy bởi vị đạo sư của mình?
ĐÁP: Nếu một vị đạo sư hay một vị thầy tâm linh đã làm điều gì đấy sai lầm mà cần thiết được chỉ ra, có thể có hai loại động cơ cho những ai đấy ở chung quanh vị thầy – thí như những thị giả hay những vị đệ tử thân cận – cố gắng để che dấu nó hay phòng ngừa việc vạch trần nỏ ra hay chỉ nó ra đến vị thầy. Mặt khác, động cơ của họ có thể hoàn toàn vô tội, họ có thể chỉ đang cố gắng bảo vệ và hổ trợ vị thầy của họ. Những động cơ như thế là kết quả của mù quáng hơn là một sự vận động chủ tâm của hoàn cảnh. Tuy thế, ngay cả nếu trường hợp ấy, vẫn có sự nguy hiểm có thể tổn hại vị thầy, thực tế, thành ngữ Tây Tạng nói rằng những đệ tử sốt sắng sùng kính có thể biến một vị thầy đúng đắn thành một người sai lầm.
Mặt khác, động cơ của những người thị giả và những người đệ tử thân cận có thể là thế gian hơn – họ có thể không muốn làm cho những việc làm sai trái của thầy họ công cộng hóa vì sợ tổn hại đến danh dự của vị ấy. Điều này hoàn toàn sai, và chúng ta phải tìm một cách biểu lộ sự quan tâm của chúng ta đến vị thầy của mình. Tuy thế, cũng rất quan trọng để bảo đảm rằng động cơ của chính chúng ta là trong sạch. Chúng ta không nên hành động vì thù địch đến vị thầy mình hay đơn giản chỉ vì mong muốn biểu lộ sự không hài lòng của chúng ta. Như tuyên bố của những lời giáo huấn Đại Thừa, chúng ta phải bảo đảm rằng mọi thứ mà vị thầy của mình giảng dạy phù hợp với những lời giáo huấn của Đức Phật. Chúng ta cũng phải thực hành phương châm của sự nương tựa trên lời giáo huấn mà không phải là cá nhân vị ấy (y pháp bất y nhân). 22
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, không chắc rằng ông (hay bà) không đồng ý với thầy của mình trên mỗi vấn đề đơn lẻ. Điều đó hầu như không có thể xảy ra. Về cơ bản, chúng ta nên tiếp nhận và thực hành những lời dạy phù hợp với căn bản giáo huấn của Đức Phật và đừng để ý đến những điều không phù hợp.
HỎI: Chúng tôi có cần một vị đạo sư để đạt đến giác ngộ hay chi học hỏi giáo Pháp , sống một cuộc đời đạo đức, tham dự các khóa thuyết giảng và thực hành thiền quán là đủ?
ĐÁP: Dĩ nhiên có thể thực hành, học hỏi, và hướng một đời sống đạo đức mà không thật sự cần một vị đạo sư. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng khi chúng ta nói về giác ngộ, chúng ta không phải nói về điều gì ấy mà có thể được đạt đến trong vài năm mà là về một nguyện vọng tâm linh, và điều ấy trong một số trường hợp có thể cần đến nhiều kiếp sống và khoảng thời gian vô tận. Nếu chúng ta không thể tìm ra một vị thầy đủ khả năng, người mà chúng ta có thể giao phó sự cát tường tâm linh của mình, thế thì dĩ nhiên, để giao phó tự thân đến những lời dạy về giáo Pháp thật sự và sự thực hành trên căn bản ấy là có hiệu quả hơn.
Chúng tôi có thể kể một câu chuyện liên quan về điều này. Dromtönpa là một vị đạo sư tâm linh lớn người thật sự là hiện thân của những lời giáo huấn vị tha của sự trao đổi lợi ích bản thân và những người khác. Thực tế, cuộc đời sau này của ngài, ngài tự dâng hiến mình để phục vụ những người khổ đau vì bệnh phong hủi. Ngài sống với họ và cuối cùng đánh mất đời sống chính ngài với chứng bệnh ấy.
Khi Dromtönpa nằm chờ chết, đầu ngài nằm trên đầu gối một trong những người đệ tử lớn của ngài, Potowa, và thấy Potowa đang khóc. Rồi thì Potowa nói rằng, “Sau khi thầy viên tịch, chúng con có thể giao phó sự cát tường tâm linh của chúng con cho ai? Chúng con có thể xem ai như thầy của chúng con?”
Dromtönpa trả lời, “Đừng lo lắng. Các con vẫn còn có một vị thầy sau khi ta ra đi
– Tam tạng kinh điển, là những lời dạy của Đức Phật. Hãy giao phó chính mình cho Tam tạng kinh điển, và lấy Tam tạng như thầy của các con.”
Tuy vậy, khi chúng ta tiến hành theo con đường tâm linh, tại mỗi thời điểm chúng ta chắc chắn sẽ gặp một vị thầy thích hợp và đúng lúc.
HỎI: Nhiều kinh luận diễn tả mục tiêu của hành giả như chính là Phật quả, tuy thế trong những pháp sư phương tây ở đấy dường như làcó khuynh hướng đối với việc chấp nhận những kết quả từng phấn, giống như Phật quả là điều không thể đạt đến. Thái độ mới này là chấp nhận tâm luân hồi ngắt quảng bằng những giai đoạn tâm linh và dường như được đặt căn cứ trên sự bất lực để đạt đến sự giải thoát hoàn toàn cho chính họ của những vị thầy mẫn cán. Có phải tìm kiếm Phật quả trong đời sống này vẫn có thể làm được trong điều mà Đức Phật tuyên bố là thời kỳ đen tối (mạt pháp) của Phật giáo?
ĐÁP: Nếu chúng ta hiểu tiến trình để đạt đến Phật quả từ nhận thức Đại Thừa phổ quát, sự đạt đến Phật quả trong thời gian ba vô số kiếp (ba a tăng kỳ kiếp) được nói là một quan điểm nhanh chóng. Một số kinh luận nói đến bốn mươi a tăng kỳ kiếp. Tuy nhiên, theo những giáo huấn Kim Cương Thừa phổ thông, những hành giả với những trình độ nhận thức cao (chứng pháp) có thể kéo dài tuổi thọ tối đa của họ và đạt đến Phật quả chỉ trong một kiếp sống. Giáo huấn Tantra Yoga Tối Thượng nhận định rằng thậm chí trong đời sống ngắn ngủi của con người, có thể có những sự giác ngộ hoàn toàn hiện hữu.
Cũng có ý kiến của một số chúng sinh có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn sau một khóa tu tập ba năm, điều này quá khác với sự tuyên truyền của cộng sản Hoa Lục. Chúng tôi bình phẩm điều này một phần như đùa, nhưng một phần hoàn toàn nghiêm chỉnh –thời gian chúng ta dự đoán càng ngắn, hiểm họa đánh mất can đảm và nhiệt tình càng gia tăng. Bỏ qua một bên câu hỏi sẽ mất ba hay bốn mươi a tăng kỳ kiếp để đạt đến giác ngộ, khi chúng ta trau dồi một cách sâu xa những quan điểm (tình cảm) đầy năng lực như thế những điều ấy trùng hợp với lời nguyện cầu của tôn giả Tịch Thiên (Shantideva),
Cho đến khi nào không gian còn tồn tại
Cho đến khi nào vẫn còn chúng sinh
Cho đến lúc ấy, nguyện cho tôi vẫn hiện hữu
Để xua tan khổ đau cho trần thế.
Cho đến khi nào vẫn còn chúng sinh
Cho đến lúc ấy, nguyện cho tôi vẫn hiện hữu
Để xua tan khổ đau cho trần thế.
Thời gian hoàn toàn không liên quan, chúng đang nghĩ trong những hình thức của vô tận (không bờ bến). Cũng thế, khi chúng ta đọc kinh điển Đại Thừa đường đi qua gắn liền với sự thực hành Bồ Tát Đạo của điều gọi là áo giáp nhẫn nhục, một lần nữa thời gian chẳng có ý nghĩa. Đây là những quan điểm can trường và cảm hứng vô cùng tận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét