Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

* XUÂN TRONG TA




Chủ đề của chương trình Triển lãm Văn hóa Dân tộc - Phật giáo vào chiều ngày 21/01/2017 tại chùa Phổ Quang - Tân Bình đã được Ban Văn hóa Thành hội do TT. T. Nhật Từ khởi xướng.

Cứ hàng năm, vào dịp lễ lớn của Phật giáo cũng như tết cổ truyền, Ban Văn hóa Thành hội đều được TT trưởng ban tổ chức triển lãm, đặc biệt năm nay có thêm bộ phim "Công Chúa Da Du Đà La" được sư cô Bích Liên (cựu hoa hậu quý bà tại Hoa Kỳ bảo trợ) công chiếu vào lúc 17 giờ cùng ngày sau khi lễ ra mắt triển lãm tranh tượng thư họa đặc sắc.

Theo HT T. Thiện Tánh: - Ban văn hóa Thành hội là ban có tầm sinh hoạt nổi bậc nhất trong 13 ban ngành của giáo hội. Trong chương trình gồm các hạng mục của hơn 500 tác phẩm của nhiều tác giả có uy tín trong và ngoài nước với nhiều thể loại:

- Tôn tượng Phật và Bồ Tát, tranh ảnh, Pháp khí, Pháp lam, Lục bình thủy tùng, gốm sứ nghệ thuật...
- Thuyền Bát Nhã chở đầy hoa, thơ và ánh sáng
          * Góc quê hương
          * Lễ tết nhân gian
          * Xưa-sau giữa hiện tại "bây giờ"
          * Bát tâm xuân
          * Gieo duyên hàn mặc
          * Giao lưu văn hóa

Tất cả đều mang ý nghĩa hoằng hóa Phật pháp, phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc...

Dưới sự chứng minh của HT T. Thiện Tánh, TT T. Nhật Từ, TT T. Phước Tiến, TT T. Phước Niệm, TT T. Minh Nhật.

Với sự có mặt của các anh chị em nghệ sĩ góp phần tổ chức cho cuộc triển lãm cũng như khách mời, trong đó có nhạc sĩ Tôn Thất Lan, nhà thơ Hạnh Phương... và quần chúng Phật tử.

Trong phần phát biểu khai mạc, TT T. Nhật Từ, trưởng Ban Văn Hóa Thành hội xác định giá trị Tết cổ truyền đã được nhà nước đăng ký với Unesco, là một di sản văn hóa phi vật thể, là một việc làm sáng suốt, mà bao năm qua một GS viện trưởng đại học Cần Thơ cũng như vài người đề nghị sáp nhập tết cổ truyền vào chung tết Dương lịch dưới cái nhìn kinh tế. TT chứng minh, nước Nhật nghỉ tết hơn 18 ngày, nghĩa là gấp đôi thời gian nghỉ tết của âm và Tây lịch, thế nhưng cũng không làm cho kinh tế Nhật suy giảm. TT cũng nói, hủy bỏ tết truyền thống đồng nghĩa hủy bỏ truyền thống văn hóa của một dân tộc. Không thể sáp nhập ngày tháng sinh nhật của hai người làm một thì làm sao sáp nhập nền văn hóa cổ truyền của dân tộc vào với tết Tây. Hơn bốn triệu người Việt trên thế giới đón tết, chính quyền bản địa đó không hề quan tâm đến tết truyền thống của cư dân Việt thì những người nước ngoài có mặt trên đất nước phải tùy thuộc vào nền văn hóa của với 9.3 triệu người nước Việt, không vì thế bắt chúng ta bỏ tết cổ truyền nhập chung tết Tây.

Với lập luận vững vàng hữu lý mang tính thuyết phục để minh chứng lý do cho buổi khai mạc triển lãm hôm nay.

MINH MẪN
21/01/2017


































Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

NGÔI CHÙA TRÊN MÂY

 
Nằm sâu trong núi rừng Tây Nguyên, cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, quanh năm mây vờn bao phủ, Linh Quy Pháp Ấn Sơn là một ngôi chùa như từ trên trời lạc xuống hạ giới. 

Nằm cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh đồi 45 thuộc huyện Lộc Thành (Lâm Đồng). Đường vào chùa rất gian nan với những con dốc cao ngất và bề rộng chỉ chừng 40 cm, luôn là thách thức thú vị với du khách thập phương. 

Toàn khuôn viên chùa khoảng 40 ha, địa hình kéo dài qua nhiều ngọn đồi cao bao phủ bởi những rừng cây và đồi chè, cà phê. Quán Chiếu Đường với cổng trời và sân mây được xem là chốn bồng lai tiên cảnh. 

Nhà sư trụ trì Thích Minh Thành cho biết trong thời gian tu học tại Nhật, thầy yêu thích lối kiến trúc Nhật Bản nên đã xây chùa theo phong cách này. 

Vào những buổi sớm mai mây tràn dần về phủ khắp núi rừng, những tia nắng xuyên qua tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ ảo.

Nhìn về phía xa, mây như tràn về thung lũng. 

Mỗi 6h, khi mặt trời vừa nhô lên, sư thầy Pháp Thạnh bắt đầu thay y phục và chuẩn bị cho buổi kinh sớm.

Trước khi đọc kinh thầy luôn lau bụi bẩn trên ngôi tượng Phật Thích Ca, biểu thị lòng thành kính.

Sau đó, thầy niệm kinh trước cửa Quán Chiếu đường

Thầy dành nửa tiếng để tĩnh tâm và đọc kinh.

Sau buổi kinh sáng, thầy ra gác chuông để gióng những hồi chuông sớm.
 
Tiếng chuông vang vọng khắp núi rừng báo hiệu một ngày mới bình yên.

Cây cổ thụ trên đồi trước chùa là nơi các sư thầy chọn để tu thiền mỗi sáng sớm.

Thường sư trụ trì Minh Thành sẽ có những buổi thuyết giảng tại đây cho các đệ tử.

Tiếng kinh hòa cùng không gian bồng bềnh của sớm mai khiến lòng người tĩnh lặng rũ bỏ mọi ưu phiền.

Một vài sư thầy lại chọn cách tịnh thiền một mình trên các mỏm đá. 

Hiện nay Linh Sơn Pháp Ấn là nơi yêu thích bậc nhất của các bạn trẻ ưa khám phá khi đến với khu vực Tây Nguyên nói chung hay Bảo Lộc nói riêng. Trong thời gian tới chùa sẽ tiếp tục được mở rộng và xây dựng cao hơn theo hình bảo liên đăng. Ảnh: Hoàng Đức.