Đạo gia bảo con người là tiểu vũ trụ, đúng vậy!
Những gì trong vũ trụ
có, con người đều có. Phần vật chất thô được cấu thành từ ngũ hành (kim mộc thủy
hỏa thổ) cho đến những năng lượng hạt,sóng và tia vẫn ẩn tàng trong cơ thể vật
chất nếu được tâm linh khai phát.
Các pháp hành tuy khác
nhau, nhưng triệu chứng nội tại vận hành luân lưu sinh lý, hỗ trợ tiến trình
tâm linh không khác. Có pháp hành trì đưa đến hiển lộ mà hành giả có cảm ứng,
có pháp hành tĩnh mặc ẩn tàng đưa đến chứng đắc.
Hai nền văn minh tâm
linh uyên áo, sâu xa khởi nguồn từ Ấn độ và Trung Hoa giúp hành giả tiến đến giải
thoát đa dạng; tuy mức độ giải thoát cao thấp khác nhau, thoát khỏi cõi ngũ trược
ác thế, có thể là cảnh giới Thần Tiên,tản Thần, tản Tiên, chư Thiên, Bồ Tát, La
Hán, Phật…
Quá trình hành thiền,
do định lực sâu, nhiệt lượng phát ra, thay đổi hồng cầu; trong nhiệt lựợng, dưới
lăng kính phân loại của khoa học vật lý, tổng họp các tia, được máy quang phổ
phân tích chùm sáng thành những đơn sắc khác nhau. Những đơn sắc tổng hợp thành
tia sáng quang hợp, kích hoạt năng lượng nội thể, nuôi dưỡng hồng cầu,mỗi đơn sắc
có tác dụng đối với một cơ phận nội thể, tạo khí lực và khí sắc cho một hành giả
khỏe mạnh, hồng hào dẫn Nhiệt lượng nội thể nâng lên tầm “lửa tam muội” cao hơn áp suất vật lý, đưa đến phát quang tuệ giác và phóng quang.
Khi một vùng nào đó áp
suất không khí giữa sức nóng mặt trời và hơi nước chuẩn bị làm mưa, chân trời
thường xuất hiện ráng nhiều màu do những đơn sắc tạo thành; thế thì nhiệt lượng
nội thể được kích hoạt lúc thiền định, các đơn sắc cũng hỗ trợ cho các nội tạng
tương thích để tịnh hóa và nâng tầm thanh khiết, đánh thông các đại huyệt.
Trong một vài pháp hành
của Yoga và Đạo gia, năng lượng dẫn chuyển qua mạch nhâm đến mạch đốc và ngược
lại làm tựu thành thánh thai (anh nhi) dưới đơn điền, rồi như một Kundalini tiến
dần lên các đốt xương sống, đốt thông các trược khí nơi đại huyệt, bùng vỡ tiếng
nổ như sấm sét mà chỉ có hành giả Yogi mới cảm nhận được, quá trình hình thành
“Tam hoa tụ đỉnh” rất lâu, phải đốt sạch các trược khí trên các đại huyệt mới
chứng đắc toàn triệt. Khai thông huyệt nào thì trí tuệ thông phần đó.Lúc này
hành giả thay đổi tâm tánh, trí tuệ và nhân cách thấy rõ.
Trên lý thuyết là thế,
nhưng không đơn giản, đòi hỏi hành giả kiên trì và thời gian miên mật. Ấn độ có
nhiều trường phái đi đến pháp hành cũng khác nhau; ngay cả Yoga xuất phát từ Ấn
giáo, khởi nguyên có 10 loại cơ bản, nhưng về sau, hậu bối sáng tạo thêm vô số
chi nhánh, nhưng tựu chung vẫn là:
KARMA YOGA là hướng dẫn
hành thiện, hội nhập cuộc sống
BHAKTI YOGA là con đường nghi tắc đức tin Tôn giáo
JNANA YOGA là
con đường hành trì, quán niệm, thiền định hướng đến trí tuệ thăng hoa tâm linh.
Từ con đường này lại phát sanh nhiều pháp hành khác nhau, thoát ly khỏi Yoga,
mang một tên mới cho một trường phái mới,rồi đến đạo Sihk vào thế kỷ 15, sản sanh dòng Sant Mat; Vừa ảnh hưởng Thần
giáo Kito,Hindu, vừa giao kết với các Thánh Hồi Giáo, chủ trương chiêm niệm Thiền
định.
Còn lưu một số ít trường
phái tư tưởng Yoga. Những hành giả Yogi có khuynh hướng giải thoát, thực hiện một
số động tác thân kết hợp tâm, làm chủ thân tâm một cách đặc dị phát triển thần
thông.
RẬ YOGA là chuyên
ngành về khoa học vật lý, khoa học tâm linh.
Yoga là kết quả từ Bà
La Môn giáo, Bà La Môn xuất hiện trước Phật giáo. Bà La Môn là một hệ thống
mang tính giai cấp tạo trật tự trong xã hội; chia làm năm giai cấp:
Giáo sĩ,triết gia,học
giả, là giai cấp cao nhất được trọng vọng nhất
Sát đế Lợi là hàng vua
chúa, quý tộc, võ tướng, quan lại nắm quyền thống trị
Vệ xá là hạng bình dân,
thương gia, nông dân có trách nhiệm tạo kinh tế
Thủ Đà La là hàng tiện
dân
Chiên đà La là giai cấp
ngoài lề xã hội làm những nghề ti tiện như giết mổ, dọn vệ sinh….
Sinh ra từ giai cấp nào
suốt đời thủ phận giai cấp đó, không được va chạm, lẫn lộn các giai cấp với
nhau trong cuộc sống.
Tuy tồn tại nhiều thế kỷ,
khi đạo Phật ra đời, đức Phật có quan niệm làm đảo lộn trật tự giai cấp bấy giờ.
Đức Phật nói không phải cứ sinh ra từ giai cấp Bà La Môn sẽ trở thành Bà La
Môn. Giai cấp tùy thuộc nhân phẩm, ý tưởng và hành động.Không có giai cấp trong
dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn. Do vậy trong Tăng đoàn của Phật có cả mọi
giai cấp và bình đẳng mọi giai cấp.Từ hoàng tộc đến tiện dân đều có thể gia nhập
vào giáo đoàn của Phật. Giáo đoàn chú trọng vào sự thành tựu hành trì.Chính vì
thế mà sau khi Phật nhập diệt Bà La Môn mới được hồi phục trở lại.
Từ sự khắc khe giữa những
giai cấp trong xã hội, bắt đầu có sự cải biến tư tưởng từ giới học giả, hành giả,
đạo đức Tôn giáo, Yoga ra đời, buổi sơ
khai chỉ là bộ môn thể dục, thể trí, về sau sản sanh ra những nhánh thuộc về
Tôn giáo, học thuật, khoa học, nghệ thuật, thiền định…
Trong giới Yogi có vị đạt
đến nội lực không tưởng, thần thông tự tại, làm chủ sanh tử.Chôn sống nhiều
ngày vẫn không chết. ngồi trong nước ngập sâu nhiều giờ vẫn không cần thở, có
thể bay bổng, ngồi trong tuyết không cần y áo; y phục nhúng nước ướt sủng đắp
lên người liền bốc hơi, tàng hình…
Tại Ấn độ có hai trường
phái rõ nét, Thần giáo tôn thờ khuynh hướng tín ngưỡng, một trường phái có
khuynh hướng tâm linh và phụng sự tha nhân. Về tâm linh không có nghi lễ, không
cầu nguyện, chuyên tâm thay đổi tánh tình và nâng cao trí giác , đưa đến nội lực
thần bí.
***
Trong khi đó. Mặc dù địa
lý hai chủng tộc cách nhau dãy núi Hy mã, đều có khuynh hướng Tôn giáo và tâm
linh khác nhau.
Trung Hoa cổ đại không
phân biệt giai cấp khắc nghiệt như Ấn giáo, nhưng vẫn có lối giáo dục để xã hội
được tôn ti trật tự của Nho gia như “Tam cang ngũ thường, Tam tùng tứ đức” Đạo
đức vua tôi, đạo đức phu thê, phụ tử, nhân cách quân tử…
Song song giáo dục xã hội,
còn có trường phái chuyên về tâm linh của Lão Trang, xem nhẹ sinh hoạt ngoại tại,
chú hướng tu luyện âm dương ngũ hành.Luyện đan, luyện tiểu châu thiên tương
ứng với đại châu thiên của vũ trụ, vì con người là một phần của vũ trụ,
do đó có câu: “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”, sống không những
thuận với đạo trời mà còn hành trì tương
thích sự vận hành vũ trụ.
Quan niệm con người là
tiểu vụ trụ, là một phần của vũ trụ, tu luyện để hòa cùng vũ trụ, giống như Ấn
độ bảo con người là tiểu ngã phải hòa cùng đại ngã Brahman.
***
Trong một đất nước rộng
lớn, sơn thủy kỳ tú,địa linh luôn sanh nhân kiệt, cả về văn minh thuần vật cho
đến văn minh tâm thể.
Văn minh Ấn giáo sanh
ra bao tín giáo đa thần. Trong tu luyện Yoga có những nhà Yogi cực kỳ khổ tu
hành xác, đứng một chân, phơi sương, ngâm mình trong tuyết giá, treo thân lộn
ngược…chỉ vì mục đích tiêu nghiệp quá khứ, ngăn nghiệp mới phát sanh.Do biên kiến
quá đáng, thời kỳ đầu học đạo, đức Phật cũng làm hạnh đầu đà, tiết chế ăn uống
đến suy cùng lực kiệt, từ đó Phật ý thức được rằng khổ hạnh ép xã không đưa đến
giải thoát, mà là con đường suy vong ngắn nhất.
Cũng có một nhánh JNANA YOGA khám
phá tâm thức bằng con đường tu luyện khai mở luân xa (chakra), có thần thông,
tuệ giác phát triển.Dẫn khí, đưa năng lượng châu biến nội thể.
Tại Trung Hoa, Lão
Trang đã phát huy tư tưởng ảnh hưởng nhiều đến xã hội thời bấy giờ. Trường phái
Lão Trang quan niệm vũ trụ vận hành một cách hài hòa, đơn giản nên gọi là Đạo.
Khuynh hướng Đạo của Lão Trang sau này ảnh hưởng cà Khổng giáo về lối sống dẫn
Đạo cho cá nhân, cho nguyên tắc quản trị, cho người cầm quyền.
Lão Trang có khuynh hướng
thuận tự nhiên, sống vô vi: “vô vi nhi vô bất vi” tu luyện nội thân.Người thuận đất, đất thuận trời, Trời thuận đạo,Đạo thuận
tự nhiên
Đạo gia là một triết
thuyết dẫn đạo cho cuộc sống thanh thản, không tranh chấp, không nặng về hình
thái. Gần với tư tưởng Phật giáo nên Đạo gia chủ trương “Vô”, Phật giáo thuyết
về “Không”
Đạo sinh nhất, nhất
sanh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Có nghĩa “nhất bản tán vạn thù, tu dưỡng
để vạn thù quy nhất bản” trở về với bản nhiên
Do quan niệm đó, Lão tử
xa rời xã hội, tìm về bản nguyên bằng cách tu Tiên, luyện đạo.Một nhánh của Đạo
gia luyện “Thủy hỏa ký tế”: đưa ánh sáng từ đỉnh Côn lôn chiếu rọi xuống khí hải,
do ánh sáng từ khí hải phản quang lên lại Côn lôn lâu dần phát quang sanh tuệ
giác. Thoát khỏi quy luật thường tình.Năng lực tu luyện biến năng lượng hòa hợp
vũ trụ, không cần động thủ mà đạt thành mọi việc, gọi là “vô vi nhi vô bất vi”.
Từ ngàn xưa ngoài Tiên
đạo, Thần đạo, còn một pháp hành đã thông huyệt đạo, tính mệnh song tu, tâm
không vướng mắc, diệt trừ tập khí tham chấp… thuận theo vũ trụ,nương theo vận
hành để thoát khỏi Tam giới, vận pháp vòng xoay theo định luật vũ trụ gọi “Pháp
luân đại pháp”. Không dẫn khí, không vận trường năng lượng trong nội thể, không
lệ thuộc phong thủy phương hướng thời gian.Ngoài không vướng, trong không chấp
hợp với tinh thần Đại đạo và Phật đạo
Cũng từ một gốc âm
dương ngũ hành đã sanh ra nhiều pháp hành, nguyên lý đó ảnh hưởng cả võ đạo, y học,
nghệ thuật, Hiệp khí đạo … khí công võ đạo ra đời, lần lượt khí công nghệ thuật,
khí công thư pháp, khí công trị liệu…
,
***
Pháp hành trong nhà Phật,
không dụng khí, không luyện công, chú trọng hoán chuyển các tập khí thông qua
“thất tình lục dục” giữ tâm thanh lặng tự khắc nội thể được tịnh hóa, mạch lạc
giai thông, định lực đầy đủ phát sanh trí giác, thiền gia gọi là chánh niệm,
chánh định.
Hành giả luyện công,
hành thiền đến mức độ thâm uyên, không những trẻ hóa cơ thể, tâm tính điềm đạm,
trí tuệ phát huy, có một bản lãnh hơn bình thường. Tâm tịnh sanh hỷ lạc. Do định
lực có thể làm an lành người kế cận; những thắc mắc ưu tư gần người có định lực
tự nhiên được giải tỏa. Người có tiềm năng nào đó, gần bậc chân tu tự nhiên tiềm
năng được phát tiết đột xuất hoặc được nâng cấp…Ngày xưa có một người luôn uẩn ức
không rõ việc gì, tâm luôn nghĩ một vấn đề nào đó mà không nghĩ ra, muốn thực
hiện việc gì đó cứ cảm nhận có một lực che chắn cản trở, muốn thực hiện một sở
thích mà không rõ thích điều gì, tình cờ một hôm ngao du, lạc vào hang núi, xuất
hiện một sơn Tăng đang tọa thiền, anh ta lẳng lặng ngồi gần, tâm trầm lắng, cảm
nhận một nguồn an tĩnh vi diệu phủ khắp châu thân, bổng nhiên phát tiết vẽ trên
vách đá một tuyệt tác mà bản thân không ngờ mình làm được. Tinh thần sản
khoái,anh ta lưu lại một thời gian trong hang động, giữa hai người ít trao đổi
nhau vấn đề gì, hàng ngày vẫn tĩnh lặng in bóng hai người trong không gian cô tịch,
sau khi xuống núi, anh ta trở thành một họa sư nổi tiếng sống với tâm thái mãn
nguyện.Từ đó mọi ưu tư trước kia không còn trĩu nặng hồn anh.Có nghĩa tiềm năng
vốn có nhưng chưa được khai thông, gặp năng lượng và năng lực mạnh giúp phát tiết
dễ dàng
Tóm lại, bất cứ pháp
hành nào, chuyên tâm miên mật, định lực đầy đủ ắt sanh trí tuệ.Bởi tâm ở đâu
thì ý ở đó,ý ở đâu thì khí ở đó, khí ở đâu thì huyết ở đó. Tâm sanh ý, ý sanh
khí, khí sanh huyết, huyết nuôi dưỡng tế bào sẽ chuyển hóa cơ thể.
Phân tâm hướng ngoại
nhiều thì thần khí hao tổn, trí lực suy thì nội tạng bị ảnh hưởng.Tâm định thì
trí sáng là lẽ tự nhiên. Chính vì thế , hành giả chuyên chính sức khỏe dồi dào,
nội tạng tươi nhuận.
“Nội kinh” đã nhận định
: kinh hỷ thương tâm;nộ thương can,tư thương tỳ, bi ưu thương phế,khủng thương
thận.
Nghĩa là kinh hải và
quá vui dễ tổn thương tạng Tâm,tức giận tổn thương tạng Can, tư lự suy nghĩ quá
tổn thương tạng Tỳ,bi thương âu sầu quá ảnh hưởng tạng Phế,sợ hải tổn thương tạng
Thận.
Hành giả các trường
phái chuyên tu Thiền định không vướng bận vào nghi lễ Tôn giáo, không lo nghĩ,
không nói nhiều dễ hao thần tổn khí
Người tu phải quân bình
mọi cảm xúc, tâm thái bình lặng như sự bình lặng của vũ trụ đang vận hành, vì
con người là tiểu vũ trụ, là tiểu ngã, là một phần tương ứng với định luật vô
biên. Biết phục hồi năng lượng thì năng lực tự phát, không những nâng sức sống
tự thân còn cảm ứng cho những người chung quanh.
MINH MẪN
13/12/2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét