Mùa an cư
2557, HT T.Giác Toàn lưu hoạt khắp các miền Tỉnh đến các trường Hạ. HT thuộc hệ
phái Khất Sĩ, ngài cũng là người duy nhất trong hệ phái đảm nhiệm nhiều nhiệm
vụ trong Giáo Hội PGVN hiện nay. Đang là vị trí phó chủ tịch HĐTS GHPGVN - Phó
Ban Thường Trực Ban DGTN T.Ư, vì thế, ngài lưu giảng nhiều trường Hạ trong mùa
an cư.
Khi đến
chùa Từ Đàm, sư vào tham vấn đại lão HT T.Trí Quang, tiếp nhận lời dạy bảo của
Đại lão HT, do vậy, mở đầu buổi nói chuyện, HT đã chuyển lời tâm huyết của Đại
Lão HT T.Trí Quang đến với 800 học chúng tại giảng đường chùa Từ Đàm Huế: Đại
Lão HT T.Trí Quang mong muốn chư Tăng Ni Kiết Hạ đúng với truyền thống, thật sự
nghiêm túc thúc liễm thân tâm, trao giồi giới đức...
Có tiếp xúc
với HT T.Giác Toàn, mới thấy được sự chân thật, tính hồn nhiên, tấm lòng vì đạo
của ngài. Trong các chức sắc GH, phải nói từ sau 1975, HT là người năng động,
chịu khó lặn lội khắp nơi để kết nối, hàn gắn, hoạt động, truyền đạt pháp sự.
Ngài thú nhận, mình không có khả năng diễn giảng như các thầy cô trẻ hiện nay,
kiến thức hạn hẹp, nhưng với tấm lòng vì đạo mà phải năng nổ, vì thế, nơi nào
cần thì ngài đều đích thân đến. Cho dù ai khó tánh, khi tiếp xúc mới cảm nhận
trường lực từ bi nơi ngài toát hiện dễ chuyển hóa đối tượng.
Trước 1975,
chư Tăng hệ phái Khất Sĩ chuyên tu, giữ gìn truyền thống hệ phái, vì thế, giới
hạnh Khất Sĩ đã phổ biến khá rộng và nhanh sau đạo PGHH. Quần chúng miền Tây
Nam bộ quá quen thuộc hình ảnh nhà sư áo vàng đầu trần chân đất, tam y nhất bát
theo đúng hạnh nguyện đức Phật Thích Ca. Nhưng sau 1980, để theo kịp sự chuyển
hóa và phát triển xã hội, chư Tăng Khất Sĩ bắt đầu nhập cuộc, trau dồi kiến
thức thế học song song với Phật học, vì vậy đã xuất hiện nhiều Tăng-Ni áo vàng
trên các bục giảng học viện Vạn Hạnh với mảnh bằng Tiến sĩ thực thụ, các buổi
thuyết pháp cũng lôi cuốn không ít quần chúng trí thức và tuổi trẻ. Ngày nay,
chư Tăng hệ phái Khất Sĩ đảm nhận nhiều chức vụ trong GH, phần lớn nương vào uy
đức của HT Giác Toàn đại diện hệ phái lưu nhiệm các chức sự từ khi GHPGVN ra
đời.
Trong buổi
tâm sự, HT T. GT cho biết, sư đã hầu thầy (Pháp Sư T. Giác Nhiên) từ nhỏ, nên
học được nhiều kinh nghiệm và tính tháo vát, năng động, chịu khó. Tuy lớn tuổi,
khi đảm nhận Phật sự, ngài cũng cố đeo đuổi đại học để trang bị một số kiến
thức cần thiết. Ngài kể: thời bao cấp, sư đi về miền Tây, mặc dù giấy tờ đầy
đủ, có cả giấy chứng nhận của Công An, thế mà vẫn bị khó khăn. Ngày hôm sau,
trên chuyến xe đò trở lại Thành Phố, đến trạm Tân Hương, sư cũng bị cảnh sát
gọi xuống lục xét trong bình bát, vì nghi sư đem gạo về Sài Gòn. Theo sư, nhờ
những chướng duyên đó mà sư ngộ được nhiều vấn đề làm cho tâm ngài an lạc và
thích nghi mọi hoàn cảnh, vì thế gian là phải thế thôi! Do vậy, mọi Phật sự đều
trôi chảy, vì mình không thấy có chướng duyên thì làm gì có trở ngại? Cho dù
Pháp sự đa đoan, sư luôn dành thời gian tiếp đón những ai muốn gặp ngài.
Sự thành
công của HT Giác Toàn do chân thành, cởi mở và chịu khó; kể từ khi tham gia
sinh hoạt Phật sự GHPGVN, ngài học hỏi những đức tính ưu việt nơi từng vị cao
Tăng thạc đức khi giao tiếp. Từ đó, với trọng trách Ban Giáo dục Tăng Ni, ngài
truyền đạt lại những gì được học hỏi và những tâm huyết phát xuất từ nội tâm
của ngài.
Trong buổi
nói chuyện với chư Tăng-Ni các trường Hạ, sư đặt vấn đề: "Tinh thần trách nhiệm Hoằng dương Chánh Pháp Trước Thời Đại của
Vị trụ trì Qua Sứ Mạng- TRỤ PHÁP VƯƠNG GIA-TRÌ NHƯ LAI TẠNG", ngài
phân tích mặt lợi hại của văn minh khoa học hiện tại, vì thế cần áp dụng giáo
lý đức Phật để cân đối, hài hòa trong cuộc sống. Ngài cũng nhắc nhở nhiệm vụ
đào tạo đệ tử kế thừa, kiến trúc phát triển cơ sở thờ tự; chú trọng giáo dục
quần chúng cũng như tự thúc liễm thân tâm...
Tuy ngôn từ
chất phác thật thà, nhưng những cuộc nói chuyện của ngài đã thẩm thấu lòng
người bằng những lời tâm huyết của một vị chân tu.
MINH MẪN
19/7/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét