Như một giòng sông, Phật giáo nói chung và PGVN nói
riêng, lặng lẽ trôi chảy, thấm đượm vào mạch sống của nhân loại.Nó không ồ ạt
như thác đổ, không ách tắt như ao tù, vì thế, phát triển chậm nhưng vững chắc.
***
Giòng nước bị cô đọng trong một khu vực, dĩ nhiên nước
ao tù sẽ sanh biến nhiều hệ lụy nhiêu khê không mong muốn.Khi Phật sanh tiền,
đoàn thể chư Tăng là một dòng sống liên lũy không gián đoạn, không giới hạn
trong một tổ chức hành chánh.4 vị đại biểu cho một giáo hội đồng nghĩa một giáo
đoàn, cùng thống nhất pháp hành và tiêu chí hoằng hóa.Bố tát là phương tiện hóa
giải mọi dị biệt trong tập thể, sau đó, tâm hoan hỷ như “thảo phủ địa” nghĩa là
cỏ lấp khuất mặt đất, đây là sự khác biệt thái độ kiểm điểm của thế tục khó hóa
giải mọi uất ức ngấm ngầm trong tâm thái còn cố chấp.
Ngày nay, không còn thuận duyên như thời chánh pháp,
ít nữa là thời kỳ tượng pháp, do vậy, ít nhiều thời mạt pháp cũng đã len lõi
vào “thoát hình dị tục nhưng tâm tương tục” sao khỏi nhiễm ô trọng trược.
Thừa Thiên-Huế từng một thời sản sanh nhiều bậc cao
minh thạc đức, danh Tăng thạch trụ
cho PGVN lan tỏa khắp ba miền.Mãi đến ngày nay, Huế vẫn được xem là cái nôi của
PGVN, vẫn còn nhiều bậc chân tu tiềm tàng trong mạch sống trầm lắng của xứ sông
Hương núi Ngự. Nhưng, thật lạ lùng, khi mà
sức cám dỗ của danh và lợi làm xoáy mòn thế thái nhân tình, nó cũng lung
lay những gốc cổ thụ tưởng chừng giông tố khó mà lay chuyển. Thậm chí học lý
“vô thường, khổ- không, vô ngã từng nằm lòng thuở sơ tâm xuất gia, cũng dễ bị
cuốn trôi theo tục lụy, theo dòng chảy đời thường.
Những danh Tăng hiện tại như cố HT T.T.Q, cố Thiền sư
T.N.H, cố HT T.Q.Đ đều xem nhẹ việc sống chết, hiến tặng nắm tro tàn về với đất
mẹ nước sâu, thì đâu đó, cũng tại xứ sở vương triều, ngôi bảo tháp 25 tỷ sừng sững
mọc lên như thách đố nguồn cội: -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.Vâng, tấm
màn danh vọng che khuất tánh vô tướng-vô tác mà Phật giáo vốn xem là chuẩn mực
cơ bản của người tu.Ôi, bậc trưởng thượng làm gương cho đàn hậu học thế sao!
Còn sống mà đã chuẩn bị cho thây ma giữa lúc người dân đang nghèo đói, còn lòng
từ nào dành cho chúng sanh? Chưa chết mà đã lo cho ngày chết, hà huống sao khỏi
tranh danh đọat lợi lúc đương chức đương quyền!
Mỗi lần Đại hội là một lần ngấm ngầm nội biến. Rất may
trong 64 Tỉnh thành, chỉ xảy ra vài nơi lục đục như vết huông có sẵn, nhưng
không may lại là vết huông xảy ra tại cái nôi sản sanh nhiều danh Tăng.Trước
khó khăn việc công cử nhân sự,Hiến chương quy định tuổi tác tại vị, xem ra đôi
khi lúng túng cho dù Trưởng –phó đều trên bảy mươi, chả lẽ số lượng tu sĩ Thừa
Thiên-Huế không còn ai đủ năng lực và đức hạnh kế thừa sao phải cần đến sự can
thiệp của Đức Pháp chủ? Công cử chọn người thuộc lãnh vực HĐTS hiệp thương với
BTS Tỉnh sở tại, rồi trình ký chuẩn y. Lưu nhiệm nhân sự trên bảy mươi là vi phạm
hiến chương, tạo lối mòn về sau cho toàn quốc, đưa đến chạy chọt tạo thêm rạn nứt;
đó là lý do GHPGVN ngày càng nhiều tệ nạn.
Nhân sự lãnh đạo, nhân thân cần có đạo đức, nhân cách
của bậc xất ly mới đủ uy đức nhiếp chúng; thiếu đức tàm quý làm sao một tổ chức
đủ uy tín?. Riêng HĐTS chạy theo công tác phật sự cho kịp thời gian cuối năm,
đôi khi vượt nguyên tắc, bổ cử, chuyển giao, đề bạt nhân sự theo nguyên tắc mà
không quan tâm địa phương đã đại hội chưa!phủ đầu như việc đã rồi, có địa
phương cũng lẳng lặng không ai muốn lên tiếng. Hạnh kiên nhẫn, giữ cho trong
ngoài êm đẹp, đôi khi bị lạm quyền lấn lướt cũng nên.
Một số địa phương vẫn chưa tổ chức Đại hội, Đại hội
toàn quốc diễn ra cuối năm vẫn tiến hành. Hy vọng HĐTS tuyển chọn được nhân sự
trẻ có đạo đức đủ uy tín và chân tu để khôi phục tinh thần Phật giáo Thừa
Thiên-Huế vốn là một trong những nơi từng là mầm sống của PGVN xưa nay.
MINH MẪN
19/7/2022