NGŨ ẤM MA
Trên đạo trình tu tập,
bất cứ pháp môn nào, với mục đích giải thoát khỏi tam giới, hành
giả luôn đối mặt với ma lực, lạc dẫn hành giả rơi vào hoang tưởng,
tức trở thành công dân của ma đạo. Ngược lại, những tà pháp chuyên
về thần thông, không có mục đích giải thoát, quá trình hành tập đều
có sự hộ trì của tà Thần, ma quỷ, âm binh, vì vậy người tu luyện
sớm thành đạt, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phản phục nếu người
luyện hết phước hoặc vi phạm vào giới cấm của môn phái đó. Người
luyện phép nầy thường làm chuyện trái nhân quả, đem lại cái hại
nhiều hơn cái lợi.
Tại sao
có ngũ ấm ma? Hành giả thiền định, tâm lắng đọng, nghiệp thức bùng
khởi, sắc - thọ - tưởng - hành - thức hiển thị trên tầng mức thăng
hoa, hành giả bị lạc dẫn vào hoang tưởng chứng đắc. Gọi là ma, thực
ra đó chỉ là trạng thức của hành giả, nhưng không thật và sai lầm
tạm gọi là ma đối với tâm chân thật, đưa đến loạn thần, bế tắt kinh
lạc.
Hãy xem
qua kinh Lăng Nghiêm quyển thứ tám và thứ chín sẽ rõ. NGUYÊN-DO KHỞI RA CÁC MA-SỰ
Khi bấy-giờ, đức Như-lai
gần chấm-dứt thời thuyết-pháp, ở nơi sư-tử-tọa, vin ghế thất-bảo, xoay về
Tử-Kim-Sơn, trở lại dựa
nơi ghế, bảo khắp đại-chúng và ông A-nan rằng:
"Bọn ông là hàng Duyên-giác, Thanh-văn hữu-học, ngày nay, đã
hồi-tâm hướng về vô-thượng diệu-giác đạo Đại-bồ-đề, và tôi cũng đã chỉ-dạy phép
tu chân-chính; nhưng các ông còn chưa biết những ma-sự nhỏ-nhiệm trong lúc
tu-chỉ, tu-quán. Nếu cảnh ma hiện ra, ông không biết được, thì sẽ tu-tâm không đúng và
mắc vào tà-kiến; hoặc bị ma ngũ-ấm của ông, hoặc bị thiên-ma, hoặc mắc
quỷ-thần, hoặc gặp lỵ-mỵ, mà trong tâm không rõ, nhận giặc làm con.
Nhân hư vọng sẽ đưa đến quả hư vọng; quá trình tu tập, lấy
"tưởng" làm chủ đều là vọng tưởng, vì vậy đức Thế Tôn đã
khai thị cho đại chúng và A-Nan như sau:
KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG
"A-nan, xét-rõ bảy loài địa-ngục, ngạ-quỷ,
súc-sinh, người và thần-tiên, trời và A-tu-la như thế, đều là những tướng
hữu-vi tối-tăm, giả-dối tưởng-tượng thụ-sinh, giả-dối tưởng-tượng theo nghiệp;
đối với tâm-tính Diệu-viên-minh, bản-lai không năng-tác, sở-tác, thì đều như
hoa-đốm giữa hư-không, vốn không dính-dáng; chỉ một cái hư-vọng, chứ không có
cỗi-gốc manh-mối gì.
Trên đạo lộ
tu tập mang theo tâm dục, dù là dục về sở đắc, cũng là một chướng
ngại, thuộc sở tri chướng. Phật Quang đại từ điển: Sở tri chướng, thuật ngữ chỉ cho sự tham ái hoặc si mê làm ngăn
trở sự giác ngộ; Nghĩa là do sự chấp chặt kiến thức, sở kiến, sở văn của mình,
không biết cách xả ly pháp đó, khư khư ôm giữ lấy pháp đó, gọi là sở tri
chướng.
Chỉ chấp trước ư sở chứng chi pháp nhi chướng tế kỳ chân như căn bản
trí. Hựu tác trí chướng, trí ngại. Vi nhị chướng chi nhất, phiền não chướng chi
đối xưng. Vị chúng sanh do ư căn bản vô minh hoặc, toại mê muội ư sở tri chi
cảnh giới, phú tế pháp tánh nhi thành trung đạo chủng trí chi ám chướng ngại,
cố xưng trí ngại.”
Nghĩa là:
Sở tri chướng, chỉ sự dính
mắc nơi pháp chứng được, làm che mờ chân như, căn bản trí. Còn được gọi là “trí
chướng” hoặc là “trí ngại”. Sở tri chướng là một trong hai chướng, chướng còn
lại gọi là “phiền não chướng”. Chúng sanh do căn bản vô minh, bị mê muội nơi
cảnh giới của sự hiểu biết, làm che lấp pháp tánh, chướng ngại ở nơi trung đạo
chủng trí, cho nên gọi là ‘trí ngại”.
CÁC PHÁP HÀNH
Theo thiền sư Ajahn
Brahmavamso:
Thiền là đường lối để thực hiện sự buông
bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế
giới phức tạp bên ngoài, để có thể
vươn đến thế giới an nhiên bên
trong. Trong tất cả các hệ thống huyền học và trong nhiều truyền thống, hành thiền được biết đến như là con
đường đi đến tâm thanh tịnh và uy lực. Kinh
nghiệm về tâm thanh tịnh này, giải thoát ra khỏi thế giới, rất là vi diệu và hỷ
lạc.
Vipassana, mật pháp Kim Cang Thừa, mật giáo của Campuchea, Pháp Thiền Borān, Thanh Tịnh Đạo,
ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Pháp Hành Trì Đức Bồ Tát Địa Tạng, Tứ
nhiếp pháp, lục độ, thiền Đông độ (Tổ sư thiền, đại thừa thiền,
thoại đầu...) phản văn văn tự tánh, Lăng nghiêm đại định tu chứng viên
thông, Lục diệu pháp môn, Tam quán..
Vô số
loại Thiền liên quan đến Phật giáo, ngoài ra còn một số Thiền ngoại
đạo cũng mang tinh thần giải thoát, tuy không dùng ngôn ngữ nhà Phật,
nhưng thấp thoáng tinh thần nhà Phật như Surat Shabd Yoga. Còn những
loại Thiền thuộc Yoga, Thiền chuyển luân xa,
Thiền xuất hồn, Thiền thánh thai, luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần,
thiền khí công, Đạo gia, năng lượng sinh học,
Thủy hỏa ký tế, tiểu châu thiên... không đạt đến cứu cánh, nhưng cũng
đưa đến các tầng trời từ dục giới đến sắc giới. Những loại thiền
dục giới dễ đưa hành giả vào con đường hoang tưởng. Còn những loại
tu luyện Thần giáo, ma đạo, tuy không thể gọi là thiền, nhưng chúng
cũng cần luyện tập khá công phu, không đòi hỏi tuyệt dục, kết quả
nhanh, thu tóm nhiều âm binh được thầy truyền và hỗ trợ một số âm
binh theo phò. Số nầy gồm Thiên linh cái, Năm ông, Lỗ Ban, ma xó, bùa
ngãi...
Ma tâm
có mặt trong 6 cõi dục. Trong dục giới gồm 6
loại hữu tình sau:
Dục giới - ham muốn về giới tính cũng như khởi tâm những ham muốn
khác.
Trong dục
giới có 6 loại hữu tình sau:
Trời Dạ-ma hoặc trời
Tu-dạ-ma
Trời Hoá lạc
Trời Tha hoá
tự tại
Trong 6 cõi dục đều có
đủ 6 loại ma, tùy hành trạng tâm thức của mỗi hành giả mà xuất hiện
loại ma thức tương ứng hóa hiện.
Thiên
ma: Là một loại chúng sinh đắm trước vào sự khoái lạc của bản ngã, thích được
tự tại, tự do phóng dật. Thiên ma thì cư trú ở trên trời Tha hóa tự tại; chúng
rất sợ người tu thành đạo do đó tìm cách phá hoại người tu, làm trở ngại đường
giác ngộ.
Tử
ma: Hay là sự chết. Chết cũng làm trở ngại công phu tu hành. Chết làm gián đoạn
công phu tu hành miên mật của hành giả.
Ấm
ma: Là cảnh giới sinh khởi do hành giả quán chiếu, phá vở năm ấm (sắc, thọ,
tưởng, hành, thức) trong quá trình khai mở Phật tánh. Những cảnh giới này gọi
là ma vì nó có thể làm hành giả mê muội, khiến họ rơi lạc vào nẻo tà, hoặc giả
rơi vào tay của thiên ma. Ấm ma gồm có 50 thứ (mỗi ấm có mười loại).
Phiền
não ma: Phiền não ma gồm có tham sân si mạn nghi tà kiến, v.v... là những tâm
thái, che lấp chân tâm, trở ngại sự phát triển của trí huệ.
Vì thế, đức Phật
khuyến thị: Nhưng
các ông còn chưa biết những ma sự nhỏ nhiệm có thể xảy ra lúc tu Chỉ (Shamatha) và
Quán (vipashyan). Nếu các ông không
thể nhận ra ma cảnh khi nó hiện ra, là do việc thanh tịnh tâm ý của ông không
phù hợp với pháp chân thật, nên bị rơi vào tà kiến.
Nếu ông không thể nhận ra ma cảnh khi nó hiện ra. Khi các ông công phu phương pháp phản văn văn tự tánh
(hướng tánh nghe vào bên trong để nhận ra tự tánh vốn có của mình) thì ma cảnh
có thể xuất hiện. Nếu các ông không nhận ra ma và không biết ma là gì, là do việc thanh tịnh tâm ý của ông không phù hợp với
pháp chân thật. Vì ông thanh
tịnh tâm ý hay “rửa tâm” không đúng, có hơi sai lệch, không phù hợp với chánh
tri kiến. Do đó bị rơi vào tà
kiến. Nếu chánh tri kiến của
các ông không được chân chính (không đúng với chánh pháp) Các ông sẽ bị
dính mắc vào ma cảnh.
Như thế quá rõ, một hành giả như Chân Quang luyện
Thiên Linh Cái hay tu bất cứ pháp nào, lúc tâm thức đạt đến trạng
thái dị thường, cho đó là thật, bị lạc dẫn vào ma cảnh, một loại
ma cảnh mà hàng đêm Chân Quang lên đó đem về khai thị cho đạo chúng
những bí mật mà 2500 năm chưa hề được tiết lộ, và những gì Phật
chưa nói, giờ đây Chân Quang sẽ nói tiếp. Hành
động của ma, bên ngoài cứ như là chơn chánh, nhưng sau đó ló đuôi đều
là tà pháp, không những hàng chục năm qua giảng dạy sai lệch giáo
lý, tổ chức nội tự mang tính giáo binh, võ thuật, nội chúng kiểm
soát lẫn nhau, mà gần đây, việc phóng sinh, đúc đại hồng chung, cài
người vào Ban Hướng dẫn Phật tử hướng hoạt động của ban ngành theo
sự chỉ đạo của ông ta, đều để lại tai tiếng không ít.
Truyện tranh Nhân Quả
cũng như Đỉnh Núi Tuyết đều không dấu được tà ý ma tâm xuyên tạc
giáo lý và lịch sử đức Phật. Cái khôn khéo là ông ta kết nghĩa với
các chức sắc Phật giáo và mạo nhận giòng họ Hồ lãnh tụ, trong khi
các chức sắc không hề hay biết gì về ma tâm của ông ta. Chui lên tới
trung ương Giáo hội và chùa Phật Tích trở thành căn cứ địa để Chân
Quang hoạt động là một thành công mà toàn bộ Giáo hội không ai làm
được.
Sắc giới:
Các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi ham muốn, ăn uống,
nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các người trời trong cõi Thiền. Hành
giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi
cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau:
Trời Sơ thiền
với ba cõi sau:
Trời Phạm
thân
Trời Phạm phụ
Trời Đại phạm
Có hệ thống
ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng
Trời Nhị thiền với ba cõi sau:
Trời Thiểu
quang
Trời Vô lượng
quang
Trời Cực
quang tịnh còn gọi là trời Quang âm
Trời Tam thiền bao gồm:
Trời Thiểu
tịnh
Trời Vô lượng
tịnh
Trời Biến
tịnh
Trời Tứ thiền gồm có:
Trời Vô vân
Trời Phúc
sinh
Trời Quảng
quả
Trời Vô tưởng
Trời Vô phiền
Trời Vô nhiệt
Trời Thiện
kiến
Trời Sắc cứu
kính
Trời Hoà âm
Trời Đại tự
tại
Có sách xếp
trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu
kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm không thuộc về trời Tứ thiền.
Xứ Không vô
biên
Xứ Thức vô
biên sa.
Xứ Vô sở hữu
Xứ Phi tưởng
phi phi tưởng
Như vậy, 50 ấm ma chỉ
xuất hiện trong cõi dục, vì cõi dục là cõi còn nhiều ham muốn, khi
dục đã không còn thì vào các cảnh trời Sắc giới và Vô sắc giới,
ví dụ môt đoạn sau đây đức Phật dạy:
"A-nan, tất-cả những
người tu tâm trong
thế-gian, không nhờ Thiền-na, thì không có trí-tuệ.
Người nào giữ được cái thân không làm việc dâm-dục, trong lúc đi, lúc
ngồi, đều không nghĩ-nhớ, lòng ái-nhiễm không
sinh, không còn ở trong Dục-giới, thì bản-thân
liền được làm phạm-lữ; một loài như thế, gọi là Phạm-chúng-thiên. Phạm chúng thiên là cõi trời sắc giới của sơ thiền. Từ
sắc giới trở lên vô sắc, Phật giải thích rất kỹ từng trạng
thái tâm thức để đạt đến cảnh giới tương ưng với sự hành trì.
Tập-quán ngũ-dục đã trừ rồi, tâm ly-dục hiện ra, vui-vẻ thuận
theo các luật-nghi, thì người đó liền có thể
thực-hành những phạm-đức; một loài như thế, gọi là Phạm-phụ-thiên.
Từ đây đủ
hiểu và là thước đo cho những hành giả đang ở mức độ nào của kinh
Lăng Nghiêm chỉ rõ: - A-nan,
ba loài-tốt đó, tất-cả khổ-não không bức-bách được; tuy không phải chân-chính tu
phép Tam-ma-đề của đạo Phật,
nhưng trong tâm thanh-tịnh, những lầm-lạc của Dục-giới không lay-động được, nên
gọi là Sơ-thiền.
KHAI-THỊ VỀ NGHIỆP-NHÂN
"A-nan, những
chúng-sinh đó, không nhận được tâm-tính bản-lai, chịu cái luân-hồi như thế
trong vô-lượng kiếp, mà không chứng được chân-tính thanh-tịnh, đó đều do chúng thuận theo những sát, đạo,
dâm, hoặc ngược lại ba cái đó, thì lại sinh ra không-sát, không-đạo, không-dâm;
có, thì gọi là loài quỷ, không, thì gọi là loài trời; có và không thay nhau,
phát-khởi ra tính luân-hồi.
Hành giả chuyên chính về hướng giải thoát thì không còn bị
vướng vào danh - lợi - tình, không bon chen địa vị chức quyền, không
kinh doanh tích lũy, không nặng về dâm dục; Những bậc long tượng ẩn
sâu non cao núi thẳm, giới đức tinh nghiêm, tự phúc báu đó mà quỷ
thần bái phục, thiên nhơn tôn kính, làm gì bị tai tiếng chống đối.
Trước khi thành đạo, đức Thế Tôn đã trải qua không biết bao tướng
trạng của ma cám dỗ, khủng bố... Thà là tu sĩ chuyên về pháp sự
hoằng hóa, một khi bước vào vòng tu luyện đều không tránh khỏi những
thử thách của ma quân, tự mình biến thành ma tăng lạc dẫn quần chúng
vào cõi địa ngục mà HT Thiền sư Thích Thanh Từ đã thọ ký, và nhiều
bậc chân tu, học giả, trí thức đều đánh giá về một Tăng tướng Ma tâm
có nguy cơ lủng đoạn Phật giáo Việt Nam.
Ảo giác - hoang tưởng - điên hay Ngáo đá chỉ là hiện tượng,
nhưng thực chất nguy hiểm hơn điên hay ngáo đá, vì điên hay ngáo đá là
trạng thái thiếu tự chủ trong nhất thời, nhưng tâm ma luôn biết mình
làm gì, biết cách tiến thân, chui sâu, leo cao bằng mọi thủ đoạn, mọi
việc làm đều có tính toán. Ma khống chế toàn bộ cõi dục 6 nẻo chứ
không riêng cõi người. Trong giới hành giả ngũ ấm ma luôn là mối nguy
hiểm làm cho hành giả dễ sa chân mắc bẫy. Như thế, Ma Tăng là một
hiện tượng của ngũ ấm ma trong kinh Lăng Nghiêm đã được đức Phật chỉ
rõ, đây là bệnh đáng thương như kẻ bệnh điên, hay mọi người là kẻ
đáng thương dưới mắt của một ma tăng sắc sảo tinh tế luôn chủ động
mọi hành động? Điên không biết dâm, không tham tài, không háo sắc, không
thủ đoạn, nhưng ma là loại ma mãnh núp dưới lớp áo nhà Phật mới có
đất để thỏa tính dâm, đạt đỉnh danh, thu nhiều lợi tức. Đức Phật KHUYÊN ĐOẠN-TRỪ:
"Ông khuyên người tu-hành, muốn được đạo
Bồ-đề, cốt-yếu phải trừ tam-hoặc; tam-hoặc không hết, thì dầu được thần-thông,
cũng đều là những công-dụng hữu-vi của thế-gian; tập-khí mê-lầm đã không diệt,
thì lạc vào đường ma; tuy muốn trừ cái vọng, nhưng lại càng thêm giả-dối;
Như-lai bảo là rất đáng thương-xót. Như thế, đều do vọng-kiến tự mình tạo ra,
không phải là lỗi của tính Bồ-đề.
Nói như thế ấy, tức là lời
nói chân-chính; nếu nói khác thế, tức là lời
nói của Ma-vương".
Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma ngũ-dục vào trong tim gan,
một mặt bảo sự dâm-dục là đạo Bồ-đề, dạy các bạch-y bình-đẳng làm việc dâm-dục,
những người hành-dâm gọi là trì-pháp-tử; do sức tà-ma nhiếp-phục kẻ phàm-phu trong đời mạt-pháp, số đến cả
trăm, như thế cho đến một
trăm, hai trăm, hoặc năm sáu trăm, nhiều đến ngàn vạn; khi ma sinh chán,
rời-bỏ thân-thể, đã không còn uy-đức, thì sa vào lưới pháp-luật; do gây
nghi-ngờ lầm-lạc cho chúng-sinh, phải đọa vào ngục Vô-gián; sai mất chính-thụ,
sẽ bị chìm-đắm.
Những gì Chân Quang giảng, nói và viết đều mang tính ma sự,
giòng dõi của ngũ ấm ma, uổng kiếp người mà cứ nghĩ mình đã thành
đạt trên lộ trình tâm linh giải thoát; nhân hư vọng thì quả phải hư
vọng. Ai đã từng nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm đều thấy rõ trạng thái
và vị trí của một ma Tăng; để rồi kết quả khi hết phước, ma sinh chán,
rời bỏ thân xác, thì sẽ sa vào lưới pháp luật một ngày không xa!
MINH MẪN
13/4/2017
(HẾT)