Thời gian qua, mạng xã hội tạo sự kiện quá hot về hiện tượng sư Minh Tuệ, từ
đó, dư luận trái chiều liên tục phát sóng đa phần có khuynh hướng tôn kính hình
ảnh khổ hạnh của một nhà sư bộ hành 6 năm qua một số tỉnh thành; tuy nhiên cũng
có một vài phản ứng trái chiều bình phẩm không tốt về công hạnh của một công
dân mang tên Lê Anh Tú với tên gọi Minh Tuệ.
Trước nhất xin xác định sư Minh Tuệ là một công dân
bình thường, có ăn học, có nghĩa vụ và chức việc trong xã hội; khi ý thức về cuộc
sống, đã xuất gia học đạo, từng thường trú tại tu viên Chơn Như của cố HT T.
Thông Lạc.Tham khảo kinh điển Nikaya, luật tạng bắc truyền, sống hạnh khất sỹ;
sau khi thấm nhuần giáo lý nhà Phật, người phát nguyện sống theo hạnh đầu đà từ thời Phật còn tại thế.Sau hai lần xin
quá giang xe xuôi ra miền Trung không được, tự phát nguyện suốt đời bộ hành cho
đến ngày nay.Và không tự nhận
mình là sư, chỉ xưng con với mọi người.
Qua thời gian dài vẫn giữ trai tịnh, ăn ngày một bữa,
không giữ tiền, ngủ ngồi, không trụ xứ nhất định; nắng mưa dãi dầu để thử sức
mình với đức kiên nhẫn,bị chúng đánh mà vẫn vui vẻ, khiêm tốn xưng hô, không tự
nhận mình là tu sỹ phật giáo để khỏi liên lụy uy tín của nhà chùa, nhưng vẫn là sư, vẫn là tu sỹ dưới mắt mọi người dân…Bấy
nhiêu đức tính đủ cho quần chúng hiểu được thế nào là một bậc chân tu.
84 ngàn pháp môn, tùy căn cơ mỗi hành giả thích hợp,
không thể nói pháp nào, hạnh nào
cao
hơn pháp nào.Dó tính cố chấp đố kỵ nên phân biệt, chỉ trích, phê phán một công
hạnh không hợp với mình.Đáng ra chúng ta không thực hiện được những công hạnh khó làm mà
người khác làm được, phải hoan hỷ tán dương mà nhà Phật gọi là tùy hỷ công đức.
Sư Minh Tuệ không hề phê phán, chỉ trích ai, vì sư tự nhận là người đang học,
đang tập những lời Phật dạy.
Gọi là “thằng ba trợn ôm nồi cơm điện” “ Ô, đây là
Thánh nhân của tôi”… là ngôn từ đố kỵ không nên có ở miệng một tu sỹ, tu mục
đích Thánh hóa nhân cách chả lẽ tu để thành ma đố
kỵ???
Một phê phán cũng từ miệng một tu sỹ khác: “Tu không
ở một chỗ, ôm bác đi lòng vòng” chứng tỏ người phê phán không hiểu gì về đa hạnh
của một bậc xuất ly…còn rất nhiều phê phán bằng ngôn từ khó nghe nơi cửa miệng
đồng tu; rồi một số được thầy mình mớm ý để những con nhang cuồng tín không biết
sai đúng cũng lớn tiếng chỉ trích dạy đời sư Minh Tuệ.
Dĩ nhiên lượng người công tâm bênh vực sư Minh Tuệ
nhiều hơn kẻ chống đối.Một hiện tượng chưa bao giờ có tại VN, người dân quét đường
cho sư đi qua, hàng trăm người theo sư qua địa phận của mình, được công an giao
thông giữ trật tự đủ để thấy sự sáng suốt của người dân phân biệt đúng sai, chánh
tà.
Ngoài thành phần chống đối và ủng hộ, một vài người
đem so sánh sự sinh hoạt của các tu sỹ theo nếp sống Thiền môn hiện nay, cũng không đúng.Mỗi người có một công hạnh,
một nghĩa vụ, một hoàn cảnh khác nhau; không thể bảo các tu sỹ đều sống kiểu sư
Minh Tuệ khi mà Phật giáo trở thành một Tôn gíao có tổ chức gắn kết với nhịp sống
xã hội. Các sư ở chùa có nhiệm vụ riêng ở chùa, việc nhân cách cá nhân không đại
diện cho một người mang danh tu sỹ. Bất cứ một tập thể nào cũng không tránh khỏi
vài cá nhân thiếu chuẩn mực đạo đức, không vì thế quy chụp chung cho tập thể tu
sỹ.Hình ảnh sư Minh Tuệ là một trong hai mặt của tập thể tu sỹ Phật giáo, không cái nào hơn cái nào, chúng bổ
túc điều chỉnh cho nhau để không đi quá đà trong sinh hoạt tập thể. Người trí
biết tiếp thu cái hay để điều chỉnh cho nhân cách của mình; phủ nhận cái hay là bảo thủ,
kiến thủ, giới cấm thủ sẽ bị cuộc sống đào thải.
Qua ồn ào trên mạng xã hội, GHPGVN ra công văn gửi đến
các cấp GH, trong đó viết: “Trong lộ
trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số
lượng đông, cúng dàng phẩm vật, thức ăn và tiền tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây
ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN”…Đoạn văn có hai vấn đề:
thứ nhất sư Minh Tuệ không hề nhận tiền,việc dâng cúng là quyền của bá tánh; thứ
hai GHPGVN là một thực thể có tầm vóc và uy tín, một cá nhân sư Minh Tuệ không
thể làm lay đổ một tập thể thì dư luận nếu có ảnh hưởng chăng là ảnh hưởng đến
những vị thiếu nhân cách.
“…tạo
nên hiệu ứng câu views và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của
Tăng ni, Phật tử GHPGVN”…thật ra không chỉ do sư Minh Tuệ mà
họ dùng clip câu view, trước hiện tượng sư Minh Tuệ cũng có quá nhiều tai tiếng
một số sư Tăng trong hệ thống GHPGVN rồi, hãy tự trách về quản lý tu sỹ và giáo
dục Tăng ni của Ban Tăng sự, ban Pháp chế.Không có tai tiếng làm gì có hiện tượng
câu view. Ngay cả một tu sỹ giảng sai giáo lý nhân quả, mang nhiều tà kiến hù dọa
tín đồ để cúng dường đủ thứ.. rất nhiều năm mà GH vẫn mặc nhiên, gây tai tiếng uy tín cho Phật giáo không
ít thì vấn đề câu view hiện tượng
sư Minh Tuệ là chuyện đương nhiên.
...”liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn
chận hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm GHPGVN”
Đây là một ý kiến
mang tính độc đoán cửa quyền quan liêu trong một xã hội tự do phản biện.Pháp luật
có quy định nào cấm đoán các trang mạng xã hội phản ảnh thực trạng xã hội ? Nếu
đưa ra quy định này hạ tầng sẽ suy diễn lệch lạc làm sai chủ trương, làm khó cơ
quan chức năng, địa phương lúng túng lúc sư Minh Tuệ đi qua khi quần chúng đến
ngưỡng mộ đông đảo.Nếu sợ các trang mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm
GHPVN thì tự mình giải quyết tháo gở sao lại phải yêu cầu chính quyên?
Tóm lại, so với
công văn của Ban Tôn giáo chính phủ về hiện tượng sư Minh Tuệ rất dè dặt và tế
nhị thì ngược lại văn thư của Hội Đồng Trị Sự GHPGVN có quá nhiều mâu thuẩn sai
sót dễ gây phản ứng kép hiện nay trên mạng xã hội.Tốt nhất, hãy ổn định nội bộ,
tránh những tai tiếng nội bộ, trong sạch hóa nội bộ, tự khắc sóng yên biển lặng
không cần phải lo sợ các trang mạng xã hội hiện nay.
MINH MẪN
17/5/24
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét