Thật khó mà đi thẳng vào vấn đề, vì đặt vấn đề đã là
sai từ căn bản. Kinh nói: “Này Ānanda, có năm thủ uẩn. Ở
đây, Tỷ kheo cần phải đoạn tận chúng khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Đây là sắc,
đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Đây là thọ, đây là sự
tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Đây là tưởng... Đây là hành...
Đây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức. Trong
khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào
(asmiṃmāno) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện
là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với
năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy.” Ở đây, vị
ấy ý thức rõ ràng như vậy. Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến
thiện, đều thuộc Hiền Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của Ác ma (kinh Đại
Không).
Hiện tượng ngoại biên tác hưởng tâm thức, biến hiện tượng méo mó theo
tưởng thức, làm thành quan điểm cá biệt, nhận thức cá biệt biến thành tư tưởng
cá biệt, tự nhận thức chân thực trong biên độ nhất quán. Trước ngôn ngữ xuôi
thuận, cảm nhận hài hòa, hoan hỷ phát khởi, cũng thế, nghịch nhĩ từ âm lực đối
tượng, tạo sóng âm phản ứng, phiền não khởi sanh. “Ở đây, Tỷ kheo cần phải
đoạn tận chúng khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt.” Thật vậy, sanh diệt là hiện
tượng, bám trụ hiện tượng sanh diệt sẽ là giòng chảy sinh diệt, đoạn tận chúng
là đoạn tận sinh diệt. “Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn
diệt của sắc.”Sắc đã là vậy, thì thanh trần tập khởi do đâu? Phải chăng
chúng chỉ là những sóng âm nhất thời truyền tải tác động nhĩ căn, được tưởng thức
phân biệt đúng sai, tốt xấu, hay dở…biến thành chủng thức, làm hạt giống cho
hàm tàng thức, để rồi:
Sơ biến hành xúc đẳng
Thứ biệt cảnh vị:dục
Thắng giải niệm,định,huệ
Sở duyên sự bất đồng . (duy thức tam thập tụng)
Thứ biệt cảnh vị:dục
Thắng giải niệm,định,huệ
Sở duyên sự bất đồng . (duy thức tam thập tụng)
Sắc, thanh hương, vị, xúc… cũng đều phủ lớp vọng tưởng méo mó, tác dụng
ngược làm khổ đau cho chính chủ.Vậy tập khởi của sắc là gì?
Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu. (duy thức)
Biến kế chủng chủng vật
Thử biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu. (duy thức)
Chính chủng chủng biến kế
sanh nên gọi là duyên sanh, đã là duyên sanh tức không thật. Cảm xúc buồn vui
thương giận cũng thế, tưởng thức đánh lừa cảm xúc đưa đến khổ đau. Cái không thật
cứ ngỡ là thật, huân tập chủng tử bất toàn, nên gọi là:
Thị chư thức chuyển
biến
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhất thiết duy thức
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhất thiết duy thức
Do nhất thiết chủng
thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh
Vì vậy, Đức Phật dạy: này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy.” Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc Hiền Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của Ác ma (kinh Đại Không).
“đoạn tận ngã mạn” là đoạn tận vọng tưởng, đoạn tận vọng tưởng là đoạn
tận mọi duyên sanh, tức làm chủ được cảm xúc, vì cảm xúc là hiện tượng biến động
tâm thức, rơi vào nhị biên của mọi hiện tượng. Cái gọi là bản ngã thường tại chỉ
là giả danh trong thế giới nhị nguyên, đó chỉ là giả hợp tạo thành ảo giác miên
tục.Trong tương quan hỗ tác, sự giao hỗ y như rằng khởi sanh hiện tính nhân quả,
hiện tượng nhân quả mang trạng tính vô thường nên gọi là khổ đau.Vì thế, theo
tinh thần Phật giáo phát triển (PG Đại thừa) thông qua kinh Kim Cang;
Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề:
"Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những
loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh,
hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài
có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà
cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả
vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà
thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề!
Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời
chẳng phải là Bồ-tát.
Bồ tát không còn trụ tướng
chúng sanh, tướng thọ giả …khi độ tận chúng sanh thì hà cớ chấp thủ cảm xúc bởi
tưởng thức.
Thế thì đâu là chân ngã?
Đức Phật dạy: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” Bạch
đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A-La-Hán,
thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả…
Như vậy quả vị chứng đắc
cũng là hư vọng vì còn trụ tướng chứng đắc. Chân ngã là thể tính phi tướng phi
tánh, thoát vòng đối đãi nhân quả, vô thường. Tinh thần bất nhị cũng chỉ là giả
lập tạm lìa thoát vọng tưởng, vượt khỏi sự xung đột tâm thức và cảm thức nội tại.
Giải quyết được mối bất
hòa từ cảm thức tức làm chủ được cảm xúc, thoát ly khổ đau buồn vui, trạng thái
an nhiên tự tại hiện khởi. Bất hòa tự thân được giải tỏa thì ngoại cảnh không
thể tác hưởng tâm thức, Tịnh độ hiện tiền được chế tác, gọi là giải thoát. Phải
chăng “Nhất thiết duy tâm tạo”?
MINH MẪN
20/7/2019