Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

EM TÔI

 Mặc dù cuộc sống trung lưu, có nhà, có đất, có khách sạn, nhưng em vẫn lăn xả vào công tác từ thiện như một đam mê từ hạt giống vị tha.

Em lấy chồng theo đạo Thiên chúa, phải theo đạo, nhưng công việc từ thiện vẫn kết hợp với sư Giác Đăng từ những thời gian Covid chưa đe dọa.

Em mở bếp cơm tình thương giúp cho dân nghèo, cứu trợ các vùng cao, vùng thiên tai;vào bệnh viện chăm sóc hỗ trợ bao cảnh đời cơ nhỡ; Rất may, chồng con đều ủng hộ việc làm vô vị lợi. Mùa dịch, con cái đều chung tay cùng mẹ nấu cơm gửi đến các anh chị trong các bệnh viện, các tổ phòng chống dịch…

Hàng tuần vẫn ủng hộ cơm cho các cụ già trong Tịnh xá Ngọc Xuân, nghĩ rằng các cụ cần có sức khỏe để không là nỗi lo cho sư Giác Đăng nên những phần cơm cá thịt đều đặn cung dưỡng người già và con trẻ trong Tịnh xá.  Luôn có mạnh thường quân tiếp sức.

Mùa dịch càng vất vả hơn, tuy đuối sức, nhưng nghĩ đến các anh chị trong bộ đồ bảo hộ kín mít giữa cái nắng nóng gay gắt, làm việc liên tục, có người phải gục ngã, vậy là em quên cả mệt mỏi, đến cuối ngày, nằm sãi lai mà còn phải suy nghĩ cho trên 500 suất cơm ngày mai. Một mạnh thường quân ủng hộ con heo sống. Ui chao,rất mừng,đây là lần đầu tiên tiếp nhận món quà đặc biệt. Đang suy nghĩ tìm lò mổ, sư phụ Giác Đăng điện đến xin mua lại con heo, cô cứ nuôi đến khi chết mới xẻ thịt.

Em suy nghĩ, chỉ một cú điện thoại làm em tỉnh ngộ.Tự nghĩ, tại sao phải giết một mạng sống như vậy? Hạt giống từ bi ngấm ngầm chưa có dịp bộc khởi. Đời sống con chiên ngoan đạo chưa bao giờ được dạy cấm sát sanh. Em cũng không bao giờ nghĩ đến việc sát, thế là ngưng giết mỗ mà em cũng không nhận nuôi con heo  . Nuôi chồng, nuôi con, nuôi bá tánh giờ còn phải nuôi con heo thì chả biết mình thế nào.

Hạt giống từ bi ai cũng có, chưa gặp dịp để trổ quả; bao nhiêu năm tiếp tế cuộc sống và lo cho dân nghèo, giờ thêm một ý thức về tình thương đối với động vật. Giọt nước cuối đã làm ly nước bác ái tràn bờ, có lẽ em sẽ không bao giờ cúng những phần cơm cá thịt cho các cụ để trưởng dưỡng lòng từ trọn vẹn hơn. Chúc mừng em đã gặp tình yêu trong muôn loại.

MINH MẪN                                                                                                            19/7/2021

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

CHÙA QUAN ÂM (ngũ hành sơn Đà Nẵng)

  Bài “TỰ VẤN”, được TT Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quan Âm Đà Nẵng gửi lời tâm sự:

“Kính anh.

Bài viết rất hay, làm cho triết học và cách sống của Phật giáo được nêu cao.

Nhưng ứng dụng sao đây để hiệu quả cho Cộng đồng và thực trạng Dịch bệnh đang bùng phát là một sự vô cùng nan giải.

Chống lại virus Corona, Vaccine chích ngừa 5 k vẫn là biện pháp cả thế giới đang dùng hiện nay”

Bạch thầy,

Đúng dịch bệnh hiện nay là một vấn nạn nan giải; Để một sự kiện xảy ra rồi tìm cách ứng phó, không dễ. Đây là hiện tượng dưới cái nhìn của Phật giáo như một cộng nghiệp tích lũy bao đời của nhân loại. Tất cả những hạt giống xấu do hành động, ý tưởng, lời nói đem đến khổ đau cho nhau, đến lúc nào đó quả phải trả.

Ai đó mạt sát, bắt nạt, đánh đập kẻ yếu, tuy họ không đủ sức phản kháng hoặc do trong tổ chức đoàn thể không cho phép họ chống lại, nhưng lòng hận thù mười năm vẫn còn đó, có cơ hội sẽ trả thù, oan oan tương báo. Trong cuộc sống mạnh được yếu thua, chèn ep lẫn nhau là nguyên nhân thù oán kéo dài; vì thế nhà Phật khuyên “lấy ân báo oan, oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán oán mãi chồng chất”.

Luật tương phản cũng như luật đối kháng – dễ người dễ ta, khó người khó ta. Đời sống là tấm kính soi lại chính mình, mình xấu, hiện hình bóng xấu, người đẹp sẽ hiện hình bóng đẹp, thế tại sao ta không mĩm cười để có nụ cười tương phản lại với ta trong tấm kính cuộc đời?

Khoa học chứng minh thực vật cũng có cảm ứng trước ý tưởng, lời nói tốt hay xấu của con người, cũng như cảm ứng phản xạ của cây mắc cở, cây ăn thịt; cây trồng được tưới tẩm không chỉ nước và phân mà còn cần ánh sáng (như thanh long) và âm nhạc…Âm nhạc kích thích sóng âm trên bề mặt phiến lá có các lỗ trao đổi khí và hơi nước, được âm nhạc  kích thích chúng phát triển nhanh.Thực vật hay động vật đều có cảm thọ thì mọi sinh vật tồn tại trong thiên nhiên hay đồng cư trong cơ thể của mọi động vật dưới dạng tiềm ẩn hoặc hòa hoản. Một thai nhi chưa tượng hình vẫn bị tác động tánh tình của người mẹ. Âm thanh bên ngoài ảnh hưởng với thai nhi, do vậy, thai nhi được nuôi dưỡng âm thanh hòa dịu từ âm nhạc hay từ tụng niệm lễ bái có tác dụng tâm tánh của trẻ sau khi ra đời.

Mọi sinh động vật đều chịu tác động lẫn nhau thì những vi sinh vật trong cơ thể sao tránh khỏi ý tưởng, hành động, thực phẩm, tạo thế cân bằng sinh hoạt lẫn nhau. Một khi con người tạo thế bất hòa với chính mình sẽ đưa đến hậu quả bệnh tật do vi sinh vật nội thể phản ứng. Một khi con người tạo thế bất tương xứng với nhau trong cuộc sống, bất tương xứng với thiên nhiên, môi trường sống ắt hậu quả mất cân bằng với thế giới, với cuộc sống; chính vì thế người tu luôn trầm tĩnh, an hòa, thư thái điềm đạm với ngoại cảnh cũng như với chính mình.

Hai năm dịch bệnh hoành hành, con người cố gắng tìm thuốc đối trị, không thiếu nạn nhân chưa chết vì Covid mà đã chết vì thuốc không tương thích với cơ địa, Ngay cả Mỹ sau khi chích, một số thanh niên đã bị viêm cơ tim. Nhiều nước sau khi chích, dương tính vẫn xuất hiện, ngay cả bác sĩ y sĩ được chích trước tiên vẫn nhiễm  dương tính.Khi Vaccine chưa được kiểm chứng lâm sàn do phải đối phó khẩn cấp dịch bênh thì virus biến thể Delta phát sanh, các nhà nghiên cứu đang theo dõi những biến thể khác đang trỗi dậy như Lambda và Epsilon.  

Phật giáo từng nói:”cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh”.Luật tương sanh và đối kháng là bài học căn bản giúp ta có thái độ hành xử tương thích, hòa hoản hơn là chống đối. Chống đối luôn mang tính cạnh tranh, đấu tranh. Cạnh tranh, đấu tranh mang ý nghĩa tự thân phấn đấu với chính mình trong tinh thần hòa hoản. Càng chống thì sẽ có lực tác động ngược.Virus là loại vi sinh vật có bản năng né tránh, biến hóa, đó là luật đối kháng.

Dĩ nhiên trước tình trạng dịch bệnh, y học không thể khoanh tay. Đông y trị gan không dùng thuốc áp chế gan mà bổ trợ Thận, vì Thận là thủy nuôi dưỡng mộc là gan.Thang thuốc Bắc luôn đủ tính chất”quân thần tá sứ” chứ không thuần một dược liệu đối trị. Tính tương sanh được đông y áp dụng nên bệnh nhân không gặp những phản ứng phụ. Cũng thế, luật mất cân đối trong thiên nhiên sanh ra thiên tai bệnh dịch nguyên nhân đầu tiên chính con người tác động. Xa xưa con người sống thuần lương không chỉ đối với nhau mà còn bảo vệ thiên nhiên nên thiên tai, nan y là điều xa lạ đối với Tổ tiên thời ấy.

Trị liệu là cách ứng phó bắt buộc tạm thời. muốn cập bến  thuyền không thể đi ngược dòng, cũng vậy, muốn giải quyết mọi ách tắt không thể trấn áp dễ sanh biến chứng. Dạy con ngổ ngáo càng trấn áp càng thất bại. Nhu thắng cương, nhược thắng cường là quy luật ngàn xưa.

 Dịch bệnh, thiên tai là bài học cho con người tỉnh ngộ, trở lại cuộc sống thiện lương. Quyền lực, tiền của không giải quyết được nạn tai. Đành rằng khó áp dụng đạo đức Tôn giáo cho toàn thể cộng đồng, ít ra cũng giúp cho một số người hiểu được đạo đức luôn là căn bản sống; tránh mọi đối kháng, tranh chấp.

 

MINH MẪN                                                                                                                16/7/2021

 

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

TỰ VẤN

 Theo nhà Phật, cõi thế gian là cõi sống cộng đồng, nói theo thuật ngữ nhà Phật là: “ngũ thú tạp cư địa” nghĩa là trên tinh cầu này là cõi dục một trong ba cõi ( dục giới, sắc giới, vô sắc giới ) gồm 5 loại sống lẫn  nhau – Trời dục giới, người. Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

Riêng Trời dục giới,địa ngục, ngạ quỉ con người bình thường không thấy bằng mắt. Về lý thì bản chất trong con người đều hàm tàng những tính chất đó. Trong phạm vi bài này, chỉ xét đến con người và súc sanh.

Trong mỗi sinh loại đều ẩn chứa sự sống của những sinh loại khác, tạo thế cân bằng. Ví dụ trong con vật có những ấu trùng, sán lãi; trong con người cũng chứa những sinh loại như thế, kể cả vi khuẩn. Cơ thể khỏe mạnh thì năng lượng sinh học tạo thế cân bằng đồng cư cho nội tạng. Lúc suy kiệt, những vi khuẩn bắt đầu phát tác. Suy kiệt không chỉ về thể chất, tinh thần góp phần quan trọng cho sức khỏe. Có những lúc do thu nạp dinh dưỡng thiếu cân đối, tạo thế tương thích cho một loại vi khuẩn, sán lãi phát sanh. Đôi khí môi trường sống tác hại cho sức khỏe, đưa đến một sinh loại trong cơ thể phát triển ta gọi là bệnh.

Súc sanh gồm sinh vật sống trong thiên nhiên và loại được con người nuôi dưỡng gọi là gia súc. Những sinh vật đó đều ẩn chứa mọi loại vi sinh vật, tự chúng có sự cân bằng nội tạng như thiên nhiên tự cân bằng sinh thái. Thiên nhiên thời khí bất thường, thiên tai bão lụt do con người can thiệp vào thiên nhiên làm mất cân bằng sinh thái; cũng thế, gia súc được nuôi dưỡng bằng thực phẩm tức can thiệp vào yếu tố sinh tồn tự nhiên nên chúng phát sanh bệnh dịch…Những sinh vật sống trong thiên nhiên có đủ mầm bênh nhưng chúng không bao giờ bị bệnh. Ví dụ loài dơi mang mầm bệnh Coronavirus, bất cứ sinh vật nào cũng đều mang mầm bệnh, nhưng do kháng thể tự nhiên nên chúng không bị bệnh như chúng ta.

Yếu tố cơ bản của mọi sinh loại, kể cả con người đều có kháng thể đặc biệt; nhưng chúng sống theo bản năng nên bản chất cân bằng nội thể tạo một sức đề kháng thích hợp. Riêng con người, ngoài vấn đề thu nạp đủ loại thực phẩm bằng máu thịt của các chủng loại, kèm theo vi khuẩn của chúng, tích tụ lâu ngày, gặp thời tiết thuận lợi, bệnh  phát sinh.

Xét về mặt tâm lý, con vật bị sát hại sanh tâm oán thù, đau đớn. Suốt đời người nuôi dưỡng thân mạng bằng những máu thịt đầy vi khuẩn, oán hận chồng chất, nghiệp ác hiện tại cộng với ngiệp ác quá khứ gặp môi trường thích hợp bệnh khổ, tai nạn…phát sanh.

Tâm lý sát hại sinh vật kích thích bởi ham muốn, thích thú, xem sinh mạng khác như món ăn thỏa dạ, giết hại như trả thù một đối tượng; không chỉ đơn thuần vị kỷ mà vô hình tạo một tương tác trong thế giới đối đãi nhị nguyên. Một quả bóng ném mạnh vào vách, tất nhiên lực phản hồi tương đương lực ném.

Ý thức đóng vai trò quan trọng trong thế giới nhân quả. Tại sao các bậc chân tu (thật sự) sống thọ, không hề bệnh? Trong quá khứ cũng như hiện tại, các bậc chân sư đã chứng minh điều nầy. Đức Pháp chủ GHPGVN hiện nay 106 tuổi suốt đời không tốn viên thuốc. Các sư trên hang sâu núi cao nếu bệnh làm sao? Trong tâm thức không tích lũy tâm thái tiêu cực vị kỷ, không oán hận, tham muốn thì làm gì tạo nghiệp đối kháng?

Dịch bệnh là một sinh thể âm,loại vi khuần sống chung với cơ thể, thích hợp với tâm thái tiêu cực; năng lượng âm cuốn hút tánh tương cận. Tâm bình thản, an lạc,phục vụ vô ngã là năng lượng dương có công năng bảo vệ sinh mệnh, chính vì thế trước dịch nạn, tâm bình tĩnh góp phần giải quyết sáng suốt sự xâm nhập từ ngoài.

Thực dưỡng thanh đạm, tâm thái an hòa, hành đông vị tha là lá chắn hữu hiệu đối với mọi vi khuẩn. Không một con vật nào tự dung tấn công ta nếu ta không khởi ý hành động chống chọi nó.

Hãy tự vấn ý nghĩ và hành động trong đời sống cộng đồng (ngũ thú tạp cư địa) để hòa hợp cộng sinh với thiên nhiên như những bộ tộc ly khai trước tiện nghi khoa học thực dụng, chắc chắn năng lượng tự thân đủ sức đề kháng với mọi vi sinh vật,

 

MINH MẪN                                                                                                             15/7/2021

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

MẠCH NƯỚC NGẦM

 


MẠCH  NƯỚC  NGẦM

 

Những năm qua, các Tôn giáo có mặt trên đất nước, chưa có Tôn giáo nào được một số youtuber, facebooker, Twitter.. lưu tâm vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết như Phật giáo Việt Nam.

Không phủ nhận có những tiêu cực do lắm kẻ mượn bóng dáng tu sĩ để kiếm sống nhưng phong cách và lối sống vẫn là phàm phu tục tử; cũng có người xuất thân từ nhà chùa, không được thầy Tổ giáo dục căn bản, không qua trường lớp đào tạo về oai nghi phẩm hạnh, nếp sống hưởng thụ mà giới luật không cho phép. Một khi không được đào tạo luật giới thì việc buông thả phẩm hạnh là chuyện khó tránh khỏi. Những thành phần như thế tạm gọi là “ẩn dương nương Phật”.

Tại sao các quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo như Thái, Myanmar,Srilanka, Campuchea, và một số nước đạo Phật phát triển như Đài Loan…không hề bị tai tiếng như Phật giáo Việt Nam? Phải chăng giáo hội những quốc gia đó đã có sự đào tạo một tu sĩ vững chãi và kiểm soát chặt chẽ?

Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử, song hành với dân tộc; 1975 về trước, trong lúc đất nước loạn li, Phật giáo  bị tác động ảnh hưởng chính trị, thế nhưng chưa bao giờ tai tiếng như ngày nay. Phải chăng Phật giáo được quá nhiều ưu đãi mà tu sĩ một số lạm dụng sanh kiêu căng, quyền lực và hưởng thụ mà không cần nghĩ đến tai tiếng cho tập thể! Thế gian còn biết “ăn cây nào rào cây nấy”, thì một số mặc áo đạo lại “ăn cháo đá bát”.

Cho dù nhiều người tín tâm Tam Bảo còn ngán ngẩm trước những tai tiếng, sao tránh khỏi ai đó ác cảm với đạo Phật, tìm cớ thổi bùng những đốm lửa đôm đốm, thành nguồn nhiệt loang lổ trên tấm cà sa!

Chính những tai tiếng và sự đố kỵ của một vài cộng đồng mạng đã đưa Phật giáo vào tầm ngắm của những cơ quan như “Tổng cục điều tra kinh tế”. Điều tra kinh tế  là điều tất yếu trong  mọi quốc gia. Nhưng chưa có quốc gia nào điều tra hoạt động cơ sở Phật giáo gồm: “các khoản phí chi cho hoạt động quản lý,vận hành của cơ sở tự viện như : đồ cúng lễ Tam bảo, sinh hoạt hàng ngày, chi phí điện, nước, chất đốt,chi phí tu bổ, sửa chữa tự viện, và các khoản thù lao khác… ngoài chuyên mục tín ngưỡng Tôn giáo là các hoạt động tham gia sản xuất, nghề thủ công, phát hành văn hóa phẩm…”như họ đã yêu cầu đối với PGVN ngày nay.

Được biết Phật giáo nói riêng và các Tôn giáo có mặt trên đất Hoa Kỳ, chưa hề phải khai báo chi tiết đến độ: “sinh hoạt hàng ngày”, chả lẽ Tổng cục điều tra kinh tế nhầm lẫn chăng? Sinh hoạt hàng ngày phải khai báo thế nào cho chính xác khi cơ thể sinh lý đâu phải lúc nào cũng khỏe mạnh? Giấy vệ sinh, tiền ăn sáng, thuốc men, tiền mua card điện thoại, tiền xăng nhớt đi cúng..đâu phải lúc nào cũng như nhau; ngay cả “các hoạt động tham gia sản xuất, nghề thủ công, phát hành văn hóa phẩm” cũng phải khai báo. Các chùa trên thế giới chỉ thông báo chung về thu chi trên bảng tại chùa mà không phải kê khai như kê khai thuế. Cơ sở sản xuất kinh doanh những mặt hàng từ nhang đèn, tương chao, y áo, chuông mõ chỉ được đánh thuế khi bày bán tại nơi công cộng

và dĩ nhiên ngoài những biên lai điện nước, thuế nhà đất, Tổng cục kiểm kê kinh tế không phải bận tâm đến chi tiêu hàng ngày đối với Phật giáo như Việt Nam.

Chủ trương “sai đâu sửa đó” làm cho việc điều hành tiên hậu bất nhất, người đân khó hiểu chính sách nhất quáng trong việc quản lý một đất nước như thế nào.

Phản ứng trước nạn tiêu cực của cộng đồng mạng không thể như lối chữa cháy cấp thời. Tôn giáo cũng thế,phải cân nhắc tùy trường hợp giữa tình và lý,giữa bối cảnh và thực tế. Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa chưa bao giờ phải đối đầu sự phức tạp về việc kê khai sinh hoạt thường ngày để nhớ mình đã làm gì, đi vệ sinh hay đi ăn sáng thế nào cần chi tiêu bao nhiêu.

Nội bộ Phật giáo cũng cần chỉnh lý những tu sĩ sai phạm và  có đường hướng giáo dục trước khi sai phạm xảy ra. Trong xã hội, từ khủng hoảng thông tin mạng đến việc quy định hành chánh đối với Phật giáo là tiếng chuông cảnh tỉnh cần xét lại chính mình. Phải thành thật nhận xét Phật giáo ngày nay đang phát triển quá nhanh về cơ sở Tôn giáo lại bỏ  sót việc giáo dục để xảy ra quá nhanh, quá nhiều những tai tiêng khó cưỡng, đây là tỷ lệ nghịch mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích hoặc tán dương.

MINH MẪN                                                                                                                      06/7/2021 

( Rất tiếc phải nói vấn đề này khi tự nguyện  tạm thời chấm dứt đàm luận trên Facebook để dành thời gian cho việc hữu ích hơn)

MẠCH  NƯỚC  NGẦM

 

Những năm qua, các Tôn giáo có mặt trên đất nước, chưa có Tôn giáo nào được một số youtuber, facebooker, Twitter.. lưu tâm vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết như Phật giáo Việt Nam.

Không phủ nhận có những tiêu cực do lắm kẻ mượn bóng dáng tu sĩ để kiếm sống nhưng phong cách và lối sống vẫn là phàm phu tục tử; cũng có người xuất thân từ nhà chùa, không được thầy Tổ giáo dục căn bản, không qua trường lớp đào tạo về oai nghi phẩm hạnh, nếp sống hưởng thụ mà giới luật không cho phép. Một khi không được đào tạo luật giới thì việc buông thả phẩm hạnh là chuyện khó tránh khỏi. Những thành phần như thế tạm gọi là “ẩn dương nương Phật”.

Tại sao các quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo như Thái, Myanmar,Srilanka, Campuchea, và một số nước đạo Phật phát triển như Đài Loan…không hề bị tai tiếng như Phật giáo Việt Nam? Phải chăng giáo hội những quốc gia đó đã có sự đào tạo một tu sĩ vững chãi và kiểm soát chặt chẽ?

Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử, song hành với dân tộc; 1975 về trước, trong lúc đất nước loạn li, Phật giáo  bị tác động ảnh hưởng chính trị, thế nhưng chưa bao giờ tai tiếng như ngày nay. Phải chăng Phật giáo được quá nhiều ưu đãi mà tu sĩ một số lạm dụng sanh kiêu căng, quyền lực và hưởng thụ mà không cần nghĩ đến tai tiếng cho tập thể! Thế gian còn biết “ăn cây nào rào cây nấy”, thì một số mặc áo đạo lại “ăn cháo đá bát”.

Cho dù nhiều người tín tâm Tam Bảo còn ngán ngẩm trước những tai tiếng, sao tránh khỏi ai đó ác cảm với đạo Phật, tìm cớ thổi bùng những đốm lửa đôm đốm, thành nguồn nhiệt loang lổ trên tấm cà sa!

Chính những tai tiếng và sự đố kỵ của một vài cộng đồng mạng đã đưa Phật giáo vào tầm ngắm của những cơ quan như “Tổng cục điều tra kinh tế”. Điều tra kinh tế  là điều tất yếu trong  mọi quốc gia. Nhưng chưa có quốc gia nào điều tra hoạt động cơ sở Phật giáo gồm: “các khoản phí chi cho hoạt động quản lý,vận hành của cơ sở tự viện như : đồ cúng lễ Tam bảo, sinh hoạt hàng ngày, chi phí điện, nước, chất đốt,chi phí tu bổ, sửa chữa tự viện, và các khoản thù lao khác… ngoài chuyên mục tín ngưỡng Tôn giáo là các hoạt động tham gia sản xuất, nghề thủ công, phát hành văn hóa phẩm…”như họ đã yêu cầu đối với PGVN ngày nay.

Được biết Phật giáo nói riêng và các Tôn giáo có mặt trên đất Hoa Kỳ, chưa hề phải khai báo chi tiết đến độ: “sinh hoạt hàng ngày”, chả lẽ Tổng cục điều tra kinh tế nhầm lẫn chăng? Sinh hoạt hàng ngày phải khai báo thế nào cho chính xác khi cơ thể sinh lý đâu phải lúc nào cũng khỏe mạnh? Giấy vệ sinh, tiền ăn sáng, thuốc men, tiền mua card điện thoại, tiền xăng nhớt đi cúng..đâu phải lúc nào cũng như nhau; ngay cả “các hoạt động tham gia sản xuất, nghề thủ công, phát hành văn hóa phẩm” cũng phải khai báo. Các chùa trên thế giới chỉ thông báo chung về thu chi trên bảng tại chùa mà không phải kê khai như kê khai thuế. Cơ sở sản xuất kinh doanh những mặt hàng từ nhang đèn, tương chao, y áo, chuông mõ chỉ được đánh thuế khi bày bán tại nơi công cộng

và dĩ nhiên ngoài những biên lai điện nước, thuế nhà đất, Tổng cục kiểm kê kinh tế không phải bận tâm đến chi tiêu hàng ngày đối với Phật giáo như Việt Nam.

Chủ trương “sai đâu sửa đó” làm cho việc điều hành tiên hậu bất nhất, người đân khó hiểu chính sách nhất quáng trong việc quản lý một đất nước như thế nào.

Phản ứng trước nạn tiêu cực của cộng đồng mạng không thể như lối chữa cháy cấp thời. Tôn giáo cũng thế,phải cân nhắc tùy trường hợp giữa tình và lý,giữa bối cảnh và thực tế. Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa chưa bao giờ phải đối đầu sự phức tạp về việc kê khai sinh hoạt thường ngày để nhớ mình đã làm gì, đi vệ sinh hay đi ăn sáng thế nào cần chi tiêu bao nhiêu.

Nội bộ Phật giáo cũng cần chỉnh lý những tu sĩ sai phạm và  có đường hướng giáo dục trước khi sai phạm xảy ra. Trong xã hội, từ khủng hoảng thông tin mạng đến việc quy định hành chánh đối với Phật giáo là tiếng chuông cảnh tỉnh cần xét lại chính mình. Phải thành thật nhận xét Phật giáo ngày nay đang phát triển quá nhanh về cơ sở Tôn giáo lại bỏ  sót việc giáo dục để xảy ra quá nhanh, quá nhiều những tai tiêng khó cưỡng, đây là tỷ lệ nghịch mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích hoặc tán dương.

MINH MẪN                                                                                                                      06/7/2021 

( Rất tiếc phải nói vấn đề này khi tự nguyện  tạm thời chấm dứt đàm luận trên Facebook để dành thời gian cho việc hữu ích hơn)