Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

* KHÁNH THÀNH HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM


ng 08/5/2016, buổi lễ khánh thành giai đoạn 1 HVPGVN tại TP HCM, cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.


Hiện trường: Sự hiện diện chứng minh của chư Tôn đức chức sắc giáo phẩm từ Trung ương đến 63 Tỉnh Thành cả nước. Quan chức chính quyền đại diện chính phủ Trung ương và địa phương cùng trên 10 ngàn người tham dự.


Rất sớm, các nẻo đường đổ về huyện Bình Chánh, Lê Minh Xuân, xe hai bánh, bốn bánh, xe ca, và nhiều loại xe từ các Tỉnh Thành tấp nập hướng về Học viện. Xe 2 bánh phải gửi cách khuôn viên Học viện gần một km, thế mà tình trạng ách tắt vẫn không tránh khỏi. Đội bảo vệ vất vả dẹp đường cho xe các chức sắc Giáo hội và quan chức chính quyền đến tham dự.


Ngoài những dãy lầu vừa hoàn thiện gồm có: tòa hành chánh, tòa Tăng viện, tòa Ni viện, nhà bếp và chánh điện tạm mà đã hết 168 tỷ đồng trên diện tích 8 hecta. 


Mới 7 giờ sáng mà khí hậu oi bức khó chịu. Quần chúng hiện diện tỏa ra khắp nơi để tránh cái nắng và nóng chờ đợi lễ khai mạc chính thức. Hội trường được che tạm bởi những tấm bạt màu, nền đất được lót những tấm blok nhựa che phủ mặt đất. Hàng ngàn ghế cho chư Tôn đức, quan khách và Tăng Ni, Phật tử không đủ chỗ, vì thế, chung quanh các cơ sở đều là chỗ để họ theo dõi cuộc lễ qua màn hình khổ rộng.


Giáo dục là ngành năng động và hữu hiệu rõ nét trong ngôi nhà PGVN hiện nay. Trước 1975, Phật giáo đã chú hướng đến giáo dục, cố HT T. Minh Châu sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ từ Ấn, về cộng tác với các cao Tăng thành lập Đại học Vạn Hạnh năm 1964. Vạn Hạnh là một trong những đại học dân lập có tiếng tại miền Nam Việt Nam trước đây, từ lò đào tạo nầy, nhiều nhân tài đã xuất hiện. Hiện nay, thỉnh thoảng vẫn có cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Vạn Hạnh các phân khoa, từ khắp nơi trong và ngoài nước về chung vui kỷ niệm một thời quá khứ dưới mái trường của Phật giáo.


Sau 1975, cơ sở chính của đại học Vạn Hạnh tại Trương Minh Giảng, nhà nước đã sử dụng làm đại học sư phạm, cơ sở 2 tại 750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận trở thành trường Cao cấp Phật học Việt Nam vào năm 1983-1997 do HT Tiến sĩ T.Minh Châu sáng lập. 


Năm 1997-2005 đổi thành Học viện Phật giáo VN tại TP HCM.

Từ năm 2009, HT Tiến sĩ T. Trí Quảng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tối cao Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM.


Học viện có 11 khoa: 1/ khoa triết học PG, 2/ khoa Hoằng pháp, 3/ khoa PGVN, 4/ khoa Lịch sử PG, 5/ khoa Pali, 6/ khoa Anh ngữ Phật pháp, 7/ khoa Trung văn, 8/ khoa Sanskrit, 9/ khoa công tác xã hội, 10/ khoa triết học PG hệ đào tạo từ xa, 11/ khoa sư phạm mầm non.


Từ khóa I đến khóa XI đã đào tạo được gần 5.000 Tăng Ni sinh. Một số tốt nghiệp đã trở thành cán bộ cho các cấp Giáo Hội. Trên 300 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến sĩ từ nước ngoài. Tương lai, Học viên sẽ tiến hành xin phép đào tạo Tiến sĩ để xứng tầm với các đại học trong khu vực, cũng là tiết kiệm chi phí cho TNS khi du học nước ngoài.


Giáo dục PGVN nhằm ba mục tiêu: hoàn thiện giáo dục đạo đức - Thiền định và trí tuệ, vì vậy, vấn đề nội trú cho TNS là điều cần thiết mà từ lâu, các TNS từ các Tỉnh thành đã phải lưu trú nhà dân khi vào TP HCM theo chương trình học.


Quá trình xây dựng: Sau khi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chấp thuận cấp đất để mở Học viện PG vào năm 2008, hơn 4 năm hoàn tất thủ tục và đền bù hoa màu cho dân, ngày 04/11 năm 2012 lễ động thổ được bắt đầu. Ngoài sự tài trợ của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, quần chúng Phật tử qua các khóa tu của các hệ phái, TT T. Thanh Phong - trưởng Ban Kinh tế tài chánh đã góp phần không nhỏ để tiến hành hoàn thành cơ sở giai đoạn một như đã có. Từ mảnh đất trũng thấp, nước mặn phèn chua, san lấp đền bù để trở thành cơ ngơi như hiện nay không phải là nhỏ về công sức lẫn tài vật, gói trọn vẹn cái tâm của những người con Phật.


Trong giai đoạn kế tiếp, 14 hecta còn lại sẽ là: xây dựng chánh điện 1800m2 sức chứa 2500 người tham dự lễ cùng lúc - hội trường 2000m2 chứa 3000 người đáp ứng cho các cuộc hội thảo tầm quốc tế. - Thư viện chứa một triệu đầu sách. - nhà khách quốc tế tiêu chuẩn 3 sao gồm 150 phòng. - các tòa nhà dành cho khoa học nhân văn và xã hội, khoa học tự nhiên, khoa quản trị và giáo dục... (chi phí dự tính khoảng 1,000 tỷ đồng VN).


Với tầm vóc hoạt động và kết quả trong thời gian qua, việc giao lưu và hợp tác với một số trường Đại học trên thế giới như: Bombai- Nalanda - Lumbini - đại học Bắc Kinh - Phúc Kiến - Viện Khổng Tử học tại Trung quốc - Phật Quang tại Đài Loan - Mahachulalongkorn Thái Lan... là điều tất yếu, thì tương lai, Học viên xứng tầm giáo dục trong khu vực cũng không xa lắm.


Rất mừng là hiện tượng xuống cấp về đạo đức hiện nay trong giới trẻ, Phật giáo đã đào tạo hàng ngàn Tăng Ni có học vị có nhân cách sẽ là chất men góp phần hóa giải những tệ nạn không riêng trong xã hội mà một góc nào đó trong Phật giáo, tu sĩ đang đánh mất lý tưởng ban đầu. Đồng thời là điểm tựa cho niềm tin quần chúng đang mất hướng hiện nay.


Tuy Học viện Phật giáo Việt Nam có một tầm vóc rộng lớn hơn các ban ngành trong giáo hội, chính vì thế đó là động cơ cốt lõi đẩy nhịp độ chuyển động cho mọi Phật sự mà Giáo Hội đang cần có.


Qua buổi lễ khánh thành giai đoạn một của Học viện sáng nay cho thấy nét phấn khởi của quần chúng Phật tử cũng như niềm tin của chư tôn đức chức sắc giáo phẩm về một tương lai tươi sáng của học viện trong ngành giáo dục hiện tại.


Lễ khánh thành trong mùa Phật đản nhiều ý nghĩa giữa thời tiết khắc nghiệt là biểu tượng hai mặt trong một vấn đề để sự kiện luôn chuyển hóa đi lên.



MINH MẪN

08/5/2016




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét