TÔN
GIÁO LÀ GÌ?
Khó
mà định nghĩa chính xác khi Tôn giáo được nhìn mỗi góc độ khác nhau. Ví dụ:
“ Một cách định
nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào
có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và
sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng này bao gồm mọi hệ thống tín
ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống
đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này
vì không có chứng cớ.
·
Cách định nghĩa
thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa
tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's
Razor loại trừ
vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ
vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống
không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những
chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn
giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng"
và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan
điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần
thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.
·
Cách định nghĩa
thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các
hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức.
- Nếu không kể những chứng tích khảo
cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa
xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên
con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo. Trong
các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật
linh, cho rằng
vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời
sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối... cũng có thể
được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời
sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời
sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sư có thể được trao cho một
người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ
thời gian của người đó. (Wikipedia)
***
TÔN GIÁO LÀ GÌ?
“Tôn giáo” là
một thuật ngữ, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội
dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó
từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ
“religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng
Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau
khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn
xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là
riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo.
Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo – trên diễn
đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ
hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi
phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác
Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các
hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.
Thuật ngữ “religion” được dịch thành
“Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập
vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại
bao hàm một ý nghĩa khác, nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của
Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn
giáo”.
Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được
sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ
chỉ những tôn giáo.” (Wikipedia)
***
NGUỒN
GỐC CỦA TÔN GIÁO
V. I. Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên
nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của
tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm:
Nguồn
gốc xã hội của tôn giáo
- Mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên
- Mối quan hệ giữa người và người
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới
nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều
quan niệm khác nhau về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo
là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của
tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.
- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng:
“Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là
sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội
của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có
tinh thần”.
- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của
tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc
con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng
ngày …”
Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần
phải chú ý:
- Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa
hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế
giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau
khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình.
- Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực
của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn
đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con
người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim
nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó
gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống
và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực
lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực
giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế
cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc
vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào
nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn
giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
- Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử.
Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn
giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách
quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả
nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn
giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn
giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người
vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức,
những sự kiêng kỵ…
- Rất khó có thể đưa ra được một định
nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng
có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới
thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng không có sự tách bạch.
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăng
nghen đã có một nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như
sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc
của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng
siêu trần thế.”. (Wikipedia)
Tự
điển tiếng Việt giải thích Tôn giáo là:
·
Hình thái ý thức
xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu
tự nhiên cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người,
con người phải phục tùng và tôn thờ. (Tôn giáo này sinh ra rất sớm từ trong xã
hội nguyên thủy).
·
Hệ thống những
quan niệm tín ngưỡng một hay những vị Thần linh nào đó và những hình thức lễ
nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Đạo ở VN có nhiều Tôn giáo như Đạo Phật, đạo
Thiên Chúa, đạo Cao Đài…
Tóm
lại, Tôn giáo là một tổ chức có hình thái thờ phụng, có đấng để tôn thờ, có lễ
nghi đặc thù, có giáo lý, có quy tắc; giải thích hiện tượng thực hữu và phi thực
hữu; có tín đồ và có người thừa hành lãnh đạo tổ chức…
***
GIỚI LUẬT VÀ
GIÁO LUẬT
Mỗi
tôn giáo đều có những giáo điều, quy tắc, luật lệ riêng cho nội bộ Tăng lữ và
cho tín đồ. Mỗi hệ phái, dòng tu cũng có luật riêng. Ví dụ: Theo Kito giáo, vai trò của Bề trên theo giáo luật điều 618-619 quy định
nghĩa vụ và nhiệm vụ của cha Bề trên. Qua việc khấn dòng người tu sĩ sống ba lời
khuyên phúc âm khiết tịnh, khó nghèo
và vâng phục với lời khấn công và
hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa qua việc phục vụ Giáo hội với một danh nghĩa
đặc biệt và mới mẻ…
Bộ
giáo luật gồm có:
…
Nội dung luật quy
định về những sắc luật, huấn thị, hành chính chuyên biệt, quy chế, nội quy, thế
nhân và pháp nhân; các giáo hội địa phương, các tu hội, tu đoàn tông đồ,giáo huấn,
hoạt động truyền giáo,giáo dục truyền thông, bí tích thêm sức, bí tích hôn
nhân… ngoài Giáo luật, còn có giới luật như:
Giới luật 1
“Tham dự Thánh lễ Chúa nhật cũng và các ngày lễ buộc,
kiêng việc xác và những hoạt động cản trở việc thánh hóa những ngày đó.
Giới luật 2: “Xưng tội một năm ít là một lần”.
Luật này chỉ buộc
những người mắc tội trọng. Nhưng trong thực tế, những người mắc tội nhẹ cũng
nên xưng tội để được thêm ơn trợ giúp và tránh phạm tội trọng.
Giới luật 3: “Lãnh nhận Mình Thánh Chúa trong mùa Phục Sinh”.
Mùa Phục Sinh kể
từ thứ tư lễ tro đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đón nhận “lương thực bởi
trời” này mỗi khi tham dự Thánh lễ để được thực sự sống bởi Chúa và trong Chúa.
Giới luật 4: “Giữ chay và kiêng thịt những ngày giáo hội
quy định”.
Giới luật 5: Mỗi người theo khả năng,
đóng góp cho các nhu cầu của Hội Thánh. (Giáo luật
Kito)
***
Trong Phật giáo, giới dành cho tập sự xuất
gia (Sa di, Sa di Ni) Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Thức xoa ma na, Bồ Tát giới… Giòng
tu Tiếp Hiện của Làng Mai còn thành lập 14 giới. Còn có giới cho cho cư sĩ.
Ngoài giới còn có Luật của nhà Phật như:
- Một bộ bằng tiếng
Pali của Xích Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya), dùng tại các nước theo
PG Nguyên Thủy (Theravada);
- 5 bộ được dịch
sang tiếng Hán:
1) Tứ Phần Luật
của Pháp tạng bộ (hay Đàm-vô-đức, Dharmaguptaka), là bộ Luật phổ
thông nhất tại các nước theo PG Đại thừa.
2) Thập Tụng Luật
của Nhất Thiết Hữu bộ (hay Tát-bà-đa, Sarvastivada).
3) Ngũ Phần
Luật của Hóa địa bộ (hay Di-sa-tắc, Mahisasaka).
4) Tăng Kỳ Luật
của Đại chúng bộ (hay Ma-ha-tăng-kỳ, Mahasanghika).
5) Hữu Bộ
Luật của Da-du-la Nhất Thiết Hữu bộ (Mula-sarvastivada), được
dùng bởi PG Tây Tạng và Mông Cổ.
Luật
quy định về ăn-mặc-ở-bệnh, sinh hoạt, qui định về thọ
giới, thuyết giới, phạm tội, yết ma, sám hối, an cư, tự
tứ..., (luật tạng).
Ngoài
giới và luật chung, mỗi hệ phái, tông phong còn có luật và nội quy chuyên biệt.
***
Hồi giáo cũng có luật như: Pháp luật Hồi giáo chi phối, điều chỉnh
các quan hệ xã hội ở phần lớn các nước Ả rập.
Đạo Hồi có 5 trụ
cột cơ bản:
* Shahadan – tuyên xưng đức tin. Mỗi tín đồ
Hồi giáo phải tuyên thệ: không có thánh nào khác ngoài đấng Allah và Mohammed
là nhà tiên tri và là sứ giả của ngài.
* Salat – sự cầu nguyện. Các tín đồ Hồi
giáo phải cầu nguyện 5 lần trong một ngày: lúc sáng sớm khi bình minh hé rạng
và phải trước khi mặt trời đã lên hẳn trên đường chân trời; buổi trưa lúc mặt
trời đứng bóng; buổi chiều lúc mặt trời nghiêng 45 độ so với mặt đất; lúc mặt
trời lặn và buổi tối trước khi đi ngủ.
* Zakat – bố thí cho người nghèo. Người
theo đạo Hồi phải thực hiện một nghĩa vụ mà tự mình, nhà tiên tri Mohammed là
người nêu tấm gương sáng, đó là bớt đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ người
nghèo. Những người giàu có được khuyến khích làm từ thiện nhiều hơn. Những ai
làm từ thiện nhiều hơn số lượng quy định được coi là là một Sadagah – người thiện
tâm.
* Sawm – nhịn ăn, uống trong tháng ăn chay
Ramadan. Mỗi ngày trong tháng ăn chay Ramadan, tất cả các tín đồ Hồi giáo, chỉ
trừ trẻ em, phụ nữ có thai và những người ốm, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng
cho đến khi mặt trời lặn. Trong tháng ăn chay, người Hồi giáo không những nhịn
ăn mà còn phải nhịn uống, dù đó là nước khoáng, nước suối, nước lọc tinh khiết
hay đơn giản chỉ là nước đun sôi để nguội. Tháng ăn chay cũng đồng thời là
tháng trai giới, các tín đồ Hồi giáo trong thời gian từ khi mặt trời mọc đến
khi mặt trời lặn không được động phòng.
* Hajj – hành hương đến Mecca. Mecca, thành phố
thiêng liêng bất tử ở Arập Xê -út, quê hương của Mohammed, là thánh địa của người
Hồi giáo.
- Người theo đạo
Hồi không ăn thịt lợn. Kinh Coran cấm người theo đạo Hồi ăn thịt lợn. - Người
phụ nữ che mạng hoặc quàng khăn qua đầu. - Chế độ đa thê. - Cắt bao quy đầu cho các bé trai. - Phong tục tang lễ. Phong tục tang lễ của người
Hồi giáo khá đặc biệt so với các tôn giáo khác. Người chết phải được chôn trong
vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi chết, nhưng không được chôn vào ban đêm. Luật Hồi
giáo được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi và
các phong tục tập quán của người Hồi giáo. Đây là hệ thống pháp luật pha trộn
giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật.
Các nguồn luật của hệ thống pháp luật Hồi giáo
a) Kinh Coran –
là một cuốn thánh kinh bao gồm 6.237 câu thơ chia thành 30 quyển, 114 chương.
b) Sunna – Các
phong tục tập quán mang tính truyền thống
Có thể so sánh
coi Coran như là kinh cựu ước và Sunna là kinh tân ước.
c) Ijam – Sự thoả
thuận, nhất trí của người có thẩm quyền.
d) Quiyas – Suy
đoán tương tự pháp luật.
Trong 4 nguồn luật
nói trên thì Coran và Sunna là nguồn luật chính còn Ijam và Quiyas là nguồn phụ.
Các đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo
Theo kinh Coran
(người Musulman còn gọi là Chariat) hành vi của con người được chia làm 5 loại:
a. Hành vi bắt
buộc phải làm (obligatoire), như nghĩa vụ chăm sóc con cái, nghĩa vụ đóng thuế…
b. Hành vi nên
làm (recommandés), ví dụ thăm một người bạn bị ốm, giúp người nghèo khó v.v…
c. Hành vi làm
cũng được, không làm cũng được (Indiffrerentes). Đây là các hành vi không đáng
kể, không cần phải lưu ý như tham dự các trò vui, tiêu khiển có tính lành mạnh.
d. Hành vi đáng
chê trách (blâmables), như sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế nhị, thiếu lễ
phép, đi đứng không đúng tác phong.
e. Hành vi cấm
(interdites): giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp…
Đây được coi là
nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật
cũng như đạo đức.
1. Luật hình sự.
Khái niệm tội phạm
trong luật Hồi giáo nếu xét về phương diện hình phạt bao gồm 2 loại:
– Tội phạm có thể
trả bằng tiền.
– Tội phạm phải
trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình.
Theo mức độ nặng
nhẹ của tội phạm, kinh thánh Coran xác định 3 loại tội phạm:
a. Hudud: Tội phạm chống lại Chúa, bao gồm 7 tội: ngoại tình (kể cả thông
dâm), vu cáo, uống rượu, tội trộm cướp, phản đạo, vi phạm kinh thánh.
– Trong bảy tội
phạm nói trên thì ba tội phạm đầu bao gồm: ngoại tình, vu cáo và uống rượu sẽ bị
đánh bằng roi.
– Tội trộm và cướp
đường bị phạt đóng đinh vào thánh giá hoặc cắt tay, chân.
– Tội phản đạo,
vi phạm kinh thánh sẽ bị hình phạt chặt đầu.
b. Quesas: là các tội phạm đòi hỏi sự trả
thù của người bị hại hoặc gia đình người bị hại. Đó là các loại tội phạm: giết
người (cố ý hoặc vô ý); gây thương tích (cố ý hoặc vô ý); cưỡng dâm.
Khác với các hệ
thống pháp luật khác, thông thường coi tội phạm giết người là tội phạm nặng nhất,
trong pháp luật Hồi giáo, các tội phạm chống lại Chúa là tội phạm nặng nhất,
còn tội phạm giết người và gây thương tích được coi là các tội phạm chống lại
cá nhân chứ không phải chống lại Chúa, nên được coi là ít nghiêm trọng hơn
Hudud. Nếu các tội trộm cắp, cướp của bị hình phạt chặt tay, chân; người vợ ngoại
tình bị xử tử hình, thì hình phạt ở đây được quan niệm là phải trả bằng thân thể
hoặc cuộc sống của mình, vì vậy không thể chuộc bằng tiền. Theo luật Hồi giáo,
giết một người đàn ông có thể chuộc bằng 100 con lạc đà, giết một người đàn bà
có thể chuộc bằng 50 con lạc đà. Ngay cả thời hiện đại, ở Arập Xê -út (cho đến
năm 1988) để được chuộc tội, người phạm tội phải trả 32.000 USD cho mạng một
người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo và một
người đàn ông không phải là dân Hồi giáo; 8.000USD cho mạng một người đàn bà
không phải là người Hồi giáo.
c. Các tội Taazir: bao gồm các tội như ăn
thịt lợn, đưa ra lời khai man trá, hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu, mặc
quần áo khiêu dâm, vi phạm luật lệ giao thông…
2. Luật dân sự
Kinh Coran đòi hỏi
các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải có ít nhất hai người đàn
ông, hay một người đàn ông và hai người đàn bà làm chứng (Kinh Coran câu
2.282). Về thừa kế, người làm di chúc chỉ có quyền định đoạt 1/3 tài sản của
mình. Người thừa kế chỉ hưởng quyền chứ không thừa kế nghĩa vụ. Tài sản phân
chia đều cho những người được thừa kế không phân biệt hàng thừa kế thứ nhất, thứ
hai như con hay cháu, đều hưởng như nhau.
3. Luật hôn nhân và gia đình
– Luật Hồi giáo
tạo cho người đàn ông có uy thế tuyệt đối trong gia đình. Cho đến ngày nay,
Coran vẫn cho phép người đàn ông có 4 vợ và không hạn chế nàng hầu.
4. Luật tố tụng (hình sự và dân sự)
Các toà án ở các
nước theo đạo Hồi là các toà án Hồi giáo truyền thống giải quyết các vụ án hình
sự cũng như dân sự.
5. Luật Nhà nước
Cho đến ngày
nay, một số quốc gia theo đạo Hồi như Arập Xê -út vẫn còn tồn tại chế độ quân
chủ chuyên chế….
***
Chúng
ta lướt qua vài nét cơ bản của ba tôn giáo lớn hiện nay; vậy tìm hiểu nét chung
mà ba tôn giáo gặp phải, đó là thờ phượng, nghi lễ và tâm linh (thế giới siêu
hình).
Kito giáo:
“Trong Cựu ước, Thiên Chúa đã cấm không
được tạc tượng ảnh về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không có hình thù. Việc tạc tượng
sẽ dễ dẫn đến việc thờ ngẫu tượng vốn là một tội rất nặng.” Cho nên khi
Moisen lên núi cầu nguyện, đem 10 điều răn xuống, thấy quần chúng thờ bò thì nổi
giận đập phá… Thế thì tại sao bây giờ
Thiên Chúa giáo lại thờ hình tượng?
"Ngươi
không được tạc tượng thần, hay bất cứ hình ảnh gì trên trời, dưới đất, hay
trong nước dưới mặt đất: ngươi không được thờ lạy chúng hay phụng sự chúng"
(Xuất Hành 20,4-5). "Than ôi, những người này đã phạm trọng tội; chúng
đã tạo cho chúng các thần bằng vàng" (Xuất Hành 32, 31).
Thánh
Gioan Damasceno là người đã đi tiên phong trong việc đưa ra những luận chứng thần
học ủng hộ việc sử dụng ảnh tượng trong đời sống tôn giáo. Theo ngài thì:
- Liên quan đến vấn đề thứ nhất, Nhất
Tính Thuyết do Eutiche chủ xướng đã bị công đồng Calcedonia (451) kết án.
Đức Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa và Ngài là người thật. Mà đã là con
người thì có hình hài và có thể được vẽ hoặc chạm khắc.
- Thiên Chúa
trong Cựu Ước đúng thật là không có hình hài. Nhưng từ khi Ngôi Lời nhập
thể, Thiên Chúa đã mang lấy hình hài của con người. Thiên Chúa vô hình đã
trở nên hữu hình. Mà nếu đã nên hữu hình thì chẳng có lý do gì ta không thể
tạc tượng Ngài cả. Chính Đức Giêsu cũng khẳng định rằng “Ai thấy Ta là thấy
Chúa Cha” (Ga 14,9). Bởi thế, qua Đức Giêsu, ta có thể hướng về Cha trên
trời.
- Thiên Chúa
Ra Lệnh Tạc Tượng
Trong
khi người Tin Lành trích sách Xuất Hành 20:4-5 để bênh vực điều họ kết án người
Công Giáo "thờ ngẫu tượng," họ đã bỏ quên nhiều điều trong các đoạn
khác mà Thiên Chúa ra lệnh tạc tượng: "Và ngươi phải làm hai Kêrubim bằng
vàng [hai tượng thiên thần]; ngươi phải dùng búa mà gò dính lại hai đầu nối của
chiếc ngai từ bi. Ðặt mỗi Kêrubim ở mỗi đầu; ở ngai từ bi thì ngươi đặt một
Kêrubim ở hai đầu nối. Các Kêrubim sẽ xoè cánh phủ trên ngai từ bi, đối diện
nhau, mặt hướng về ngai từ bi" (Ex 25, 18-20).
Vua Ðavít đưa
cho Solomon bản phác họa "bàn thờ làm bằng vàng ròng, và trọng lượng của
nó; và phác họa chiếc xe bằng vàng có hai Kêrubim giang đôi cánh che phủ hòm
giao ước của Thiên Chúa. Tất cả những điều này vua nói rõ là được Thiên Chúa
linh ứng về tất cả những điều đó, tất cả phải được thi hành theo sự phác họa"
(1 Chr. 28:18-19). Cần lưu ý là tất cả những điều này được chỉ thị theo sự linh
ứng của Thiên Chúa.
Những
nghi lễ hiện nay, như “rước mình Thánh Chúa” là do lúc Chúa chia bánh và rượu
cho các Tông đồ, ngài bảo: Đây là mình ta, đây là máu ta, các con hãy ăn, các
con hãy uống” trước giờ chia ly, Hội Thánh diễn lại để kỷ niệm nhớ ngày đó.
Ngoài ra, các phép Bí tich, lễ Tro, lễ Hồn xác lên Trời… đều do các đời kế nhiệm
Phero sáng lập.
***
Hồi Giáo:
So với Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo có vài điểm tương đồng và những nét khác nhau rõ rệt. Giống
như Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo chỉ thờ một thần, nhưng tương phản với Cơ Đốc Giáo, Hồi
Giáo chối bỏ khái niệm về Ba Ngôi. Hồi Giáo chấp nhận vài phần trong Kinh
Thánh, như sách Luật và Phúc Âm, nhưng lại bác bỏ hầu hết mọi điều khác cho rằng là vu khống và tẻ nhạt.
Hồi Giáo cho rằng Chúa Giê xu chỉ là một nhà tiên tri, mà không phải là con của
Chúa Cha (người Hồi Giáo tin rằng chỉ có Allah là Thiên Chúa, làm sao lại có thể
có con?). Ngược lại, Hồi Giáo khẳng định rằng Giê xu, mặc dù được sinh ra bởi
trinh nữ, được tạo ra giống như Adam, từ cát bụi của thế gian. Người Hồi Giáo
tin rằng Chúa Giê xu không chết trên Thập Tự Giá; bởi vậy, họ phủ nhận một
trong những giáo lý trọng điểm của Cơ Đốc Giáo.
Tuy
thờ độc Thần, nhưng Hồi giáo nghiêm cấm mọi biểu tượng, vì biểu tượng (ngẫu tượng)
tạo sự sùng kính của tín đồ sẽ giảm niềm tin với Chúa mà không thể chia cắt giữa
Chúa và con người. Theo chuyện kể, khi Mohammad, ông đến Ka’aba, nơi thờ đầu
tiên ở Mecca, ông ta đã phá hủy mọi ngẫu tượng ở đó. Ngày nay, giòng Hồi giáo
Shia tương đối thoáng hơn Sunni về một số ảnh tượng nghệ thuật. Hồi giáo không
có thờ ảnh tượng, nhưng tỏ ra tôn kính tảng đá đen tại Mecca và vẫn để tồn tại
trụ đá huyền thoại. Ngày 15/10, hàng triệu tín đồ Hồi giáo hành hương đã
tập trung về thung lũng Mina của Arập Xêút để tham gia nghi lễ ném đá vào ba
chiếc cột được coi là hiện thân của ác quỷ. (Phật giáo Hòa Hảo cũng không
thờ ngẫu tượng, chỉ dùng tấm vải màu đà làm biểu tượng)
Tín
đồ Hồi giáo thực hiện nghi lễ ném đá. (Nguồn: Al Arabiya)
Lễ
ném đá tại Mina diễn ra cùng thời điểm với ngày đầu tiên của lễ hiến tế Eid
al-Adha được cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới tổ chức.
Theo phong tục của người Hồi giáo, những người hành hương về thánh địa Mecca sẽ
mặc trang phục màu trắng và thực hiện nghi thức ném đá vào ba chiếc cột đá đặt
tại thung lũng Mina, tượng trưng cho sức mạnh của quỷ Satan. Đây là nghi lễ cuối
cùng trong tháng hành hương Haji và được coi là nghi lễ quan trọng nhằm xua đuổi
quỷ dữ.
(TTXVN)
Về
giáo lý, Hồi giáo và Kito giáo có sự tương đồng:
Giáo
lý Công giáo: Mathi ơ: 10:34 – “Chớ tưởng
rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian, ta đến, không phải đem sự bình an,
mà là đem gươm giáo. 35- Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ,
con dâu với bà gia, 36- và người ta sẽ có kẻ thù nghịch là người nhà mình; 37-
Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta, ai yêu con trai hay con gái hơn ta
thì cũng không đáng cho ta.”
Lu-Ca:
14: 26 – Có đoàn dân đông cùng đi với Đức
Chúa Giê su, ngài xây lại cùng họ mà phán rằng: Nếu có ai đến theo ta mà không
căm ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì
không được làm môn đồ ta.
Lu
Ca: 19: 26- Hãy đem kẻ thù của ta ra đây,
Những kẻ không chịu thờ kính ta trên họ, và chém đi trước mặt ta.
Malachi,
chương 2: “Nếu ai không nghe lời ta và
không làm rạng danh ta, Chúa Trời sẽ trét phân lên mặt người đó.”
Mathew 23: 9- Không được gọi ai trên trái đất này là cha, vì các ngươi chỉ có một
cha ở trên Trời”.
Jeremiah:
19: 9: “Và ta sẽ làm cho chúng nó ăn
thịt con trai, con gái của chúng nó, và chúng nó sẽ ăn thịt lẫn nhau, người
nọ ăn thịt
người kia”
Isaiah:
13: 9-15-18: “Hãy chứng kiến ngày
Chúa đến, độc ác vì tức giận và hết sức
phẫn nộ. Tất cả mọi người bắt gặp phải được đem tới. Con cái của họ bị xé
ra từng mảnh trước mặt họ và vợ của họ
bị hãmhiếp”.
Giáo lý Hồi giáo, kinh Koran:
“Nếu hình ảnh Thiên Chúa trong
Cựu Ước của đạo Do Thái là
một vị thần Chiến Tranh( God
of War) thì hình ảnh Thiên Chúa Allah trong kinh Koran là một vị thần của
sự kinh hoàng (God of Terror) vì thiên chúa Allah công khai ra lệnh
cho các tín đồ Hồi Giáo phải giết hại những người ngoạiđạo: "Ta sẽ
gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu
chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng" .Koran
8:12)
Những
điều kinh khủng trên đây, kẻ hành xử không chịu trách nhiệm mà qua đó, ý muốn
và việc làm của Thượng đế. Riêng đứng về nguyên tắc của Hồi giáo, Allah có
nguyên tắc “ai giữ đạo nấy. Xin mời bạn đọc Surah 119 của Thiên Kinh Qran để rõ
thêm quan điểm của Allah:
Surah 109 - Những kẻ không có đức tin (phủ nhận Allah)
Nhân danh Allah Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung
1 – hãy bảo chúng “này hỡi những kẻ phủ nhận Allah
2 – “Ta ( Muhammed) không tôn thờ những thần linh mà các ngươi thờ cúng
3 – “các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Đấng Allah mà Ta thờ phụng
4 – “và ta sẽ không là một tín đồ của các thần linh mà các ngươi đang thờ lạy
5 – “và các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Đấng Allah mà Ta đang thờ phụng
6 – “tôn giáo của các ngươi thuộc về các ngươi, tôn giáo của Ta thuộc về
Ta.”
Tuy giáo lý là thế, nhưng thế giới Islam đã từng có chính sách Dhimmis để cho
các tôn giáo có thể sống chung theo luật lệ.
Qran [2:256] “... không có sự bắt buộc trong tôn giáo...”
“Về Khoa Học: Hồi giáo (Islam) chính là tôn giáo đã quan tâm đến khoa học dưới
sự chỉ thị của Nabi Mohammed (saw). Kiến thức trước Islam từ nhiều nền văn minh
đã có, nhưng rời rạc, lẻ tẻ. Muslim đã có công lượm lặt, hệ thống hóa nó lại để
người đi sau có thể dựa vào đó mà lý luận phát minh xa hơn. Thật ra thế giới Hồi
giáo đã cống hiến hơn 1000 phát minh khoa học cho thế giới , làm nền tảng cho gần
50 ngành khoa học sau này của thế giới:
Nếu bảo HG không tôn trọng quyền tự do tín ngưởng thì không đúng , vì thiên
kinh Quran thường khuyến cáo người muslim chớ đụng đến đức tin của người khác
... nhửng người có mưu đồ chính trị dùng HG để làm phương tiện, đã làm lệch lạc
giáo lý và nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo tạo ngộ nhận và e ngại cho thế giới
ngay nay.”
Về
nghi lễ, Hồi Giáo chỉ chú trọng đến
cầu nguyện thường ngày, mùa chay Ramadan, và hành hương đến Mecca. Kito giáo nguyên thủy cũng chỉ cầu nguyện
(chúa Giê su từng nhịn ăn 40 ngày cầu nguyện ở sa mạc). Thời chúa Giê su còn sống,
chưa hề phát sanh ra những nghi lễ rườm rà mà Do Thái giáo lúc bấy giờ đã có sẵn
một hệ thống tế lễ do giới Tăng lữ đảm nhiệm như Bà La Môn giáo ở Ấn độ. Phật giáo khởi thủy cũng chưa từng phát
sanh nghi lễ như ngày nay, thậm chí một vài nơi các sư còn múa lửa, lên đồng, lục
cúng…
Từ
những biến thái đi xa nguồn gốc của những tôn giáo lớn đó, đã khai sinh ra những
chi nhánh nhằm khôi phục tính nguyên thủy của tôn giáo mình. Kito giáo phát
sanh ra Tin Lành, Chánh Thống giáo. Hai nhân vật nổi
tiếng đã khởi xướng phong trào “Cải Cách” vào đầu thế kỷ XVI là Luther
và Calvin. Luther ở Đức, Calvin ở Thụy Sĩ và Pháp. Thêm vào hai
nhân vật này còn có Henri VIII nước Anh. Ông không phải là nhà lập thuyết nhưng
đã đem lý thuyết Luther vào nước Anh và bắt cả Anh Quốc theo thuyết đó, biệt lập
với Lamã, gọi là Anh Giáo.
Thệ
Phản Giáo, Anh Giáo tất cả đều tin Chúa Kitô. Tuy họ ly khai khỏi Giáo Hội
nhưng vẫn còn tin nhận Chúa Kitô, vì thế họ cũng là những Kitô hữu, dầu không
phải là Công Giáo.
Giáo
hội La mã tin rằng đức Thánh cha đứng trên tòa Phero tuyên bố, những lời của
ngài nói đều “vô ngộ”, nghĩa là không bao giờ sai lầm, thì Hồi giáo cũng tin là
những gì Mohammad nói đều là ngôn sứ của thánh Allah, không bao giờ sai lầm.
Trong
cuốn “Cùng hàng quí phái Công Giáo Đức”, Luther chối không có sự gì khác biệt
giữa linh mục được thụ phong và một tín hữu thường. Như thế là ông chối luôn sự
cần thiết một người môi giới giữa Đức Chúa Trời và loài người. Ai nấy có quyền
cắt nghĩa Kinh Thánh theo ánh sáng riêng của mình. Sự siêu việt của La Mã không
thể tồn tại.
Trong
cuốn “Đi đày ở Babylon”, Luther phủ nhận hiệu lực các phép bí tích. Luther chỉ
còn nhận có phép rửa tội và Tiệc Ly. Phép giải tội, theo ông, không phải là một
bí tích.
Trong
cuốn “Tự do của người Kitô hữu”, Luther bắt đầu bằng câu đanh thép này: “Kitô hữu
là người tự do làm chủ trên hết mọi sự và không lụy thuộc ai… (Thệ phản giáo),
vì thế đã sản sanh ra nhiều chi phái chủ trương:
1) Tin
Lành cho rằng mỗi người có quyền giải nghĩa Kinh Thánh theo ý mình.
2) Họ
không nhận Đức Giáo Hoàng là đại diện chính thức Chúa Giêsu.
3) Đối
với các phép Bí Tích, Tin Lành không quan niệm như Công Giáo. Thí dụ về phép Giải
Tội, họ cho rằng cho được khỏi tội không cần phải xưng với thầy cả. Hay có xưng
thì chỉ cần nói mình tội lỗi tràn trề rồi ăn năn thống hối là được. Càng tội lỗi
nhiều càng tin mạnh mẽ hơn mới khỏi tội. Còn phép Thánh Thể thì theo Tin Lành
không phải là Chúa ngự thật trong Thánh Thể, đây chỉ là một kỷ niệm quí báu nhắc
lại bữa Tiệc Ly thôi.
4) Tin
Lành không tin rằng Đức Bà Maria là Mẹ Thiên Chúa, chỉ là Mẹ Chúa Giêsu thôi.
Và đã là Mẹ thì không đồng trinh nữa. Những tước hiệu Công Giáo tặng cho Ngài
chỉ hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen.
5) Phận
sự chính của một người Tin Lành là đọc Kinh Thánh đêm ngày. Lấy Kinh Thánh giải
quyết mọi sự, càng tìm hiểu Kinh Thánh thì càng được ơn Thánh Linh dồi dào, Chủ
Nhật thì tập trung ở nhà thờ nghe giải thích Kinh Thánh, ngắm những câu ca vịnh
Kinh Thánh đã biên ghi… (Làn sóng tôn giáo, trg. 286)
Kito
giáo chia rẽ ra Tin lành giáo và các hệ phái thì Hồi giáo cũng phân làm hai là
Sunny và Shia. Phật giáo có Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển. Tại
Việt Nam, cũng trong giai đoạn Phật giáo sa sút trầm trọng vào thời Pháp thuộc,
đời sống Tăng lữ trở thành thầy cúng, để cứu nguy tiền đồ Phật giáo, đã hình
thành một hệ phái Khất sĩ sống lại thời kỳ Phật giáo sơ khai, không nghi lễ,
không hình thức rườm rà; giới luật nghiêm túc, tam y một bát…
Trước
Phật giáo Khất sĩ không lâu, cũng có mặt Phật giáo Hòa Hảo, một hệ phái không
có Tăng lữ, tín đồ sống đúng lời đức thầy Huỳnh Phú Sổ, ngài tự nhận là “đệ tử
trung thành của đức Phật Thích Ca”, giúp tín đồ giữ ngũ giới, giản dị lễ nghi
và thờ phụng, không chú trọng về hình tướng, ngẫu tượng, chuyên làm từ thiện…
Sự phân phái là hệ quả tất yếu hỗ trợ sự phát
triển như sự phát triển của cây cổ thụ càng lớn thì vỏ cây càng rạn nứt.
***
Tôn
giáo nào cũng trải qua những giai đoạn khủng hoảng từ nội bộ đến áp lực bên
ngoài, hoặc là xã hợi hoặc là giai đoạn chính trị, hoặc là tôn giáo với tôn
giáo.
Lúc
bấy giờ đạo Phật phát triển mạnh ở Ấn tạo mặc cảm thành kiến với giáo sĩ và tín
đồ Bà La Môn giáo, bởi giáo lý đức Phật phủ nhận toàn bộ những bất bình đẳng
trong xã hội, đề cao tự lực và trí tuệ giải thoát mà không dựa vào tha lực Thần
thánh. Họ đã hạ thấp vị trí đức Phật bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là
hóa thân thứ chín của thần Vishnu. Thuyết luân hồi nghiệp báo tuy giống như của
Bà La Môn giáo, thực chất nội dung hoàn toàn khác biệt.
Đạo
Phật là tôn giáo giác ngộ của “TÌNH YÊU
THƯƠNG VÀ SỰ TỈNH THỨC” chứ không phải tôn
giáo của đức tin thuần túy. Cái
giống nhau của các tôn giáo lớn là nêu cao tình thương, riêng hai chữ tình
thương của Phật giáo bao trùm cả mọi sinh động vật, trong khi đó các tôn giáo
Thần học chỉ áp dụng tình thương đối với con người, nghĩa là không sát hại loài
người. Chính vì thế, tại Ấn độ thường hy sinh hàng vạn động vật cho mùa hiến tế.
Về pháp môn hành trì, tuy các tôn
giáo Thần học về hình thức lễ nghi rườm rà, nhưng vẫn có những trường hợp đặc
biệt gọi là Thần khải, Thần thể mà cá nhân được Chúa chọn, tiếp xúc với Thần
khí ơn trên trong những biệt thất mà nhà Phật gọi là nhập thất, độc cư. Thỉnh
thoảng vẫn có những Đạo sư của các thần giáo đạt được tuệ nhãn theo chiều hướng
tâm linh huyền thuật. Vào những thế kỷ trước, tại Nga, có một Giám mục thuộc hệ
phái Thông Thiên học, dưới sự dẫn dắt của bà Helena
Blavatsky,đã nghiệm chứng tâm linh giao thoa với Thượng đế (theo học thuyết
Thông Thiên học) Thông Thiên Học là một học thuyết triết học - tôn giáo đề cập khả năng trải
nghiệm trực tiếp với Thượng Đế, thông qua
cảm giác thần bí và sự mặc khải. (sẽ tìm hiểu vấn đề mật khải ở bài sau).
Hồi
giáo cũng có trường phái Mật tông cá biệt nhưng không phổ biến. Yoga, Đạo, và một
số trường phái tâm linh gần với trạng thể Mật tông (khác với Mật tông của Kim
Cang thừa Tạng giáo). Mật tông của Phật giáo kể cả Đông và Tây mật cũng ảnh hưởng
từ gốc Bắc Ấn xa xưa, trộn lẫn học thuyết Phật giáo lập thành giáo lý Mật thừa
chuyên biệt. Mật tông Thần giáo đều chú hướng đến một Thần tượng sáng tạo,
riêng Mật tông Phật giáo (còn gọi là Kim Cang thừa) tuy mang sắc thái Thần bí,
nhưng đích đến vẫn là giải thoát khỏi “tam giới” mà không lệ thuộc bất cứ Thần
thể nào.
Phật
giáo nói chung và Kim Cang thừa nói riêng đều thoát khỏi ảnh hưởng Thần thể mật
khải của các hành giả Yoga có khuynh hướng Thần khải. Sau nhiều thập kỷ, ảnh hưởng
triết học thần giáo Phạm Thiên, Áo nghĩa thư đã có quan niệm về luân hồi quả
báo theo luận thuyết triết lý, dần dà tách rời khỏi ảnh hưởng Thần học của Phệ
đà giáo về miền đất hứa vô hình. Từ đây, tôn giáo đa thần tiến đến độc thần rồi các hệ phái phi thần xuất hiện. Các hệ phái phi thần
quan niệm chúng sanh không chịu sự chi phối của vị Thần sáng tạo mà chúng sanh
chịu trách nhiệm những gì mình đã làm. Giải thoát kiếp ô trọc này không do tế lễ
cúng kiến, không do cầu nguyện làm phước mà do tự thân hóa giải nghiệp thức. Một
số hiểu lầm những quan điểm phi thần
là thuộc loại vô thần của Phật giáo, Kỳ
Na giáo.
***
Cuộc
sống càng văn minh, trình độ dân trí dần được khai hóa thì vấn đề tôn giáo thần
học dần bị thu hẹp. Tôn giáo như đạo Phật tạm gọi là tôn giáo, cơ bản vẫn là một
triết thuyết dẫn dắt nhân sinh theo chiều hướng tự thân giải thoát mọi ràng buộc
từ ngoại cảnh đến nội tâm; đến lúc hành giả nhận ra tâm và cảnh là một thì con
đường thoát khổ nằm trong tầm tay.
Các
Tôn giáo lớn như Kito giáo, Hồi giáo, Phật giáo, có thể giống nhau ở một số
quan điểm về đạo đức xã hội, riêng phật giáo không hề cách ly hiện thực và lý
tưởng để phủ nhận cuộc sống hiện thực chuẩn bị cho thế giới lý tưởng như hầu hết
các tôn giáo Thần học, vì Phật giáo phủ nhận một đấng sáng tạo, đó là điều đặc
biệt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Vì thế, quan niệm của Mac và những
nhà Duy vật sẽ không đúng khi có cái nhìn Phật giáo như những tôn giáo, và định
nghĩa Tôn giáo của họ như trên đây hoàn toàn xa lạ với đạo Phật.
MINH
MẪN
08/01/2018