Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không
sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang
trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay
Long Khánh
có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi
là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp
Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành
trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ
hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ
tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
Sư cho biết, trước kia, do chỉ định của giáo đoàn,
sư về chăm sóc sư Gác Mãnh, không lâu sau đó, sư Gác Mãnh viên tịch, sư Giác
Đăng kế thế trụ trì; có lẽ duyên chớm phát như loài cây hạp thổ nhưỡng, mọi Phật
sự hanh thông chẳng khác hạt giống vừa gieo, mầm vội đâm chồi xanh tươi. Sư
nghĩ, có lẽ được Phật bổ xứ, không bao lâu, vị tu sĩ vừa ra trường trung cấp Phật
học,như một thư sinh chập chững vào đời với đôi chân bỡ ngỡ, đôi tay mềm yếu,
và đầu óc còn tươi rói như mãnh lụa vừa xuất xưởng, thế mà, ai ngờ…chỉ một năm
sau, sư Giác Đăng đã tạo được khu đất rộng thoáng, không như ngôi tịnh xá cũ, mỗi
lần lễ lộc, cúng hội mỗi nửa tháng, phải che rạp ngoài sân cho bá tánh tham dự
sớt bát hoặc hành lễ kinh cầu.
Năm 2015 về trú xứ mới, chả hiểu thế nào sư “hô phong hoán vũ” mà chỉ 5 năm, vuông đất trở
thành cơ ngơi bề thế; ba bề bốn phía phòng ốc, am cốc,bày biện như trận quái đồ,
tuy không lầu cao gác tía, đủ để du khách lạc vào khu các cụ già dường lão khi
tìm đến nhà vệ sinh. Thế mới biết không phái gót son, tay trắng mà óc đầu đơn điệu. Mỗi chùa có một kiến trúc,
dàn cảnh khác nhau. Chùa Huyền Trang thu hút du khách do nhiều tiểu cảnh, tôn
tượng và hoa lá, Ngọc Xuân không như thế, nhưng cái giống cốt lõi của các ngôi
Tam bảo và hảnh xử của một tu sĩ là tấm lòng hào hiệp, nghĩa cử từ bi, sẵn lòng
cưu mang bao cuộc đời bất hạnh, đó là nét chung của một số chùa nuôi các cụ già
và trẻ con. Huyền Trang có trên 50 trẻ nhỏ thì Tịnh xá Ngọc Xuân cưu mang các cụ
và trẻ con gần trăm mạng.
Tiền đâu vừa xây dựng lại vừa nuôi ăn, tính chung
nhân khẩu trong Tịnh xá, thợ thầy và khách vãng lai gần 150 vị? Cứ đổ cho lý sự
nhà Phật thì do Phước báu là xong, khỏi phải thắc mắc. Thế nhưng, hàng ngày
nuôi các cụ già và trẻ con không thể tương chao rau muống khổ hạnh như các sư
thì, nội tự trở thành một bệnh viện bỏ túi, lại tiền thuốc, tiền người chăm sóc
phục vụ…tiêu tốn hơn cả tiền ăn.Khỏi lo, sau lưng sư đã có một hộ pháp hào hiệp
mang nhãn hiệu con chiên ngoan đạo,được tặng danh “nữ hoàng thiện nguyện” hàng
ngày hỗ trợ hàng trăm suất cơm có đủ thịt cá và nhiều loại bổ dưỡng, đã làm vơi
gánh nặng của một tu sĩ trắng tay làm việc thiện bằng hai bàn tay trắng; do vậy,
các cụ và các cháu vẫn nỏn nà tươi khỏe, cụ ông toòng teng trên võng dưới bóng
râm cây xoài bên hông nhà,phơ phất chòm râu tiên bạc hơn tuổi đời của cụ; cụ bà
phe phẩy chiếc quạt mo trên sạp gỗ đăm chiêu hướng về một thời son sắc thuở nào!
Như vậy đủ hiểu làm sao một nhà sư đã làm được lắm việc trong một thời gian thật
ngắn. Sư Giác Đăng đã ngầm hiểu là ngọn đèn giác ngộ thì gặp bao cảnh ngộ đau
thương phải đưa tay gánh vác. Thời may ông Trời đã sắp xếp cho sư và “nữ hoàng
thiện nguyện”gặp nhau điểm chung của lòng nghĩa hiệp, chung tay thực hiện bao
chuyến từ thiện khắp ba miền, san lấp bao nghiệt ngã đời người trong khả năng sẵn
có. Cũng từ đó, các mạnh thường quân, các đại gia đã phải chạnh lòng giữa biển
đời còn có bềnh bồng vài tấm ván cứu
sinh! Họ đã rót dầu cho đèn thêm sáng, tiếp nhiên liệu cho các Bồ Tát tròn hạnh
nguyện độ sinh. Thế mới biết, tu không phải nhắm mắt cho đời mãi khổ, đại gia
không thể hưởng thụ cá nhân; Ôi, một nhà sư và một nữ hoàng đủ thắp sáng nghĩa
cử làm rạng danh một thị xã không mấy sung túc như Long Khánh.
Tương lai Tịnh xá Ngọc Xuân về đâu, sư về đâu? Công
việc hiện tại đủ là đáp án. Bếp cơm tình
thương và nữ hoàng ra sao? Vẫn là hạt giống nhân đức của quý vị gieo trong hiện
tại. Nhà Phật có câu:”dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai
thế quả, kim sanh tác giả thị” nghĩa là muốn biết nhân đời trước, hãy xem thọ
báo hiện tại, muốn biết quả kiếp sau, hãy xem việc làm hiện tại
MINH MẪN
09/02/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét