Đáng ra ngày 12/11/2016 là ngày đại hội BTS PG huyện Tân Thành, khi mà HT T. Giải Thiện đã bị bãi nhiệm với nhiều tội danh đã được liệt kê trong bài trước. Do HT Giải Thiện chạy về văn phòng 2 cầu cứu, nên lệnh từ v/p 2 chỉ đạo ngưng bầu cử để có cuộc họp giải hòa của v/p2 sắp tới, mời các vị trong BTS PG tỉnh và huyện Tân Thành về tìm phương án chung. Có thể hòa giải, HT Giải Thiện được lưu nhiệm, có thể v/p 2 cử người của v/p2 về tạm thời điều hành BTS PG huyện Tân Thành, có thể v/p đề bạt một ai đó kế nhiệm... Nhưng, văn bản giải nhiệm thầy Giải Thiện đã được BTS PG Tỉnh đã ký thì sao? Liệu hủy hoặc thu hồi? Nếu thế thì uy tín của BTS PG Tỉnh sẽ thế nào? Nếu bảo lưu thì vấn đề hòa giải sẽ khó lý giải.
Giải quyết thế nào, gỡ bỏ ách tắt thế nào, đó là việc của v/p2 Trung ương. Tại sao có sự ách tắt của BTS PG Tân Thành?
Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu là vùng đất dung thân cho hàng ngàn tu sĩ, hàng trăm cơ sở am tự viện Phật giáo sau 1975.
Thập niên 1958, nơi đây cũng là cơ sở của Phật giáo như Đại Tòng Lâm do cố đại lão HT. Thích Thiện Hòa xây dựng trên khu rừng gần 200 hecta, nay chỉ còn không tới 100 hecta, do dân chiếm cứ. Xem như đây là trung tâm đầu tiên của Phật giáo có mặt khi chính sách di dân lập ấp của nhà Ngô đưa người Bắc và miền Trung vào lập nghiệp. Trong cuộc chiến lên đỉnh điểm, một số cư dân được đưa về các căn cứ Long Khánh, Xuân Lộc, Bình Thuận, Định Quán... để ổn định cuộc sống.
Sau 1975, một số tu sĩ và cơ sở tự viện nhiều nơi gặp khó khăn, nhất là tu viện Chơn Không của HT T. Thanh Từ (nay là Thiền phái Trúc Lâm) trên núi Lớn Vũng Tàu bị giải tỏa, HT và đại chúng về vùng đất mới thành lập Thiền viện Thường Chiếu, chư Ni trong tông phong lập Thiền viện Linh Chiếu, rồi lần lượt chư Tăng Ni về đây thiết lập tự viện như Thiền đường Liễu Quán, viện chuyên tu, Ni viện Thiện Hòa, Thiền viện Phước Hoa... ngoài các cơ sở thuộc Thiền phái Trúc Lâm, còn có các trụ xứ già lam mà hàng trăm tu sĩ cộng trú tu tập nghiêm túc như tu viện của thầy Thông Huyền...
Sau khi HT T. Thiện Hòa viên tịch, thầy Minh Thành kế thừa chư tôn túc quản trị Đại Tòng Lâm. Tại chỗ có HT T. Đồng Huy, vừa là trưởng BTS PG Tỉnh, vừa là Phó Ban Giám đốc Đại Tòng Lâm đặc trách giám luật năm 1990 - Năm 1992, Ngài là Uỷ viên Hội Đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiêm Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu qua 4 nhiệm kỳ. - Tại Đại hội Phật giáo khoá IV (1997), Ngài được tấn phong Hòa thượng và được suy cử vào Thành viên HĐCMTW GHPGVN. Cũng trong năm này, Ngài được bầu làm Trưởng Ban Quản trị Đại Tòng Lâm. Tuổi cao sức yếu, thuận lẽ vô thường, Hòa thượng đã thâu thần viên tịch vào lúc 18giờ 45 phút, ngày 03/01/2010 (nhằm ngày 19/11/Kỷ Sửu). Từ đó, HT T. Quảng Hiển tiếp nhận trọng trách điều hành BTS PG tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và cai quản Đại Tòng Lâm. Để ngôi Già Lam Đại Tòng Lâm uy nghi như hôm nay. HT. Quảng Hiển đã giải tán một số am cốc, tự viện trong khu vực. Dĩ nhiên trong quá trình phát triển cơ sở và điều hành Phật sự địa phương, không tránh khỏi một số bất đồng nội bộ.
* * * * *
• 1/ Theo tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Phật giáo: 292.000 tín đồ, 32.255 tu sỹ, Tăng Ni, 334 cơ sở thờ tự, đương nhiên con số nầy chưa hẳn chính xác, vì hàng năm có hàng ngàn người nhập cư, trong đó có tu sĩ Phật giáo. Với lượng tu sĩ và cơ sở thờ tự như thế, khó mà quản lý chính xác, đồng thời, còn có một số tu sĩ tài năng xuất chúng hoặc ẩn cư, hoặc hoạt động ngoài tổ chức Giáo Hội. Một số tu sĩ tốt nghiệp từ các trường Phật học cao đẳng ở Thành phố hoặc từ nước ngoài về, chưa có một trách nhiệm tương xứng hoặc không tâm phục việc điều hành Phật sự địa phương, nên trở thành những khó khăn cho BTSPG Tỉnh.
• 2/ Với một địa bàn rộng lớn, những vùng xa xôi, BTS PG tỉnh không nắm rõ nhân thân, trình độ của các tu sĩ để công cử vào BTS PG cấp huyện, xã, từ đó, tại từng khu vực suy cử, đề bạt vào các ban bệ theo cơ cấu hành chánh. Có những nhân sự mà BTS tỉnh không đồng thuận, đành phải chấp nhận để sinh hoạt guồng máy được trôi chảy.
• 3/ Quyết đoán của người lãnh đạo đầu ngành, có thể đem lại thành công một số việc, nhưng cũng tạo một số bất mãn không tránh khỏi khi mà con người còn nhiều tham vọng tranh quyền giành chức (đời đạo đồng nhất lý).
* * * * *
Suốt thời gian nhiệm kỳ kế thừa trưởng BTSPG tỉnh, ngoài việc ổn định Phật sự các cấp, HT.T. Quảng Hiển đã thành công việc xây dựng ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Xây dựng từ năm 1988 mãi đến năm 2002 mới hoàn thành, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn.
Bộ tượng Di Đà Tam Tôn (gồm Phật A-di-đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ Tát Đại Thế Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (gồm Phật Thích-ca Mâu-ni và hai vị Bồ Tát là Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền), hai tượng Hộ pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật). Đài Phật Di-lặc ở phía trước ngôi chính điện. Vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc ở cạnh đài Di-lặc, gồm 48 pho tượng đức Phật A-di-đàbằng đá hoa cương, trong đó có một pho tượng cao 18m bằng bê tông.
Nơi đây còn có các công trình đáng chú ý khác như: Tháp Đa Bảo, Vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển, Pho tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết Bàn nằm trên tòa sen, Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m. (riêng tượng Quán Âm và tượng Bổn sư lộ thiên nầy đã được cố HT Thích Thiện Hòa xây dựng vào thập niên 1965).
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chứa được ngàn người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần. Ban Quản trị chùa còn có dự án tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phật giáo Đại Tòng Lâm đầu tiên của Phật giáo Việt Nam với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng thể 14 ha; nhưng chưa thực hiện được.
HT. T. Quảng Hiển xuất thân từ Phật học đường Giác Sanh (quận 11 hiện nay), ra lập cư tại Bà Rịa Vũng Tàu, xây dựng chùa Hộ Pháp năm 1970. Từ đó, con đường phụng sự Phật pháp tỉnh nhà bắt đầu khởi sắc. Rồi cũng từ đó, nhiều chướng duyên nảy sanh, nhưng dù sao, qua nhiều Đại giới đàn, Hội thảo Hoằng Pháp, và nhiều công trình xây dựng quy mô khác đã làm cho Phật giáo Bà Rịa Vũng Tàu được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.
MINH MẪN
15/11/2016
(còn tiếp)
15/11/2016
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét