THAM LUẬN.
Trên 300 năm, một hệ phái truyền thừa tồn tại và
phát triển ở nền tảng một đất nước từng
xem đạo Phật là một quốc giáo, quả không phải dễ nếu hệ phái đó không được truyền
dẫn bởi những bậc có một nội lực sung mãn hoặc từng là những Tổ vị đắc pháp.
Miền
Bắc. trước đó, các phái thiền Tỳ–ni–đa–lưu–chi, Vô Ngôn
Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm đã đóng vai trò chính của Phật
giáo và ảnh hưởng sâu rộng tại đàng ngoài rồi.
Theo lịch sử do giáo sư Lê Mạnh Thát thi Việt Nam
lúc bấy giờ có 4 dòng Thiền du nhập từ Trung Hoa như dòng Bút
Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp
của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán
Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế ; riêng dòng
thứ tư là Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại phát xuất tại Việt Nam như
Bút Tháp, Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền
sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền
sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt
Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc
Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746)
và Thiên Thai của thiền sư Thiệt Diệu Liễu
Quán (1667 – 1742).
***
Thiền sư đầu tiên của tông Lâm Tế đến
Đàng Trong là ngài Nguyên Thiều–Hoán Bích. Tiếp đó, các ngài như Minh Vật–Nhất
Tri; Minh Lượng–Thành Đẳng; Minh Hải–Pháp Bảo; Minh Dung–Pháp Thông; Minh
Giác–Kỳ Phương, Minh Hoằng–Tử Dung v.v… kế thừa sự nghiệp của tổ
Nguyên Thiều, phát triển tông môn rộng khắp. Trong số những thiền
sư Trung Hoa du phương hoằng hoá có thiền sư Minh Hải–Pháp
Bảo dừng chân tại phố Hội An, Quảng Nam, khai sơn Tổ đình Chúc
Thánh, xuất kệ truyền thừa lập nên thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh.
Kể từ khi tổ Minh Hải–Pháp Bảo khai tông lập
giáo, tính đến nay dòng thiền Lâm Tế Chúc
Thánh đã trải qua 300 năm lịch sử với 12 đời truyền
thừa. Qua ngần ấy thời gian có mặt trong ngôi nhà Phật giáo Việt
Nam, các thế hệ Tăng nhân của dòng thiền Chúc Thánh đã đóng
góp đáng kể cho sự phát triển của Đạo pháp và Dân tộc.
Dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong những thiền phái
lớn của Phật giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện
tại.( Nhĩ tôn Thích Như Tịnh)
Các dòng Thiền từng góp phần làm rạng rỡ Phật giáo
nước nhà cả lịch sử Dân tộc,chính trị, khoa học, văn hóa… qua tay các Thiền sư Như
Ý Trần Cao Vân, Võ Trứ Chân An Tuệ Tĩnh, Chân Nguyên Tuệ
Đăng, Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm. Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài, Trừng
Thông Viên Thành v.v...(Lê Mạnh Thát)
Riêng Sơ tổ Minh Hải Pháp Bảo
vào Hội An khai sơn lập chùa Chúc Thánh, xuất kệ truyền thừa lập nên Thiền phái
Lâm Tế Chúc Thánh gần 50 năm hành hóa. Ngoài ra, phái đoàn hoằng pháp còn có Thiền sư Thạch Liêm năm 1694 đã tạo nền
móng phát triển cho Phật giáo đàng trong
Hòa Thượng Thạch Liêm cùng Hội đồng thập sư sang mở
đàn truyền giới tại chùa Thiền Lâm, Linh Mụ tại Huế và chùa Di Đà tại Hội An.
Trong phái đoàn này gồm có các vị Thiền sư danh tiếng như: Minh Hoằng Tử Dung,
Minh Hải Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Tri, Minh Lượng Thành Đẳng v.v (lịch sử truyền
thừa dòng Chúc Thánh)
Do công lao giáo dưỡng của
chư vị Thiền sư tiền bối, đã xây dựng được một số hậu bối đủ năng lực truyền bá
rộng khắp toàn quốc, ngay cả hải ngoại, các tỉnh thành đều có cơ sở của dòng
phái Chúc Thánh. (ĐĐ Thích Như Tịnh)
Trãi qua truyền thừa của
dòng Chúc Thánh, được vô số danh Tăng thạc đức xây dựng ngôi nhà chánh pháp, trong
đó, thời hiện đại, thế kỷ XX, nổi bậc nhất là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và
Thích Giác Nhiên, đệ nhất và đệ nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất.
Ngài thường căn dặn đệ tử: “Giới luật là thọ mạng của
Phật pháp, nếu phá giới phải hoàn lại y bát, ra khỏi Già Lam, để cho trong đục
rõ ràng, tà chánh phân minh.
Dòng Chúc Thánh nói riêng
và PGVN nói chung đã lưu lại cho dân tộc một bức tranh đa sắc gam màu rạng rỡ
mà ngày nay được truyền tụng – “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”
***
Trong quá trình hình thành
và phát triển như thế, một hình thức hệ phái tông phong trãi qua hơn ba thế kỷ
vẫn trường tồn và phát triển như thế, duy trì được truyền nhân có tài năng và
tâm đạo như thế, nhưng…Đã gọi là thiền phái, hiện nay mấy ai đã duy trì manh mối
mạch pháp thiền vị? phần lớn thiên về Tịnh độ, một ít hành trì Mật pháp. Phải chăng Thiền pháp Chúc Thánh đã bị
mai một, không còn ai nắm được mạch pháp của chư Tổ để hành trì, vì vầy, tuy danh
nghĩa Chúc Thánh còn duy trì và phát triển trên hình thức, nhưng nội chất cũng
như bao pháp phái khác hiện song tồn trên danh nghĩa đạo Phật Việt Nam.
Thiền phái Chúc Thánh truyền thừa theo kệ xuất của Tổ khai sơn, nói theo thế gian,
mang dòng họ nội để xác định là con cháu của dòng họ đó. Đoàn hậu lưu phát triển
như thế nào tùy năng khiếu và sở trường của riêng họ. Con cháu nhìn nhận nhau
qua danh pháp chữ kệ được thầy truyền để xác định thuộc đời thứ mấy của môn
phong.
Hiên nay, Hội An được xem
là Tổ đinh khai sơn môn phong, đây là lần đầu tiên môn phong Chúc Thánh tổ chức
Hội thảo khoa học, ngoài vấn đề tôn vinh chư Tổ, ôn tập hệ thống truyền thừa, kết
tập tư liệu để bổ sung cho lịch sử tông phong, cũng là dịp con cháu truyền nhân
nhận diện nhau từng lưu lạc khắp phương trời.
Hiện nay tư liệu về dòng
Thiền phái Chúc Thánh khó mà đầy đủ theo nhận định của giáo sư Lê Mạnh Thát,
nhưng dẫu sao, nhiều tay vỗ nên kêu còn hơn không.
***
Trong cuộc Hội thảo này, nội
dung tư liệu cũng đã được chư vị đóng góp khá nhiều, riêng tôi, thuộc con cháu
Tông môn Chúc Thánh Quảng Nam, sanh sau đẻ muộn, mong muốn Hội thảo tìm ra một
pháp môn đặc thù của Tông phong để truyền nhân, tử tôn được hành trì đúng tôn
chỉ của chư Tổ, song song với sự phát triển về cơ cấu tổ chức và phát triển cơ
sở vật chất để Thiền phái Chúc Thánh trọn vẹn như Thiền phái Trúc Lâm hiện nay.
Kính chúc Hội thảo thâu đạt được nhiều kết quả tốt đẹp,
kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, pháp vị khai thông, tiếp dẫn hậu lai
khai thông pháp mạch.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MÂU NI PHẬT
28/8/2020
.
|
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét