Sáng ngày 23/4/2015,
đoàn từ thiện khởi hành lúc 5g sáng. Cô Nguyên Hưng, người khởi xướng ủy lạo,
với sự hỗ trợ nơi ăn chốn nghỉ và phương tiện đi lại suốt thời gian đoàn lưu
trú tại nhà hàng-khách sạn của cô Quảng Phúc: nhà hàng Hương Giang-khách sạn Vũ
Hương. Tháp tùng có TT Quang Hạnh trụ trì chùa tháp Kỳ Quang, TT Thiện Chiêu,
trụ trì chùa Phật Quang Sa Đéc, cô Diệu Tâm ở Nghệ An và cô Nga ở quận 2 SG.
Đoàn đến Quỳ Châu cũng
đã 10g sáng, qua bao đèo dốc vùng rừng núi của miền Trung Bắc bộ. Ngôi trường
cấp 1 và cấp 2 tuy không đầy đủ tiện nghi như các trường ở Thành phố, nhưng
không nhếch nhác như một số vùng cao khác. Học sinh phần lớn thuộc sắc tộc
Thái, áo quần sạch sẽ. Có những học sinh ở bản làng xa, phải thuê nhà ở lại,
chứng tỏ đời sống người dân thuộc huyện Quỳ Châu không đến độ nghèo đói như Kỳ
Sơn.
Nghệ An thuộc vùng Bắc
Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông
giáp biển Đông, phía tây bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía tây giáp tỉnh
Xiengkhuang (Lào), phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào) Wikipedia).
Quỳ Châu là một huyện
nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ của Nghệ An, trung tâm miền Tây Bắc Nghệ An, có
vùng sinh thái đặc biệt, cùng với huyện Kỳ Sơn, Quỳ Châu được Unesco chọn là
vùng sinh quyển miền tây Nghệ An. Quỳ Châu có hệ thống sông suối chằng chịt đã
tạo ra nhiều thác nước đẹp như thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nậm Pông. Đây là
lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có
hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển. Dân số khoảng
54.236 với 80% sắc tộc Thái.
Học sinh nơi đây đạt
loại giỏi, theo thống kê - Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh tốt nghiệp
các cấp đạt 80% trở lên. Mỗi năm, huyện có từ 20 - 35 em thi đỗ vào các trường
cao đẳng và đại học.
Tuy vậy, vùng cao và
sâu giáp giới Lào nơi đây, đến bây giờ vẫn chưa có điện. Theo cô Quảng Phúc
(Hương Giang), huyện Kỳ Sơn còn là huyện nghèo hơn nữa, có lúc cô đi ủy lạo Kỳ
Sơn, xã Nậm Típ, chứng kiến một gia đình nơi đây, nồi niêu, chén bát không bao
giờ rửa. Từng lớp cáu bẩn đóng dày đáy nồi và quanh miệng chén, áo quần thì
khỏi phải nói. Tính thụ động của một số sắc tộc cũng đã góp phần làm nghèo địa
phương. Vào năm lũ lớn, tại Kontum, đoàn cứu trợ chùa tháp Kỳ Quang vất vã lội
sình, băng núi bê từng thùng quà vào cứu trợ, dân sắc tộc địa phương ngồi trên
nhà sàn nghe nhạc điện thoại, cứ như việc cứu trợ là bổn phận của người Kinh,
không ai quan tâm phụ giúp. Chẳng những thế, khi điện đưa vào từng thôn, nhà
nhà không ai tự mua bóng điện để thắp sáng. Các mục sư phải tự tay tặng và gắn
vào đuôi, họ lại cám ơn Chúa đã mang ánh sáng đến cho bản làng.
Vật dụng như sách vở,
đồ chơi, áo ấm cho học sinh, do cô Nguyên Hưng tích góp để ủy lạo cho học sinh.
Tuy giá trị không bao nhiêu, nhưng tình cảm và công sức từ Sài Gòn mang ra Nghệ
An rồi đi lên vùng cao xa xôi đã nói lên tấm lòng của người khởi xướng. Theo
các thầy ở trường, tập vở họ có đủ, chỉ cần tiền để sắm sửa trang thiết bị, đây
là việc khó giải quyết.
Việc ủy lạo, cứu trợ
xưa nay từ các đoàn Phật giáo, rất cần thiết trong lúc thiên tai, nhưng bình
thường, các phẩm vật đó biến họ thành kẻ chờ đợi quanh năm, tính trông chờ đã
làm cho một số bản làng không chịu lao động. Chị Khương trên Kontum cho biết –
nhà nước cấp bò sữa, thay vì để nuôi, họ lại xẻ thịt thết đãi bản làng ăn nhậu.
Thầy Quang Hạnh muốn tặng xe máy cày, cũng theo chị Khương, có lẽ không lâu hơn
họ sẽ bán để lấy tiền uống rượu. Vấn đề người sắc tộc là vấn đề khó giải quyết
vì tính thụ động, không tranh đua. Vốn bản chất du canh du cư, gieo hạt đợi mùa
thu hoạch, trong lúc nông nhàn, chỉ biết ăn chơi uống rượu cần.
Vì thế, lòng từ bi
trước sự đói nghèo của họ, người Kinh không thể giúp họ phát triển cho cuộc
sống với từng đợt cứu trợ như muối bỏ biển như thế.
Những ngày còn lại,
đoàn đi thăm viếng một số di tích, trong đó có khu di tích Nguyễn Du ở làng
Tiên Điền và đền thờ vua Quang Trung. Do mưa gió liên tục, chương trình đi chùa
Hương ở Hà Tỉnh không thực hiện được.
MINH MẪN
01/5/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét