Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

"PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI:


Tham luận:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC".

I.
Phật học là chương trình học Phật cho những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo, đồng thời là những hành giả chuẩn bị bước vào con đường trau giồi tâm linh;Con đường ấy phải kinh qua phương cách giáo dục và tiếp cận giáo dục Phật học.
Cá nhân cũng như tập thể, luôn kinh qua tiến trình sơ khai và tịnh tiến, có những trường hợp lũy tiến đưa đến kết quả dị thường, cũng có những tiệm tiến không tránh khỏi bất cập. Nhưng dẫu sao, khoa học, Tôn giáo và giáo dục đều đặt trên những nền tảng dè dặt, kinh nghiệm và kiểm nghiệm, hoặc xét lại, hoặc trải nghiệm, hoặc thể nghiệm. Riêng lãnh vực giáo dục, là ngành được truyền thừa logic. Có những ngành giáo dục lãnh vực này so với chuyên môn khác, sự khác biệt dễ đưa đến hiểu sai về giá trị giáo dục.
Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, thì việc giáo dục và thụ huấn cũng đa dạng tương xứng vớí đặc thù chuyên biệt.
II.
Giáo dục là gì? Đặt vấn đề có vẻ thừa, vì ai cũng biết, giáo dục không chỉ nằm trong phạm vi học đường, nó nhan nhãn trong đời sống thực tại dưới mọi hình thức, qua mọi góc cạnh trong mọi sinh động vật hiện hữu.Loại hình này gọi là truyền đạt kinh nghiệm, bản năng và cảm quan cho thế hệ kế thừa.Từ đây việc thu gọn giáo dục vào một cơ chế, một mô hình theo một chính sách, một kế hoạch, một lập chương trong môi trường giáo dục cụ thể, gọi là học đường.
1/ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM;
Sau đệ nhị thế chiến (năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945). Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập vào giữa những năm 1947 và 1950, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà Nhật đã bị hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Hầu hết trên thế giới, sau cuộc chiến kết thúc, đều dồn tổng lực vào kiến thiết, xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó, việc giáo dục có vị trí quan trọng; chính vì thế, để thích ứng với hiện tình thực tế, trình độ dân trí, cơ sở vật chất… ngành giáo dục có phương án tại chỗ, phối hợp với cái hay cái đẹp của xứ người, hình thành một chương trình thích nghi và nâng cao hiệu quả để có một thế hệ kế thừa khả dĩ đảm trách sứ mạng “truyền đăng tục diệm”.
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia dù sớm hay muộn cũng đều thiết lập cơ sở giáo dục.Những quốc gia tiên tiến đều thành lập cơ sở giáo dục rất sớm như Anh quốc, Mỹ.Trường đại học đầu tiên của Anh quốc là Đại học Glasgow, một viện đại học lớn nhất tại thành phố Glasgow, Scotland. Trường được thành lập năm 1451 và.Mỹ có đại học Đại học Harvard, thành lập: 1636. (NguồnL Vietnammoi.vn)
Nhưng, Việt Nam cũng hãnh diện với thế giới từng có Văn Miếu - Quốc Tử Giám “Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông,
(
vietbao.vn).
Ngành giáo dục trong nước, vào thời bấy giờ, chưa được phổ cập, ngoại trừ hệ thống Tôn giáo có mặt là Phật giáo và Khổng học.
Phật giáo cũng thế, thập niên ba mươi, sau khi tiếp nhận phương án giáo dục từ các quốc gia tân tiên,lối truyền thụ “gia giáo”trong các sơn môn, giữa thầy và trò qua kinh điển luật giới của nhà Phật,thời khóa trì tụng, Tỳ Ni nhật dụng, sa di, oai nghi, cảnh sách, còn kèm theo Tam tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh của Nho gia; Oai nghi tế hạnh được chú trọng qua thân giáo của thầy tổ, người học trò có một kiến thức nội điển và nhân cách hoàn chỉnh, xứng tầm vóc ra đảm đương phật sự. Giáo dục lối gia giáo trực tiếp giữa thầy và trò như thế sản sanh những truyền nhân vững vàng nhưng không sản xuất đại trà theo nhu cầu cho lượng số tu sĩ trong xã hội hiện nay.Vả lại, kiến thức tổng quát cũng chưa được chú trọng để trang bị cho một tu sĩ khi ra làm Phật sự.
Khởi nguyên đạo Phật truyền vào VN do nhà sư Phật Quang trao mật pháp cho Chữ Đồng Tử và Tiên Dung. Lúc bấy giờ chưa được truyền thụ giáo lý, kinh điển.Mãi đến khi Trung tâm Luy Lâu ra đời, chắc chắc chư Tăng được dạy kinh giáo vào thời ấy.
***
A. Để kịp thời chấn chỉnh tổ chức Phật học lúc bấy giờ, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, đệ tử của HT Giác Tiên, chuyên sâu giáo điển,y chỉ HT Phước Huệ, Thập Tháp, Bình Định, sau đó, thừa sự chỉ đạo của HT Thập Tháp, nghiên cứu mô hình tổ chức của ngài Thái Hư Đại sư Trung Hoa, mở trường đào tạo Tăng tài và xuất bản nguyệt san Viên Âm;thiết lập các tòng lâm để chư tăng tu học, và đào tạo tăng tài. Các trường Phật học như:
- Năm 1933, mở trường ANPH tại chùa Vạn Phước, sau đó dời về chùa Báo Quốc do HT.Trí Độ làm Đốc giáo.
- Năm 1935, mở trường Sơn Môn Phật Học, lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do HT. Giác Tiên làm Giám đốc; lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do HT. Tịnh Khiết làm Giám đốc.
Thiền sư Khánh Hòa, Khánh Anh, thiền sư Phước Huệ Thanh Hanh tiếp nối con đường của BS Lê Đình Thám, chấn hưng PGVN khắp ba miền.
HT Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa, Trí Tịnh, Nhật Liên… là những học Tăng xuất phát từ nguồn đào tạo này để sau đó trở thành thạch trụ của Phật giáo Việt Nam chèo chống GH vượt qua sóng gió thời nhà Ngô.
B. Sau khi đất nước chia đôi, từ Quảng Bình trở vào, theo truyền thống tiền nhân, các trường Phật học tiếp tục được khai mở như Báo Quốc, Nguyên Thiều, Hải Đức, Huệ Nghiêm, Lưỡng Xuyên… kể từ đây, việc truyền thụ gia giáo có phần thu gọn; Tăng Ni được học bổ sung thêm ngoại điển.
                                               ***
III
Song song với việc canh tân Phật giáo trong nước, một vài quốc gia cận biên như Tích Lan, có David Hewavitarne (1864-1933) [người Tích-lan] được nhiều người biết đến với pháp danh Anaganka Dharmapala. Hewavitarne sinh trưởng trong một gia đình Phật giáo tại Tích-lan, theo học một trường trung học Tin lành Anglican.
Cùng cảnh ngộ với Việt Nam khi thực dân xâm lăng, Phật giáo bị ngoại bang o ép để nhường sân cho Thiên chúa giáo lúc bấy giờ phát triển. Qua nhiều thập kỷ chìm vào bóng tối, Phật giáo  các bản địa dần được phục hồi.Đại tá Henry Steel Olcott đã cùng với bà Blavatsky thành lập hội Thông Thiên Học, biết rõ Phật giáo Tích Lan bị đàn áp qua bài báo đăng trên tờ “Tích Lan Thời Báo, nhận thấy ngay rằng trở ngại chính trong việc phục hưng Phật giáo xứ này là do tình trạng giáo dục suy đồi của hàng Phật tử, vì chính quyền thuộc địa và các đoàn thể Thiên Chúa giáo đã tước đoạt khỏi tay họ toàn bộ hệ thống học đường. Cho nên Olcott đã hoạt động tổ chức lại hệ thống giáo dục Phật giáo. Ông thành lập hội Thông Thiên Học Tích Lan và trong vài năm ông mở ba trường trung học và 200 trường học khác cho khoảng 20.000 trẻ em Tích Lan.(sự phục hưng PG tại Tích Lan). Như vậy cho thấy việc giáo dục mang tầm quan trọng không những mở mang kiến thức mà còn là nhân tố cho một nhân tài đảm nhiệm một sứ mạng.
***
Với tinh thần phục hưng Phật giáo qua những tháng năm chìm lặng dưới ách đô hộ của ngoại bang và sự chèn lấn của Ki tô giáo lúc bấy giờ, BS Tâm Minh Lê Đình Thám, ngoài việc mở trường đào tạo Tăng tài, phổ biến văn hóa sách báo, người còn hướng đến tuổi trẻ, người nói: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Đó là lý do xuất hiện đoàn thể Thanh thiếu niên áo lam mà tiền thân là - Gia Đình Phật Hóa Phổ vào thập niên 1940. Từ những cơ sở giáo dục ban đầu, chư Tăng tiến đến thành lập các khuôn hội địa phương, hướng dẫn tín đồ về nghi lễ và giáo lý cơ bản.Huế nói riêng và miền Trung nói chung, hệ thống giáo dục Phật giáo bắt đầu phát triển có tổ chức.
Sau 1963, Phật giáo thoát khỏi chính sách khắc nghiệt của nhà Ngô, GHPGVNTN ra đời gồm các hệ phái thuộc Nam và Bắc tông.Thống nhất Phật giáo lúc bấy giờ trên hình thức, các tông môn hệ phái sinh hoạt riêng, ví thế cơ chế thiếu chặt chẽ. Hai năm vừa kiện toàn tổ chức, vừa điều hành phật sự, vừa giáo dục Tăng Ni, Giáo hội lại tiếp tục dấn thân vào tranh đấu cho hòa bình, vì vậy, Phật giáo bị phân hóa.
Tuy nhiên, giữa lúc chao đảo với thời cuộc, riêng màng giáo dục cũng được hình thành hệ thống từ Đại học xuống đến các cơ sở trung học, tiểu học, cô nhi viện khắp các tỉnh thành từ miền Trung váo đến trong Nam.Đại học Vạn Hạnh ra đời năm 1964.
***
Sau 1975, thống nhất hai miền thì tổ chức Phật giáo cũng đã đưa vào một tổ chức thống nhất, một tổ chức trong những tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc, dưới sự điều hành của Ban Tôn giáo.Tuy tổ chức GH PG mới, chưa chỉnh chu, riêng mảng giáo dục, đã hình thành một Học viện PGVN mà tiền thân là trường cao cấp Phật học VN, kế thừa của Viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975.
2/ Chương trình giáo dục của Phật giáo trước 1975, các cơ sở trung tiểu học nặng vào quy chế giáo dục của Bộ Giáo dục, giáo lý chiếm một phần rất nhỏ như là tượng trưng. Đại học Vạn Hạnh tiếp nhận lối đào tạo từ các quốc gia tân tiến, một số khoa tương thích với nền giáo dục Phật giáo hiện đại, quy tụ khá nhiều nhân tài đương thời, tạo thế đứng và tiếng vang có uy tín với hệ thống Đại học trong và ngoài nước. Năm 1983, hậu thân của Đại học Vạn Hạnh là trường Cao cấp Phật học, chuyên sâu vào giáo điển; năm 2006 đổi thành Học viện Phật giáo, diện mạo thay đổi khá nhiều, đào tạo cử nhân gồm các khoa Pali, Sanskrit, PG VN, lịch sử PG, Công tác xã hội, sư phạm mầm non, Anh-Pháp -Trung văn và đào tạo từ xa… Học viện đào tạo theo phương pháp mới thích ứng đặc điểm với thế giới; tương lai, Học viện sẽ có chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học. Như vậy, chương trình giáo dục của Học viện PG VN hiện nay cũng sẽ tương đương với Giáo dục bậc cao tại Mỹ bao gồm các bậc: Đại học-Cao Đẳng- Thạc sĩ, Tiến sĩ và nghiên cứu sau Tiến sĩ.
Tương tự như bậc trung học, sinh viên phải tự chọn lớp/giờ/giảng viên và lên thời khoá biểu học cho bản thân. Ngoài các lớp bắt buộc cho chuyên ngành, sinh viên có thể thoải mái lựa chọn các môn khác. Một đặc điểm nữa nghành giáo dục ở Mỹ - Hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoạt. Đặc điểm của nó là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào. Sinh viên Học viện PGVN hiện nay thì sao?
Khuynh hướng ngày nay tại Mỹ, sinh viên không bị giới hạn tuổi tác.Tuy nhiên, sinh viên cần thời gian thực tập trải nghiệm trước khi tiếp tục lấy Tiến sĩ, thạc sĩ. Có những trường, sinh viên lấy Tiến sĩ mà không cần Thạc sĩ.
3/. Trong môn lịch sử PGVN, giáo sư hướng dẫn sẽ trình bày qua lịch sử hình thành Trung tâm Luy Lâu, nhưng không thể căn cứ sách sử bảo đây là Phật giáo nguyên thuỷ - Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời.
Thời điểm Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam là câu hỏi có hàng nghìn năm nay, thể hiện trong câu Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan, theo sách Thiền Uyển tập anh:
"Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ." (VNPGS)
Như thế chứng tỏ PG được truyền thừa vào khắp Tăng tục, mới phát triển mạnh như thế, đến khi nhà Minh xâm lược nước ta, đầu thế kỉ 15 chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm.
Các vua chúa sùng phụng PG như Nguyễn Phúc Chu về sau, chỉ chú tâm vào việc xây chùa mà không lưu tâm đến giáo dục Tăng tục, như ngôi nhà không nền móng, lúc ngoại bang xâm lăng, PG suy vi nhanh chóng.
Các Tông phong truyền thừa như: Lâm Tế - Liễu Quán- Chúc Thánh-Tào Động-Trúc Lâm, Tì-ni-đa-lưu-chi , Vô Ngôn Thông. Thảo- Đường. Trúc Lâm Tam Tổ. Liên Tôn. cũng chỉ truyền thừa Tông chỉ pháp hành mà không đưa Tăng chúng vào môi trường giáo dục cơ bản. Mãi đến năm 1920, tại vài địa điểm như chùa Giác Hải do Thiền sư Từ Phong giảng dạy, Thiền sư Khánh Hòa dạy tại chùa Tiên Linh, Thiền sư Chí Thành dạy tại chùa Phi Lai,Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa, Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An; miền Trung miền Bắc cũng có các sư như Tuệ Pháp, Thanh Thái, Đắc Ân, Tâm Tinh, Phước Huệ, Phổ Tuệ…
***
4/. Bắc nhịp phát triển PG trên thế giới, cùng giai đoạn sau thế chiến, Tây phương bắt đầu làm quen với đạo Phật nhờ các vị như D.T. Suzuki, Edward Conze, Athur Schopenhauer. VN, Tích Lan, Trung Hoa… cũng đã tích cực canh tân PG, mở trường đào tạo, giáo dục nội ngoại điển và xã hội học. Thêm vào cuộc xâm lăng Tây Tạng, các sư Kim Cang Thừa tràn sang các quốc gia phương Tây, phát triển khá nhanh và mạnh tại các quốc gia sở tại. Giáo lý đạo Phật đã thâm nhập vào chương trình giáo dục Đại học.
Quốc tế hóa Phật giáo như thế, liệu chương trình đào tạo của Học viện PHVN có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu học hỏi của xã hội hiện nay?
Về mặt rộng cung ứng kiến thức không thể quá nhiều nhồi nhét cho sinh viên, trong khi chiều sâu, nhất là tu sĩ, việc giáo dục đạo đức, cung cách ứng xử và mục tiêu giải thoát không được chú trọng, nếu vậy, Học viện cũng chỉ là môi trường đại học như bao nhiêu đại học thế tục, không giải quyết được những vấn đề mà khoa học và kiến thức vật chất phải đối diện.
Những năm qua, cảnh tượng PGVN đã xảy ra quá nhiều tiêu cực mà đương sự có mark “tiến sĩ”. Chứng tỏ khoa bảng, học vị không giải quyết được những bất toàn nơi bản thân con người. Câu nói: "Sự sợ hãi và lo lắng sẽ không còn, khi ngu si bị xua tan bởi kiến thức". Đó là sự sợ hãi và lo lắng, còn tâm dục thì sao?
T.T. Thích Chơn Thiện nói về "Mục tiêu giáo dục": một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh."
Vậy con người chính nó là gi nếu không thuộc tâm sinh lý?
5/. Cơ hội hiện nay cho các trường Phật học nói chung và Học viện PG nói riêng, có sân chơi để giải quyết những bất toàn tồn tại trong giới tu sĩ, cũng như trách nhiệm của Phật giáo đối xã hội; vấn đề không đơn thuần là uy tín và nhân cách sống mang tính xã hội, còn là vấn nạn muôn thuở của con đường giải thoát mà hàng ngày nợ áo cơm của bá tánh cung dưỡng để các trưởng tử Như Lai hoàn thành sứ mạng giải thoát và độ sanh.
Kiến thức thế gian luôn phát triển, chương trình giáo dục không khó để cập nhật và cung ứng. Nhưng cái khó là một cơ sở đào tạo Tôn giáo phải có một sắc thái đặc thù của tôn giáo, vừa nhập thế vừa xuất thế như hai mặt trong một đồng xu. Giúp học giả cũng là hành giả có đôi chân đứng vững giữa hai phạm trù – Đạo và Đời
Trong Pháp Cú kinh đức Phật dạy:
"Như người ngồi nhà vụng lợp
nước mưa sẽ rỉ vào
tâm không tu cũng vậy
tham dục vĩ vã vào" (PC, 13)
"Như ngôi nhà khéo lợp
nước mưa không thấm vào
tâm khéo tu cũng vậy
tham dục khó lọt vào" (PC, 14)

MINH MẪN
18/8/2019

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

HƯƠNG LẠ NAM VIỆT.



Vu Lan năm nay có gì lạ?
Thưa chả lạ gì mỗi độ Vu Lan sang

Vẫn hoa hồng, hoa trắng
Vẫn báo hiếu, vẫn bố thí cúng dường, vẫn phóng sanh chẩn tế…

Chiếc xe đạp của cụ ông ngoài 70, bán kem bán bánh, kèm theo hoa hồng hoa trắng biếu tặng bà con để nhắc nhở đám trẻ nhớ lại ân dưỡng dục sanh thành.

Trên vĩa hè, xe bánh mì, hộp bún xào, thùng nước uống .. mời gọi khách qua đường vui lòng ghé lại nhận tấm lòng của bà con phát tâm hùn phước.Hai tay dâng quà cho khách qua đường lòng tràn đầy hoan hỷ.

Một tiệm chay không đồng, một đồng, tám đồng đều  sốt sắng mời gọi khách vào.
Các chùa mở cửa cho khách vãng lai quá bộ thọ thực vô tư.

Chiếc xe đạp tự nguyện nhặt đinh gai cho người qua đường, một người khác vá xe miễn phí. Đoạn ổ gà, dân tự nguyện chắp vá trơn tru.

Các bệnh viện thường xuyên được nhận cơm ba bữa.

Một xóm nọ, gia đình phát tâm nấu chay thiết đãi bà con trong ấp.

Hàng đêm, nhóm thanh niên rảo quanh khu phố đem cơm đến tận người vô gia cư nằm vĩa hè. 
Một cậu trè xin cơm thừa của chùa đem cho giới lao động nghèo khổ. 

Hai thanh niên lạ, đến tận gia đình tật nguyền, nấu ăn chăm sóc người bất hạnh.

Còn nhiều những tấm lòng và bàn tay nhân ái chia xẻ cho nhau.

Còn nhiều những hiện tượng nhân hậu tự phát qua nhiều hình thức lạ.

Miền Nam hình thành 300 năm, không chỉ cuộc sống lúa nước do tiền nhân mở mang bờ cỏi. Họ còn sống nhờ cốt tủy đạo đức cha ông truyền thụ. Một Phật thầy Tây An, Một PGHH, Tứ Ân hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Đại đạo Cao Đài…là những luồng sinh khí nuôi sống dân hiền. Lòng từ bi, vị tha, hiền hậu…un đúc thành một bộ phận của dân tộc biết lá rách đùm lá nát. Quả thật, dân miền Tây Nam bộ không giàu vật chất nhưng giàu tấm lòng nhân ái.

Hành động từ thiện từ đây lan tỏa biến thành phong trào, biến thành lẽ sống tự nhiên như máu chảy ruột mềm. Dân miền Nam , không ai gọi ai, tự động cùng nhau làm phước.

Nhân mùa Vu Lan năm nay, như luồng gió lạ đưa đẩy mọi người tự động thể hiện lòng vị tha. Ngoài sinh hoạt tất yếu Tôn giáo, người dân tự động xã hội hóa mọi việc làm nhiều ý nghĩa. Có lẽ đây là tiền lệ cho người dân, không chỉ mùa Hiếu hạnh, mà thường xuyên thể hiện tấm lòng nhân ái trong một xã hội có quá nhiều hiện tượng tiêu cực hiện nay.

Hương hiếu hạnh hay hương đạo đức đang  lan tỏa dần khắp Bắc Nam!

MINH MẪN
15/8/2019

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

@@@ VỀ VỚI VU LAN



Vu Lan không xuất phát từ thời Phật giáo Nguyên thủy mà Thiền sư Thông Lạc đã bài xích, theo người cho rằng do chư Tổ Trung quốc bày đặt, và cũng cho rằng Vu Lan báo hiếu là lừa đảo trong thời chế độ phong kiến… mà Phật giáo Phát triển lạc dẫn quần chúng vào con đường ngoại đạo, nghĩa là PG phát triển tức PG đại thừa là tà giáo ngoại đạo.
“Thế gian pháp tức Phật pháp”. “ Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ đề, cáp như cầu thố giác”, Nghĩa là có chứng đắc thì cũng từ thế gian này mà chứng đắc, lìa thế gian đi tìm sự giác ngộ như người đi tìm sừng thỏ, vì thế mới gọi thế gian pháp tức Phật pháp. Dưới tầm nhìn của bậc tu chứng thì thế gian vẫn là cõi Tịnh độ; Do vô minh của chúng sanh mà thấy vạn sự sai biệt đưa đến trầm luân khổ nạn.
Thế gian đa bệnh thì phương dược cũng đa dạng; ngay cả thuốc Tây chữa trị bệnh đau đầu không chỉ có một loại. Thế thì ngoài thuốc Tây còn có Đông dược, mỗi chủng tộc còn có những phương dược riêng. Ngay cả đồng bào thiểu số cũng được Tổ tiên lưu truyền những phương thuốc đặc trị. Tùy bệnh nhân mà thầy thuốc kê toa thuốc khác nhau. Tây y chữa dứt cơn đau cấp thời, Đông y tìm ngay căn nguyên bệnh tật mà trị. Lương y ngày xưa, nhìn sắc diện bệnh nhân, âm thanh, tuổi tác so với vận niên và thời khí để định bệnh và gia giảm toa thuốc theo “quân thần tá sứ”.
Bệnh thân đã là thế thì bệnh tâm không thể đơn giản chỉ dùng vài “phương dược” mà có kết quả. Theo luât học, Phật chế giới khi có người phạm giới, cũng thế, đương thời, đồ chúng đầy đủ túc duyên, trùng phùng thời Phật tại thế, chỉ cần thân cận một bậc chứng đắc, trường lực của ngài cũng đủ ảnh hưởng hoán chuyển tâm thức đương cơ. Vì thế, giáo đoàn trên một ngàn hai trăm năm mươi vị nhập định chứng thiền dễ dàng. Chư Tăng đương thời căn cơ nhạy bén, ngài chỉ dạy “tứ Thánh đế, bát Thánh đạo, Minh sát tuệ còn gọi là Vipassana…”
Phật pháp càng xa khi căn cơ chúng sanh càng nhiễm trược, nghiệp quả sâu dày, không những bệnh tật phát sanh đa dạng, thì nghiệp thức vì thế cũng ô tạp đa dạng; Chúng sanh có thiện căn với Phật pháp thì ít, tuy cảm tình viên đến với Phật giáo thì nhiều, nhưng để tu tập thì không bao nhiêu, nhất là Thiền định “chỉ - quán”. Chư Tổ tùy bệnh mà lập phương cho hợp với căn cơ đương đại, do vậy, phương dược điều trị nghiệp quả trầm luân phát sanh đa dạng. Nếu không có pháp môn Tịnh độ để dìu dắt những căn cơ u trệ, họ biết bám vào đâu để tu tập? Thiền cũng thế, Tổ sư thiền, Đại thừa thiền, Phản văn văn tự tánh, Lăng nghiêm đại định tu chứng viên thông… vô số pháp môn, nhưng không vì thế ra ngoài giáo lý căn bản của nhà Phật, cơ bản là “vô thường, khổ, vô ngã”, “nhân quả”…
Tất cả chỉ là phương tiện để dẫn dắt, nhưng cái lỗi là do người sử dụng “phương dược”, biến phương tiện thành cứu cánh, đưa quần chúng từ mê lầm này sang mê lầm khác – tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Đã là thế gian pháp tức Phật pháp thì cho dù bất cứ pháp nào cùng đều là phương tiện. Một viên sỏi tán vào gốc tre cũng giúp cho hành giả hoát nhiên đại ngộ. Tà nhân hành chánh pháp, chánh pháp thành tà pháp, chánh nhân hành tà pháp, tà pháp là chánh pháp. Thế thì mọi pháp đều là phương tiện, pháp không có tội, chỉ có người hướng dẫn đúng sai mà thôi.
***
Đồng ý Vu Lan báo hiếu không xuất phát từ giáo lý nguyên thủy, nhưng từ ngày Vu Lan biến thành truyền thống báo tứ trọng ân, đã giúp bao nhiêu người biết “uống nước nhớ nguồn”, chưa có người con Phật thuần thành nào đối xử tệ bạc, bất hiếu với đấng sanh thành. Phật giáo du nhập vào đất nước ta, hòa quyện với Nho giáo, làm đậm nét lễ nghĩa hiếu kính, dưỡng dục thâm ân; không những đối với ân sanh thành dưỡng dục, người con Phật còn biết tri ân Tổ quốc, ân đồng bào chúng sanh, ân thầy bạn. Đó không là nét đẹp văn hóa của Phật giáo, cho dù là Phật giáo phát triển? Nếu là một Phật giáo theo ngôn từ của cố HT T.Thông Lạc là loại Phật giáo tà đạo thì vẫn đóng góp cho xã hội một nét văn hóa hữu ích, xóa nhiều tệ nạn trong những tội phạm không có tín ngưỡng, không tin vào luật “nhân quả”. Đó là một trong những cách Phật giáo đóng góp và đồng hành cùng dân tộc!
***
Cố HT Thông Lạc trả lời phỏng vấn của đệ tử về chủ đề Vu Lan báo Hiếu:
…….Một giáo pháp không có thế giới siêu hình, không có linh hồn người chết, không có đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, không có đấng Tạo Hóa, không có Thần linh và cũng không có ma quỷ… vì thế, câu chuyện Mục Liên Thanh Đề, ta thấy rõ là giáo pháp của ngoại đạo đang lồng trong giáo pháp của đạo Phật, mượn danh đức Phật để lừa gạt tín đồ Phật giáo theo đạo của mình mà không nghi ngờ, đó là cái khéo léo của Phật giáo phát triển… qua sự tích này đã biến ngày rằm tháng 7 trở thành một phong tục trong nhân gian, ngày báo hiếu, ngày xá tội vong nhân… Đó là một thứ giáo pháp phi đạo đức, phi nhân quả,không công bằng và công lý… (vân đạo trưởng lão T.Thông Lạc)……
Người nghe HT trả lời, có cảm tưởng lý luận của học thuyết “vô thần” hơn là tôn giáo tâm linh. Một tôn giáo không có tâm linh thì tu sẽ đi về đâu??? Tóm lại, cho dù Vu Lan báo hiếu không xuất phát từ kinh điển nguyên thủy, không do Phật dạy, không có nghĩa những gì không từ kim khẩu của đức Thế tôn đều là vô nghĩa? Đức Phật không nói đến tiện nghi khoa học ngày nay, chả lẽ mọi tiện nghi đều không thật? Phật đã nói, những gì ngài biết như lá trong rừng, những gì ngài dạy như nắm lá trong tay, thế thì những giáo lý hậu sanh giúp căn cơ trì trệ để bám vào tìm đường giải thoát cũng như giúp nhân sanh có đời sống đạo đúc không thể xem là tà ma ngoại đạo. Biết đâu, Phật sanh vào thời đại ngày nay, những lời dạy của ngài cũng không thể lìa 4.0…
Nếu tu mà không đem lại lợi lạc cho xã hội quần sanh, có nghĩa lánh xa trần tục mà vẫn sống nhờ trần tục thì thế nào?
Truyền thống Vu Lan báo hiếu không còn là của Phật giáo phát triển, nó trở thành văn hóa truyền thống dân tộc, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ quá vãng, song thân tại đường, tưởng nhớ thể hiện qua âm nhạc, hành xử, lễ nghi, bố thí, phóng sanh, cúng dường… Trong suốt tháng bảy, nhiều người ăn chay trọn tháng,  chay kỳ cũng được gia tăng, bấy nhiêu cũng đủ tránh nghiệp sát, nhiều sinh vật cũng được thoát nạn; tình thương từ đó được tăng trưởng, tránh nhiều tệ nạn vì họ tin tháng bảy là tháng báo hiếu cho cha mẹ ông bà.
Người Phật tử chưa đủ duyên tiến tu trên đạo lộ giải thoát, những phương tiện như thế là cách giáo dục không thể thiếu, vì vậy, cho dù ai kia chưa là Phật tử, hãy đến với Vu Lan như mùa Hiếu hạnh, đáp đền một phần thâm ân của cửu huyền thất tổ sâu dầy qua nhiều kiếp trầm luân.

MINH MẪN
04/8/2019

@@@ HOA RỤNG




Tuấn tần ngần chăm chú nhìn trên màn bão lũ tràn về miền Trung, miền Bắc, mắt thấm cay, tiếng thở dài não nuột trước sự bất lực một thảm họa ngoài tầm tay.
Năm xưa, vâng, cũng từ mùa lũ, bố đi nương về, vai đeo gùi bắp, tay ôm bó củi, đang qua cầu khỉ, nước xấp xỉ mắt cá, trượt chân, bố nhoài người theo giòng chảy của con nước đỏ lòm từ núi tràn xuống, gùi bắp nặng chưa kịp tháo ra, bố trôi giạt xuống mãi tận con thác, va đập vào ghềnh đá, nước cuồn cuộn cuốn bố biệt tăm; hai ngày sau, người ta tìm được xác, đưa bố về.
Từng cơn gió rừng rít điệu ma Hời, hù dọa bản làng. Căn chòi nhún nhảy từng hồi không đủ sức bảo bọc những ngọn đèn trên quan tài; mẹ và anh em Tuấn đứng bao quanh cứ như sợ gió cuốn bay chiếc hòm mong manh đóng vội. Càng về khuya, mưa tạt, gió lạnh, màn đêm phủ kín, Tuấn run lẩy bẩy không biết vì lạnh hay nỗi sợ hãi bao trùm gia đình mình. Mẹ và anh em Tuấn bị bão lũ cướp khô nước mắt. Ánh mắt vô hồn của mẹ nhìn vào chốn xa xăm. Bầy em Tuấn hiểu được niềm đau của mẹ, từ đây thay cha gánh vác mọi việc trong cuộc sống, chúng không dám mè nheo. Mười tuổi đầu, Tuấn bắt đầu giúp mẹ trên nương rẫy.
Hai năm sau, Tuấn chợt nhận ra mẹ bỏ anh em Tuấn giữa đêm khuya. Lũ trẻ đòi mẹ tấm tức khóc mãi, Tuấn dỗ, phân công cho em mỗi đứa một việc trong nhà, khi Tuấn lên nương. Sắn khoai qua ngày thế mà lũ trẻ lớn trộng. Chúng đen như que củi cháy rừng, phụ với anh chăm bầy gà để đổi gạo. Con Lucky cũng biết thân phận nhà nghèo, ngoan lắm, theo Tuấn lên nương bắt chim bắt chồn giúp gia đình cải thiện cuộc sống. Mỗi sáng lo cho các em nồi khoai ăn trưa, Tuấn đưa mắt ra dấu, con Lucky biết nhiệm vụ, chạy đến giàn củi, tha cái gùi lếch thếch đến cho Tuấn. Cu Tính nhặt tấm yếm cho anh tròng quanh vào lưng Lucky, hai bên yếm là hai cái túi, chiều về, Lucky có bổn phận tải khoai củ, rau quả phụ anh.
Bầy em Tuấn không được đi học, nhặt được giấy báo có hình, chúng chỉ cho nhau cứ như chúng hiểu hàng chữ bên dưới giải thích về tấm hình. Con không cha không mẹ, chúng thương nhau và ngoan lắm. Thỉnh thoảng nhận được quà từ thiện, có gạo có mỳ, chúng mừng lắm, mong anh về sớm để khoe. Mâm cơm bốc khói về chiều là niềm hạnh phúc hiếm hoi của lũ trẻ. Ngoài canh rau rừng, chúng còn được thưởng thức canh mỳ, lâu lắm mới có đoàn từ thiện lặn lội vào vùng sâu vùng xa, những lúc như thế, chả khác gì ngày Tết.

***
Tiếng chó sủa vang trong bản, bọn thanh niên đi săn mồi, bắt ếch nhái hàng đêm. Anh em Tuấn ôm nhau ngủ dưới chân bàn thờ bố, trên nền đất lạnh sương khuya núi rừng. Con Lucky ngưng sủa, giọng gầm gừ ậm ự rồi im bặt. Bóng người khe khẽ tiến về căn chòi, nhìn vào khe rèm liếp, nhẹ nhàng mở gói giấy cuộn bịch nilon, ném vào chân bàn thờ.

***
Già làng báo có đoàn từ thiện ngoài phố vào tặng quà Vu Lan, Tuấn đánh thức các em, đưa ra nhà Rông cách hai ngọn đồi. Người Dân tộc K’hor có mặt rất sớm; mặt trời vừa nhú khỏi đọt tre, xe đưa đoàn trườn lên dốc rẻ vào sân làng. Hơn chục người mặc áo lam, chị trưởng đoàn thay mặt thăm hỏi dân làng, nói về ý nghĩa những món quà, ý nghĩa Vu Lan. Đoàn chú ý đến anh em Tuấn, tuy da dẻ đen nhẽm, nhưng không lẫn vào giữa đồng bào sắc tộc bản địa.
-        Sao con ở trên này? Ba mẹ đâu? Người trong đoàn hỏi
-        Những năm trước, gia đình con lên vùng cao này lập nghiệp, không bao lâu, gặp cơn lũ, ba con mất mấy năm rồi, mẹ bỏ tụi con không biết đi đâu. Tuấn đáp.
Vài hôm sau, hội từ thiện Phật giáo đưa anh em Tuấn xuống phố tham dự văn nghệ Vu Lan. Chị lớn trong đoàn đưa anh em Tuấn vào quán cơm chay trên phố, lấy lá thư, đọc cho Tuấn và mấy em nghe, thêm một ít tiền Tuấn lo cho em.
Đầu óc Tuấn quay cuồng, chả hiểu gì nữa, mắt vẫn dán trên màn hình TV của quán, hình ảnh bão lũ cuồn cuộn. Bóng dáng cha hiện về đang trôi giạt cuối thác nước, người mẹ bỏ đàn con thơ ra đi biền biệt giữa trời khuya... trong khi, bên tai Tuấn vẫn nghe giọng đều đều của chị Phật tử nói về một người xa lạ đang cần nhờ người giúp đỡ anh em Tuấn.
Phải chăng, gói giấy bọc nilon dưới chân bàn thờ sáng hôm đó anh em Tuấn nhặt lên, là của một người xa lạ nào đó. Đời ngươi, khổ đau, bão lũ... vẫn là lẽ thường của cuộc sống? Chiếc hoa Trắng anh em Tuấn được cài trong buổi lễ, nó đã rơi rụng tự bao giờ!!!

MINH MẪN
09/8/2019

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

NHỮNG VẾT THƯƠNG



Đất nước đang cố gắng vượt qua nhiều khó khăn do sự ỳ ạch gỡ rối với phong cách sai đâu sửa đó, chính vì vừa làm vừa học để rút kinh nghiệm mà làm chậm bước tiến, thay vì dẹp tính tự ái chủ nghĩa, học kinh nghiệm của đất nước tiên tiến không cùng ý thức hệ để thu ngắn thời gian.

 Mãi đến khi Liên Sô sụp đỗ, bắt đầu xét lại phương thức điều hành kinh tế xã hội dưới danh nghĩa “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong khi Trung Quốc mạnh dạng bắt tay vào kinh tế thị trường với thế giới tư bản, Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, thì VN từ đó, phương cách điều hành có phần thông thoáng; các ban ngành đưa cán bộ xuất ngoại tiếp thu cái hay xứ người về bổ sung cho hệ thống điều hành chuyên môn, trong đó, việc giao lưu tôn giáo cũng được phát triển nhanh nhạy. Ki tô giáo thắt chặt quan hệ với tòa thánh Vatican để hợp thức hóa nhân sự theo hệ thống dọc.Riêng Phật giáo, thập niên 60 đã là thành viên của “Hội Phật giáo Liên hữu Thế giới” do cố HT T. Tố Liên đại diện PGVN tham dự, mang về lá cờ ngũ sắc và bản điều lệ. 1950 Đại hội Phật Giáo thế giới đầu tiên đã được triệu tập  tại Tích -lan, gồm gần 500 đại biểu của 26 quốc gia và tổ chức Phật Giáo trên thế giới.

Khi thống nhất hai miền, GHPGVN thành lập, ly khai “Hội PG Liên Hữu Thế giới”, do vậy suốt thời gian dài, lá cờ chưa được công nhận, ngay cả nhạc phẩm Đạo ca của nhạc sĩ Lê Cao Phan, cũng chờ mãi nhiều lần Đại hội mới được cho phép sử dụng. Thế đấy, sự ỳ ạch của xã hội tác động không nhỏ đến sự ỳ ạch của Phật giáo.
Do đâu?

Như đã biết, trong một đất nước theo XHCN, không một cá nhân nào, một đoàn thể nào đứng ngoài độc lập, PG là một tổ chức Tôn giáo, lại cần sự quản lý chặt chẻ hơn, và cũng từ đó, thông qua PG để huy động và điều hành quần chúng, PG đã nằm trong Mặt Trận Tổ quốc VN; Tuy thuộc Mặt trận, nhưng việc điều hành và giám sát vẫn trực thuộc Ban Tôn giáo trong Bộ Nội vụ.

Tổ chức
Bât cứ cơ chế nào, càng chặt chẻ, càng cồng kềnh thì càng chậm phát triển. GHPGVN có một số quyền hạn tối thiểu, vẫn có một không gian thông thoáng hơn Hội PG Trung Quốc. Tuy được quyền quyết định một số vấn đề tổ chức nội bộ, nhưng thực lực của GHPGVN hầu như thừa hành chứ không chủ động sáng tạo. Thời gian gần đây, một vài ban ngành như Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Thông tin Truyền thông, Ban Văn hóa và Ban Giáo dục Tăng ni…có phần năng động. Tuy nhiên việc hoạt động vẫn chưa đồng bộ trong 13 ban ngành, chúng ta có cảm tưởng như méo mó, khập khểnh, vì riêng một ban ngành đôi khi hoạt động nổi trội hơn một tập thể GH.. Nơi đây không đi sâu vào chuyên môn từng bộ phận, nhìn tổng quát để đánh giá năng lực cá nhân điều hành. Năng lực cá nhân bất tài chăng? Thật ra nhân sự PG không thiếu nhân tài, không thiếu năng lực, vậy Do đâu? Phải chăng do sự kềm chế quá đáng sợ vượt ngoài tầm kiểm soát? Tinh thần “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” đưa đến tắc trách trong công việc, vì chịu trách nhiệm là tập thể chứ không phải một cá nhân nào.

Tuy PGVN ba lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak, ai cũng hiểu rằng, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước thì PG khó mà thành công. Ông Thần dựa cây đa, cây đa dựa ông Thần là điều tất yếu; nhưng làm thế nào để khách quan đừng nghĩ rằng PG chỉ là tấm bình phong trang trí chế độ? Và đừng để mọi người nghĩ rằng PG dựa hơi chính quyền để phô trương thanh thế. Điều này đòi hỏi thực lực của PG và sự thông thoáng từ nhà nước..

Hiện nay, bề mặt nổi, thực sự PG phát triển về cơ sở vật chất lẫn lượng số tu sĩ, nhưng đó không phải là điều đáng mừng khi mà nội lực PG, những tu sĩ nặng về học hàm, học vị, kiến thức và quyền lực, quyền lợi hơn là chuyên tu.Thậm chí đưa đến nhiều tai tiếng không cần thiết như thời gian qua. Một vài cơ sở tự viện có tầm vóc là điều cần thiết, nhưng không cần thiết có quá nhiều chùa mọc lên không mang vẻ nghệ thuật, không toát lên sinh khí Thiền vị đang chen chúc chìm sâu giữa các cao ốc. PG cần các Thiền đường, các lớp huấn nghiệp và giáo lý giúp cho con em Phật tử hiểu đạo để hòa nhập vào đời. Không thể phủ nhận hiện nay số giảng sư đóng góp không nhỏ trong việc rao giảng, nhưng đa phần nghiêng về tâm lý xã hội hơn là chuyên sâu giáo lý, đôi lúc làm trò hề quá đáng hoặc thể hiện cái tôi một cách không cần thiết. Tuy vậy, vẫn có vài vị đã tỏ ra có nhân cách đáng kính khi đi sâu vào nội điển và sự tu tập của bản thân.
Cơ chế giáo hội những nhiệm kỳ đầu chỉ có chư Tăng, (đây là chiếc ghế một chân); khi nhà nước khuyến khich, chủ động tổ chức hội nghị “những người con gái của Đức Phật” cấp tốc chỉ đạo chư ni điều hành trong khi Hiến chương lúc bấy giờ chưa có “phân ban ni giới”. Đại hội kế tiếp “phân ban ni giới “ ra đời. Vậy là nhị bộ sinh hoạt điều hành Phật sự, (chiếc ghế chỉ có 2 chân), nghĩa là hình thức một GH trên danh nghĩa, trong khi, theo tinh thần nhà Phật phải đủ tứ chúng đồng hành.Sự khiếm khuyết tưởng chừng vô hại, nhưng để lại một ách tắt vô hình làm giảm năng lực hoạt động hữu hiệu mà GHPG trước 1975 đã ý thức khá rõ nét cho một cơ cấu hoạt động hữu hiệu.
Cận sự nam, cận sự nữ chỉ là người thừa hành khi chư Tăng cần, mà không có một trách nhiệm, chức vụ gì trong tổ chức theo hệ thống dọc.

Cơ sở
Cơ sở vật chất  bị lạm phát, trở thành nơi kinh tài cho những người có đầu óc kinh tế dưới danh nghĩa “du lịch tâm linh”. Ngôn ngữ bị lạm dụng quá mức đưa PGVN đi lệch hướng.PG nói chung, ngày nay là chiếc bóng của xã hội, xã hội đang mưu tìm kinh tế, nhà nhà làm tiền, người người moi óc sáng tạo kế hoạch để có nhiều nguồn lợi được thu nhập, một số chùa cũng thế, bằng mọi cách huy động vốn trong tín đồ, đua nhau xây cất, phá bỏ cái cũ, mặc dù còn tốt, để thể hiện kiến trúc tranh đua với chùa bạn. Như thế còn thời gian đâu dành cho sư tu tập để tăng trưởng nội lực, mà nội lực là điều cơ bản của một tu sĩ, giải thoát là cốt lỏi của Phật giáo. Cốt lỏi và cơ bản  bị xem nhẹ thì ngôi nhà đồ sộ của Phật giáo trở thành”Hồn Trương Ba – da hàng thịt”. Nội chất rỗng tuếch là chỗ cho ma dựa, chuyện tai tiếng xằng bậy làm sao tránh khỏi, thảo nào mọi tai tiếng cứ đổ dồn cho PG một cách oan uổng

Ngày xưa, các cơ sở chùa chiền do cư sĩ quản lý, nhờ vậy chư Tăng có thì giờ tu tập. Ngày nay, tín đồ chỉ có bổn phận hộ tự, mọi quyết định đều do thầy trụ trì cai quản; chính vì vậy, nhiều nơi vị trụ trì lạm quyền quá đáng làm mất niềm tin của quần chúng.
Cái PGVN đang cần là chất lượng của một tu sĩ về phẩm cách đạo đức. Vì thiếu nội hàm tu dưỡng, nên ngoại hình càng phô trương, càng trở thành một bệnh nhân béo phì, chắc chắn đưa đến bệ rạc, bênh hoạn như hiện nay.

Một đất nước phát triển không thể có những thành phần cấu thành xã hội bệ rạc, nhất là một tôn giáo từng được xem là mạch sống của một dân tộc.

Chính quyền không cần nâng đỡ quá mức một cách phi lý biến các chức sắc PG thành  con nợ ỷ lại,chỉ biết thừa hành, là con cưng hư hỏng;  hãy để tự thân PG đứng lên bằng đôi chân chính mình. Bây giờ là lúc không cần sử dụng nhân sự dựa trên lý lịch, trên thành tích cách mạng mà phải chọn tiêu điểm năng lực và nhân cách đạo đức.Đừng sợ PG bị ngoại lực sách động khi nới lỏng kiểm soát, chỉ sợ GHPGVN không đủ tầm tương ứng với một xã hội năng động, một đất nước hội nhập với thế giới bên ngoài.
Bao năm qua, PG dựa dẫm vào thế lực quá nhiều, ngay cả phương tiện đi lại cũng lạm dụng bản số xanh, để làm gì nếu không là ra oai với đồng đạo và quần chúng, thật lố bịch! Thảo nào quần chúng xem các sư là “thầy chùa quốc doanh” chả oan!Ngày nào nhà nước còn cưu mang GHPGVN, ngày đó Pg vẫn còn là gánh nặng không chỉ về kinh tế mà còn là uy tín với trong và ngoài nước. luôn vướng tay chân. Mặc dù nhà nước đã tạo cho PGVN có uy tín trên trường quốc tế qua các tổ chức giao lưu, thực chất khả năng hầu hết các sư còn hạn chế. Trong một Giáo hội mà chưa quá 5 vị có năng lực đối ngoại, kể cũng thiệt. Đối nội, điều hành Phật sự tương đối tạm ổn và đã quen việc.

Một khi GHPGVN tự quản lý, tự chịu trách nhiệm sự tồn vong của mình trước bao tôn giáo bạn, tự khắc như một cơ thể tự điều chỉnh khi có bệnh, không còn là đứa trẻ nũng nịu với sự bảo bọc yêu thương của cha mẹ, chúng sẽ tự đứng lên để trưởng thành. Bất cứ hội họp, thậm chí Bố tát có nơi cũng mời chính quyền tham dự, điều đó nói lên vấn đề gì? (chả lẽ bảo đó là PG đồng hành cùng dân tộc ư?). Cán bộ nhà nước không nên xuất hiện quá nhiều trong các sự kiện bình thường mỗi khi GHPG tổ chức. Hãy để cho  các chức sắc PG có trách nhiệm việc làm của mình trước pháp luật.
Sự bạc nhược của GHPGVN lâu nay, trách nhiệm phần lớn do sự bảo bọc, quản lý quá đáng của nhà nước.

Thử hỏi tại sao các tôn giáo bạn như Kito giáo, Cao Đài, PG Hòa Hảo…họ vẫn điều hành tốt Giáo hội mà không bị báo chí hay bên ngoài chỉ trích phê phán?

Nhân sự.
Trước nhất ta nói đến cơ chế tổ chức, một cơ chế, do sự sắp đặt  ban đầu nặng về lý lịch, nặng về tông môn, địa phương…cơ cấu vào ủy viên, ủy viên thường trực. Một vị trưởng khiếm khuyết vì lý do nào đó hoặc viên tịch, vị phó trực kế nhiệm, cho dù vị đó không đủ khả năng. Hoặc một chủ tịch, đệ tử được ưu ái, đề bạt vào chức vụ mà ban ngành đó đòi hỏi uy tín đạo đức, vị đó không đủ tiêu chuẩn, làm sao đủ uy tín đối với Tăng ni Phật tử.

Một số vị dựa vào quen biết, thân cận với cán bộ chuyên ngành, tỏ ra ỷ lại, cậy thế, chia phe nhóm, chả ai phục ai. Cũng do một vài cán bộ ủng hộ những tu sĩ có chức quyền trong PG, đã tạo sự suy thoái đạo đức mà bản thân tu sĩ cán bộ đó thiếu sự kiểm soát chính mình, đưa đến tự cao, hống hách đối với các tu sĩ thuộc cấp.Một số vị trong BTS các Tỉnh cố tình gây khó tu sĩ chỉ vì quyền lợi. Một số nơi vùng sâu vùng xa, tu sĩ các nơi về cũng bị BTS cấm đoán gây khó dễ, đành để cho ngoại giáo sinh hoạt bành trướng

Việc ỷ lại chức quyền rất thường xảy ra trong giới chức sắc PG.Ví dụ, một vùng sâu, tu sĩ ít xuất hiện, vì nhu cầu tín ngưỡng, quần chúng tự động thành lập nhóm cầu an cầu siêu để hỗ trợ nhau thì BTS dùng quyền cấm đoán, thay vì khuyến khích hỗ trợ, một số bất mãn, họ đã ngã theo ngoại giáo. Một nơi khác, chùa dựng bảng và thiết tượng lộ thiên, vị có chức quyền mượn tay công an đến triệt hạ, thay vì mời đến giải thích theo nguyên tắc của luật định.BTS các cấp thường lạm quyền gây khó dễ cho Tăng ni không thiếu, dĩ nhiên Tăng ni không thể bẻ nạn chống trời khi mà tu sĩ có chức quyền được sự hỗ trợ chính quyền.

Một vài tu sĩ lệch lạc nhân cách, Ban Tăng sự có trách nhiệm chỉnh huấn, lại giao cho nhân sự trong BTS sở tại khiển trách; thực tình mà nói, kể cả BTS đôi khi chưa đủ uy tín để sửa sai thuộc cấp. Thân giáo là điều tiên quyết của Ban Tăng sự, luật sư là người chuyên hành trì luật giới lại không được bổ cử vào Ban Tăng sự. Chính sự sắp xếp nhân sự không đúng chức năng đưa đến nhiều vấn đề sinh hoạt trong tổ chức  thiếu nghiêm minh và khó đạt hiệu quả. Ban giáo dục Tăng ni hiện nay, phía Nam tương đối ổn định; một học viện PG đòi hỏi người đứng đầu ngành không những có trình độ, có học vị mà còn phải đủ nhân cách, phát ngôn nghiêm túc mới đủ uy tín đối với học Tăng học ni.

Nếu cần canh cải chỉnh đốn thì vấn đề nhân sự là điều tiên quyết, không xét trên lý lịch, không dựa vào ô dù, không thừa nhiệm vào uy tín thầy tổ hay địa phương, phe nhóm; Thực lực, nhân cách và lý tưởng phục vụ cho một PG vững mạnh là điều cần quan tâm.

Việc thừa kế theo tiêu chuẩn thường trực, phó trực là rào cản sử dụng nhân tài.
Hơn  bốn thập kỷ đủ thời gian xác định nhân sự, nhân cách, nhân tài trong một tổ chức như GHPGVN hiện nay, muốn PG có chất lượng, cần mạnh dạn vượt thoát lề thói quản lý xưa nay. Không cần phải sử dụng nhân sự kém đạo đức để dễ sai bảo. Một nhân sự phạm trai phá giới mất uy tín thì nhà nước muốn GHPG mạnh để xứng tầm vóc với quốc tế thì không thể có. . PGVN ngày nay, bị quần chúng nhìn với cặp mắt đáng ngờ bởi những tai tiếng do một vài thành phần thiếu việc tu tập gây ra.

Tóm lại
Thiết nghĩ nếu quản lý chăng, nhà nước nên giao khoán hẵn cho PG một trách nhiệm,một sự kiện nào đó hơn là cầm tay chỉ việc từng phần như hiện nay. Cơ cấu nhân sự phải được xét lại, can đảm thoát khỏi lề thói cũ. Hãy để PG tự tuyển chọn nhân sự theo tiêu chuẩn đạo đức giới luật nhà Phật. Nhà nước chỉ quan tâm tư tưởng chính trị nếu có, và điều chỉnh sự lệch lạc làm mất uy tín của đất nước nếu cần.
Một tổ chức có thông thoáng thì sự điều hành sẽ nhẹ nhàng linh hoạt hơn. Nhân sự vẫn là cốt lỏi của mọi tổ chức, PG không ngoại lệ.
Nhận định tổng quan là vậy, dĩ nhiên vẫn còn nhiều phát sanh cần được dọn sạch khi bắt tay vào việc.

MINH MẪN
20/ 5/2019

Kính gửi anh Mẫn,


                 
                       Mừng cho thế giới nhân loại - từ Giáo hội Kitô giáo sản sinh 1 vị cứu tinh cho nhân loại.                Với sự kiện tuyệt vời vị Linh mục buông bỏ, , yêu thương và cho không, được chứng nghiệm đầy đủ từ khi nhận chức vị Linh mục. Cha Phê-rô Nguyễn Văn Tường thực hiện sôi nổi việc thiện để từ đó được ơn chữa lành bệnh cho những người bị nan y sắp chết. Với công thức đơn giản và chứng minh khoa học thực tiễn - hướng dẫn quy trình sửa đổi thức ăn và sử dụng thuốc nam tươi cho sức khỏe phục hồi nhanh chóng, kết quả nhẹ nhàng không tổn hao sức khỏe và tiền bạc, thật là dễ dàng cho mọi người và nhân rộng chữa cho mọi người khác được điểm ưu việt cho đất nước Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung là điều thật đáng cảm phục, hâm mộ.     
   Tâm đắc kính mừng.
                     
                                                                  ***
Thời gian gần đây, rộ lên nhiều “tin mừng” về một số Linh mục được ơn Lòng thương xót của“Thiên Chúa”, cứu chửa nhiều bệnh nan y, trong đó có cha Trần đinh Long ở Giáo Điểm quận 7 và cha Phero Nguyễn văn Tường ở Trà Vinh. Riêng cha Tường, có nhiều đặc điểm qua đời sống thanh khiết như: “ăn cây cỏ, buông bỏ, cho không”, đó là tiêu chí của cha Tường áp dụng trong đời sống bản thân và thân cận với quần chúng bởi lòng từ bi, vô vị lợi.
Sau khi cha Tường bị Giáo hội treo chén, phạt vạ Tuyệt thông không nêu rõ lý do vào năm 2014. Cha có buổi chia tay thật cảm động với tín hữu để trở về quê nhà sống đời sống đạm bạc, nhưng là một tín hữu gương mẫu theo lời Chúa dạy. Cha Tường xác định về phép “bí tich” rửa tội không phải là làm sạch tội  Tổ tông hay tội mình sai phạm, luật nhân quả không ai lãnh tội thế ta, rửa tội chỉ là nghi thức  xác định mình thuộc về con Chúa và thuộc về Hội thánh. Vấn đề ăn uống, LM Tường dẫn chứng kinh Thánh, Sáng thế ký 1.29: Đức Chúa Trời lại phán rằng: “Này, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hạt giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi…” nghĩa là con người chỉ ăn thảo mộc chứ không phải động vật. Chính vì vậy, LM Tường chủ trương: Ăn cây cỏ, buông bỏ, cho không; nghĩa là ngoài việc ăn thảo mộc, mọi việc làm đều lợi tha, buông bỏ vị kỷ tức là không nghĩ đến cá nhân thì việc làm như thế đồng nghĩa cho không, không tính toán.
Hiện nay LM Tường đang thực hiện những ca chữa bệnh ung thư thời kỳ cuối bằng phương pháp cháo Nano, đòi hỏi bệnh nhân cũng phải chấm dứt ăn động vật. Theo LM đã có trên 50 ca chữa khỏi bệnh được bệnh viện xác nhận.
LM rất chú trọng luật nhân quả, tôn trọng sự công bình trong cuộc sống. Nếu ai đó yểm trợ tài chánh để người làm phương tiện sinh hoạt giúp đời, cũng phải xét xem đồng tiền đó trong sạch chăng; đồng tiền bất chánh, đồng tiền bất minh,đồng tiền hôi tanh, đồng tiền nghịch tử… đều bị từ chối, ngài chỉ nhận đồng tiền biết chắc là chân chính, trong sạch.
Cuộc sống hiện nay của cha Tường suốt ngày trên mãnh đất trồng cây thuốc cùng những cộng tác viên nhiệt tình với phương án chữa bệnh “cháo Nano” và chăm sóc bệnh nhân của mình.
Đạm bạc, thanh thoát, hy sinh, tận tụy…đó là tấm gương trong sáng của một linh mục sống đúng theo tinh thần con dân của Chúa trong thời buổi hiện nay.
MINH MẪn
11/7/2019