Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

ĐẠI LỄ KỲ SIÊU TẠI PHÚ QUỐC


ĐẠI LỄ KỲ SIÊU TẠI PHÚ QUỐC

Từ 2008 đến nay, đã có 3 lần tổ chức kỳ siêu cho các anh linh chiến sĩ tại đảo Phú Quốc.

Phú Quốc là một hải đảo cách Kiên Giang 120km, cách Hà Tiên 45km; gồm có 99 ngọn đồi và núi; diện tích 593 km2; có 2 thị trấn; 4 xã phía Nam và 4 xã phía Bắc của đảo. Dân cư trên dưới 100 ngàn, phần lớn sống bằng nghề biển và trồng tiêu.

Đảo thành lập được 300 năm, nhưng trước đó cũng đã có cư dân từ đất liền ra đây lập nghiệp, khi Mạc Cửu khai khẩn vùng Hà Tiên; Tuy nằm giữa biển nhưng vẫn có nước ngọt quanh năm. Núi và đồi còn giữ được màu xanh của cây mà phần lớn núi đồi đất liền đều bị khai hoang một cách thảm hại. Từ Nam ra Bắc, có những ngọn núi chỉ còn trơ đá và đất, thì nơi đây, từ trên không nhìn xuống, giữa màu xanh của biển, bềnh bồng một khối thảm xanh đậm đặc phủ kín cả mặt đảo. Cây vườn của cư dân tranh đua phát triển với những thân cây rừng to cao. Nhờ rừng núi xanh rậm mà đã từng có những cuộc ẩn náu của tù nhân chính trị chờ đợi tìm cách vượt biển, cũng có những cuộc vượt ngục thành công.

Do vị thế cách xa đất liền, cũng như Côn Đảo, Phú Quốc được chọn làm nơi xây dựng trại tù giam giữ tội phạm chính trị vào năm 1968, viên cai ngục nhà lao Cây Dừa lúc bấy giờ là ông Bảy Nhu, năm nay 83 tuổi, vẫn còn gắn bó với hòn đảo mà ông từng gieo nhiều ân oán! Không riêng gì cai ngục Bảy Nhu, hầu như tạo hóa sinh ra những ai làm cai ngục đều có phẩm chất ngưu đầu mã diện để trừng phạt tội nhân.

Những năm gần đây, cư dân phát triển sung túc nhờ ngành du lịch phát triển. Sân bay cũng mở rộng, một số đường chính được trán nhựa; hai bên đường hàng quán sát nhau. Riêng xe taxi du lịch cũng trên 650 chiếc, chưa kể xe của công ty, doanh nghiệp, không có xe của người dân kinh doanh mà xe của cán bộ ngành giao thông hoặc công an đầu tư vơi tính cách cá nhân.

Đảo nẳm chênh vênh giữa mênh mông trời nước, nắng thì rát da, gió thì lồng lộng, và mưa đi kèm với lốc hoặc bảo thì núi đồi đó vẫn không đủ sức che chắn cho dân. Những ngày qua mưa lớn và dai đã để lại cho đảo những con đường lầy lội, trời u mây ám thì đảo là vùng mang lắm tâm trạng hoài hương. Ngư phủ không ra biển được, nông dân ngồi trong chòi đếm từng hạt mưa bay trên lá để chìm trong nổi mông manh hiu quạnh! Người dân đã thế thì những mãnh đời tù tội vì lý tưởng của những chiến sĩ hy sinh, hẳn cũng trầm uất, chìm sâu trong bốn vách ngục lạnh lẻo cô đơn. Cho dù bất cứ thể chế nào, làm thân tù tội là điều bất hạnh, đau buồn! và bất hạnh hơn khi gặp phải cực hình đày đọa.

Trong hai cuộc cầu siêu trước đây, Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm nổi tiếng, đã tìm được hàng trăm liệt sĩ chôn chung một hố. Tổng cộng đã tìm ra 1.300 hài cốt. giờ đây, Kiên Giang phát hiện thêm hơn 300 nữa Trong số đồi tại Phú Quốc, có đồi 100 và đồi 37 được phát hiện nhiều hài cốt nhất. Vì thế, địa phương đã thỉnh cầu Giáo Hội tổ chức cầu siêu và cải táng các liệt sĩ vô danh.

Hơn 30 năm nước nhà thống nhất, sau đại đàn chẩn tế của Làng Mai cho ba miền, và hàng loạt nhà ngoại cảm phát hiện mộ liệt sĩ, đã đánh động ý thức của các cầp lãnh đạo về sự hiện hữu những vong linh vô thừa nhận. Họ sống trong tăm tối cô đơn cho dù họ hy sinh tất cả cho đại sự. Mọi người sống đã không lắng nghe nguyện vọng của họ, không ai đoái hoài nghĩ đến họ, họ không diễn đạt cho người sống hiểu điều họ muốn, vì thế uất khí luôn phủ trùm không gian cuộc sống. Sự hy sinh mang theo nổi căm hờn thì hồn vất vưởng của họ cũng uất ức, đất nước luôn gặp điều không may.Một khi làm ma thì không còn phân biệt thân thù, địch và ta, chính và tà mà chỉ còn những oan hồn đau khổ thê lương như nhau. Người sống giải quyết theo biên kiến thì không giải quyết tận nguồn cội của sự đen tối cho dân tộc; tình thương không nên phân biệt bạn và thù.

Giáo hội ủy thác cho chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức từ A tới Z, thầy Thanh Phong đã được các mạnh thường quân yểm trợ, cũng như những Phật sự trước, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài gòn cùng Công Ty TNHH DV&VT Phương Trang đã tài trợ cho cuộc lễ này, cách đây không lâu, Vĩnh Nghiêm cũng đảm trách chẩn tế cho đại lộ kinh hoàng ở Quảng Trị và ở Côn Đảo.

Trên 200 tu sĩ phía Nam tham dự. Ban kinh sư của chùa Vĩnh Nghiêm đảm trách.Mọi chi phí lễ và vận chuyển đều do Vĩnh Nghiêm đài thọ.
Theo chương trình chính thức vào ngày 25/7/09, có sự chứng minh của Hòa Thượng Trưởng Lão, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ và Đại diện Giáo Hội trung ương. Ban TRị Sự Phật Giáo Tỉnh Kiên Giang; Ban Quản Trị Tổ Đình Vĩnh Nghiêm;Tỉnh Ủy,HĐND và UBND tỉnh Kiên Giang; Ngân Hàng TMCP Sài Gòn; Công Ty TNHH DL & VT Phương Trang cùng tham dự.
Ngày 25/7 cũng là ngày giỗ đầu tiên cho các anh linh chiến sĩ. Sau lễ kỳ siêu, ngày 26 là lễ truy điệu, cải táng các hài cốt liệt sĩ.
Suốt ngày 24/7, chư Tăng Vĩnh Nghiêm và BTS Kiên Giang đã hoàn tất những nghi lễ như: tiếp linh, triệu linh, rước linh và đại đàn chẩn tế.

Trời về đêm trong vắt,trăng lưỡi liềm treo lơ lửng trên không giữa biển sóng reo. mà những ngày trước mưa gió bảo bùng. Bà phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan cùng cán bộ, tháp tùng chư Tăng, tay hoa tay nến vòng quanh đài liệt sĩ dâng đến từng mộ để an ủi hồn liệt sĩ; Nếu thế giới cỏi âm vẫn còn tính tị hiềm như dương thế thì những anh linh chưa được phát hiện hài cốt hoặc những người cầm súng chiến tuyến bên kia, cùng bắt tay nhau sống chung hòa bình nơi âm giới, cũng mũi lòng như những người tù mồ côi không ai thăm viếng!

Đồng bào hơn trăm người kéo nhau về tham dự. Các cựu chiến binh, cựu tù nhân Phú Quốc, thân nhân liệt sĩ và cán bộ, bộ đội đương chức cũng lũ lượt về góp mặt. Đã hơn 20 giờ, mọi người đang xôn xao trước lễ đài thì nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vẫn còn lặn lội trên núi để tiếp tục tìm mộ, mà địa phương cho biết, nơi đây, trên 4.000 tù nhân chiến sĩ đã vong thân. Số tù nhân bị chôn tập thể một cách vội vàn vì sợ hội Bảo vệ nhân quyền phát hiện.

Phú Quốc cũng cố ngoi mình chứng tỏ một sức sống giữa trời đêm bao vây bởi biển. Chợ đêm Dinh Cậu là những hàng quán mọc hai bên đường Võ Thị Sáu, không đến 200m, phân nửa là quán ăn, quán nhậu. Một vài người nước ngoài ngồi quán cóc nhâm nhi hải sản; những quày bày bán vật lưu niệm bằng vỏ sò vỏ ốc, đông những người xem hơn người mua; Đặc biệt chợ chỉ nhóm từ 18 giờ về đêm. Một quày bán chay duy nhất là Âu Lạc, ít ai ghé mắt.
Phía sau hai dãy phố là những căn nhà nghèo nàn xơ xác, rải rác ẩn mình trong các cây cao bóng mát.Phú Quốc còn được gọi là Đảo Ngọc, trên máy bay nhìn xuống, màu xanh biển cả và màu xanh rừng núi tương hợp hài hòa như viên ngọc bích. Đáng ra, với dáng vẻ kiều diễm của đảo, Phú Quốc phải là một địa điểm thu hút mạnh và phát triển mạnh về ngành du lịch. Singapore không lớn hơn Phú Quốc bao nhiêu, thế mà nó trở thành một đảo quốc nổi tiếng quốc tế và thịnh vượng kinh tế. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thuộc địa, nhưng Hồng Kông, Siangapore không là những nấm mồ mai táng vĩ đại như Côn đảo và Phú Quốc. Các đế quốc đã biết tận dụng những thuộc địa đó để phát triển kinh thương, trái lại, Việt Nam trở thành bãi chiến trường sát phát đồng loại.
Chúng ta hy vọng, một ngày không xa, Phú Quốc sẽ không còn là Huyện mà sẽ là Thành phố xứng đáng với nét đẹp và tiềm năng của nó.Chiến tranh đã lui về quá khứ, hận thù mờ nhạt với biển khơi, nhà nước hãy giúp nhân dân hải đảo vươn lên để cùng đất liền tương xứng một quốc gia trên đà hội nhập.


MINH MẪN
25/7/09

CHI HỘI TỪ THIỆN BẢO HOÀ


Chi Hột từ thiện Bảo Hoà là một trong 25 hội từ thiện chính thức sinh hoạt có tổ chức, có tầm vóc, ngoài ra , cả TP HCM có trên 100 hội, nhóm làm từ thiện tự phát mà ít ai biết đến, kể cả một nhóm từ thiện do anh chị em khiếm thị tự nguyện đứng ra điều hành. Để lần lượt tìm hiểu sự sinh hoạt của các hội, nhóm, chúng ta khởi đầu bằng việc làm của Chi Hội Từ Thiện Bảo Hoà.

Sau 1975, đồng bào phía Nam, nhất là miền Tây Nam bộ lâm vào bẩn chật do cơ chế bao cấp tạo ra. Đồng bằng Nam bộ là vựa lúa có tầm vóc của các nước thuộc Đông Nam Á, thế mà người dân vẫn thiếu ăn, bệnh tật thiếu thuốc…Cảm xúc trước tình cảnh bi thương đó, sau khi nhà nước mở cửa, thay đổi cơ chế, vào năm 1990 thì năm 1992, bà Lê Thị Thủy, một doanh nhân giàu lòng đạo tâm trước 1975, phát nguyện thành lập tổ từ thiện Bảo Hoà, phục vụ mỗi ngày một ngàn suất cơm chay miễn phí cho bệnh viện Ung Bướu, TP HCM. Khi Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo do ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp ra đời vào năm 1994, tổ từ thiện Bảo Hoà sáp nhập, thành một chi hội từ thiện Bảo Hoà từ đó.

Khả năng có hạn, nhu cầu vô cùng, thế là Bảo Hoà lắm khi lâm vào bế tắc; Ít ai biết để hổ trợ; Bảo Hoà luôn thiếu gạo và tiền đi chợ. Các nhà hảo tâm từ miền Tây cho gạo thì chi phí vận chuyển lại quá cao; Nhìn bà con nằm viện nghèo đói, thân nhân vất vưởng thiếu hụt mọi bề. Có những con người không thân nhân nuôi dưỡng, không có tiền chi trả viện phí, phải lang thang đi xin để tiếp tục vào chửa trị; vô vàn gia cảnh đau thương, con cháu nheo nhóc đi lượm bịch nilon để có tiền nuôi mẹ nằm viện; Có những bệnh nhân từ miền Trung vào, không có đồng xu dính túi, không có thân nhân chăm sóc, nhặt đồ ăn thừa để sống qua ngày, bao cảnh thương tâm, anh em chi hội không thể cầm lòng, anh em trong chi hội từ thiện không thể buông xuôi, do tinh thần phục vụ vô vị lợi và nhiệt tâm của anh chị em, Bảo Hoà đã vượt qua mọi khó khăn để từng bữa ăn đạm bạc đem đến tận tay người bệnh, và rồi, không những bệnh nhân, thân nhân người bệnh được ăn theo, ngay cả bác sĩ, y tá, y công cũng được phần cơm mỗi ngày nếu muốn.

Qua việc làm xả kỷ vị tha đó, chi hội từ thiện Bảo Hoà được các mạnh thường quân lưu tâm, bắt đầu họ hỗ trợ, hiện nay, có những nhà hảo tâm mỗi tháng đóng góp thấp nhất là 20.000 và cao nhất là 2.000.000 đồng; cũng có những đóng góp đột xuất từ những Việt kiều hoặc các nhà thiện tâm khác. Và các tiểu thương chợ rau cũng thường xuyên giúp đỡ củ quả. Vì thế, khẩu phần mỗi ngày cho các bệnh viện trong TP hiện nay lên đến 2.800 suất cơm mỗi ngày cho các bệnh viện Ung Bướu, Gia Định, Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược và Trẻ bại liệt ở Đường Lý Thường Kiệt…Qua 17 năm hoạt động, Chi hội còn tài trợ gạo cho một vài quán cơm chay từ thiện; bếp ăn từ thiện tại các BV Long An, BVYHDT Bến Tre, YHDT Tiền Giang, Đa Khoa Bình Dương, Đa khoa Bình Phước, BV nhi Đồng Nai, BvĐa Khoa Tân Thạnh(Long An); hổ trợ mỗ tim bẩm sinh, xoá cầu khỉ nông thôn,xây nhà tình thương, xe đưa rước bệnh nhân nghèo, cho áo quan, làm cầu đường , đào giếng nơi vùng sâu vùng xa giúp bà con nông dân có phương tiện đi lại. Mùa khai giảng, chi hội cũng trợ cấp học bổng, sách vở, xe đạp cho học sinh nghèo; xe lăn, nạn cây, cho người khuyết tật; mổ mắt miễn phí…

Hiện nay, mỗi ngày chi phí cho mọi công tác từ thiện mỗi tăng, trung bình chi hội Bảo Hoà mỗi tháng chi riêng cho vụ cơm hộp hết 40.000.000 Đ.VN. Một gánh nặng to lớn cho chi hội hiện nay là cơ sở vật chất. Ngày mới thành lập tổ Từ thiện, được bệnh viện Ung Bướu cho tạm trú, khi bệnh viện quá tải, năm 1998, Bảo Hoà phải dời về 220, Đinh Tiên Hoàng, Đakao, quận nhất. Tiền thuê mặt bằng không quá 30m2 mỗi tháng hiện nay là 11.000.000 đồng. Tuy là công tác từ thiện, nhưng không được chủ nhà có tâm từ thiện để hổ trợ, ngược lại kê khai, chủ nhà nói cho thuê giá ưu đãi vài triệu để khỏi phải đóng thuế; nếu buộc đóng thuế thì chi hội Bảo Hoà phải gánh. Đã có những tâm hồn hy sinh cho đồng loại, gác việc nhà lo cho bá tánh thì ngược lại cũng có những người như chủ cơ sở trên đây không cần biết nỗi khổ của bao nhiêu người và nỗi khó nhiều mặt của chi hội phải lo xoay xở hàng tháng và cứ thế, tiền nhà gia tăng theo kinh tế thị trường; Nếu không phải chi tốn 11 triệu mỗi tháng cho cơ sở vật chất thuê mướn thì số tiền đó, mỗi năm thặng dư 132.000.000 có thể giúp biết bao nhiêu hoàn cảnh đau thương khác của đồng bào mình, và gần 12 năm nay, số tiền thuê mướn lên con số đáng ngại! Hy vọng có mạnh thường quân tạo điều kiện cơ sở vật chất để giúp cho anh em chi hội nhẹ gánh hầu dồn tâm lực vào việc cứu tế xã hội.

Đây là hình ảnh tổng quát của chi hội từ thiện Bảo Hoà do anh Lê văn Tư điều hành với sự góp công của anh chị em các tỉnh miền Tây Nam bộ, góp của từ những tấm lòng vị tha. Một hình ảnh hy sinh âm thầm 17 năm qua của những con người thấm đượm tinh thần Phật giáo luôn hy sinh và chỉ biết làm từ thiện giúp mọi người, cần sự giúp đỡ từ mọi phía để chi hội tiếp thêm những lãnh vực cần giúp cho xã hội hiện nay.
Mọi liên hệ tài chánh qua bà LÊ THỊ THỦY số Tài khoản 55101719 ACB, chi nhánh Đakao.
MINH MẪN 10/7/2009

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009

CHUYỆN BUỒN ĐẤT NƯỚC


Hơn một năm nay, vấn đề Tu viện Bát Nhã ngày càng trầm trọng trong cung cách giải quyết cũng như phương thức giải quyết để nhiều tai tiếng trong và ngoài nước.

Vấn đề Bát Nhã đã trở thành chính sách nhà nước chứ không còn là vấn đề tự phát của địa phương hay nội bộ thầy trò Làng Mai, khi mà văn bản 1329 của BTGCP-PG đưa ra; Ban Tôn giáo chính phủ, đại diện nhà nước quản lý tôn giáo, tiếng nói của BTG tức là tiếng nói quyết định của nhà nước, nói cách khác, đó là quyết sách, vì BTG không thể tự động giải quyết một vấn đề trọng đại của một tôn giáo liên quan đến tâm lý tình cảm của quần chúng và uy tín đối với quốc tế mà không được hội ý hay chỉ thị từ cấp cao;

Vấn đề Làng Mai, vấn đề Thái Hà, vấn đề Mục sư Nguyễn Công Chính, quản giáo hạt Mennonite Tây Nguyên, GHPGVNTN… và rất nhiều chuyện linh tinh các tôn giáo, hẳn nhiên, nhà nước có lý do nào đó để hành xử các vụ việc trên theo chính sách của nhà nước, như từng hành xử với các thành phần dân chủ đối lập, đó là chuyện của nhà nước, người dân không cần biết đến lý do nào để nhà nước quyết định hành xử , nhưng hành xử như thế nào, trên cương vị công lý, luật pháp hay không luật pháp là chuyện khác.

Người dân rất phấn khởi khi nhà nước chấp nhận kinh tế thị trường thay cho cơ chế bao cấp; Và kể từ lúc “đổi mới tư duy” sinh khí trong nước có phần hưng phấn. Đất nước Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trong sự lưu tâm và ưu ái trên chính trường quốc tế đối với bè bạn năm châu. Không những Việt Nam có chân ở Liên Hiệp quốc trong 32 năm qua( 20/.9/1977) mà còn là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo an LHQ; Việt Nam giao lưu với hầu hết các quốc gia mà trước đây từng là cựu thù.Một số quốc gia cũng đã chọn Việt Nam làm nơi hợp tác đầu tư; Những lúc kinh tế tài chánh khủng hoảng vào mấy năm trước, Việt Nam cũng thoát khỏi một cách nhẹ nhàng, hiện nay một số nước lớn chuyển mình một cách đau đớn trên đà tuột dốc kinh tế thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đôi chút, nếu các mặt hàng gia dụng, thực phẩm không bị Trung Quốc phá giá thì kinh tế Việt Nam cũng không đến độ báo động.

Việt Nam cũng chứng tỏ thắng lợi trên mặt trận ngoại giao khi chiếc vòng kim cô CPC lũng lơ trên đầu. Việt Nam cũng tạo được sự kính nể đối với các cường quốc về an ninh chính trị và an ninh xã hội. Về mặt trận quốc tế, Việt Nam có cái nhìn sâu sát và có chiến lược thích hợp; tuy rằng, Việt Nam có lúng túng trước hai thế lực Hoa-Mỹ để duy trì thế đứng tồn tại. Thế và lực Việt Nam đều yếu, buộc lòng nhượng bộ khá nhiều trước những áp lực của bá quyền kề cận, chính vì thế mà được bảo đảm về tính lâu dài của vị thế lãnh đạo. Sự nhân nhượng quá đáng đã đem lại thiệt thòi cho người dân trên vùng biển cũng như trên đất liền; Đối với nước ngoài, muốn tồn tại và được bảo đảm tồn tại thì phải nhân nhượng, đối với trong nước, muốn tồn tại và giữ vững an ninh, giới lãnh đạo bất cứ quốc gia nào cũng phải trấn áp thành phần bất mãn, đối lập nếu trình độ chính trị của những quốc gia đó thuộc loại trung bình.Ngoại trừ những quốc gia tiến bộ, họ hoá giải vấn đề đối lập, khủng hoảng bằng những thái độ tinh vi tế nhị và khoa học hơn . Đó là điều đương nhiên và dễ hiểu đối với mọi giai cấp lãnh đạo.

Nơi đây, chúng ta không thể đề cập phương pháp chuyển hoá của đạo Phật áp dụng vào xã hội khi mà chính trị và quyền lực được xem là tối ưu. Việt Nam cũng từng trải qua 4 thế kỷ an cư lạc nghiệp trước sự đe doạ từ phương Bắc, vào những triều đại quốc giáo đạo Phật. Ông cha ta biết tranh thủ lòng dân, sống bằng lòng dân và hy sinh cho dân bởi tâm đức và chính trị chân chánh; đối với kẻ thù, tuy giao hảo nhưng cương quyết từng tấc đất. Phật giáo không duy trì an ninh xã hội bằng quyền lực và trấn áp,Phật giáo cũng không hoá giải những bất đồng bằng những kế sách tinh vi như các nước tiên tiến.

Khi Thủ Tướng Việt nam sắp sang Mỹ, toà Bạch ốc đã vời các nhà chính trị đối lập với thể chế Việt Nam vào gặp Tổng Thống Bush để hạ nhiệt làn sóng phản đối. Trong khi đó, tổ chức Nhân quyền hay nghị sĩ Mỹ sang Việt Nam, các nhà đối lập chính trị bị câu lưu hoặc bị quản thúc, đó là hai lối hành xử của hai thể chế chính trị có trình độ quản lý đất nước khác nhau. Phậtgiáo không nằm một trong hai cung cách xử sự như vậy. Đạo Phật chủ trương chuyển hoá nội tâm hơn là trấn áp hình thức cho dù tinh vi. Mỹ là quốc gia có tiếng dân chủ nhất thế giới, nhưng sau cánh cổng nhà tù Guantanamo là gì, cả thế giới đều biết.Hành xử theo thế quyền là vậy, chúng ta phải thông cảm. Các nước khác hầu hết khó tránh khỏi những nhiêu khê trong khâu quản lý điều hành xã hội! Nói như thế không phải chúng ta chấp nhận cách trấn áp đối lập Aung San Suu Kyi của quân phiệt Yangoon, cũng không thể vừa lòng với cách thống trị Tibet của Trung Cộng, tại sao không giải quyết Thiên An Môn theo cung cách Triệu Tử Dương, nếu phải chọn một lối giải quyết vấn đề nhẹ nhàng hiểu biết hơn? Cho dù tế nhị hay thô thiển, cũng đều có cái giá phải trả nhất định của luật tương đối. Obama nhẹ nhàng, biết lắng nghe và lịch sự để thay đổi tầm nhìn và mối thiện cảm của quốc tế đối với quốc gia cờ Hoa nhiều tai tiếng trong nhiệm kỳ các Tổng Thống tiền nhiệm, thì Obama cũng không tránh khỏi những khó khăn cho cuộc canh tân xứ sở. Để xoá những tai tiếng cho Guantanamo, Obama phải chi ít nhất 80 triệu đô mà quốc hội không đồng thuận, rồi sẽ rút quân khỏi Afghanistan, Iraq…mà bao khó khăn đang đối diện. Như thế muốn tốt thì khó mà việc xấu càng dễ phát triển.

Có lẽ khi nắm quyền lãnh đạo, một chức vụ càng lớn mà trình độ càng kém sẽ đưa đến lối ứng xử bất toàn, và cũng khó cầu toàn trong một thế giới không xây dựng trên nền tảng đạo đức tâm linh.

Qua 34 năm thống nhất đất nước, Việt Nam xây dựng khá nhiều cơ sở vật chất cũng như cấu trúc tổ chức kinh thương, đạt được một số thành công nhất định, tuy muộn nhưng xác định được tầm nhìn vĩ mô để hội nhập. Tuy nhiên trong nước, một số chuyên ngành, chưa có tầm vóc thích ứng với một quốc gia đang lên. Ngành giáo dục đang lúng túng, bất nhất. Doanh nghiệp đang bị tuỳ thuộc sự lấn lướt từ Hoa lục; dệt may đã khựng lại, ngành xuất khẩu cũng khó khăn. Hơi thở thị trường chứng khoán không ổn định. Ngành xây dựng nhiều tai tiếng, không bảo đảm chất lượng và an toàn. Vấn đề trật tự xã hội đã ổn cố bằng những phương thức lỗi thời. Trật tự giao thông đã mạnh tay không đúng luật với thường dân, gây phẩn nộ trong quần chúng. Khu công nghiệp đem lại nỗi lo cho sức khoẻ tại địa phương; vô vàn cái bất cập do trình độ cán bộ chuyên ngành không chuyên sâu cộng thêm vụ lợi đã đem đến những vết đen cho đất nước.

Cũng thế, tôn giáo là một ngành đầy nhạy cảm, vì nó là một hợp thể được cấu trúc bởi niềm tin và tình cảm của quần chúng; nó không chỉ là một tổ chức biệt lập với mọi tổ chức, nó cũng vươn rộng đến mọi lãnh vực về phương diện tinh thần. Từng có thời kỳ nó tác động và ảnh hưởng diện rộng vào mọi mặt trong xã hội của một số quốc gia. Hiện nay Hồi giáo cũng quyết định đời sống luật pháp, văn hoá của những nước xem Hồi là quốc giáo. Theravada cũng gắn liền với cuộc sống của Thailand, Myanmar,Srilanka…Tôn giáo đã có mặt khi loài người có nhận thức đối với xã hội và thiên nhiên, vì thế Tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài và sẽ chuyển hoá theo trình độ dân trí. Người quản lý Tôn giáo không những phải chuyên sâu về triết giáo mà còn phải hoà nhập vào tính khiết minh của mỗi tôn giáo mới thẩm thấu được nhu cầu và tính tất yếu của tôn giáo đó. Chính sự đặc tính cách biệt của mỗi tôn giáo mà ngành quản lý tôn giáo cũng phải có những phương thức khác nhau cho thích hợp khi giải quyết vấn đề nhạy cảm của tôn giáo. Ngoài triết giáo, còn tùy thuộc điều kiện phát triển và sự hành hoạt của mỗi tôn giáo trong chiều kích xã hội; Công và tội, xấu và tốt, lợi và hại của mỗi tôn giáo trong một giai đoạn nhất định;

Việt Nam có những sai lầm khi giải quyết các tôn giáo đều giống nhau, bởi quan điểm của họ về các tôn giáo đều là một; Chưa nói đến các chi phái mang tính cá biệt. Khi giải quyết một vấn đề khó chịu của tôn giáo mang tầm cở quốc gia, cán bộ tôn giáo thường đặt trên căn bản chính trị và áp dụng luật pháp cũng trên quan điểm chính trị; có thể họ thành công về mặt chính trị nhưng tâm lý và tình cảm quần chúng thì chưa thỏa đáng. Nhà nước chỉ lắng nghe phản ứng của các lãnh đạo nước ngoài mà không lắng nghe phản ứng của nhân dân khi xử lý vấn đề tôn giáo và chính trị; Dùng quyền lực để giải quyết sẽ thiếu chu đáo nếu không biết lắng nghe nguyện vọng của quần chúng theo tôn giáo đó và đặc tính của tôn giáo đó. Quyền lực mà thiếu hiểu biết chuyên môn và không kết hợp tình với lý, thường dẫn đến thô bạo. Giải quyết tính nổi cộm một vấn đề nào đó của tôn giáo không phải là nhiệm vụ của xe ủi đất hay xe xúc đất. Mặt đất, bên dưới đôi khi còn có gốc cổ thụ, đá tảng hoặc bảo vật, chất nổ; tôn giáo không đơn thuần là một tổ chức hành chánh, tu sĩ là cán bộ văn phòng, nơi thờ phượng là cơ quan…mà tôn giáo thường là một tổ chức vượt ngoài mọi tổ chức. Những thành viên được liên kết bằng đức tin và tình cảm chứ không phải nội quy, luật định.

Khi nhà nước xử lý một vấn đề của tôn giáo, đó là tính quyết định của nhà nước đối vấn đề của tôn giáo đó, người dân không có ý kiến, nhưng vấn đề xử lý như thế nào, cung cách xử lý trên căn bản luật pháp hay không. Có lẽ cán bộ chưa quen hành xử theo pháp luật, nhất là đối diện trước những vấn đề nan giải, hoặc giao khoán nội vụ cho thuộc cấp. Vì trách nhiệm hay báo công đối với thượng cấp mà nhân viên cấp dưới thường làm càn, bất chấp luật lệ, miễn đạt được thành quả.

Riêng vụ án Bát Nhã, lúc đầu ai cũng ngỡ là do tranh chấp nội bộ, sự thật cũng là vậy. Một đằng thiếu truyền thông giữa tập quán trong nước và ngoài nước của thầy trò, đồng Đạo Làng Mai; phong cách làm việc của những người quen tập quán của nước công nghiệp đã tạo sự thiếu cảm thông, nhất là thầy tu trong nước, quen truyền thừa tính phong kiến của một trụ trì mà Đức Nghi là một đại biểu. Thêm vào đó khi quyền lợi không thoả mãn, tham vọng không được đáp ứng thì thành kiến, mặc cảm kéo theo những nghĩ ngợi thiếu khách quan, nhìn mọi việc làm của đối thủ đều mang dụng ý xấu, mà Đức Nghi gọi là có ý đồ chiếm đoạt Bát Nhã. Cách nói chuyện của Đức Nghi tạo cho người nghe có một ấn tượng kích động và thương cảm. Phần lớn ngoài trăm đệ tử cạo đầu của Đức Nghi là thành phần đi kinh tế mới từ miền Bắc vào, được cạo đầu để trông nom các cơ sở, vì thế không qua trường lớp tu tập, thiếu giới hạnh, phạm luật là bình thường. Một số quần chúng tỵ nạn kinh tế cũng trở thành công nhân hái chè và chăm sóc hàng chục hecta đất canh tác cho Đức Nghi, với đồng lương lao động bình thường. Hàng tháng nhận thêm tài trợ từ nguồn tiếp tế của Làng Mai thông qua Đức Nghi, con em được gửi vào nhà trẻ, cùng với nguồn bồi dưỡng các cô giáo, bảo mẫu, nên cuộc sống ổn định và hàm ân. Khi nghe Đức Nghi than thở qua giòng lệ bi thương, bị Làng Mai dùng thủ đoạn chiếm đoạt cơ sở, chính những quần chúng đó biến thành xã hội đen hành hung các tu sĩ trẻ tại Bát Nhã; Ban trị sự Phật Giáo Lâm Đồng cũng là đối tượng cần tiêu diệt khi bảo lãnh cho những tu sĩ tại chỗ và cản trở ý đồ Đức Nghi triệt phá Làng Mai; kết quả là TT Thái Thuận bị hành hung thương tích, một số thầy bị ném phân và đá, mấy Phật tử bị trọng thương, xe cộ máy móc bị đập bể, điện cúp, nước cắt, nhà bếp chiếm đoạt, sinh mạng 400 tu sinh và quần chúng có mặt như chỉ mành treo chuông.

Nửa năm trước, sau cuộc tranh chấp nội bộ không đi đến kết quả, Đức Nghi được Ban Tôn Giáo Chính Phủ hổ trợ bằng văn bản 1329 và Thông Tư Giáo hội 037; cục diện tạm lắng để đối phương tìm phương án hữu hiệu hơn. Trong văn bản 1329 có nhắc đến xử lý những đối tượng gây rối tại Bát Nhã, nhưng chưa tìm ra cách để cho các đối tượng Làng Mai vi phạm, thầy trò Đồng Hạnh khiêu khích dưới mọi hình thức; Trước khi bắt tay quyết định xoá sổ làng Mai tại Bát Nhã, Đức Nghi họp đệ tử nói: Nếu làng Mai họ tu đàng hoàng thì thầy trò mình nhường chùa lại cho họ tu. Đó là đòn đánh lạc hướng đối phương, chưa tới 72 giờ, Đức Nghi bật đèn xanh cho Đồng Hạnh chỉ huy đám côn đồ đốt phá, rượt chém, hành hung các tu sĩ, cô lập hoàn toàn khu vực, dồn tu sĩ lên tầng trên, đóng chốt ăn nhậu canh gác phía dưới. Vòng ngoài được 200 công an thường phục bảo vệ , sẳn sàng ứng chiến nếu làng Mai có thái độ phản ứng.

Nguồn tin rúng động khắp nơi, các báo đài nước ngoài đều tường thuật, mọi người theo dỏi sinh mạng các tu sĩ Làng Mai tại Bát Nhã giống như theo dỏi trận chiến ác liệt năm xưa khiến Tướng Hưng tử thủ từng ngày tại An Lộc, và cả tu sĩ lẫn Phật tử đã trên 400 người cũng cầm hơi qua một tuần lễ, không điện nước, không uống ăn, có người đã kiệt sức. Bất bạo động, bất phản kháng đã khiến những hành động vô đạo trong mùa An cư của thầy trò đức Nghi càng lộ bản chất ẩn dương nương Phật, thủ lợi cầu danh,ma tăng ác đạo chứ không phải người con Phật từ Bi Trí Tuệ. Cho dù thầy trò Đức Nghi thắng thế, nhưng bản chất vẫn bị thua trước tinh thần kiên định ôn hoà của tập thể chân tu đó. Những người không cần danh dự thường điên rồ đánh đổi tất cả chỉ vì mục đích tham sân si, càng quậy, thầy trò Đức Nghi càng lún sâu vào tội lỗi và nhơ danh muôn thuở. Bạo lực được hổ trợ bởi thế lực vẫn không giải quyết được vụ án Bát Nhã.

Xét trên bình diện quốc gia, không ai ngây thơ xem vụ bạo động tại Bát Nhã là nội bộ tự phát. Một cá nhân quậy làng phá xóm, đe dọa tính mạng kẻ khác liền bị công an bắt nhốt, một vụ bạo động rung chuyển cả trong và ngoài nước, có lực lượng an ninh địa phương hổ trợ thì không thể bảo là cá nhân Đức Nghi hành xử.
Vấn đề đặt ra, không phải ai hành xử, vì rõ ràng một xã hội quá loạn, không có kỷ cương luật pháp trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà phải đặt vấn đề hành xử thế nào để ngưởi dân vẫn thấy luật pháp còn giá trị, cán bộ còn là người đại diện luật pháp. Cứ cho rằng Làng Mai không thích hợp với thể chế chính trị hiện hành, bộ phận chuyên môn về tôn giáo hãy đặt vấn đề theo hai phương án:
1/ Làng Mai làm đơn xin sinh hoạt tại Việt Nam như mọi tôn giáo, tổ chức khác theo luật pháp hiện hành ( Làng Mai đăng ký hay không là chuyện khác, và nhà nước chấp nhận hay không lại là một chuyện); Nếu đăng ký, thì Làng Mai chịu dưới sự kiểm soát của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn Giáo Chính Phủ, an ninh tôn giáo; Điều nầy Làng Mai đã quen với lối sinh hoạt tại hải ngoại, nên không dễ chấp nhận.
2/ Làng Mai không chính thức có mặt tại Việt Nam theo luật định, thì những cơ sở của Làng Mai sinh hoạt tại Việt Nam không hợp pháp, dĩ nhiên nhà nước không chấp nhận, ngoại trừ tu sĩ và tín đổ của Phật giáo Việt Nam có quyền tu theo pháp môn Làng Mai.
Đó là về mặt tổ chức và pháp lý, nhưng tinh thần Phật giáo lại là vấn đề khác, có thể là thành viên của Giáo Hội nhưng tinh thần không nằm trong giáo Hội. Có thể ngoài vòng kiểm soát Giáo hội nhưng vẫn là tu sĩ của Giáo hội. Tổ chức Phật giáo là chiếc bóng chập chờn khó nắm bắt. Cụ thể hoá Phật giáo như mọi tổ chức khó mà thành công, vì thế, lượng số tín đồ Phật giáo khó mà thống kê chính xác.

Biết tận dụng cái hay cái đẹp của Phật giáo nói chung hay Làng Mai nói riêng, không nhất cứ phải là con chim được bảo vệ trong lồng son. Không chấp nhận cái xấu cái dở của Phật giáo nói chung, Làng Mai nói riêng, không nhất cứ phải hành động thô bạo, bởi vì thô bạo đã nói lên khả năng và trình độ kém cỏi, thiếu văn minh.

Ném phân và đá vào chư tôn đức trong BTS tỉnh, vào quần chúng từ SG lên thăm, hành hung tu sĩ tại chỗ; ném phân và đá vào nhà bất đồng chánh kiến, vào mục sư Nguyễn công Chính…đều là những hành động kém cỏi trong cách xử lý, chỉ là cách bôi lọ luật pháp và trét trấu vào mặt chế độ. Con người và con người có ngôn ngữ để thẩm thấu, trao đổi nhau. Con người và con người có trí tuệ và sự hiểu biết để giải quyết nhiều vấn đề mắc mứu nhau. Nói với nhau bằng giày dép đã là vô giáo dục, muốn chuyển hoá đối phương mà dùng bạo lực càng đưa đến bế tắt bất phục tùng, làm sao thể hiện chính nhân quân tử, đại diện cho pháp luật.

Vấn đề giải quyết Làng Mai như thế nào là chuyện của nhà nước, nhưng thô bạo với các tu sĩ trẻ tại Bát Nhã không thể chỉ là lỗi của những kẻ lợi dụng đầu tròn áo vuông tham lợi mà còn là trách nhiệm của kẻ cầm cân nẩy mực.
Nhà nước kêu gọi nhân dân sống và làm việc theo pháp luật thì cán bộ cũng phải thể hiện đúng tinh thần đó.
Hàng ngày báo chí phản ánh quá nhiều tệ nạn cán bộ đối với quần chúng; Tôn giáo là bộ phận lý tưởng đối với quần chúng, không thể xử sự theo cách xã hội đen. Nếu Làng Mai vi phạm luật pháp Việt Nam, nhà nước có văn bản chính thức mời Thiền sư hoặc đại diện TS đến để phân bày và y cứ theo luật pháp Việt Nam giải quyết. Bốn trăm tu sĩ trẻ là sản phẩm của TS Nhất Hạnh và Đức Nghi, muốn giải quyết số phận các tu sĩ đó không thể riêng ý kiến của Đức Nghi như văn bản 037 của Giáo Hội. Tranh chấp là có người tranh chấp và người bị tranh chấp, giải quyết phải có mặt cả hai. Nếu bảo Thiền sư Nhất Hạnh mang con bỏ chợ, đào tạo các thanh thiếu niên thành tu sĩ, khi tu sĩ gặp khó khăn, vẫn im lặng để họ cam chịu, thì Đức Nghi là người đứng ra xuất gia cho các trẻ em đó, giờ lại khủng bố các em chỉ vì quyền lợi vật chất và tự ái cá nhân với TS. Cha mẹ khi chia tay, cũng phải có trách nhiệm với bầy con mình đã tạo. Hai bên phủi tay thì số phận 400 em đó sẽ trở thành bụi đời, phạm pháp hay còn niềm tin vào Tam Bảo chăng? Giáo Hội tỉnh Lâm Đồng không can dự gì đến Làng Mai, nhưng thấy bố mẹ bỏ rơi, Giáo hội dang tay bảo bọc, đó là tinh thần trách nhiệm của đàn anh đối với kẻ hậu tấn, khi quý thầy trong BTS PG Lâm Đồng bảo lãnh cho các em cũng là lúc các thầy phải chịu áp lực từ mọi phía và nỗi căm thù của thầy trò Đức Nghi dành cho họ là điều tất yếu phải có, thầy Thái Thuận lãnh đạn chẳng phải là oan! Cái oan là 400 tu sĩ vô tội, từ chối mọi cám dỗ tội lỗi của thế gian để trở thành người tốt, có ích cho xã hội lại bị xã hội, bị sư phụ, bị luật pháp đối xử phủ phàng!

Chả lẽ ngành chuyên môn Tôn giáo không còn cách nào giải quyết Bát Nhã theo tinh thần luật pháp hợp lý mà phải mượn tay xã hội đen của Đức Nghi?
Đất nước đã bao năm ly loạn, khổ đau quá nhiều, khi nước nhà thống nhất đáng ra người dân có quyền an cư lạc nghiệp, tôn giáo phát triển để làm chỗ tựa tinh thần cho dân tộc; Người dân khốn khổ vì tài sản đất ruộng bị trưng thu, cuộc sống khó khăn, giờ đây, niềm tin tôn giáo cũng bị lay động tận gốc; Những thành phần bê tha, tệ nạn vẫn nhởn nha sống một cách an lành,
Người lãnh đạo đất nước chả lẽ chỉ quan tâm đến tiếng nói của nước ngoài mà không hề chú ý đến nguyện vọng chính đáng của người dân và nỗi đau buồn của dân tộc hiện nay? Cán bộ chuyên ngành tôn giáo cũng cần cập nhật kiến thức chính trị và tôn giáo song hành để đối xứng với thế giới khi cần điều chỉnh, giải quyết vấn đề. Giải quyết tôn giáo không thể là cách giải quyết giữa hai người đàn bà trong xóm, mà phải là cung cách của cán cân công lý và văn hoá.
Cán bộ hãy lắng nghe nỗi khổ niềm đau của quần chúng khi xử lý vấn đề, nhất là vấn đề trọng đại.
TS Nhất Hạnh có những sai trái nhất định, theo quan điểm luật pháp Việt Nam, thì chỉ có TS chịu trách nhiệm trước pháp luật, các tu sĩ vô tội, không thể là nạn nhân của trầu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.

Đất nước đã chịu quá nhiều tai tiếng, đừng tạo thêm cái nhìn mất thiện cảm đối với thế giới về Việt Nam. Một nhà lãnh đạo tốt là biết thương dân, lo cho dân, đừng làm khổ dân.
Tai uơng, dịch bệnh chưa hẳn là khổ, cái khổ mà người dân luôn gánh chịu là nỗi oan vô cớ đè nặng lên cuộc sống thường ngày.
Hy vọng nhà nước xét lại và ngưng ngay những hành động thô bạo do thầy trò Đức Nghi gây ra cho những tâm hồn non trẻ tại Bát Nhã hiện nay, họ đau một nhưng quần chúng và Phật giáo đau mười trước nụ cười biếm nhẽ của ngoại đạo khắp nơi.
Bao giờ chuyện buồn đất nước được cạn vơi???

MINH MẪN
03/7/09

TU VIỆN BÁT NHÃ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP


Những ngày gần đây, sau khi chính quyền Lâm Đồng mời HT Pháp Chiếu đến Tu Viện ngồi “làm vì” để họ đưa ra những văn bản mang tính áp đặt, buộc Làng Mai phải chấp nhận những quy định do Ban Tôn giáo CP ( 1329) và văn phòng II TWPG ( 037 ); Tỉnh Lâm Đồng đã ký văn bản 307/UBND gửi đến Tu viện Bát Nhã và Giáo Thọ làng Mai.

Để trình tự nắm được vấn đề, chúng ta xin trở lại từ đầu năm 2008, khi TS Nhất Hạnh về tham dự Vesak; Đoàn Làng Mai trở lại Tu viện sinh hoạt nội bộ sau khi từ Hà Nội trở về; Lúc bấy giờ thầy Đức Nghi đã tránh mặt TS Nhất Hạnh, với lý do TS làm chính trị để nhà nước Việt Nam khiển trách thầy Đức Nghi.

1/ Cái gọi là TS làm chính trị, là những điểm TS trực tiếp góp ý với cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam, từ ban ngành liên quan tôn giáo đến danh xưng của đất nước, những đóng góp đó, không ngoài vấn đề thay đổi cái nhìn của thế giới về một đất nước đang chập chững, thiếu kinh nghiệm hội nhập. Cái sai lầm của TS là công bố lên website Làng Mai những vấn đề nhạy cảm đối với sĩ diện của nhà nước Việt Nam. Cấp lãnh đạo VN đã tiếp nhận những ý kiến của TS, cái nào thực hiện được, họ sẽ thực hiện, cái nào chưa thể, họ sẽ cứu xét. Về phía Việt Nam cũng đã tỏ thiện chí như thế. Họ yêu cầu không công khai lên báo, thế mà làng Mai không giữ lời hứa. Đây là cái cớ để thầy Đức Nghi vin vào đổ tội. Nếu có tội thì TS có tội với nhà nước Việt Nam chứ không có tội với thầy Đức Nghi; TS có làm chính trị bất lợi cho Việt Nam thì TS chịu trách nhiệm với nhà nước, hà tất thầy Đức Nghi phải can dự; Bảo rằng nhà nước khiển trách thầy Đức Nghi, quả là vô lý khi TS không còn là tuổi vị thành niên chịu sự giám sát và trách nhiệm của thầy Đức Nghi

2/ Riêng thầy Đức Nghi, khi Làng Mai đã cung ứng số tiền để thầy tiếp tục xây thêm tăng xá (90 ngàn đô), thầy lại đem tiền mua đất thêm nơi khác, khi vật giá tăng, không đủ xây dựng, thầy lại kèo nài Làng Mai, thầy nghĩ Làng Mai là cái kho bạc, không đáp ứng theo yêu cầu, thầy phẩn uất, bất mãn làng Mai.

3/ Nguyên tắc tổ chức nội bộ, không một cá nhân nào thao túng mà phải thông qua hội đồng Tỳ kheo; Thầy Đức Nghi quen phong cách toàn quyền của một trụ trì theo truyền thống PGVN, thầy muốn quản lý tiền bạc, nhân sự, xây dựng cơ sở, và những quyết định khác về … Làng Mai tại Việt Nam, điều nầy đã ra ngoài truyền thống Làng Mai. Thêm vào đó, một số giáo thọ và tu sĩ làng Mai quen phong thái bình đẳng, tự do, nên không khúm núm trước một vị đang là sư phụ tất cả tu sĩ Làng Mai. Còn vô số tiểu tiết tế nhị khác do văn hoá bất đồng giữa hai bên, tạo thêm hố ngăn cách. Điều quan trọng nhất là phong cách làm việc bộc trực, ngay thẳng của Làng Mai, hoặc là chấp nhận hoặc là thẳng thừng từ chối giữa những vị có trách nhiệm của Làng Mai với thầy Đức Nghi, đã va chạm tự ái của thầy, nhất là sư cô Chân Không và TS Nhất Hạnh.

Những bất đồng đó, theo thầy Đức Nghi: TS Nhất Hạnh không tạo được sự truyền thông giữa thầy trò, bằng cớ, khi TS và đoàn chuẩn bị lên máy bay về Pháp, thầy xuống khách sạn xin gặp mà TS từ chối…làm thầy thất vọng về phong cách của một vị thầy khác với lý thuyết mà ngài giảng dạy.Từ thất vọng nầy đến thất vọng khác, thầy Đức Nghi nghĩ là đã hết duyên thầy trò và thất vọng đó đã thúc đẩy thầy Đức Nghi quậy cho nát Làng Mai tại Việt Nam.

Nếu chỉ là giữa cá nhân thầy Đức Nghi và Làng Mai thì nhà nước tại sao không trung gian giải quyết êm đẹp mà đứng về phe thầy Đức Nghi ép chế Làng Mai?
Khi thầy Đức Nghi tránh mặt TS trong thời gian đoàn lưu trú tại Bát Nhã. Một cuộc họp nội bộ để tổ chức lại sinh hoạt, vì thế không có gì phải thông qua giáo hội; Nếu thầy Đức Nghi lo ngoại vụ thì thầy Giác Viên cùng các giáo thọ lo nội vụ, hướng dẫn Tăng Ni tu tập không có gì quá đáng mà theo sự kết tội của thầy Đức Nghi là: Làng Mai có âm mưu truất phế thầy và chiếm đoạt cơ sở. Vấn đề chiếm đoạt cơ sở hay không, ta hãy xét ở mục khác.
Từ khi đoàn về Pháp, ở đây thầy Đức Nghi không bảo lãnh Làng Mai, đã bật đèn xanh cho các ông Đồng quậy phá 400 tu sinh trẻ tại Bát Nhã. Vứt đồ ra mưa, đập phá các phòng rồi báo công an đến lập biên bản vu cáo cho các tu sinh ở đây; Lấy cán cuốc đập vào đầu thầy quay phim. Bắt loa chĩa sang tu viện ra rả ngày đêm gây náo loạn không cho họ yên tịnh. Ban đêm đưa công an vào xét hỏi khủng bố tinh thần các em. Lợi dụng cuộc họp của BTS và chính quyền, gây áp lực, mắng chửi tu sĩ, trương biểu ngữ buộc làng Mai cút khỏi Bát Nhã, mua chuộc những thành phần bất hảo sĩ nhục hăm doạ tu sinh, bây giờ đốt cốc, phá am, cắt điện nước, đả thương quý thầy…có sự yểm trợ trên 200 công an đứng gác vòng ngoài. Chuyện nội tình sai đúng thế nào, trước mắt đây là hành vi côn đồ chứ không thể là một tu sĩ Phật giáo đối với đồng đạo trong mùa an cư. Ngoại đạo nghĩ gì về một Phật giáo Từ Bi? Quần chúng nghĩ gì về một Đức nghi nhiều thủ đoạn lọc lừa? Đây là vết nhơ lịch sử PGVN mà trải qua hàng ngàn năm chưa hề xảy ra bất cứ dưới thể chế nào, kể cả thời Pháp thuộc.
*
* *
Theo tinh thần văn thư 1329, nhà nước sẽ nghiêm trị những kẻ gây rối tại Bát Nhã, thế tại sao nhóm họ Đồng hành xử như thế lại được chính quyền yểm trợ? Nếu bảo Làng Mai gây rối thì tại sao nhà nước không xử trị mà để cho nhóm họ Đồng hành hung họ???

Hơn một năm, 400 em thanh thiếu niên chấp nhận đời sống khổ tu, từ chối bao cám dỗ thế tục, để cúi đầu chịu đựng sự nhục mạ, đe dọa mà tự thân họ không hề có lỗi; 400 tu sĩ đó là đệ tử của ai? Phải chăng chính tay thầy Đức Nghi làm lễ xuất gia cho họ, họ gọi thầy Đức Nghi là sư phụ, khác chăng là họ tu theo pháp môn Làng Mai, khác với nhóm họ Đồng tu theo Tịnh Độ. Con cùng một cha, ai cũng có quyền chọn cho mình một pháp môn, tại sao đẩy họ đứng về phía Làng Mai rồi khủng bố gây khó cho họ?

Chuyện giữa hai người lớn thì nên giải quyết theo tinh thần Lục Hoà chứ không thể giận cá chém thớt để rồi trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết!

Ban Trị Sự Lâm Đồng, ngoài HT Pháp Chiếu, quý thầy đều sẳn sàng che chở cho các em, mặc dù quý thầy không hề dính líu đến Làng Mai, bằng cớ, BTS đứng ra bảo lãnh cho các em lưu trú tu tập, giúp các em thọ giới trong Giới Đàn Bích Nguyên, tuy HT Pháp Chiếu không cấp Điệp Đàn cho họ. Một thầy có uy tín tại Đà Lạt tâm sự: Thấy các em còn nhỏ mà biết tu nên chúng tôi nâng đỡ, còn hơn để các em ra đời sẽ hư hỏng trở thành gánh nặng cho xã hội; Đáng ra nhà nước và quý thầy phải thấy mà giúp các em, sao lại làm khó người ta; Sư ông Làng Mai cũng thế, đáng ra sư ông phải có trách nhiệm trong sự tranh chấp nầy. Ít ra sư ông phải có lời cám ơn hoặc gửi gắm Giáo Hội về những tu sinh nầy; Đằng nầy, Giáo hội bảo lãnh hay không, cũng mặc, không cần biết, đem con bỏ chợ; Nếu Bát Nhã phát triển tốt thì là những tu sĩ của Làng Mai, nếu các em gặp khó khăn thì sư ông coi như không hay biết, chẳng quan tâm. Tại sao chúng tôi phải cưu mang trong khi không phải là đệ tử mình, hệ phái mình, và cũng không phải thành viên của Giáo Hội? *
* *
Ngay cả Giáo Hội vẫn còn lấn cấn đối với tổ chức Làng Mai tại Việt Nam. Trong Thông báo số 037, kết luận vấn đề tu viện Bát Nhã, điều 1.- ghi: GHPGVN chưa công nhận hoạt động của Giáo Hội Làng Mai – Pháp Quốc tại Việt Nam, chỉ thừa nhận khoá tu theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam do các trụ trì, Tăng ni phát tâm tu tập.
Việt Nam đã xác định Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là Giáo Hội duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam thì làm gì có Giáo Hội nào khác, chưa bao giờ nghe nói danh xưng Giáo Hội Làng Mai mà chỉ có pháp môn Làng Mai. Vả lại một Giáo hội làm gì có quyền công nhận một giáo hội ngang tầm, ngoại trừ công nhận một hệ phái;
Thông báo chỉ thừa nhận khoá tu theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam do các trụ trì, Tăng Ni phát tâm tu tập; như thế thì quần chúng muốn tu theo pháp môn Làng Mai, GH không thừa nhận?

Cũng theo Thông báo 037, điều 6 viết: Mọi vấn đề có liên quan đến tu viện Bát Nhã, khi giải quyết đều phải có ý kiến thống nhất của TT Đức Nghi, viện chủ tu viện Bát Nhã
Kể cũng lạ, ngay vụ án dân sự, một khi giải quyết, cần có mặt cả nguyên đơn lẫn bị đơn, huống nữa Bát Nhã đang tranh chấp, Giáo hội và nhà nước chỉ lắng nghe ý kiến của thầy Đức Nghi mà không cần biết nguyện vọng của tập thể tu sĩ tại Bát Nhã.

Văn bản 307/UBND của Bảo Lộc, điều 1 ghi: Kể từ ngày 01/4/2009, yêu cầu tu viện Bát Nhã, các vị giáo Thọ Tăng thân Làng Mai chấm dứt việc tổ chức khoá tu đầu tháng theo pháp môn Làng Mai và các hoạt động trái với quy định của Pháp luật Việt Nam.
Pháp môn làng Mai là một hình thức sinh hoạt tôn giáo, không mang tính chính trị, được luật pháp bảo hộ mọi sinh hoạt tín ngưỡng, tự do tín ngưỡng thì tại sao lại cấm; Nếu một pháp môn không thích hợp với tinh thần Đạo Phật thì Giáo Hội cấm chứ tại sao nhà nước cấm? Nhà nước chỉ cấm những hoạt động chính trị, còn hoạt động tôn giáo thì có Ban Tôn Giáo CP và Giáo hội quản lý, UBND lại dẫm chân vào lãnh vực tôn giáo? Làng Mai đã sinh hoạt trên ba năm lại bị cấm, còn họ Đồng mới đây cũng tổ chức khoá tu đầu tháng lại được phép, là thế nào? Thời đại hiện nay, trình độ dân trí đủ để hiểu luật pháp Việt Nam, nhà nước nên hành xử theo Luật chứ không nên theo Lệnh như thời bao cấp.
Số hàng trăm Phật tử trẻ từ TP HCM lên mỗi đầu tháng, không hẳn toàn là những người tham dự khoá tu. Phần lớn là những thân nhân của các em tu sinh, mỗi tháng họ tổ chức lên thăm như từng đi thăm tù khi mới giải phóng, đi thăm nghĩa vụ quân sự mỗi khi có khoá tuyển mộ. Ăn theo có một số bạn bè của họ muốn viếng cảnh, đổi gió suốt một tháng lao nhọc với công việc tại TP đông người; Như vậy số thực sự tham dự khoá tu chỉ 1/3, tại sao phải cấm?
Cũng như văn bản 1329 của TGCP-PG, Thông báo số 037 của Giáo Hội có nhiều sai sót, dẫn đến hành xử mang tính bất cập và nhiều kẽ hở, đó là ngọn đèn xanh cho họ Đồng tỏ thói xã hội đen đối với 400 em tu sinh lòng non dạ trẻ.
*
* *
Vấn đề Bát Nhã đến bây giờ, không còn ai nghĩ chỉ là tranh chấp quyền lợi giữa thầy Đức Nghi và TS Nhất Hạnh, bởi vì, nếu thế thì vấn đề giải quyết không khó khăn nếu nhà nước đứng khách quan dùng pháp luật mà xử lý. Như ta đã thấy, càng ngày nhà nước từ trung ương đến địa phương, càng có khuynh hướng bảo trợ cho thầy Đức Nghi, mặc dù họ làm bậy. Quyền lực đã hỗ trợ cho những ông như Đồng Hạnh hung hăng muốn hại các tu sĩ trẻ, gây xáo trộn đời sống tu tập của các em; Chỉ cần các em có thái độ chống trả trước sự khiêu khích của nhóm họ Đồng, là nhà nước có cớ bắt bớ và dẹp ngay tập thể 400 người đó. Mãi đến bây giờ chính quyền địa phương vẫn không có lý do giải tán họ, chứng tỏ họ bất bạo động và thực tu.

Vì quyền lợi và tự ái của những cá nhân, đã biến vấn đề Bát Nhã thành chính sách của nhà nước đối với Làng Mai, bằng cớ là văn bản 1329 của BTGCP, sau BTGCP là ai để làm thành chính sách đó?
Một khi đã là chính sách, liệu họ có nghĩ đến vấn đề lợi hại cho Việt Nam trước cửa hội nhập?

Một nhà hoạch định kiến trúc quốc gia, họ sẽ đặt lên bàn mổ xẻ những mặt lợi hại từ lòng dân trong nước đến các mối quan hệ hải ngoại. Từ vấn đề giáo dục quần chúng đến những giai đoạn phát triển đất nước; từ an ninh chính trị đến ổn định tật tự xã hội; từ vấn đề đạo đức nhân bản đến tội phạm hình sự… mọi sự đều có mối liên đới hỗ tương; Nhưng một quyền hành quá lớn trong tay một hiểu biết quá hẹp, sẽ dẫn đến những tệ hại lâu dài, hoặc họ không cần biết, hoặc họ biết nhưng bất cần trách nhiệm đối với quốc gia, miễn có lợi hoặc thoả mãn lòng tự ái cá nhân là đủ.

Uy tín của TS Nhất Hạnh trên trường quốc tế, một trong những người Việt Nam đã được các nghị sĩ Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu đánh giá cao, sẽ giúp cho Việt Nam rất nhiều như từng giúp để Việt Nam thoát khỏi CPC, giúp cho Vesak 2008 nâng cao tầm vóc mà nếu thiếu Làng Mai, Vesak chỉ là một nghị trường nhạt nhẽo; với tầm vóc đó, Làng Mai phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Một khi khống chế được Làng Mai theo pháp lý thì Làng Mai là con bò sữa, nhưng buớc đầu, làng Mai đã tỏ ra khó nuốt. Thầy Đức Nghi nhắc lại nhiều lần: làng Mai cứ xin phép nhà nước, đăng ký sinh hoạt thì sẽ hết khó khăn.
Vấn đề nầy cho ta nhớ lại 2005, TS Nhất Hạnh về thăm quê lần đầu tiên, chương trình hạn chế đi lại, thế mà thầy Đức Nghi vẫn can thiệp thành công cho TS lên Bảo Lộc để nhận miếng mồi do Đức Nghi nhử, cá cắn câu từ đó, nhưng vẫn là con cá khó nuốt. Về lần thứ hai năm 2007. TS từ Đại Tòng Lâm được một sư bà cách đó hơn 100m mời qua dùng cơm, thế mà vẫn không được phép, phải chăng Đức Nghi là con cò mồi để Làng Mai lọt vào tầm quản lý nếu Làng Mai chấp nhận luật pháp hiện hành của Việt Nam.Qua ba năm, Làng Mai vẫn vuột khỏi tầm quản lý của Phật giáo Việt Nam và nhà nước Việt Nam; Làng Mai cũng không chung chi theo tập quán trong nước. Làng Mai quen xử sự theo Lý nên gặp phải những khó khăn về Tình. Hầu hết dân bản địa châu Á xử sự theo lối: miếng trầu làm đầu câu chuyện. Quyền lợi và tình cảm luôn song hành, đầu xuôi đuôi lọt, đó là “thủ tục đầu tiên”Làng Mai hay hàng trăm Giáo hội hải ngoại, không ai tuỳ thuộc ai, đó là trên xứ sở khác. Phong cách như thế không thích hợp với luật lệ Việt Nam. Cho dù anh là nhà bác học, cũng phải gọi dạ bảo vâng khi đến cửa quyền. Một bác sĩ trong trại cải tạo vẫn phải phục tùng tay bảo vệ thượng du.
*
* *

Ngày đầu tiên nghe thầy Đức Nghi cúng Bát Nhã cho làng Mai, chư Tăng Đà Lạt đều nói - hiếm có bậc đạo đức, khôn ngoan như thầy Đức Nghi; nhưng sau ba năm, khi quyền lợi không thoả mãn, đưa đến giữa thầy trò cơm không lành, canh không ngọt như hiện nay, cũng những thầy đó mới vỡ lẽ - không ai thủ đoạn điếm đàng như thầy Đức Nghi, gian mà không ngoan; thiếu chi cách lấy lại cơ sở mà vẫn không bị tai tiếng, cần gì phải dựa thế lực mà trở mặt với đồng đạo, phản trắc thầy mình thì nước nào rửa sạch vết nhơ. Từ Nam chí Bắc, từ trong nước đến ngoài nước, làm sao thầy Đức Nghi còn mặt mũi nào tiếp xúc với ai; Cho dù lấy lại cơ sở, chả lẽ gục mặt bám của mà ăn, không cần giao du với ai và ai còn tin mà giao du với mình. Thầy trò họ Đồng càng quậy thì càng lộ bộ mặt gian manh giảo hoạt. Nhà nước càng bao che cho họ thì càng lộ tính bất minh của nhà nước đối với quốc tế.
Nhiều lần thầy Đức Nghi than vãn, thầy bị oan? Nghĩa là thầy chỉ làm con chốt thí? Thí cho ai? Trí tuệ và sĩ khí của người tu thế nào để bị lạm dụng? than như thế không phải đáng thương mà đáng trách cho một vị đầu tròn áo vuông. Làm sư phụ của hàng trăm tu sĩ, hàng ngàn Phật tử, làm chủ bao nhiêu tự viện, làm viện chủ một tu viện mang tầm cở quốc gia, vang tiếng quốc tế… thế mà chưa thoả mãn để rồi thân bại danh liệt.
Nếu bảo rằng thầy bị oan, thầy là con chốt, nhưng qua cách nói chuyện về vụ Bát Nhã và TS Nhất Hạnh, thầy Đức Nghi tỏ ra hận thù căm tức và biết cách gây căm tức hận thù cho đệ tử đối với các tu sinh làng Mai tại Bát Nhã. Thực sự thầy có thiện chí thì thầy không xúi đệ tử hành hung thô bạo như thế và càng không đóng kịch một cách tài tình trước quần chúng; Trước vụ chặt phá am cốc và rượt chém tu sĩ mấy hôm, thầy Đức Nghi họp chúng nói: Nếu Làng Mai họ tu hành đàng hoàng thi thầy trò mình nhường chùa lại cho họ tu…nghe như thế thì không ai nghĩ là một thủ đoạn, Thầy đã nói trước mặt cậu Phật tử từ Hà Nội vào, ngược lại nhóm họ Đồng lại nhờ cậu nầy dùng khả năng mật chú để tẩn xuất làng Mai ra khỏi Bát Nhã. Cậu Phật tử dễ tin là thầy Đức Nghi không hề gây khó cho Làng Mai, mà chỉ có làng Mai thách thức nên họ Đồng mới hành xử như thế. Như thế đủ thấy thủ đoạn ném đá dấu tay của thầy Đức Nghi tinh vi đến độ!
*
* *
Giả thử rằng thầy Đức Nghi muốn lấy lại cơ sở, thì trực tiếp liên lạc với TS hoặc những ai có trách nhiệm, đưa ra nhiều phương án khả thi, hoặc là hoán chuyển, hoặc hoàn trả, hoặc chuyển nhượng…nếu tình cảm và còn có trách nhiệm với những tu sinh mà thầy đã thế độ cho họ, sau khi giải quyết cơ sở, thầy vẫn tiếp tục bảo lãnh cho họ theo tinh thần mã thượng thì tốt đẹp biết bao, chẳng những tài sản không sứt mẻ mà tình cảm vẫn vuông tròn, uy tín càng tăng thêm. Đó là cách cư xử của chính nhân quân tử. Một người bình thường, không thuộc loại ma quỷ, thì không thể làm chuyện sái lương tâm, huống là một thầy tu đã có tuổi, có địa vị, có tài sản, có uy tín lại hành xử như bọn Hồi giáo hay Hố Nai cực đoan thì làm sao xứng danh một Thượng Tọa?
Những tưởng thời gian qua để cho nhóm họ Đồng quậy phá như thế cũng đã đủ, ngờ đâu bây giờ lại tiến thêm những thái độ của dã thú sổ chuồng, có lẽ thầy trò Đức Nghi muốn dứt điểm một ăn một thua trước thành trì bất bạo động của những tu sinh trẻ được giáo dục kỷ kiểm soát trước mọi cảm xúc của hoàn cảnh và tự thân.

Giả thử nhà nước muốn giải toả tu sĩ của Làng Mai tại Việt Nam, hay quản lý họ trong một tổ chức của Giáo Hội khi mà không quản lý được hành hoạt của TS Nhất Hạnh, đâu cần phải dùng thủ đoạn sư đánh sư như thế, đó là hạ sách của kẻ thiểu trí. Nhà nước công khai thông báo cho Làng Mai biết, một là đăng ký sinh hoạt với giáo hội Phật giáo Việt Nam, số tu sĩ đó trực thuộc Giáo Hội và là tu sĩ của Giáo Hội PGVN tu theo pháp môn Làng Mai. Hai là chính thức đăng ký sinh hoạt như một hội đoàn, một tôn giáo biệt lập của nước ngoài tại Việt Nam như những hệ phái Tin Lành hiện nay hoặc các công ty xí nghiệp chẳng hạn. Nhà nước cũng có thể quy định thời hạn sinh hoạt thử nghiệm để tìm hiểu xem sự thích nghi với tập quán văn hoá VN mà Làng Mai muốn cống hiến xây dựng nền tảng đạo đức xã hội Việt Nam; Nhà nước cũng có thể nêu ra một số điều kiện mà Làng Mai không thể đáp ứng nếu nhà nước không muốn Làng Mai có mặt tại Việt Nam…có biết bao điều giải quyết êm thắm khi quyền nắm trong tay. Đâu cần phải để tai tiếng vô lý khi thế giới đang nhìn Việt Nam với sự hoài nghi, thiếu thiện cảm. Cho dù thế nào, uy tín sẵn có của Làng Mai trên trường quốc tế vẫn là điều cần thiết để trang bị cho một nước Việt Nam trên đà hội nhập. Có cần thiết chăng khi Việt Nam bị tai tiếng với Giáo xứ Thái Hà, với mục sư Nguyễn Công Chính, với luật sư Lê công Định, với dân oan mất tài sản, với tham nhũng và bao chuyện tệ nạn xã hội khác, giờ lại khuấy động Làng Mai mà thực chất không đến đổi phải xử sự quá đáng như thế. Người cầm quyền trong lĩnh vực tôn giáo, nên có tầm nhìn sâu xa hơn vì quyền lợi đất nước; Đừng nghĩ rằng, có tôn giáo hay không chẳng quan trọng, miễn vị thế chính trị đã được đàn anh bảo kê, nghĩa là tồn tại nhờ thế lực chứ không cần lòng dân.
Hơn ba năm có mặt trên quê hương, Làng Mai đã làm lợi cho bao nhiêu cá nhân mất định hướng, đã giải quyết bao nhiêu gia đình bị khủng hoảng tình cảm; giúp bao nhiêu thanh thiếu niên vượt qua khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, chưa nói đến bù đắp vật chất cho nhiều cô thầy giáo,nhà trẻ, dân cư thiếu ăn…nhưng Làng Mai chưa làm tổn hại cho xã hội hay đe doạ cho chế độ. Tại sao phải triệt phá Làng Mai???

Đồng ý TS có những cung cách không thích hợp với một số chức sắc Giáo Hội, không hoà nhập với cộng đồng Phật giáo trong nước, chưa truyền thông với những đồng đạo đệ huynh; từ lý thuyết đến thực hành của TS còn một khoảng cách nhất định, nhưng không vì thế mà phủ nhận giá trị uy tín của một TS. Hãy nghĩ đến quyền lợi của đất nước và xã hội chứ đừng vì quyền lợi và tự ái cá nhân. Cá nhân thầy Đức Nghi hay quyền lực của một thể chế có thể triệt hạ TS dễ dàng nhưng không dễ dàng tạo một uy thế như Làng Mai đối với quốc tế; Dụng nhân như dụng mộc, tại sao ta không biết trọng dụng những cái đang có mà chỉ trọng dụng những cái không thể có?

Giải quyết Bát Nhã như thế nào còn tùy thuộc nhận thức cái lợi hại của nó trong một xã hội
Giải quyết Bát Nhã thế nào, còn tuỳ thuộc tính khách quan vô tư của kẻ nắm quyền
Giải quyết Bát Nhã thế nào còn tuỳ chính sách nhà nước đối với Làng Mai
Chứ không đơn giản giải quyết trên giá trị cơ sở vật chất hay biến mặc cảm cá nhân thành một chính sach.
Loạt bài sau sẽ đề nghị những giải pháp đối với Bát Nhã.
MINH MẪN 29/6/09

BẤT TRI KỲ NGỘ


4 giờ sáng ngồi trên máy, nhận được bài thơ TÌNH YÊU của người bạn từ chân trời xa gửi về, một bài mà tôi tâm đắc và thuộc nằm lòng từ thập niên 1970, thỉnh thoảng đâu đó, vẫn nghe một vài người đọc lại.

Sáng nay cái hẹn với LS Q để triển khai công việc của công ty thực phẩm chay Long Hoa, được chuyển sang hướng khác: đi gặp một nhân vật của đối tượng hình thành bài thơ trên. Chiếc xe Từ Thiện Bảo Hoà chở 8 anh em đến đón tôi, hơn 8 giờ mới tới. Trên xe , vài người quen thuộc, vài người xa lạ, nhưng, ngoài tôi, không ai xa lạ nhau cả, tất cả đều là tín đồ thuần tâm!

Chủ nhà được báo trước, có lẻ vì thế mà việc đón tiếp chuẩn bị tươm tất. Cánh cổng màu xanh bạc đóng kín, biểu hiện cuộc sống an phận trong vùng ngoại vi Thành phố; Hai người đàn ông trên 65 đưa đoàn chúng tôi vào nhà, qua một khoảnh sân không rộng, trồng cây sung và vài cây bông già; Một bà cụ gần 95 vui vẻ mời chúng tôi vào ghế. Nét son phấn thời trẻ vẫn còn phưởng phất trên khuôn mặt phúc hậu về chiều của cụ, không dấu được vẻ đẹp một thời của cô gái miền Tây Nam bộ. Anh Tư trưởng nhóm từ thiện Bảo Hoà mở lời: Thưa bà năm, anh em chúng con đến viếng thăm bà, đồng thời xin bà cho chúng con biết thêm tin tức những gì bà Năm từng biết đến đức Thầy chúng con, trong đó, bài thơ Tình yêu, có phải Thầy đã làm năm 1946, lúc quen bà?
Chiếc miệng móm mém, bà cười thật dễ thương, gật đầu, bà kể: Đúng, tôi gặp anh Tư hai lần, một , vào năm mười mấy tuổi, lúc còn đi học với nhau, lần thứ hai khi tôi đã có gia đình năm hai mấy tuổi. Thời thế loạn lạc, Pháp đô hộ. Tôi xin phép quý ông, tôi gọi Thầy bằng anh Tư, vì chúng tôi rất thân quen từ thuở bé, khi thầy chưa ra làm đạo.

Thầy Quới, anh Tư Bảo Hoà cùng đồng đạo im lặng như cố tiếp nhận từng lời của bà, không bỏ sót một chi tiết; Với tuổi tác và thời gian truân chuyên từ thuở hàn vi, bà từng vào thôn xóm thu mua rau xanh, ra bán cho các quan Tây, quan Nhật; Bà lưu lạc từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, từng nằm dưới xác chết của đồng bào trong thời loạn, thế mà bà vẫn không quên bất cứ điều gì; Bà nhớ vánh vách như chuyện mới xẩy ra hôm qua. Người cậu của bà đã lập chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tam Tông Miếu, chùa Xá Lợi vào thời điểm nào, bà còn nhớ, khi cố HT Tâm Giác thi đấu võ thuật tại Nhật Bản, mang nội thương, về tiếp nhận tái thiết Vĩnh Nghiêm như thế nào, bà cũng không hề quên; Có điều, khi nhắc đến những kỷ niệm về đức Thầy, bà đưa tay áo lên thấm những giọt lệ khô trên khoé mắt buồn: bà nói:
Cuộc đời tôi đã quá nhiều đau khổ, đã bao lần nước mắt đổ, hơn 90 năm nước mắt đã khô, nhưng mỗi lần nhắc đến anh Tư, tôi không khỏi động lòng.
Giữa tôi với anh Tư lúc bấy giờ là một đôi trẻ hoàn toàn trong trắng. Bà ngoại tôi rất nghiêm khắc theo môn đăng hộ đối của gia phong cổ. Anh Tư là một chàng thanh niên có lý tưởng cao rộng, tuy thân hình mảnh dẻ yếu đuối nhưng anh có một chí khí dũng mãnh, anh xem tôi như một đứa em gái, anh từng khuyên tôi khi mà cuộc sống bấy giờ còn rất êm đềm, thời gian sau những gian truân khốn khổ, tôi mới thấu hểu lời dạy của anh Tư mang tính tiên đoán, làm lực thúc đẩy cho tôi can đảm vượt qua mọi khốn khổ trong đời. “ Hương à, sau nầy cuộc đời của Hương có thể cực khổ trầm luân, thân có thành các bụi, cuộc sống có khốn khổ đoạ đày thì Hương vẫn giữ tâm Đạo, lúc bấy giờ Trầm Hương sẽ lan toả khắp không gian”…
Từ đó, anh Tư đặt cho tôi Pháp danh - Trầm Hương cư sĩ!

Muốn cho Thầy có cuộc sống ổn định, bà nhờ người chị gửi Thầy vào làm ngân hàng, nhưng cũng không vì thế mà có thể cột chân một chí sĩ. Bà cũng từng săn sóc cho Thầy khi ghẻ chốc bệnh hoạn. Là một người con gái, con tim không tránh khỏi những lúc giao động tự nhiên, chính vì thế, đức Thầy đã tặng bà bài thơ Tình Yêu:
Tôi có tình yêu rất đượm nồng
Yêu đời, yêu lẫn cả non sông
Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ
Không thể yêu riêng khách má hồng.
Nếu khách má hồng muốn được yêu
Thì trong tâm trí hãy xoay chiều
hướng về phục vụ cho nhân loại
sẽ gặp tình ta trong khối yêu

Ta đã đa mang một khối tình
Dường như thệ hải với sơn minh
Tình yêu mà chẳng riêng ai cả
Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh

Sau khi bà có gia đình, cũng là lúc Thầy trở lại gặp bà lần thứ hai, thời gian xa cách, bà chẳng biết thầy làm gì, đi đâu, nhưng linh tính cho bà biết, đây là lần cuối gặp nhau, bà sẽ theo gia đình ra nước ngoài tránh loạn, thầy đi theo tiếng gọi của tổ quốc lâm nguy; Bà cắt mấy sợi tóc tặng người chí sĩ để gọi là ân tri ngộ, biết đâu những sợi tóc mảnh mai đó đủ ấm lòng chiến sĩ xông pha nơi trận mạc.
Thưa bà, trong thời gian bà ở Pháp, có biết Thầy lâm nạn? tôi hỏi
Không, vì không có liên lạc, đến khi về lại Việt Nam sau nầy mới biết.
Bà đưa chúng tôi sang phòng riêng của bà, đồ đạt bề bộn, tấm hình của đức Thầy và tấm hình của ông Năm, mà bà gọi là hộ pháp của bà, thờ chung một chỗ, được che lại bởi tấm bình phong nhỏ.
Thưa bà Năm, bà còn giữ bút tích hay vật kỷ niệm của Thầy, xin bà cho lại Giáo Hội để làm báu vật cho môn phái. Anh Tư Bảo Hoà gợi ý
Vâng, tôi đã nhờ con cháu tôi ở bên Pháp lục tìm, sẽ gửi lại chứ tôi giữ làm gì. Bà đáp
Xoay qua những ông trên dưới 70, bà nói: Những cậu nầy theo tôi từ nhỏ, tôi xem như con mình, họ sống hết lòng với tôi suốt mấy mươi năm rồi.

Chúng tôi thắc mắc cách bài trí phòng khách cũng là phòng thờ, một tấm vải trắng viền đen bề ngang độ 1m5, bề cao độ 3m, treo ngay gian giữa, hai bên là tượng đức Phật Bổn sư và tượng sơ sanh. Cái ghế của bà ngồi để chính giữa, lưng tựa vào tấm phông trắng. Dưới đất là những tấp tapi đan tròn để ngồi. Phía ngoài là bàn để bông hoa. Hai bên gian nhà là các bàn tròn và bộ ván gỗ. Thật đơn sơ nhưng mang vẻ huyền bí, ẩn mật.

Bà nói chuyện rất nhiều và nhiều nhất là những kỷ niệm về Thầy, bằng sự quý mến và kính trọng; Bà không bao giờ lẫn, bà minh mẫn như con người tuổi độ 20; nói rất có thứ lớp, rõ ràng;
Bằng sự chân tình của một người nữ, bà hỏi: Các cậu có biết, từ ngày ấy đến giờ, anh Tư có người bạn đời nào hay bạn gái nào cùng chí hướng, đồng đạo không?
Thưa bà Năm, hoàn toàn không, Thầy không có thời gian lo việc cá nhân, tâm hồn Ngài chỉ có việc đạo, việc nước non thôi…Anh Tư Bảo Hoà xác định.
Bà Năm có vẻ mãn nguyện nói tiếp: Có lẽ anh Tư luôn theo phù hộ tôi, mỗi khi nhắc đến anh là tôi có cảm giác ớn lạnh hai vai, nhờ anh mà tôi còn sống đến ngày hôm nay!
Hẳn nhiên đức Thầy là bậc thuần thiện nên chiếm một vị trí tuyệt đối trong sự ngưỡng mộ của tín đồ. Ngài hy sinh cuộc đời để chống ngoại xâm cũng như cứu nhân độ thế trước thiên tai dịch bệnh; Sứ mệnh Ngài hoàn mãn nhưng tình cảm quần chúng giành cho ngài vẫn luôn trường tồn, trong khối tình cảm của hàng triệu tín đồ đó, có một loại tình cảm, không phải của một tín đồ thuần túy, không phải loại tình cảm thế tục thường tình mà một tình cảm sâu sắc kỷ niệm của tuổi ấu thời vừa là bạn, vừa là anh em vừa là bậc thầy đáng kính, mà hơn 90 năm qua, bà Trầm Hương cư sĩ luôn tưởng đến Thầy. Ngày về lại sống trên quê hương, bà không ngờ anh Tư năm xưa, nay đã là một giáo chủ hệ phái Phật giáo miền Tây Nam bộ, bà rất hãnh diện về mình, về một đất nước đã sản sinh là một chí sĩ kiệt xuất anh tài. Bà Hoàng Thị Liên Hương, mãn nguyện một kiếp người vốn đã cưu mang!

MINH MẪN 20/6/09