Trong xã hội con người,
từ thời xa xưa, dân trí còn thấp kém, giá trị con người được định đoạt bởi quyền
cai trị của mỗi quốc gia, từ đó có những hà khắc và nhân phẩm không được tôn trọng.
Thế quyền đã vậy, một số Tôn giáo cũng xem quyền lực lãnh đạo là quyền tối thượng,
là chân lý; con người trở thành vật hy sinh khi không đồng quan điểm của giáo
phái. Điều này hiển nhiên trong suốt quá trình xung đột Tôn giáo với Tôn giáo;
quyền tự do con người bị chà đạp, bạo hành khi con người đi ngược lại quan điểm
của Giáo hội, mới có thảm án với nhà thiên văn học Galileo, và Bruno, trước
Tuyên Ngôn Nhân quyền ra đời 400 năm. ( Người là một tu
sĩ dòng Đa Minh, nhà
triết học, nhà toán
học và nhà thiên văn học người
Ý. Bruno
cho rằng các ngôi sao chỉ là các mặt trời
bên ngoài Thái dương hệ và có các hành tinh của chúng xoay quanh, và có khả
năng rằng tại các hành tinh này có thể hình thành sự sống. Ông cũng khẳng định
rằng vũ trụ là bao la vô tận và do vậy không có thiên thể nào là "trung
tâm".Do quan điểm trái với Giáo hội La mã, Bruno bắt đầu bị Tòa án dị
giao Roma thiêu sống, dưới sự chủ trì của Hồng y Bellamino,
do việc chối bỏ một số giáo lý Công giáo nền tảng
Suốt chiều dài lịch sử
hàng ngàn năm, con người phải chịu thống khổ bởi đạo luật khắc khe của giới thống
trị, vì thế, năm 1948, TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN ra đời để bảo vệ quyền làm người, nhân phẩm
và quyền lợi được minh định theo pháp luật, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng…
***
Tại phương Đông, lấy con người làm tâm điểm để giải quyết cuộc sống.
Đưa con người thăng hoa, hòa nhập với vũ trụ, theo học thuyết Ba La Môn, con
người là một phần của vũ trụ, tiểu ngã cần trở về với Đại ngã (Đại ngã là đấng
sáng tạo). Đạo gia Trung Hoa thời cổ đại quan niệm Đạo gia chủ trương "Thuận theo tự nhiên", trái ngược với tư
tưởng Pháp gia là dùng pháp trị dân;xuất phát từ tư tưởng Đạo
giáo của Lão Trang, Đạo giáo chủ trương tâm thái bình thản trước việc sống chết.Ngoài
ra có một pháp hành gọi là Tiên đạo,lấy âm dương ngũ hành, thủy hỏa ký tế làm
căn bản để luyện đan, giúp hành giả tiến vào cảnh giới Thần tiên khi đắc pháp.
Riêng Phật giáo, lấy con người làm đối tượng để giải quyết mọi mâu thuẩn
từ xã hội đến nhân thân; xác định con người là tối quan trọng. “Tam điểm như
tinh tượng – hoành câu tợ nguyệt tà – phi mao tùng thử đắc – Tố Phật dã do
tha”. Chữ Tâm hàm tàng mọi khả năng mang lông đội sừng,hay thành Phật.Giá trị
nhân cách và nhân phẩm được Thái Tử Sĩ Đạt Đa xác quyết trên trời dưới Trời, chỉ
có con người là trân quý nhất:
“Thiên thượng Thiên hạ
Duy ngã độc tôn Nhất thiết chúng sanh”
Giai hữu Phật tánh
(trong bộ kinh Trường A Hàm quyển một phẩm Sơ Đại Bản Duyên và kinh Đại
Bản thuộc Trường Bộ). Kinh Đại Bát Niết Bàn ngài xác định Ngã là Như Lai Tạng,
không phải bản ngã chứa đầy tục lụy ngã chấp này.
Như vậy cho thấy Đạo Phật là Tôn giáo duy nhất đề cao phẩm chất con người,
không những lấy con người làm đối tượng xây dựng xã hội, trách nhiệm gia đình,
tôn ty giai cấp mà còn đưa con người đến giai tầng cực thiện, giải thoát.
Do sự xác quyết về nhân cách, khả năng của con người, lời tuyên bố khi
vừa sanh ra đã mang một giá trị như một TUYÊN NGÔN NHÂN PHẨM của mọi thời đại.
(Nhân mùa Đản sanh 2567)
MINH-MẪN
13/5/23
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét