Tham luận
Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những thạch trụ Phật pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thề kỷ XX, có công đóng góp phục hưng ngôi nhà Phật giáo trong nước khi mà bao thế lực bủa vậy dân tộc, đe dọa nền văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng người dân bị đe dọa có nguy cơ xóa sạch bởi thế lực và văn hóa ngoại lai. Để tưởng nhớ công lao tiền nhân, đôi giòng nhắc lại để thế hệ kế tục hiểu được giềng mối qua bao đời thịnh suy đối với dân tộc và đạo pháp, ngày nay, Phật giáo Việt Nam có mặt và phát triển không thể không biết đến nền móng xây dựng, bảo vệ của tiền nhân.
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ:
Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Đại Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó."
"Sự có mặt của Pháp đồng nghĩa sự xuất hiện một tôn giáo mới của trời Tây, đó là Ki To giáo. Không riêng gì Việt Nam, toàn bộ Đông Á và Đông Nam Á lúc bấy giờ tùy thuộc vào ách thống trị của các cường quốc phương Tây. Nội tình đất nước lâm vào nội loạn giữa Tây Sơn và Gia Long. Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã được sự hỗ trợ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine. Trong đó, Hiệp ước Versailles năm 1787, đã được ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và Nguyễn Ánh, nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn. Đồng thời, các Linh Mục cũng tranh thủ đặt nền móng Ki To giáo tại Ninh Cường - Nam Định. Vào Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu giao thương với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và cả Nhật Bản ở châu Á để trao đổi hàng hóa và vũ khí quân sự. Thời gian này, Công giáo cũng phát động cuộc truyền giáo quy mô lớn đi đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu.
Các làng trên nay lần lượt thuộc các huyện Trực Ninh, Hải Hậu và Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên những chi tiết liên hệ tới I-nê-khu ngày nay không còn được ghi nhớ, và do đó không ai biết rõ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này. Mặc dù vậy, với dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam."
Không riêng Việt Nam, một số nước Nam Á cũng bị cải đạo theo gót chân xâm lược của ngoại bang, đó là các nhà truyền giáo Thiên chúa đổ bộ khắp nơi vào đầu thế kỷ XVI. trường hợp của xứ Tích lan làm thí dụ điển hình. Tại đây người Bồ-đào-nha bắt buộc tất cả dân chúng ven biển trong vùng chiếm đóng của họ phải theo Thiên chúa giáo. Sau đó kể từ năm 1636 người Hòa-lan lại tiếp tục công trình cải đạo do người Bồ-đào-nha để lại và áp dụng cùng một chính sách từ trước,
1/1. Những cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo bị mất.
Lợi dụng pháp đặt nền đô hộ lên đất nước, nhiều anh hùng dần tộc bị giết và tù đày; Tu sĩ Phật giáo và các nhà Nho lúc bấy giờ thúc thủ giữa sức mạnh quân sự và nền văn hóa xa lạ, các Linh mục thừa sai tranh thủ phát triển tôn giáo. Linh Mục Bồ Đào Nha và Pháp cũng tranh chấp quyền lợi và công trạng tâu về Giáo hoàng Alexandre VI để xin đặc quyền và ân sũng. Lúc bấy giờ cả ba miền đều có những ngôi chùa nằm vị thế đẹp bị sung công giao cho Ki to giáo. Sách Hiếm đã viết:
1.- Cướp đất Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang).- “Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang) ở thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là phố Nhà Thờ, Hà Nội, chùa xây từ thời nhà Lý.
2.- Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở Hà Nội bị Da-tô phá, cướp đất xây Nhà Thờ Lớn .-”
Năm 1883, cố đạo thực dân Puginier cấu kết với Tổng Đốc Hà Nội là Da-tô Việt gian Nguyễn Hữu Độ phá chùa, “thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
3.- Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Da-tô cướp đổi thành Nhà Thờ La Vang.- La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá
4.- "Chùa Thiên Mụ xây năm 1601 bị Da Tô đánh cướp 32 pho tượng vàng y.”
5.- Chùa Diệu Đế bị Da-tô cướp đất:
Năm 1885, Chính quyền Da-tô Thực Dân lấy Cát Tường Tư Thất làm sở đúc tiền và lấy Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên - lấy một tăng phòng làm Nhà Lao của tỉnh và một tăng phòng làm trụ sở cho Khám Thiên Giám.
6.- Chùa Giác Hoàng bị cướp phá.- Chùa Giác Hoàng là “Một trong hai mươi thắng cảnh Thần Kinh đã được Vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng có ghi trong Ngự Chế Thi Tập.”, đã bị Da-tô đánh cướp vào năm 1885.
7.- Da-tô cướp chuông chùa - cướp đất nghĩa trang anh hùng Văn Thân - Cần Vương xây nhà thờ Da-tô. Chuông nhà thờ Phát Diệm. “Đây là một quả chuông đồng pha vàng do Trần Lục ngày xưa đem quân đi đoạt ở một ngôi chùa nào xa lắm – đem về dâng nhà thờ Phát Diệm.”
8.- Nhà thờ Lớn ở Sàigòn: Nhà Thờ Lớn ở Sàigòn (hiện nay là nhà thờ Đữc Bà, Vương Cung Thánh Đường) được xây trên nền một ngồi chùa bị phá.
9.- GM Nguyễn Văn Thuận ăn cướp đất ở bờ biển Hòn Chồng để xây Giáo Hoàng Chủng Viện.
10.- Linh-mục Ngân ở Quảng Ngãi cướp đất của thị xã Quảng Ngãi để xây nhà thờ. Y cũng nuôi ý đồ cướp đất chùa Bút Tháp, âm mưu đang tiến hành thì chế độ Diệm đổ…
11.- Linh-mục Vàng thuộc “Trung Tâm Nhân Vị” ở Vĩnh Long đã cắm thập ác trên núi Ngũ Hành trong phạm vi Chùa Non Nước với ý đồ cướp đất Chùa Non Nước.
12.- Linh-mục Đinh Xuân Hải lấn đất của một ngôi chùa ở Hóc Môn (Nam Việt).
..........
1/2. Ưu tư của những thạch trụ nhà Phật.
Sau chiến tranh thế giới lần II ngân sách nước Pháp bị kiệt quệ để bù đắp lại mất mát đó Pháp tiến hành tìm thuộc địa sang các nước khác trong đó Việt Nam là một điển hình. Các nhà sư thiếu cập nhật kiến thức xã hội và kiến thức văn hóa. Tuổi trẻ có khuynh hướng theo Tây học, bị nhiều áp lực trong xã hội khi Pháp chia Việt Nam làm ba miền và chính quyền Bảo hộ tìm mọi cách phát triển Công giáo, Phật giáo bị chèn ép; những ngôi chùa lớn bị phá hủy, đã tạo một day dứt cho những bậc thức giả và cổ đức lúc bấy giờ.
Vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 triều Nguyễn độc tôn Nho học, tuy nhiên, một số giới Nho sĩ cũng dần quay lại với Phật giáo, cùng chung mục đích chống Pháp. Chư cổ đức đang tìm phương cứu vãng nền tín ngưỡng đang bị đe dọa, thay chỗ cho văn hóa ngoại lai do Pháp và các cố đạo xiển dương bành trướng. Một số tổ chức chính trị và các nhà ái quốc như Phan Bội Châu, phong trào Văn Thân, Cần Vương, đều có khuynh hướng nương về văn hóa Phật giáo để phục quốc.
Không riêng ở Việt Nam, Kito giáo truyền đạo cũng thông qua gót chân xâm lược và làm nội gián cho ngoại ban, nên chính quyền Nhật lúc bấy giờ thẳng tay triệt hạ;
"Kito giáo tới Nhật Bản lần đầu tiên qua nhà truyền giáo Francis Xavier năm 1549, khi quyền lực của chính quyền trung ương suy yếu. Lan truyền rất nhanh ở miền nam quốc đảo, khi đó có tới 750.000 người cải đạo thành tín đồ Cơ đốc, chiếm 10% dân số. Nhưng hiện nay, chỉ khoảng 1% trong số 127 triệu dân xứ hoa anh Đào". (Diễn đàn lịch sử Việt Nam)
2./ CÙNG TẮC BIẾN
Sau đệ nhị Thế chiến chấm dứt, các quốc gia thuộc địa được thoát ách thống trị của các cường quốc, bắt đầu phục hưng văn hóa bản địa. Tôn giáo cũng dần phục hoạt để thích ứng với trào lưu tiến bộ phương Tây.
"Trên thế giới xuất hiện nhiều phong trào tìm hiểu khôi phục lại các giá trị của Phật giáo, chấn hưng Phật học. Cư sĩ David Hewavitarane, người Sri Lanka, sau này xuất gia thành đại đức Dharmapala, phong trào lan rộng nhanh chóng. (David Hewavitarne, thường được biết đến hơn dưới pháp danh Anagarika Dharmapala, người sáng lậpPhật giáo "canh tân" tại Tích-lan, là sáng lập viên của Hội Maha-bodhi Society, và cũng là người hồi phục truyền thống tu tập "vipassana" dành cho người thế tục)Tại Trung Quốc, cư sĩ Dương Nhân Sơn đã đứng lên thiết lập Kỳ Hoàn Tịnh xá, triệu tập nghiên cứu Phật học qua chữ Hán, Anh văn và Pali. Tiếp đó Thiền sư Thái Hư lập Phật học viện Vũ Xương năm 1912, ra Tạp chí Giác Xã năm 1918, sau đổi thành Hải Triều Âm, làm tiền đề cho nhiều Phật học viện ra đời; các hiệp hội Tăng Giáo dục, Phật giáo Hợp Tiến, Phật giáo Tổng Hội, Phật giáo Liên Hiệp, Phật giáo Cư Sĩ Lâm... liên tiếp ra đời. Tại Myanma, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan phong trào đổi mới Phật sự cũng được lan rộng." (Wikipedia)
Năm 1934, Thái Hư đại sư sang thăm Phật giáo Việt Nam, để lại hai câu đối “Pháp luân tự địa đông tây chuyển - Phật đạo phùng nguyên tả hữu thông” nơi chánh điện chùa Quán Sứ, Hà Nội; đã tác động không nhỏ tinh thần canh tân PGVN.
Chữ Quốc ngữ trở thành văn tự truyền bá tín ngưỡng thuận lợi để các nhà canh tân Phật giáo từ thế kỷ 19 xuất bản nhiều sách báo và phổ biến nhiều tư liệu sinh hoạt.
3./ CÂN BẰNG PHỤC HOẠT
"Trong công cuộc cách tân Phật giáo trên vùng đất Châu Á, tại đảo quốc Srilanka tiếp tục tồn tại bất chấp những đợt tấn công tôn giáo ào ạt của Tây phương. Bắt đầu từ năm 1865, nhiều cuộc tranh luận được tổ chức giữa các nhà sư Phật giáo và các cố đạo Thiên chúa giáo nhằm mục đích so sánh giá trị của hai tôn giáo. Một tập sách tựa đề là "Cuộc tranh luận lớn tại Panadura" được phát hành năm 1873 ghi lại nội dung cuộc tranh luận giữa nhà sư Mohottivatte Gunananda Thera đại diện cho Phật giáo và các mục sư David de Silva và F. Sirimanne đại diện cho Thiên chúa giáo được xuất bản, đánh dấu một khúc quanh giữa Phật giáo Thiên chúa giáo tại Tích-lan. Ngay trong năm đó tập sách được dịch ra tiếng Anh và được một người Mỹ là ông J.M. Peebles tại Battle Creek thuộc tiểu bang Michigan phát hành. Quyển sách gây được sự chú ý của đại tá Henry Steel Olcott (1832-1907) người đã hợp tác với bà Blavatski (tên bà khi còn con gái là Hélèna Petrovna Hahn von Rottenstern, 1831-1891) thành lập hội Thông thiên học. Thông thiên học khác với Phật giáo trên rất nhiều điểm, thế nhưng nhờ uy tín rất lớn của hai vị sáng lập nên hội Thông thiên lôi cuốn được nhiều người Mỹ và Âu châu, một loạt sách do Thông thiên học phát hành sau khi thành lập mang tựa đề "Phật giáo thần bí" cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thu hút đó.Và lịch sử lá cờ năm màu đặc trưng cho Phật giáo cũng xuất hiện từ đảo quốc Tích Lan vào năm 1951."
Đây là những động lực thúc đẩy những nhà cải cách Phật giáo trong nước mạnh tay tiến hành vượt nhiều khó khăn chướng ngại, trong đó, phải kể đến Thiền sư Khánh Hòa, một trụ cốt khởi xướng từ miền Nam. Phong trào lan tỏa khá nhanh khắp Sài gòn-Gia Định lan tới Bà Rịa Vũng tàu, Vĩnh Long, Long Xuyên, Rạch Giá, rồi các tỉnh miền Trung và phía Bắc.
3/1. Chủ trương báo chí. Kế hoạch phát triển trên nhiều mặt như: báo chí với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội
1) Cần phải chỉnh đốn Tăng già.
2) Thành lập Phật học đường.
3) Dịch và xuất bản các loại kinh sách Việt ngữ.
Lúc bấy giờ: Năm 1930, tại Sài Gòn, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là Thiền sư Từ Phong. Hội cũng xuất bản tạp chí Từ Bi Âm do thiền sư Khánh Hòa chủ nhiệm, số đầu tiên ra mắt vào ngày 1 tháng 3 năm 1932.
Năm 1932, tại Huế, Hội An Nam Phật học được thành lập, · do cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng, Thiền sư Giác Tiên làm Chứng minh Đạo sư, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm. Hội xuất bản tạp chí Viên Âm, ra số đầu tiên ngày 1 tháng 12 năm 1933.
· Năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng, tôn Thiền sư Thích Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Hội xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935.
Ngài cùng các Hòa thượng khác cho xuất bản tập san Phật Học Pháp Âm bằng chữ quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 13.8.1929. Sau đó là tập san Phật Hóa Tân Thanh Niên ra đời năm 1930 cũng bằng chữ quốc ngữ nhưng có nội dung tiến bộ hơn, nhắm vào hàng cư sĩ trí thức và Tăng sĩ trẻ. Không lâu sau, nhiều nội ngoại chướng dồn dập, hai tập san đều ngưng hoạt động.
Phong trào chấn hưng có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào.
Tiếp đó đã xuất hiện thêm một số hội như Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh; Hội Phật học Kiêm Tế tại Rạch Giá, ra tạp chí Tiến hóa; Hội Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn của giới cư sĩ, ra tạp chí Pháp Âm; Hội Thiên Thai Thiền Giáo tông Liên hữu do Thiền sư Huệ Đăng sáng lập năm 1934 tại Bà Rịa; Hội Phật giáo Tương tế do trụ trì chùa Thiên Phước là Lê Phước Chi thành lập ở Sóc Trăng. Tại miền Bắc có hội Bắc Kỳ Phật giáo Cổ Sơn môn.
Những vận động đầu tiên nhằm chấn hưng Phật giáo được các Tăng sĩ và Cư sĩ viết và đăng lên các báo từ những năm 1920. Nhân bài báo của sư Tâm Lai tại miền Bắc đăng năm 1927 đề xuất chấn hưng và thống nhất Phật giáo, Thiền sư Khánh Hòa gửi sư Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai, tuy nhiên không đạt được sự đồng thuận.
Một số tạp chí khác cũng xuất bản như Pháp Âm, Quan Âm, Tam Bảo, Tiếng chuông sớm, Duy tâm, Tiến hóa. Một nhà xuất bản là Phật học Tùng thư do ông Đoàn Trung Còn thành lập năm 1932. Giai đoạn này nhiều kinh sách đã được xuất bản như sách Phật giáo Sơ học, 'Phật giáo vấn đáp, Phật giáo Giáo khoa Thư, và những kinh bản bằng quốc ngữ như Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm.
3/2. Cơ sở giáo dục đào tạo. Thiền sư Khánh Hòa kết hợp với chư tôn đức lập thành các cơ sở giáo dục đào tạo Tăng tài.
Tại miền Trung: Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm. Tại miền Bắc: Thiền sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; Thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều.
Ngoài ra còn có đạo tràng cho các tín đồ tại gia tu tập.
Trong giai đoạn tiến trình canh tân và chấn hưng Phật giáo, khắp ba miền đã hình thành các tổ chức hội đoàn như:
- Năm 1949, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đổi thành Hội Tăng Ni Chỉnh lý BắcViệt do thiền sư Tố Liên làm Hội trưởng; đến năm 1950 đổi thành Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt và tôn thiền sư Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ, ra báo Phương tiện.
- Thành lập Hội Việt Nam Phật giáo tại chùa Quán Sứ, do cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm hội trưởng.
Tại miền Trung:
- Sơn Môn Tăng già Trung Việt được thành lập tại chùa Thừa Thiên, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tùng lâm Pháp chủ.
- Hội An Nam Phật học đổi thành Hội Việt Nam Phật học do cư sĩ Lê Văn Định làm hội trưởng.
Tại miền Nam:
- Năm 1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập, trụ sở tại chùa Ấn Quang, do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị sự trưởng.
- Năm 1951, Hội Phật học Nam Việt được thành lập, Hội trưởng là cư sĩ Nguyễn Văn Khỏe, trụ sở đầu tiên tại chùa Khánh Hưng, sau xây chùa Xá Lợi làm trụ sở.
3/3. Công cuộc vận động. Với tâm nguyện chấn hưng cho thích hợp với trào lưu cấp tiến hiện tại, Thiền sư Khánh Hòa năng nổ vận động khắp ba miền, gặp gở trao đổi không những chư tôn đức mà còn các nhân sĩ trí thức mộ đạo, tuy nhiên, vẫn gặp lắm gian nan bởi những người thiếu tầm nhìn quán xuyến chống đối ra mặt. Tuy vậy,Tháng Giêng năm Mậu Thìn ( 1928), một tổ chức PG đầu tiên, gọi là Ban Chức sự Phật học viện . Trụ sở Ban Trị sự đặt tại chùa Linh Sơn.
Và thành quả của phong trào chấn hưng.
Trước hết là Phật giáo đi vào hoạt động kết hợp các tổ chức rời rạc trước đây như:
- Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học do nhà Hoà thượng Khánh Hòa lập năm 1930 (năm 1951, Cư sỹ Mai Thọ Truyền lập lại, lấy tên là Hội Phật học Nam Việt),
- Hội Tăng già Nam Việt lập tháng 6-1951.
- An Nam Phật Học hội do Cư sỹ Lê Đình Thám lập năm 1932
- Hội Phật giáo Bắc Kỳ do Cư sỹ Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934,
- Hội Chỉnh lý Tăng Ni Bắc Việt do Thượng tọa Tố Liên lập năm 1949 (năm 1950 đổi thành Hội Tăng già Bắc Việt).
Qua công cuộc chấn hưng, nhiều trường đào tạo Tăng tài có đạo hạnh, có trình độ Phật học và thế học xứng đáng một sứ giả Như Lai.
3/4. Việt hóa kinh tạng. Song song củng cố về mặt tổ chức,giảng dạy kinh điển cho Tăng tín đồ, xuất bản sách báo, ngài còn chủ trương Việt hóa kinh tạng, cập nhật tin tức Phật giáo thế giới. Một điều mà Ni giới hiện nay được so vai góp phần trong ngôi nhà chánh Pháp, phải kể đến công lao chấn hưng mà tổ Khánh Hòa có công giáo dục Ni bộ về đạo học lẫn giới hạnh và kiến thức cập nhật đương thời trong lúc ngài lui về dưỡng lão tại quê nhà. Những chư ni nổi tiếng hiện nay là sự tiếp nối kế thừa từ công cuộc vận động chấn hưng phật giáo lúc bấy giờ.
Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đã gặp lắm chướng duyên do vài thành phần trong chính quyền bấy giờ muốn khuynh loát thao túng nên Phật sự đành đình trệ, các ngài phải lui về miền Tỉnh Nam bộ.
3/5. Tái hoạt động. Ngài cùng Tổ Huệ Quang lui gót trở về Lục tỉnh. Tổ Huệ Quang, Pháp Hải, Khánh Anh... thành lập Liên Đoàn Phật Học Xã nhằm tiếp tục con đường đào tạo Tăng tài Năm Quý Dậu (1933), vẫn không nản lòng, Ngài cùng các. Tổ chức này có hình thức di động không trú xứ, luân phiên mỗi chùa 3 tháng phải chu toàn, đài thọ các mặt hoạt động của Liên Đoàn, sau đó lại đến chùa khác. Tổ chức này ra đời bằng nghi thức khai Gia Giáo, bắt đầu từ chùa Từ Hòa (chùa Tổ Huệ Quang) thuộc làng Long Hòa, huyện Tiểu Cần; rồi đến khai giảng tại chùa Thiên Phước, quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, sau đó đến chùa Viên Giác, tỉnh Bến Tre. Nhưng công việc đang hanh thông giữa chừng thì lại gặp chướng duyên, xem như gãy đổ hoàn toàn (năm 1934).
Năm Giáp Tuất (1934), Ngài lại cùng các Tổ Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải...và các cư sĩ tỉnh Trà Vinh thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học do Ngài làm Pháp sư. Ngài cho xuất bản tạp chí Duy Tâm và thỉnh Đại Tạng, Tục Tạng để làm tài liệu nghiên cứu và dịch giảng. Bên cạnh đó Ngài còn kiến tạo Phật Học Đường và khóa đầu tiên được khai giảng năm Ất Hợi (1935) với số lượng học Tăng ba mươi vị. Trong số đó có các Ngài Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ...Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và tạp chí Duy Tâm tồn tại cho đến chi chiến tranh xảy ra năm 1945.
Tổ Khánh Hòa còn chiêu mộ các vị cùng chí hướng, và với sự cộng tác của một số cư sĩ tại Sài gòn như các ông Phạm Ngọc Vinh, Huỳnh Văn Quyền, Trần Nguyên Chấn, Trần Văn Khuê, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Phổ và Nguyễn Văn Cần... thành lập hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Hồi đó Khánh Hòa đã được năm mươi lăm tuổi. Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học được thành lập năm 1931, điều lệ của hội được phê y ngày 26 tháng Tám năm ấy. Thiền sư Từ Phong chùa Giác Hải ở Chợ Lớn được bầu làm chánh hội trưởng. Khánh Hòa giữ trách vụ phó.
4.- TÍNH CÂN BẰNG TẤT YẾU
Theo tinh thần nhà Phật, không có cái gì tự nhiên mà có cũng không có cái gì tự nhiên mà mất; nước bốc hơi làm mây, mây tụ tán thành mưa, mưa trở lại thành nước. Một khi nơi này hết duyên thì nhân tố sẽ biến dạng trong một môi trường thuận lợi khác để sinh tồn và phát triển.
Sau khi Phật giáo bị đạo quân xâm lăng Hồi giáo triệt tiêu tại Ấn, Phật giáo lan sang các quốc gia phụ cận để ươm mầm phát triển. Khi Phật giáo các nước châu Á bị đạo quân Kito cải đạo, xóa nền văn hóa truyền thống theo thế lực quân sự ngoại bang, thì cuối thế kỷ XIX trở thành một tôn giáo lớn mạnh ở phương Tây mà trước đây, Phật giáo chỉ được nghiên cứu mang tính sử học.
Đối với triết gia Schopenhauer Phật giáo là tôn giáo tốt nhất vượt lên trên tất cả các tôn giáo khác, hơn hẳn đạo Bà-la-môn vốn chủ trương phân chia giai cấp trong xã hội và còn cao hơn nữa đối với Thiên chúa giáo chủ trương các tư tưởngngụy biện (idées fallacieuses) về một vị Trời và các giới luật đạo đức quá tồi tệ bất kể đến loài súc vật.
5. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Đã có quá nhiều tư liệu nghiên cứu về Tổ Khánh Hòa, vì thế, nơi đây không trở lại dấu chân lịch sử cũ; chỉ nhắc đến những dấu ấn của người suốt quá trình vận động phục hưng Phật giáo lúc bấy giờ.
Sanh trong thời loạn, kết duyên với đạo trong thởi trẻ; ý thức phục hoạt Phật giáo trong giai đoạn bị kềm kẹp bởi chính sách bất bình đẳng tôn giáo. Ngoài những đồng đạo cùng chí hướng như các tổ Huệ Quang, Pháp Hải và Khánh Anh, hội Lục Hòa liên Hiệp với mục đích là vận động thành lập một hội Phật giáo Việt Nam Toàn Quốc làm cơ sở chấn hưng Phật giáo.
Ngài bôn ba từ Nam ra Trung, được hiệp thông với tổ Bích Liên, Liên Tôn và nhiều cư sĩ tâm đạo có uy tín. Tuy nhiên, tinh thần phục hưng Phật giáo vẫn được nung nấu với ngọn gió canh tân Phật giáo Tàu, Nhật Bản và các nước Á Châu, Phật giáo Việt Nam bắt đầu một công cuộc chấn hung sau gần một thế kỷ dưới gót chân xâm lăng của Pháp và các thừa sai.
Bộ “Thái Hư Toàn Thư” là một công trình luận tạng đồ sộ và bộ Đại Tạng có giá trị to lớn đối với nền Phật học Việt Nam cận đại mà phong trào chấn hưng do Thiền sư Khánh Hòa chủ trương đã cung thỉnh về bảo lưu tại chùa Linh Sơn.
KẾT
Một tuổi trẻ năng động, thông minh, ham học hỏi, có óc tiến bộ cầu thị. Trong 30 năm lăn lộn vượt khó, tránh mọi đối chất vô bổ, khiêm cung, lắng nghe và thiết tha cung thỉnh những vị có tâm với tiền đồ Phật giáo tham gia vào phong trào chấn hưng lúc bấy giờ. Sự phục hoạt Phật giáo Việt Nam góp phần trăm hoa đua nở trên một số quốc gia từng bị đe dọa xóa mờ văn hóa và tôn giáo bản địa. Trong tâm niệm luôn nghĩ đến tiền đồ Phật giáo giữa lúc Tăng chúng tha hóa, thất học, đất nước ngửa nghiêng, ngoại đạo bành trướng. Thiền sư Khánh Hòa xứng danh là bậc Long tượng của nhà Phật. Ngài sinh năm 1877 và viên tịch tại chùa Tuyên Linh Bến Tre năm 1947, tròn 70 tuổi đời 40 tuổi đạo, đã lưu lại cho hậu thế một gương sáng chấn hưng Phật giáo trong thời đất nước nhiều nhiễu nhương.
Cuộc sống giản dị thì lúc ra đi cũng thanh bần, không rườm rà tốn kém:
Nhạn quá trường giang
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô lưu tích chi dấu
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
MINH MẪN
2017
Thư mục tham khảo:
Nguyễn Lang (2001) Phật giáo sử luận, tập III, Nxb Văn Học
Nguyễn Đại Đồng (2008) Lược khảo báo chí Phật giáo Việt Nam (1929-2008) Nxb Tôn giáo
Hồng Chương - Lịch sử báo chí Việt nam
Trần Hồng Liên - Lịch sử Phật giáo Nam bộ
HT Thiện Hòa - 50 năm chấn hưng Phật giáo
Nguyệt San Pháp Âm
Nguyễn Công Lý
Lược Khảo Phật Giáo Việt Nam, 50 năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam
Và một số tài liệu trên các trang website...
(Diễn đàn lịch sử Việt Nam)