THAMLUẬN
VỀ MÔI TRƯỜNG
Theo tinh thần Tập huấn về biến đổi khí hậu và khả
năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại Tỉnh Khánh Hòa, thay mặt Phật giáo tỉnh
Daklak, tôi xin gửi đến Hội nghị vài ý tưởng góp phần ứng phó biến đổi khí hậu
sau đây:
Kính thưa quý vị,
Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay là một báo động
đỏ trên toàn thế giới; những nước công nghiệp xả thải khí nhà kính đã làm thủng
tầng ozone, cùng với một số sinh hoạt công ngiệp như máy lạnh,cơ giới, các khí CFC đều được sản xuất nhân tạo,
tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất dễ dàng hơn.Đưa đến những bệnh
nan y mà tia cực tím xuyên qua tầng Ozone bị thủng; dĩ nhiên đó là một trong những
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lương thực, thực phẩm cũng góp phần không nhỏ.
Khối u ác tính vừa là hậu quả thực phẩm, vừa là
nguyên nhân của tia cực tím tác hưởng; Ngay cả ung thư và một số bệnh nan y
ngày càng phát tác, do thực vật và các sinh vật biến đổi gen, ảnh hưởng môi
sinh; các hệ thực vật, sinh vật bị tia cực tím tác động chuyển thể dần dần.Dưới biển cũng như trên mặt đất đều ảnh
hưởng không nhỏ khi tầng khí ôzone bị thủng.Ung thư da cũng do tiếp xúc trực tiếp
với tia cực tím thường xuyên.
Ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh trái
đất. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi các bức xạ cực tím đến từ mặt trời. Khi tầng Ozone
bị thủng, động vật ảnh hưởng sức khỏe, phát sanh nhiều bệnh nan y, ngay cả hệ
thực vật cũng ảnh hưởng đến sự phát triển, thành phần dưỡng chất, cây rừng không
tránh khỏi khô cháy hay biển cả cá, tôm, cua, lưỡng
cư và các động vật khác tùy thuộc không nhỏ vào thảm thực vật trong biển cả mà
tia bức xạ cực tím là tác nhân gây ra.
***
Trước những vấn nạn nguy hại đó, các nhà khoa học
thường xuyên báo động, hình như các quốc gia phát triền và đang phát triển cải
thiện không kịp đáp ứng với mối nguy hại đó. Mỗi quốc gia có một cách thức ngăn
ngừa riêng, Việt Nam ta cũng từng có những cuộc hội thảo khoa học về biến đổi
khí hậu, thay đổi những vật dụng có hại môi sinh, nhưng do kinh tế yếu kém,
nhân dân ta cũng thay đổi những thói quen có hại rất chậm chạp.
Riêng lành vực Phật giáo, tín ngưỡng và những tập tục
lâu đời dần được cải tiến cho phù hợp với sinh hoạt trong thời đại tiến bộ. Một
tập quán về hiếu dưỡng đối với thân bằng quyến thuộc quá cố, ma chay chôn cất,
ngày nay cũng có khynh hướng hỏa táng, vừa hợp vệ sinh môi trường, vừa không
chiếm dụng đất đai kéo theo nhiều tập tục rườm rà như tảo mộ, cải táng…
Hỏa táng đã có từ lâu trong một số quốc gia Phật
giáo, nhất là Ân độ; nhưng những nơi đó vẫn chưa có hệ thống hỏa thiêu hiện đại.
Ngày nay, miền Nam đã có nhiều lò hỏa táng góp phần hạn chế khó khăn về đất đai
và vệ sinh môi trường.Sau khi hóa cốt, người dân hay tín đồ Phật giáo vẫn còn
lưu giữ tro cốt, hoặc thờ tại nhà, hoặc ký gửi cho chùa. Tuy nhiên, gần đây, việc
ký gửi tro cốt cũng gặp một vài khó khăn, vài gia đình đã rãi xuống biển. Tại
Đaklak, có sáng kiến biến tro cốt thành “ngọc linh”, nghĩa là nén tro cốt ở một
nhiệt độ cao, trở thành những viên ngọc, vừa sạch, vừa thẩm mỹ, có thể lưu giữ
tại nhà nếu không muốn ký gửi vào chùa, dẫu sao, vẫn tạo được ấn tượng vừa sạch
đẹp cùng với sự thân thương gần gũi hơn tro cốt. Đây là một sáng kiến cần nhân
rộng, vừa bảo vệ môi sinh, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng trong thời đại 4.0.
***
Thiển nghĩ, trong tầm tay nhỏ hẹp, trong phạm vi
kinh tế khiêm tốn, việc hóa tro cốt thành những viên “ngọc linh” sẽ là một
trong những phương cách phù hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần ứng phó biến
đổi khí hậu hiện nay mà Phật giáo cần phải góp phần. Dĩ nhiên, đây chỉ là một
phần rất nhỏ, GHPGVN sẽ có những sáng kiến to lớn hơn để cùng nhà nước hưởng ứng
ngày biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam ta đã ký kết hưởng ứng.
Kính chức cuộc hôi nghị tập huấn thành công tốt đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét