Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

* CHUYẾN ĐI HẠNH PHÚC


Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc "mối lái" cho chuyến xe giá rẻ, đi trong hai ngày - Sài Gòn-Di Linh. Một tài xế trẻ, có tâm đạo, cũng là xe nhà, thân quen với gia đình nữ sĩ, vì thế, vừa "ngon - bổ và rẻ". Vấn đề là phải tìm đủ người cho xe bảy chỗ.

- Để Cúc thuyết phục anh Noa đi - người "mối lái" hứa, nhưng chưa chắc ăn nếu chàng ta mê câu cá hơn mê đi "phượt" dã ngoại.

Vì thế người tổ chức phải đặt vấn đề, nếu ông "đen thui" (Noa) của bà, không chịu đi, phải tìm người dự khuyết.

Củ Chi đăng ký đi ba vị, còn Đông Thạnh có hai ông bạn già từng ngỏ ý muốn tìm rừng núi ẩn tu với bà bạn trăm năm; nhưng một ông chắc, một ông chưa chắc.

Ông bạn Đồng Giáo, thường gọi là anh Bảy, (bạn thân của thầy Tuệ Sỹ), khoái đi chơi hơn khoái làm bếp hàng ngày cho thằng quý tử đi làm hay đi học gì đó. Bà vợ thì sáng sớm về Thành phố chăm sóc cháu, tối mịt mới về. Còn cái ông bạn tên Chánh hay còn gọi là Hạnh Minh, tuy một vợ một chồng, bà thì đi làm suốt ngày, ông ở nhà chăm cây cảnh và hai con chó. Nhà có khế chua và khế ngọt, tuy ít, nhưng đã hấp dẫn kẻ "lang bạt kỳ hồ". Ông này chỉ có anh Bảy bảo mới nghe. Thế là hai ông chắc chắn đồng hành. Nếu hai ông bà "đen thui" không đi thì sẽ thiếu một, cả hai đều đi thì dư một. Đến giờ chót, xe bảy chỗ đi tám người. Sao đây? Đành nhờ nữ thí chủ của Văn Noa hỏi chủ xe có đồng ý chở thừa người?

Mọi sự ổn thỏa, thừa một người tức thừa 400.000 tính theo đầu người, dự tính mua bao gạo cúng dường và thêm 2 lít dầu ăn của người "trưởng đoàn", tiền còn lại chi phí ăn cho đoàn cả chuyến đi và về. Thế nhưng, gạo chưa mua vì xuất hành quá sớm. Hơn một tiếng, xe ra đến ngã ba Dầu Giây. Quán chay Hội Ngộ lúc nào cũng đông khách hơn quán Giác Ngộ bên kia đối diện, xe phải quẹo ngược qua đường để đoàn thưởng thức món phở chay nổi tiếng nơi đây. Ai cũng tấm tắc khen nước lèo ngon, chả lẽ nấu bằng thịt chuột hay địa long!!! Đoàn tếu cho vui chứ không ai dám quả quyết. Cái ngọt của rau củ quả khác với chất ngọt của bột ngọt, cái ngọt trong tô phở không ai đoán từ đâu mà có.

Kể cả tài xế là chín khẩu phần, mỗi tô là 20.000$, vị chi 180.000$. Sau khi chung tiền trả cho chủ xe, loay hoay không biết đếm, bèn nhờ nữ sĩ kiểm tiền trao cho chủ xe kiêm tài xế. Và ăn sáng xong, tiền còn 280.000$. Gần trưa, xe tấp vào chùa Phước Huệ Bảo Lộc "thời Ngọ" hết 188.000$, bay đứt số tiền dự tính ăn trong hai ngày đường. Cầm trên tay 92$ từ bà chủ quán mà "trưởng đoàn" ngẩn ngơ!

Lên Di Linh đã hơn một giờ trưa, khách chủ chưa phân ngôi thứ, trưởng đoàn môi giới fan hâm mộ với người nổi tiếng chưa cất giọng MC giới thiệu, nữ sĩ Thu Cúc và nữ sĩ núi đồi vội vả ôm nhau như đã từng thân nhau nhiều kiếp. Sự hiện diện của mọi người như sự thừa thải, lạc lỏng giữa không gian bạt ngàn gió lạnh. Dáng đứng của trưởng đoàn như xiêu vẹo, bất lực.

- Hai vị vừa phải thôi, người ta môi giới chưa kết nối mà đã tự động kết nối "wifi" như mạng không giây như thế coi sao được. Môi giới nhà đất tiền cò 2 phân thì môi giới người với người phải như thế nào chứ, đi tắt về ngang làm sao người ta làm ăn được gì! - trưởng đoàn lên tiếng.

- Người ta quen nhau nhiều đời rồi, nay gặp lại đâu cần môi giới - hai nữ sĩ đồng lòng bênh vực.

Nghe ra cũng phải, nhưng không có người mối lái như trưởng đoàn thì dễ gì kẻ đầu núi người cuối sông gặp nhau thắm thiết như thế. Thế là họ đã cắt cò, đành chịu thôi. Một lúc sau, chuyện đã vãn, nữ chủ nhà đem ra hai quả đu đủ to và xanh, hai đòn chả, một kết nối tâm giao với nữ sĩ Thu Cúc, một "lại quả" thay phần tính cò cho trưởng đoàn, coi như huề cả làng.

                       * * *

Cách trung tâm huyện Di Linh 11km, đoàn vào rừng thăm đất của thầy Chơn Khải. Rừng cây còn hoang sơ, một ít cây cà phê buồn bã rũ lá. Cây sầu riêng đang ra chồi non chuẩn bị mùa trái cho sóc rừng thưởng thức. Cái gọi là chùa cũng được, thất cũng không hơn, bằng cement, gỗ và tole che mưa tránh nắng cho các tượng Phật ảm đạm trên bàn thờ, nhìn xuống vũng thấp, cây tạp và rừng thông. Tiếng suối róc rách từ xa len qua kẽ lá, thu hút tính khám phá của du khách. Đá lởm chởm dọc lòng suối, mỗi người cầm cái gậy thế mà đi cũng khó khăn. Anh Chánh và sư cô Minh Tâm thoăn thoắt như sóc, đã lên tới đỉnh thác. Ông bà nữ sĩ chào thua, chị Hoan lên nửa chừng đành ngồi lại. Bác Bảo trượt chân, ngã ngửa đầu đập vào cạnh đá, máu ra từ sau ót, được thầy Chơn Khải dùng năng lượng sinh học cầm máu. Mỗi người đều ngồi lại giữa đoạn lên dốc thác. Cỏ cây, đá, suối đã làm chồn chân lữ thứ.

Một đoạn rừng, tượng Phật bà Quán Thế Âm độ 0.8m, chuyển từ Đà Nẵng vào, ngự trên tảng đá, cạnh con suối làm tăng vẻ đẹp quý phái từ màu trắng của tượng và nền xanh núi rừng. Đặc biệt nước suối nơi đây, lạnh như nước ủ trong tủ lạnh, được Pasteur kiểm nghiệm, đạt chuẩn, mọi người đều vốc nước suối uống một cách tự tin. Đã qua nhiều năm mà nơi đây vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng có chứng kiến đoạn đường vài trăm mét từ lộ nhựa vào đất rừng, mới thấy sự vất vả vào mùa mưa, đất đỏ lầy lội, trơn trượt, một thân một mình thầy Chơn Khải dù nhiệt thành bao nhiêu mà tài chánh eo hẹp cũng khó hoàn chỉnh theo ý muốn. Có bao nhiêu tiền, thầy bỏ vào đây như chiếc lá rơi vào giữa suối, như hạt muối lọt giữa bể sâu. Ai đến cũng khen và thích, nhưng không ai can đảm một thân chôn chân giữa núi rừng chưa có dân cư. 8 người đi thì hết 6 người muốn tìm nơi an trú, thế nhưng... Riêng chỗ thất của thầy Chơn Khải đang ở thì rất lý tưởng, cách trung tâm Di Linh 5km, dân cư chưa đông, rộng thoáng, bà chủ đất muốn bán tiếp số đất còn lại. Sư cô Minh Tâm thì "nhất y nhất quởn", ba y một bát. Bác Bảo và cô Hoan nguyện vận động giúp cô mua đất để chuyên tu. Cô mỗi ngày thiền 10 tiếng, ăn ngọ, chỉ chưa ngủ ngồi thôi. Cô hành pháp Vipassana.

                         * * *

Một ngày ngồi xe thêm lội suối băng rừng, về đêm, sau một lúc tâm sự, trao đổi giữa chủ và khách, ai cũng chìm trong mộng đẹp, giữa không gian mát lạnh, bốn bề yên tĩnh mà Thành phố khó tìm nơi được như thế.

Chủ lo bữa cơm sáng thật sớm, hình như ít khi được cơm nóng nên xơi cả hai chén với mít kho và canh chua bắp chuối sợi. Đoàn dạo quanh khu đất một lúc, đợi mật ong mùa cà phê mang đến, rồi thẳng tiến về Bảo Lộc. Trưởng đoàn tuyên bố, ngày đi tốn hơn ba trăm, còn lại 92 ngàn, xin khóa sổ khi mà bụng đã no, trên đường về không ăn uống linh tinh nữa. Gia chủ tiếp cho bịch bắp nấu mang theo. Tiền còn lại gửi cho tài xế phụ nạp mãi lộ qua các trạm giao thông.

Về Bảo Lộc mà không thăm tu viện Bát Nhã là điều thiếu sót của Phật tử. Từ Thành phố vào độ 16km, xe chạy lòng vòng mà không tìm lối vào được, ghé bên đường hỏi thăm người xe ôm, bỗng đâu một bà cụ người Bắc xuất hiện ngay cửa xe, tình nguyện chỉ đường.

- Anh ơi, cho hỏi thăm đường vào thác Dambri ạ!

Trưởng đoàn vừa dứt lời, anh xe ôm chưa kịp đáp, bà cụ chen ngay vào như một sự hào hứng, nhiệt tình chưa từng có. Cái miệng móm mém mọc răng chưa đủ, gương mặt tươi vui phấn khởi như vừa nhặt được của quý, đã lấp đầy vết nhăn trên khuôn mặt khắc khổ, vừa cười vừa nói:

- Đi lối này nhé, quẹo tay này, đi tay này, rẽ tay này, gặp nhà thờ đang xây, thẳng tay này. Tay này! Cứ tay này mà bà hăng hái một cách sốt ruột.

- Dạ, dạ, nghe rồi, cám ơn cụ!

Tưởng đâu như thế đã xong, bà lại tì tay trên cửa nói tiếp. Xe chưa dám chạy. Người đàn ông xe ôm ngồi nhìn, có lẽ, nếu bà ở gần đó, chắc gì xe ôm bắt được khách, thay vì buồn ế ẩm, lại được một bà cụ nhiệt tình tâm sự cho qua ngày, vợ con ngày đó chắc thiếu gạo ăn.

Trên xe ai cũng cười ầm, nhớ mãi "cái tay này" của cụ bà. Hai ngày đường đều rôm rả tiếng cười, mỗi người góp vui một chuyện. Sư cô cũng không thiếu chuyện hài.

- Sao mấy lão tướng phía sau không ai lên tiếng? Trưởng đoàn hỏi.

- Ông nói hết rồi còn gì để nói. - anh Chánh đáp.

Xe rẽ vào hướng Biên Hòa - trưởng đoàn nhá máy cho nữ sĩ rừng xanh, chưa kịp tắt, hình như gia chủ túc trực bên máy nên vội hỏi - Đến đâu rồi? - Dạ thưa vừa qua nhà thương điên - trưởng đoàn đáp. - Sao không vào đó ở ít bữa.

Cả đoàn không nhịn được cười, bụng nghĩ thầm, vào đó mắc công hai người đi thăm nuôi. Rồi một cuộc gọi từ số lạ, khen bài "Ảo giác-Hoang tưởng-Điên" viết quá hay nhưng trang nhà không dám đăng. Rồi hỏi đang ở đâu, có lẽ trên xe sóng không rõ nên đầu máy kia nghe nhầm: - Vậy là sư phụ của con cũng từ nhà thương điên ra?

Có lẽ hắn ta bị ám ảnh qua bài viết đó.

Không biết ai khởi sự, khai mào thế nào mà nhắc lại chuyện chó cắn, có lẽ nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc, ừ, thì nói toẹt ra cho có đầu có đuôi:

" - Anh Bảy từng mời ăn chay ở tiệm, trong lòng canh cánh tìm cách đáp đền, mãi mấy tháng sau mới có dịp hoành tráng. Một buổi sáng vào An Trú thất thăm thầy Tấn Tuệ, đối diện bệnh viện Hốc Môn, vừa ra thì bầy chó của thằng chủ đất hùng hổ nhảy vào. Chiếc xe đạp vận tốc chỉ hơn người đi bộ, con hẽm chật đủ tránh hai chiếc gắn máy, con chó trắng nhanh chân táp vào ống quyển, rướm máu. Hai vợ chồng thằng chủ đứng nhìn mà không can ngăn chó, cũng chả hỏi thăm người bị cắn thế nào. Vài ngày sau, thầy T.H biết, gửi cho 5 triệu, bắt đi chích thuốc và và truyền dịch cho khỏe. Tiếc tiền, chỉ đi chích suốt tuần, thân tròn như hột mít mà truyền dịch nữa, có nước nằm mà lăn chứ đi gì nổi. Thế là được dịp mời hai lão tướng lên gần Hoằng Pháp đãi bánh xèo.

Cuộc vui sắp tàn, anh Bảy hỏi - tiền đâu mà đãi đằng xôm tụ vậy? - Anh đừng lo, cứ ăn thoải mái, nay tiền nhiều lắm. - Trúng mánh sao? - Dạ, mánh chó cắn, được chó cắn mới có tiền bao đại ca chứ... - Trời ơi, làm tui ăn không vô, nói sớm thì khỏi ăn. Ăn tiền chó cắn sao ăn cho đành..."

Trên xe được phen cười nức nẻ. Anh Noa buộc miệng - Pó tay cái ông này.

Lại cái ông này chứ không phải cái tay này nữa. Mọi người muốn có một chuyến đi tràn đầy hạnh phúc do trưởng đoàn tổ chức như thế. Chị Ninh Giang Thu Cúc gợi ý - Chúng ta lập nhóm này, đi đâu cùng rũ đi có bạn, xin góp ý đặt tên nhóm.

Chị Hoan: - Nhóm "cái tay này".

Cả xe cười ầm, một từ ngữ đầy ấn tượng của bà cụ ở Bảo Lộc. Người khác góp ý: - Lấy tên Bảo đo suối, bởi trước đó bác Bảo xác định mình đi đâu cũng phải đo đạc cẩn thận. Tràng cười lại vang dậy.

Nữ sĩ bảo lấy tên cu Tiến (tên của em tài xế). Trưởng đoàn phản đối, không được, Bắc Tiến, Nam tiến còn hiểu được, cu Tiến là hiểu thế nào?

Lúc nầy tiếng cười át cả tiếng ồn từ bên ngoài. Lúc bấy giờ lão Bảy ngồi sau lên tiếng: - Chừng nào tổ chức ra mắt nhóm, ra mắt ở đâu? - Trưởng đoàn đáp, thì ra mắt tại nhà nữ sĩ, ngày giờ tùy gia chủ sắp xếp; tôi tình nguyện làm đầu bếp. Thế là mọi người xin số điện thoại của nhau.

                            * * *

Em Tiến tài xế thật nhã nhặn, vui vẻ, tuy mệt nhưng không hề tỏ ra khó chịu. Chương trình từ đầu, không có mục vào tu viện Bát Nhã; ra vào gần 40km, không có việc đưa khách - Về mãi Củ Chi cũng gần 40km. Những bác tài khó tánh khác không dễ như vậy, chưa nói bỏ khách lòng vòng mỗi người một nơi.

Một chuyến đi đầy ấn tượng, tràn niềm vui mà tài xế góp phần không nhỏ. Mãi phân vân cho tựa đề bài viết, nữ sĩ góp ý - CHUYẾN ĐI HẠNH PHÚC! Ừ cũng được, chứ lấy cái tay này, cái tay này, ngoài người trong đoàn, thì chỉ có trời mới hiểu tại sao.


MINH MẪN
31/3/2017 

(Mong anh chị trong đoàn thông cảm bài này ra muộn, bởi ba ngày liền bận suốt, vả lại không còn hứng, nhưng nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc hỏi tại sao chưa có bài tường thuật; sáng nay được ở nhà, xin nợ núi rừng và chuyến đi tràn niềm vui.)

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

* ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG - ĐIÊN (2)


HOANG TƯỞNG VÀ TÂM ĐỐ KỴ

Vào năm 2005, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh sắp về Việt Nam, Chân Quang nói với người viết bài nầy:

- Anh nên phê phán ông Nhất Hạnh.

Tôi hỏi:
- Tại sao?

- Ông ta là C.I.A

- Sao thầy biết?

- Ngày giải phóng, Cách Mạng bắt được hồ sơ ông ta ở bót Nguyễn văn Cự, quận Nhất Sài Gòn. - Chân Quang nói một cách chắc nịch.

Tôi trả lời:
- Hồ sơ C.I.A thì ở cấp Trung ương chứ làm gì nằm ở một quận lẻ như thế.

Ông im lặng. Và ít lâu sau, bài nhận định giáo lý làng Mai được ra đời dưới cái tên lạ.

Một lần khác, khi chùa Hoằng Pháp sinh hoạt nổi bật, ông ta lại xúi tôi viết bài chống chùa Hoằng Pháp.

Tôi hỏi:
- Tại sao?

Ông ta nói:
- Hồi giáo bỏ tiền cho Hoằng Pháp sinh hoạt, sau nầy biến A Di Đà thành Allah.

Thời gian không lâu, nhiều truyền đơn bôi xấu chùa Hoằng Pháp tung rải ngay trong sân chùa lúc có những khóa tu cho Phật tử. Những khóa tu cho sinh viên có những dấu hiệu phá hoại như bỏ thuốc kích thích vào bồn nước uống, và có những phần tử gây rối trong khóa tu...

Đó là những hành động hoang tưởng cộng với tâm đố kỵ và nham hiểm của một con người thông minh đội lốt tu sĩ ngoài vòng kiểm soát của Phật giáo.

KỀM CHẾ TĂNG CHÚNG

Do vậy, không lạ gì những tu sĩ từ Thiền Tôn Phật Quang bị thất điên bát đảo khi bị ông ta trù dập nếu không theo chỉ thị của ông. Thậm chí khi họ ra đi, không chùa nào dám chứa vì ông ta cho người đến gặp thầy trụ trì xúi dục vu vạ.

Hai vị thị giả thân cận nhất, nghe được kế hoạch thâm độc nguy hiểm đến tánh mạng mình, và phát hiện thú tính -"già không bỏ, nhỏ không tha" của ông ta, hai vị đã bỏ trốn.

Khi gần 70 đệ tử xuất gia ly khai ông ta, ông vu khống là bị Hồi giáo mua chuộc. Một vị thầy mà được đệ tử xem như bậc Thánh thì không ai có thể mua chuộc được, có chăng thì chỉ vài người chứ không thể hàng loạt bỏ ra đi, và buộc ông ta chia tài sản cho họ làm nơi khác tu tập. Đến nay, số tu sĩ ly khai đó, một số được ăn học với những bậc chân đức, mà trước kia, còn trong vòng kiểm soát của Chân Quang, không ai được xem sách báo, kinh điển học hỏi giáo lý ngoài Phật Quang. Bây giờ Ni và Tăng đã có hai nơi an ổn, tu tập thanh tịnh, hành trì đúng nghi pháp Thiền môn.

Những tu sĩ thoát vòng kềm tỏa cho biết - trước kia, Tăng chúng luôn sống trong cảnh giác, vì ông ta lập tổ "tam tam chế", ba người kiểm soát lẫn nhau, hàng ngày phải làm bản tự kiểm. Báo cáo lên khi phát hiện những hành động, ngôn ngữ trái với chủ trương chùa Phật Quang... Họ luôn luôn sống trong lo sợ. Vào chùa không thấy giải thoát mà chỉ sống trong mọi ràng buộc, trong đó bị ràng buộc những lời tuyên thệ không hề có trong nhà Phật.

Tiếp xúc với ông ta hai lần, thấy được tâm địa và khí chất hoang tưởng của ông ta, tôi không giao tiếp nữa. Một vài đệ tử của ông ta bấy giờ xem tôi như loại phản phúc, để rồi hơn 10 năm sau, chính họ rời bỏ ông ta, và kêu lên - Anh thật thông minh, thấy xa hiểu rộng hơn tụi em. Tụi em làm thân trâu ngựa hàng chục năm mới thấy được vấn đề chánh tà... Tuy nhiên, vẫn còn một vài người vì quyền lợi trong cuộc sống, dẫu biết rõ ông ta, cứ nhắm mắt tiếp tục phục vụ, tuyên truyền cho ông ta.
* * *

LIÊN KẾT TẠO THẾ TỰA

Sự hoang tưởng vẫn không dừng lại, vì chính bản thân được xây dựng trên sự quy phục tôn kính của hàng vạn tín đồ, được một vài tu sĩ cũng vì quyền lợi , lợi dụng lẫn nhau -"ông Thần dựa cây đa, cây đa dựa ông Thần", làm bàn đạp tiến thân lẫn nhau, dùng tiền của mua chuộc một vài vị chức sắc, dùng tinh thần "kết nghĩa và y chỉ" để gắn bó với hàng ngũ tu sĩ, mà hàng chục năm qua, Chân Quang đứng ngoài cộng đồng Phật giáo.

Dù bị Hòa Thượng tôn sư tẩn xuất khỏi Thường Chiếu, thầy mình vẫn là thầy còn đó, Chân Quang đến đầu sư với cố HT T. Trí Tịnh, T. Trí Quảng, Thiền sư Duy Lực... đều bị chối từ. Thế là ra Bình Định xin y chỉ với HT. T. Thiện Nhơn, lúc ngài đang xây chùa, Chân Quang xin được hỗ trợ kinh phí. Thật ra nhờ uy tín của cố HT Thiện Nhơn, Chân Quang vận động hải ngoại cúng dường, mãi đến khi tình cờ một Phật tử điện về báo cáo đã gửi tiền cho Chân Quang, HT mới vỡ lẽ bí ẩn những đồng tiền mà Chân Quang không bao giờ báo cáo. Hình ảnh Chân Quang đắp y lạy HT Thiện Nhơn ngoài Bình Định, từ ngoài đường lộ, đã gieo nên một cảm xúc kinh tởm của một vài Phật tử hiểu luật đạo, nhìn thấy một sự phản sư đến không ngờ.

Khi HT T. Thiện Nhơn trong Nam làm chủ tịch HĐTS, lại tiếp tục đầu quân xin y chỉ sư, được thầy giao chùa Minh Đạo, quận ba trông nom. Chân Quang đẩy đệ tử của HT ra, đưa người mình vào chiếm lĩnh thao túng. HT hoảng hốt, liền trục xuất Chân Quang khỏi chùa Minh Đạo. Bây giờ nghe ai xin y chỉ, HT không dám nhận.

Những quan chức nhà nước, Chân Quang cho đệ tử tại gia tìm mọi cách tiếp cận làm quen, móc nối, dựa dẫm. Một lần Chân Quang cùng bầu đoàn thê tử nghỉ lại nhà khách chính phủ ở Hà Nội, buổi sáng xuống phòng khách, gặp ông Nguyễn Minh Triết và các nhân vật Trung ương, ông ta bắt tay và ra lịnh đệ tử chụp hình (ông ta có đội ngũ quay phim chụp hình đi theo bất cứ nơi đâu). Liền sau đó, hàng loạt những tấm hình được phổ biến trong các Đạo Tràng của ông ta, ai cũng ngỡ thầy mình được chính phủ tiếp đón long trọng.

Bất cứ hành động nào đem lại lợi ích, Chân Quang không bao giờ nghĩ đến hình thức đầu tròn áo vuông của mình, vì thế mà lạy một võ sư Thanh Long võ đường cũng là chuyện thường. Ông ta có bao giờ hiểu luật đạo: - "bất bái quân vương" đâu. Một khi đã xuất gia, không lễ lạy bất cứ ai, kể cả cha mẹ, nhưng Chân Quang lạy một kẻ phàm tục để cầu uy danh võ đạo. Người tu không đến quan trường, không giao lưu với phường bất chánh, không nương tựa uy danh thế tục, không kết nghĩa tục gia... tất cả quy luật đó, Chân Quang đạp lên mà tiến thân, bởi bản chất xảo quyệt, không học giáo luật, không tu tập, mọi hành động hoàn toàn thế tục đội lốt tu sĩ.
* * *

Một thời Chân Quang lên án Kito giáo, bây giờ lại kết nghĩa với các Linh Mục, làm nhạc ca tụng và rao giảng mừng Chúa trong mùa Giáng Sinh, cứ nghĩ việc làm của mình là đoàn kết tôn giáo, là loại văn hóa sáng tạo, nhưng lại là loại sáng tạo hoang tưởng.

Một thời khuyến khích ăn cá để cá được phước... bây giờ lại mượn uy thế giáo hội ký hợp đồng với Thủy sản để phóng sanh hàng tấn cá độc hại.

Mượn danh những nhạc sĩ nổi tiếng như Bảo Phúc, Giác An... làm ra hàng vạn đĩa CD nhạc của họ, bán giá cắt cổ cho tín đồ sau một màn tán dương, đề cao tài năng của họ trước quần chúng. Làm tiền dưới mọi hình thức, đến khi bị ai đó phát giác, liền vu cáo họ là bị ngoại đạo mua chuộc, hoặc chính những người đó là ngoại đạo lồng vào phá hoại Phật giáo.

Sự hoang tưởng cứ nghĩ mình có óc sáng tạo, vì vậy bộ Đỉnh núi Tuyết tiếp tục ra đời, không những giải thích những gì đã xuất hiện gần ba ngàn năm trước, một giải thích ra vẻ khoa học nhưng tâm ma luôn là sự phá hoại Phật giáo, đưa lịch sử Phật giáo xuống bùn đen. Mời tất cả chúng ta tiếp tục đọc những đoạn sau đây:

* * *

(Trích truyện Đỉnh núi Tuyết tập 16)

Trên đường đi, một Tỳ kheo trẻ hỏi Tôn giả Sariputta (ngài Xá Lợi Phất):
- Thưa Tôn giả Sariputta, con nghe nói ai chứng được sơ thiền là ly dục ly bất thiện pháp, nghĩa là diệt được dâm dục có phải chăng? Thưa Tôn giả Sariputta, con nghe nói Thế Tôn 12 tuổi. Trong một lần ra ngoài đồng dự lễ hạ điền, Thế Tôn đã chứng được Sơ thiền, ngồi nhập định dưới tàng cây suốt buổi, có phải đó là sự thật không ạ?

- Đúng vậy này Udaka.

- Thưa Tôn giả Sariputta, nếu sự tình là đúng như vậy thì Thế Tôn đã diệt hết dâm dục từ khi 12 tuổi, sao Thế Tôn có thể lấy vợ là Công nương Yashodara và hạ sinh Sa di Rahula được ạ?

- Này Udaka, thầy có biết gì về 32 tướng đại nhân của Thế Tôn không?

- Thưa Tôn giả Sariputta, con có biết ạ.

- Này Udaka, thầy có biết thế nào là TƯỚNG ÂM MÃ TÀNG của Thế Tôn chăng? Chỉ nhứng Bậc Bồ Tát suốt 500 KIẾP KHÔNG HÀNH DÂM DỤC thì mới có được tướng Âm mã tàng như thế. Thầy nghĩ đi, chẳng lẽ suốt 500 kiếp Thế Tôn thanh tịnh để rồi kiếp này không thanh tịnh hay sao.

- Thưa Tôn giả Sariputta, con tin Thế Tôn là thanh tịnh, nhưng SỰ HẠ SINH của RAHULA là từ đâu, con không hiểu nổi.

- Này Udaka, thỉnh thoảng trên thế gian vẫn có trường hợp sinh sản ĐƠN TÍNH, không cần sự kết hợp của 2 giống. Ở loài người thì rất hiếm nhưng ở loài vật như rắn, tôm, cá... thì hay xảy ra hơn. RAHULA HẠ SINH là DO TÂM KHÁT KHAO CÓ CON CỦA CÔNG NƯƠNG YASHODARA, ĐỒNG THỜI để THỎA MÃN yêu cầu của VUA SUDHODANA (vua Thịnh Phạn) là nếu Thế Tôn lúc đó có con thì mới được xuất gia. Đây là một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN của trời đất, đủ điều kiện để cho việc SINH SẢN ĐƠN TÍNH xảy ra. Về sau này, ai mà cứ nghĩ rằng Thế Tôn đã không thanh tịnh vì đã có con là Rahula, thì những kẻ đó bị tổn phước nặng nề, khó thoát khỏi dâm dục, còn những ai tin rằng Thế Tôn thanh tịnh suốt 500 kiếp cho đến khi giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, người đó được công đức lớn, sẽ thoát khỏi dâm dục thường tình.

Tỳ kheo Udaka quỳ xuống chân Tôn giả Sariputa đảnh lễ trong nước mắt.


Ở đây ta không nói đến từ Âm Mã Tàng mà đúng ra là Mã Âm Tàng. Cũng không nói đến sự hư cấu cốt truyện. Vấn đề La Hầu La được sanh ra bằng "sinh sản Đơn tính". Thế nào là sinh sản đơn tính? Theo khoa học:

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Sinh sản vô tính là hình thức
sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Hình thức sinh sản này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân. Thế hệ con sẽ là bản sao di truyền chính xác của cơ thể mẹ, ngoại trừ trường hợp đặc biệt là sự tự thụ phấn (thực vật). Một định nghĩa chính xác hơn là agamogenesis, là dạng sinh sản mà không cần sự hợp nhất của giao tử. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chính của các sinh vật đơn bào chẳng hạn như vi khuẩn cổ, vi khuẩn, và sinh vật nguyên sinh. Nhiều loại thực vật và nấm cũng thuộc dạng sinh sản vô tính.
Có những loại sinh sản phân tách, Các sinh vật, bao gồm cả sinh vật nhân sơ (vi khuẩn cổ và vi khuẩn) và sinh vật nhân chuẩn (sinh vật nguyên sinh và nấm đơn bào) đều sinh sản vô tính qua hình thức phân đôi; đa phần trong số chúng cũng có thể sinh sản hữu tính.
Một hình thức sinh sản phân tách khác là đa phân. Sinh sản đa phân ở mức độ tế bào xảy ra ở (sinh vật nguyên sinh, ví dụ: trùng bào tử và tảo. Phần nhân của tế bào mẹ phân chia vài lần bằng sự nguyên phân, tạo ra vài nhân con. Tế bào chất sau đó tách ra, tạo thành nhiều tế bào con.
Sinh sản bằng chồi: Một vài tế bào phân chia bằng cách đâm chồi (ví dụ như men bánh mì), tạo thành dạng tế bào gồm cả "mẹ" và "con". Cơ thể con thì nhỏ hơn cơ thể mẹ. Sinh sản bằng chồi cũng được biết ở mức độ đa bào. Ví dụ như loài thủy tức. Chồi sẽ phát triển thành một cơ thể trưởng thành và cuối cùng tách ra khỏi cơ thể mẹ.

Sự phát sinh bào tử:
Nấm và vài loại tảo cũng có thể sử dụng hình thức sinh sản vô tính thật bằng cách hình thành bào tử, liên quan đến quá trình nguyên phân dẫn đến sự sinh sản các tế bào gọi là mitospore, mà sẽ phát triển thành những các thể mới sau khi phân tán.

Sự phân mảnh là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể mới phát triển từ một mảnh của cơ thể mẹ. Mỗi mảnh sẽ phát triển thành một cá thể trưởng thành đầy đủ. Sự phân mảnh thường thấy ở các sinh vật như động vật (
như giun đốtturbellaria, và sao biển), các loài nấm, thực vật. Vài loài thực vật có cấu trúc đặc biệt để sinh sản bằng cách phân mảnh. Hầu hết các loài địa y, là một liên kết cộng sinh của nấm và các vi khuẩn hay tảo có khả năng quang hợp, sinh sản bằng cách phân mảnh để đảm bảo rằng các cá thể mới đều mang tính cộng sinh. Những mảnh này có thể mang hình dạng như soredia, là các cấu tử như bụi có chứa đoạn nối của nấm bao quanh tế bào quang hợp.

Sự phân mảnh vô tính trong các sinh vật đa bào hay cụm là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể tách ra thành các mảnh. Mỗi mảnh này sẽ phát triển đầy đủ thành các cá thể trưởng thành và là bản sao của cơ thể chính. Ở các loài
động vật da gai, hình thức sinh sản này còn được gọi là sinh sản kiểu phân cắt.

Vậy, La Hầu La được sinh sản theo kiểu trùng dế hay kiểu thực vật? Có lẽ Chân Quang ảnh hưởng thuyết sinh sản vô tính mà Kito giáo thuyết về Maria sinh chúa Giê Su.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Sự đồng trinh của Maria hay Đức Mẹ đồng trinh là một tín điều dạy rằng mẹ của Đức Giêsu mãi mãi đồng trinh. Đó là sự đồng trinh trong cả ba giai đoạn: Thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.

Niềm tin này đã được đưa vào trong mọi bản tuyên xưng đức tin từ cổ xưa. Theo một bản văn có từ đầu thế kỷ thứ 2, người ta đọc thấy
kinh Tin Kính của các Tông đồ tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô... bởi phép Đức Chúa Thành Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh". Nền tảng Kinh thánh của tín điều này có thể bắt nguồn từ lời trích trong sách Isaia (7,14) đã được Mátthêu áp dụng cho Đức Maria: "Vì thế, chính Đức Chúa sẽ ban một dấu chỉ. Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai đặt tên là Emmanuen nghĩa là "Thiên chúa ở cùng chúng ta".

Các giáo phụ thời kỳ đầu của Kitô giáo đã công nhận rằng Đức Kitô được thụ thai đồng trinh. Khoảng cuối thế kỷ I, Ignatiô thành Antiokia nói rằng: "Đức Giêsu "thật sự được sinh ra do một trinh tử". Tiếp sau đó là Justinô (100-165). Các tác giả của Hội thánh
Công giáo đã nhất trí bênh vực cách giải thích lời sấm của Isaia theo chiều hướng Mêsia vừa nói đã được Mátthêu và Luca hiểu là chính Đức Giêsu.

Truyền thống Kitô giáo còn cho rằng chẳng những Đức Maria mang thai không cần sự giao hợp thể xác, mà trong khi sinh Đức Kitô, sự trinh nguyên của Đức Mẹ về mặt thể lý vẫn không bị hề hấn gì. Khi tu sĩ Jovinianô (chết năm 405) khởi xướng quan điểm cho rằng "Maria đã mang thai nhưng không sinh con", lập tức ông đã bị Thượng hội đồng ở Milan (390) do Thánh Ambrosiô chủ tọa kết án.

Đức Maria vẫn còn nguyên vẹn khi sinh Đức Giêsu hàm chứa trong tước hiệu Maria "trọn đời đồng trinh" đã được Công đồng Constantinopoli II (553) ban tặng. Các học giả như
AmbrosiôAugustinô và Hieronimô  không đi vào những chi tiết sinh lý học mà chỉ dùng những kiểu nói loại suy để diễn tả chân lý ấy: Đức Kitô đã xuất hiện từ một ngôi mộ đã niêm phong, Đức Kitô đi qua cửa đóng then cài, Đức Kitô như ánh sáng xuyên qua cửa kính, Đức Kitô như tư duy loài người xuất khỏi tâm trí.

Giáo lý Đức Maria vẫn còn đồng trinh sau khi đã sinh hạ Đức Kitô "post partum" đã bị Tertulianô và Jovinianô lên tiếng phản đối, nhưng đã được các Giáp phụ chính thống bảo vệ. Từ thế kỷ 4 trở đi, những kiểu nói như của Augustinô đã trở nên quen thuộc: "Đức Maria trinh nữ mang thai, Đức Maria trinh nữ hạ sinh, Đức Maria trinh nữ trọn đời".


* * *

Vậy theo Chân Quang, việc sinh sản đơn tính của La Hầu La có khác với việc bà Maria sinh ra chúa Jesus mà vẫn đồng trinh hay không. Cùng niềm tin về Chúa, hệ phái Tin Lành quan niệm về sự đồng trinh của bà Maria như một sinh sản vô tính, nghĩa là không có sự giao hợp giữa hai giới tính. Lần lượt ta sẽ xét dưới góc độ khoa học và đức tin mà Chân Quang đã sai lầm trầm trọng, trong những bài kế tiếp.

MINH MẪN
26/3/2017
(Còn tiếp)


Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

* ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG - ĐIÊN (1)


HIỆN TƯỢNG ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG

Chả ai lạ gì, trong cuộc sống, xã hội ngày càng tiến bộ thì thế giới hoang tưởng ngày càng rộ nở. Hoang tưởng thuộc dạng tâm thần phân liệt. Có những hoang tưởng đưa đến điên loạn, cũng có những hoang tưởng biến kẻ đó thành người kiệt xuất, thiên tài, đóng góp cho xã hội nhiều công trình tuyệt trác.

Khoa học chưa xác định nguyên nhân đưa đến ảo giác, hoang tưởng, vì họ cho đó là triệu chứng nội sinh thuộc hệ thần kinh, nhưng trong cuộc sống, nạn nhân ảo giác, hoang tưởng có thể do bị truy bức ám hại, do bị kềm chế quá mức, bị chi phối bởi vấn đề căng thẳng, do một chấn thương tâm sinh lý, do tu luyện sai lệch, do sử dụng các thiết bị hiện đại suốt thời gian dài mà đương sự tự cách ly với cuộc sống chung quanh, nhất là dùng head phone, earphone thường xuyên, đưa đến ảo thanh, nghĩa là lỗ tai luôn nghe những âm thanh lạ.

Cũng có rất ít trường hợp bệnh nhân viêm xoang lâu ngày ảnh hưởng hệ thần kinh thính giác. Cũng có trường hợp tự kỷ ám thị một vấn đề lý tưởng biến sanh hoang tưởng... đôi khi tiếp cận, tương thích với sóng âm ngoại biên ở môi trường không thích hợp, nhất là vùng nhiều âm khí do tích tụ lâu ngày xác chết dưới chỗ ở... trường hợp này mới bị, thay đổi nơi cư trú sẽ thoát khỏi ảnh hưởng.

Theo khoa học nguyên nhân của bệnh hoang tưởng ảo giác do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Tâm thần phân liệt hoang tưởng và hình thức khác của chứng rối loạn tâm thần phân liệt não. Di truyền và môi trường có khả năng cả hai đóng một vai trò trong việc gây ra tâm thần phân liệt.

Hiện tượng biểu hiện tâm thái bất thường, thương ghét vô cớ, lảm nhảm một mình. Ảo thanh thường nghe từ trong lỗ tai ra lệnh làm những việc xấu có hại cho bản thân cũng như cho người chung quanh. Đôi khi bị ám ảnh ai đó hại mình. Cũng có trường hợp hoang tưởng có thể sáng chế, nghiên cứu, phát minh ra những cái mà người thường không thể làm được. Được gọi nôm na là bệnh “vĩ cuồng”, những người mắc dạng hoang tưởng tự cao, thường quá tự đề cao bản thân, tưởng mình là thiên tài, vĩ nhân. Người có địa vị, hoang tưởng tự cao cứ nghĩ mình là lãnh tụ dẫn dắt quần chúng theo con đường mình phát minh hoặc tiếp thu từ cảnh giới khác.

Ảo giác, hoang tưởng nhẹ thì lúc có lúc không, người ngoài khó phân biệt, chỉ trừ người thân hoặc người thân cận theo dõi mới phát hiện sự bất thường đó. Bệnh nầy, y học khó chẩn đoán xác định bằng dụng cụ máy móc. Bệnh nhẹ, bác sĩ tinh ý lắm mới nhận thấy qua trực tiếp trao đổi với bệnh nhân.

Việc chữa trị, cần nhất là gia đình hỗ trợ chăm sóc ăn ngủ điều độ, tránh dùng đồ kích thích, cay nóng, cà phê, thuốc lá, gợi ý nắm bắt tâm lý để điều chỉnh ý thức của bệnh nhân lúc trao đổi, khuyến khích vận động nhẹ như thể thao, thể dục.

Ảo giác đưa đến hoang tưởng, hoang tưởng đưa đến điên loạn, có nghĩa từ tâm thần phân liệt nhẹ dần dà đưa đến bệnh tâm thần do lúc đầu chưa được theo dỏi chữa trị.

Tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị được và người bệnh có thể làm việc và sống bình thường với nhân viên y tế, với người thân trong gia đình. Phát hiện và điều trị càng sớm hiệu quả càng cao.

Cần phân biệt người bị ảo giác, ảo thanh và một hành giả trên tiến trình tu tập. Hành giả có thể nghe âm thanh vi diệu, còn gọi là tiếng nhạc trời, hoặc âm thanh từng nhạc cụ khác nhau, khi nghe được những âm thanh như thế, hành giả cảm thấy hoan lạc, thanh thản như thực vật được nuôi dưỡng bằng âm thanh sẽ lớn nhanh. Những âm thanh do hành giả nghe được không tác hại sức khỏe bản thân hay đe dọa cuộc sống chung quanh. Hành giả thiền định, thời gian đầu cũng xuất hiện nhiều cảnh tượng do ngũ ấm nội thân phát khởi, nếu trụ tâm vào đó sẽ bị lạc dẫn đến hoang tưởng, điên loạn. Qua thời kỳ đó, linh ảnh xuất hiện từ những sóng thức tuệ giác, những linh ảnh nầy luôn tồn tại mà không bị biến mất như giai đoạn đầu hành giả tập lắng đọng nghiệp thức.

 * * *

TRONG TÔN GIÁO

Ngay cả tôn giáo, vẫn có những trường hợp này xẩy ra. Kito giáo từng có những tu sĩ tự xưng là sứ giả Thiên Chúa trao truyền mật khải cho thế gian. Ở Nhật, giáo phái Aum Shinrikyo do Asahara được chính thức hoạt động năm 1989, ông ta kết hợp giáo lý nhà Phật + kinh Tibetan + kinh Yoga của Patanjali và Đạo giáo để xuất bản ra cuốn Vượt qua sự sống và cái chết, Kinh Mahayana và Sự khởi đầu.

Sau khi thu hút được một số tín đồ, cứ nghĩ mình thay mặt Thượng đế canh cải tôn giáo và sát phạt những kẻ tội lỗi, đưa đến vụ khủng bố tàu điện ngầm Tokyo bằng khí Sarin. IS hiện nay cũng thế, phải diệt tất cả bọn ngoại đạo và xã hội văn minh sa đọa để thành lập một Thiên đường Hồi giáo cực đoan. Ở Nam Triều Tiên năm 2000, mục sư khuyên tín đồ bán tài sản cúng cho nhà thờ rồi tự sát tập thể vì ngày giờ tận thế Chúa đã phán...

Mỹ cũng có David Koresh, Jim Jones, Charles Manson, David Burg, Ron Hubbard, Marshall Applewhite, Bonnie Nettles, mục sư Sun Myung Moon v.v...

Trong Phật giáo hiện nay cũng đang có một hiện tượng mà một số tín đồ theo đương sự cứ tin ông ta là Thánh sống. Phần nầy sẽ trình bày sau.

Trong giới trí thức, khoa bảng cũng không tránh khỏi những hiện tượng hoang tưởng. Tại Trung quốc, một tay cuồng triết tuyên bố dùng triết học để giải những bài toán hóc búa, được báo đài tung hô là "nhà khoa học dân gian".

Nhưng lãnh vực khoa học không đồng ý danh xưng như vậy; nên gọi với danh hiệu “nhà khoa học hoang tưởng” để chỉ những người không qua đào tạo bài bản, không đủ kiến thức chuyên môn nhưng lại tự cho mình đã có những phát minh vĩ đại.

Nửa thế kỷ trước, Martin Gardner đã miêu tả 5 đặc điểm của các nhà khoa học hoang tưởng phương Tây như sau:

•    Họ tự cho mình là thiên tài
•    Họ cho rằng tất cả những nhà khoa học nghiên cứu cùng vấn đề như họ đều ngu dốt
•    Họ nghĩ rằng mình bị giới “học phiệt” kỳ thị và đàn áp
•    Họ hết sức công kích những nhà khoa học vĩ đại nhất cùng những lý thuyết khoa học cơ bản nhất
•    Tác phẩm của họ vô lý, dùng một lượng lớn thuật ngữ tự nghĩ ra, lời lẽ rối rắm.

Trung Quốc thịnh hành các nhà khoa học hoang tưởng, do truyền thống triết học sản sanh lắm triết thuyết, cộng thêm sau cuộc "cách mạng văn hóa" ca ngợi quần chúng lao động sáng tạo trong thời đại "nhảy vọt", bài xích trí thức khoa bảng, khoa học lúc bấy giờ, tôn nhân dân, công nhân lao động lên ngôi vị lãnh đạo. Khuyến khích toàn dân lao vào lĩnh vực khoa học nhân dân.

Đột xuất có hiện tượng Trần Cảnh Nhuận, kêu gọi toàn dân học tập theo tinh thần khoa học sáng tạo của anh hùng lao động khoa học Trần Cảnh Nhuận.

Những năm trước, trò “biến nước thành xăng” của anh chàng lái xe bus Vương Hồng Thành đã nhận được sự hỗ trợ lớn của đủ các cơ quan nhà nước, đến 10 năm sau mới bị lộ, làm nhà nước thiệt hại tới hơn 400 triệu tệ.

Năm 1999, ở Nam Nhai, Hà Nam, người ta bắt đầu chế tạo “động cơ vĩnh cửu” theo thiết kế của bí thư Vương Văn Bân. Mất 4 năm và hơn 20 triệu tệ, người ta mới học được bài học là trên đời này không tồn tại động cơ vĩnh cửu cũng như không có gì là vĩnh cửu, muôn năm.

Hiện nay, đua nhau phát triển kinh tế, Trung quốc đã sản sanh nhiều nhân tài hoang tưởng, biến tất cả thực phẩm và mọi vật dụng trở thành đồ độc hại giết nhân loại. Trung Quốc có truyền thống đi tắt theo bước "Đại nhảy vọt" nên sản sanh nhiều thiên tài hoang tưởng và nhà sáng tạo "hàng nhái" tinh vi.
* * *

Từ xưa cũng đã từng có nhiều nhà khoa học hoang tưởng muốn biến nước thành xăng như ông ông Alaeddin Qassemi người Iran.

Năm 1918, Charles Frazer, một nhà phát minh từ bang Ohio (Mỹ), được cấp bằng sáng chế cho bộ tăng cường hydro, sử dụng điện phân để tăng sức mạnh động cơ cùng hiệu suất nhiên liệu và giảm khí thải.

Đến năm 1935, Charles H. Garrett gây xôn xao khi nói phát minh ra động cơ xe vận hành bằng nước lã đầu tiên, dùng bộ chế hòa khí đặc biệt và “chạy được vài phút”.

Người Mỹ Stanley Meyer của những năm 1980 đến nhà sáng chế người Philippines Daniel Dingel đầu những năm 2000.

Gần nhất, ngay trong năm 2016, vài tờ báo, trong đó có The Mirror (Anh), đưa tin một công dân Ấn Độ mù chữ tên Mohammad Raees Markani (44 tuổi) đã phát minh ra động cơ chạy hoàn toàn bằng nước lã. Nhưng tất cả chỉ là hoang tưởng, không thể áp dụng vào đời sống thực tế.

Thế gian loạn tưởng do áp lực kinh tế và bon chen sáng tạo là chuyện dĩ nhiên. Nhưng Tôn giáo như đạo Phật, nhìn cuộc sống là vô thường, huyễn ảo: "Nhất thiết hữu vi pháp - như mộng huyễn bào ảnh - như lộ diệc như điển - ưng tác như thị quán...". Thế mà cũng có người hoang tưởng, cứ xem cuộc sống hữu vi nầy là thật. Một khi đã nhìn thế gian lệch hướng với Phật giáo, thì mọi hành động, lời nói đều là ma đạo.

Chân Quang là một trong những người như thế, đã lạc dẫn vô số tín chúng, nhất là đám thanh niên hiện nay. Năm 2009 về sau, trên 70 Tăng Ni và một số tín đồ đã tỉnh giác tách rời Thiền tôn Phật Quang để tìm nơi tu tập thanh tịnh, trở lại nếp sống chánh đạo của Tăng đoàn, mà một thời đại chúng cảm thấy bất ổn dưới mái chùa Phật Quang do Chân Quang điều hành. Những người ra khỏi Phật Quang, họ mới nhìn lại quá khứ huyễn hoặc, họ không hiểu tại sao họ lại tin một cách mù quáng như thế. Chân Quang từng có ý tưởng thiết kế phi thuyền, nói với đệ tử là nhà nước sẽ cần và mua lại, ông ta là người duy nhất sáng kiến ra phi thuyền... còn rất nhiều điều hoang tưởng mà không ai có thể hoang tưởng hơn.
* * *

BÍ MẬT SAU HƠN 2500 MỚI ĐƯỢC HÉ LỘ VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT. Vừa nghe qua, ai cũng giựt mình, suốt gần 30 thế kỷ, chưa có một vị Tổ, một bậc A La Hán nào phát hiện được sự thật về cuộc  đời Đức Đức Phật, nay có một vị (chưa hiểu vị nầy là bậc Thánh cỡ nào) đã hé lộ cho hậu thế biết sự thật về cuộc đời đức Phật trong bộ truyện tranh mà ông ta đã học từ cõi vô hình mỗi đêm: Đỉnh núi Tuyết, quyển 16, trang 14- 38 - 49 - 89 - 90 - 91- 92 - 93

Xin mời tất cả thưởng lãm sự phát hiện nầy:

"đến sông Hằng rộng mênh mông, Phật và tăng chúng biến mất ở bờ sông bên này, hiện ra ở bờ sông bên kia" - trang 14 Đỉnh núi Tuyết số 16.

Tuy là hư cấu, nhưng hư cấu đi ngược kinh điển, đây là sự xuyên tạc tinh thần Phật giáo. Truyện tích kể rằng, cuộc đối thoại giữa đức Phật và một đạo sĩ Bà La Môn - Phật hỏi - ông tu luyện bao lâu mới đi trên mặt nước để qua sông? - đạo sĩ trả lời - tu luyện 25 năm - đức Phật nói - ta chỉ cần bỏ 25 xu có thể qua sông.

Như vậy Phật không sử dụng thần thông, cấm đệ tử sử dụng thần thông khi đi hoằng pháp thì lý do nào Chân Quang cho phép Phật và Tăng chúng biến mất ở bờ sông bên nầy, hiện ra ở bờ sông bên kia? Có phải bảo Phật là nói một đằng làm một ngả như Chân Quang vậy, hay Chân Quang cố tình xuyên tạc đức Phật thuộc loại huyễn hoặc tà thuật???

"cháu phải cố gắng tập đi tập lại những thế võ mà các giáo thọ sư đã dạy trong hai năm qua để tăng cường sức khỏe - thưa tôn giả Nanda, cháu cũng muốn tập võ cho khỏe, nhưng ngại làm mất oai nghi của người xuất gia" - trang 38.

Trong giáo lý và kinh điển, chưa từng nghe đức Phật dạy cho đồ chúng tập võ. Đời sống thường nhật là thiền định, thiền hành, hoằng pháp và khất thực. Hư cấu như thế phải chăng để biện minh cho việc tập luyện võ nghệ tại Thiền Tôn Phật Quang mà Chân Quang cấu kết với võ đường Thanh Long? Chủ trương đức Phật khi còn tại thế, thời gian dành cho việc tu giải thoát, không hề có việc giải trí đờn ca hát xướng, võ nghệ như Thiền Tôn Phật Quang đang lạc dẫn đồ chúng vào nẻo thế tục.

"Lúc nầy việc làm ăn của ngươi thế nào, ta nghe báo cáo tốt lắm? - Thưa nữ chúa công, hạ thần nhờ thực hiện mọi chỉ đạo của nữ chúa công nên việc kinh doanh được tiến triển thuận lợi" - trang 49.

Một hư cấu nữa muốn hạ thấp đẳng cấp vương quyền của vương gia Tịnh Phạn, để con dâu Ya du Đà La phải kết cấu và chỉ đạo thuộc hạ đi buôn lậu???

Xin xem tiếp Chân Quang nói La Hầu La được sinh sản Đơn tính như thế nào. Sẽ thấy tinh thần loạn tưởng mà không riêng bản thân Chân Quang; người chị của Chân Quang trước kia trụ trì chùa Thiền Lâm ở ngã tư An Sương, cũng không được bình thường, sau đó bán chùa đi khỏi Hốc Môn. Như vậy do gen di truyền???

MINH MẪN
25/3/2017
(còn tiếp)









Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

TRONG KHOẢNH KHẮC NÀY



~ Như Nhiên - T. Tánh Tuệ 


Trong phút giây này em có hay!
Vạn vật quanh mình đang chuyển xoay
Có mầm non hé, hoa cười nụ,
Chiếc lá xa cành theo gió bay.

Trong khoảnh khắc này em biết chăng!
Có người hạnh phúc, kẻ băn khoăn.
Nơi tê nghèo đói, đời cô quạnh,
Chỗ nớ ngày chưa hết nhọc nhằn.

- Cũng trong tích tắc, từng hơi thở...
Vô vàn đi, đến, diệt và sinh
Mắt ai vừa khép, ai vừa mở
Kẻ reo vui, người khóc một mình.

Trong thoáng giây này em biết không!
Buồn, vui nhân thế rất mênh mông...
Nơi chìm mưa bão, nơi chinh chiến
Thiện, ác vần xoay mãi một dòng.

Phút nao tỉnh thức em ngồi lại,
Nhìn ra thế giới, nghĩ về mình.
Thấy chăng một thứ chi thường tại?
Chập chờn mộng, thực kiếp nhân sinh.

- Trong sát na này ta biết đâu,
Có người bừng giấc mộng thiên thâu.
Từ miền tịch lặng vô biên ấy,
Thầm gửi niềm Thương khắp địa cầu.

__((()))__

* ĐỐI LUẬN CHUẨN MỰC


Diễn đàn văn học hay diễn đàn Phật giáo, tất cả chỉ là phương tiện trao đổi, diễn đạt về sự nhận thức một vấn đề, quan điểm về một vấn đề, đôi khi, từ diễn đàn đó, nảy sanh những ý tưởng - hoặc đối nghịch sát phạt, hoặc những phản biện xây dựng, làm sáng tỏ vấn đề bởi thiện ý hoặc bất thiện ý.

Hoa Đàm là cơ quan ngôn luận của Ni giới nói riêng và "Tiếng nói của nữ giới Phật giáo Việt Nam" nói chung, ra đời không lâu, nhưng góp phần không nhỏ trên diễn đàn Phật giáo Việt Nam hiện nay. Đọc giả ít, phổ biến hạn chế, bởi một phần thiếu những cây bút uy tín và nổi tiếng trong Phật giáo. Tuy nhiên, nội dung không vì thế mà thiếu phong phú, nhất là phần nghiên cứu lịch sử Ni giới từ thời Đức Phật cho đến ngày nay. Đây là một cố gắng đáng trân trọng, cần chung tay hỗ trợ cho Hoa Đàm ngày thêm chất về phẩm và số về lượng trong mỗi kỳ phát hành.

Trong báo Hoa Đàm số 42 - tháng 3 năm 2017, mục Nữ giới, trang 18, tác giả TKN Nhật Khương với chủ đề: "Ni đoàn thời Đức Phật", tuy rất khách quan về sự chuẩn thuận của Đức Thế Tôn chấp nhận cho Đức Kiều Đàm Di cùng hội chúng 500 vị được gia nhập giáo đoàn, để từ đó, nhị bộ Đại Tăng xuất hiện. Qua nội dung thể hiện sự tôn kính rất mực của tác giả về sự có mặt của Ni giới mà ba phen bị Phật từ chối, có nghĩa, Nhật Khương đã nêu lên được sự chuẩn mực thông qua sự kham nhẫn, dấn thân, kỷ luật, trách nhiệm của nữ giới do Vương phi Ma-ha Ba-xà-ba-đề và 500 người nữ trong hoàng tộc làm đại diện.

Nội dung hoàn toàn trong sáng và tôn kính, không có vấn đề đáng trách, tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi một vài tiểu tiết mà nếu đọc giả thiếu cảm thông, chúng trở thành vấn đề để đối luận.

..."Khi đó Đức Như Lai mới khẳng định rằng: - Giới tính tuy khác nhau nhưng Phật tính thì bình đẳng.

- Vâng, rõ ràng Đức Thế Tôn đã dạy: 'Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tính'. Mà khi đã phá tan được cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ đó, thì việc thuận cho nữ giới thành lập Giáo hội Tỳ kheo Ni được xem là: Pháp nhĩ như thị...." 


Câu văn rõ ràng như thế, có người lại nghĩ - ... khi đã phá tan được cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ đó...

Theo cái hiểu của T. Thiện Thống: ... Từ việc bị các kiết sử trói buộc, tác giả đã gắp lửa bỏ tay người, tức là mình bị mê lầm, thành kiến trói buộc, rồi cho rằng Đức Phật bị thành kiến, mê lầm theo nhận thức của tác giả;“Vâng, rõ ràng Đức Thế Tôn đã dạy ‘Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh’. Mà khi đã phá tan được cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ đó, thì việc thuận cho nữ giới thành lập Giáo hội Tỳ-kheo-ni được xem là “Pháp nhĩ như thị”.

... Cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ...
 Ai cũng hiểu rằng tác giả Nhật Khương muốn ám chỉ tập quán lâu đời phân chia giai cấp, xem thường nữ giới là một tập quán truyền lưu của tôn giáo cổ đại ở Ấn, được đức Phật xóa bỏ để chấp nhận thành lập Ni giới chứ không phải đức Phật được phá tan thành kiến mê lầm của mình để rồi giáo đoàn Ni giới mới được thành lập. Nếu T. Thiện Thống hiểu về câu nói nầy như thế thì quả là đáng tiếc cho một Tăng sĩ từng qua trường lớp đào tạo Phật học căn bản. Bằng ngược lại cố tình hiểu méo mó thì đây là một cuộc đối luận thiếu chuẩn mực.

Trong một đoạn Như Khương viết: - "Xin thưa rằng, cái được mệnh danh là kinh điển, giáo pháp của đức Như Lai".
T. Thiện Thống nhận xét: “Xin thưa rằng, cái được mệnh danh là kinh điển, giáo pháp của Đức Như Lai phải khế lý, khế cơ và khế thời hay còn gọi là bất định pháp...”. 

Một người có trình độ học vấn bình thường nhất cũng hiểu rõ từ ngữ “cái được mệnh danh là” là một từ ngữ mang tính châm biếm, không thừa nhận một hình thức nào đó.

Thí dụ: Một người A nào đó không phải là nhà trí thức, nhưng ông ta lại tạo cho mình một hình thức giống như nhà trí thức. Khi gặp người A này, người B nói với một số người xung quanh: ông A được mệnh danh là nhà trí thức.

Tác giả nói như thế mang hàm ý không chấp nhận kinh điển, giáo pháp của Đức Phật không đủ năng lực đem đến giải thoát cho chúng sanh.


Lý luận của T. Thiện Thống đúng ở một góc độ nếu tách riêng đoạn nầy trong một dòng chảy mạch văn toàn bài, nhưng sẽ không đúng khi hiểu câu nói trên ở góc độ "cường điệu" làm màu cho sự diễn đạt.

Ví dụ câu mở đầu bài "Nhận thức chuẩn mực", Thiện Thống viết:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một niềm tin và niềm tin đó phải được thể hiện bằng một nhận thức chuẩn mực.
Nếu chấp bút khắc khe, thì vấn đề được đặt ra là: - Niềm tin đó phải được thể hiện bằng một nhận thức chuẩn mực.

- Thế nào là nhận thức chuẩn mực khi mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau?

Ví dụ một người có niềm tin về Jesus thì cho rằng mình đã có một niềm tin chuẩn mực; người Phật giáo không có niềm tin chuẩn mực, và ngược lại cũng thế. Chuẩn mực như thế chỉ là chuẩn mực ước định.

Khổng Tử bảo - Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân - đó là hành xử chuẩn mực của tín đồ Khổng giáo, nhưng không hoàn toàn chuẩn mực đối với lãnh vực triết học. Vậy không nên khắc khe khi một cụm từ được dùng mà T. Thiện Thống quy kết cho Nhật Khương cái được mệnh danh là, như sự châm biếm giáo lý đức Phật.

Tuy nhiên, Nhật Khương đôi khi cũng quá chủ quan đem so sánh: ..."Ngay trong thế kỷ XXI nầy, sự kiện bình đẳng giới tính vẫn còn là vấn đề xa xỉ, vì trong guồng máy lập pháp, hành pháp và tư pháp của các nước trên thế giới đã có bao hiêu phần trăm phụ nữ tham chính? Ngay cả Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, một nước được mệnh danh là tự do nhất thế giới, thế mà trả̃i qua 45 đời Tổng thống vẫn chưa có một người nữ trúng cử...".

Nếu xem đây là sự kỳ thị thì hãy xét về bản chất chứ không quy kết nơi hiện tượng. Chánh sách Hoa Kỳ cũng như các nước tiên tiến, không hề giới hạn sự tham chính của nữ giới, nếu chưa có một nữ giới làm Tổng thống tại Hoa Kỳ là vì họ chưa đạt được sự đồng thuận của đại cử tri. Tại sao Đài Loan, Nam Triều Tiên, phụ nữ là người lãnh đạo cao nhất???

                          * * *

Bậc Nhất thiết trí đã dùng cái phương tiện thiện xảo với đầy đủ lý tình cộng thêm sự khích tướng cao độ để đưa thân phận phụ nữ từ con số “không” như chế độ phong kiến xưa nay từng rêu rao là “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” lên một vị trí gọi là “bình đẳng giới” mà kinh điển, giới luật đã minh định từ lâu...” (đoạn 5 trang 19).

T. Thiện Thống nhận xét đúng về việc dùng từ "khích tướng" của Nhật Khương hơi quá đáng: "Điều vị tằng hữu này của tác giả đã làm chấn động lịch sử Phật giáo đương đại. Bởi vì, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, chưa có một người đệ tử Phật nào dám dùng ngôn từ bất kính như thế đối với Đức Phật."

Như trên đã trình bày, một người có kiến thức bình thường nhất, cũng hiểu từ “khích tướng”. Khích tướng tức là người này tác động đến người kia về mặt tâm lý để thực hiện một hành vi mà người bị khích tướng không có chủ ý thực hiện. Tác giả đã cho rằng, Đức Phật chấp nhận cho nữ giới xuất gia là do khích tướng cao độ của ngài A Nan. Theo ngôn từ của tác giả, Bậc Nhất thiết trí (Đức Phật) đã bị khích tướng và thay đổi quan điểm khi chấp thuận cho nữ giới xuất gia. Như vậy người khác đạo họ sẽ hiểu Đức Phật như thế nào? Có xứng đáng là Bậc Nhất thiết trí không?


Tuy nhiên, qua nội dung bài "Ni đoàn thời Phật" hoàn toàn không có ý phạm thượng, thế nhưng, T. Thống quá nặng lời khi nói: Từ nhận thức không chuẩn mực như thế, nên tác giả mới dùng khái niệm từ “khích tướng cao độ” để lý giải sự kiện Đức Phật cho nữ giới xuất gia. Qua đây để thấy rằng lời huyền ký “sư tử trùng thực sư tử nhục” đã ứng nghiệm. Tiền nhân chúng ta đã dạy: “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, cho nên đừng vì tư kiến, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, tà kiến mà phạm tội bất kính với Đức Phật. Hoặc quy kết là: là “tặc trụ Phật pháp”... Có quá lời lắm không?

Cũng từ những thành kiến đối với bài viết của Nhật Khương, Thiện Thống suy diễn kết tội: - Qua cách diễn đạt trong bài viết, tác giả đã biểu thị sự hoài nghi về kinh điển, giáo pháp của Đức Phật, thậm chí chuyển tải một lời kêu gọi ngầm là hãy bỏ Bát kỉnh pháp. Bởi vì, kinh điển, giáo pháp của Đức Như Lai là bất định pháp. Đây là một nhận thức sai lầm do kiết sử trói buộc, là nhận thức mang tính tà kiến. Một đệ tử Phật có nhận thức sai lầm, tà kiến như thế, quả là lời chư Tổ sư dạy không sai:

“Ngoại hiện oai nghi tăng siểm trá,
 Nội hoài ngã mạn cánh sơ cuồng”.


Đối với Nhật Khương, dĩ nhiên không còn là Ni sinh, nhưng không vì thế tránh được một vài sai lầm tất yếu khi phóng bút: "Hiểu rõ sự tình nầy, chúng ta mới thấy rằng nếu không có Bát Kỉnh Pháp thì không có Ni đoàn..."

Tại sao không nói: - Nếu không có Ni đoàn thì sẽ không có Bát Kỉnh pháp???
                   

                        * * *

Dĩ nhiên bất cứ vấn đề nào, nhất là bài viết, lật ngược lật xuôi, bới lông tìm vết cũng sẽ xuất hiện vài điều để đối chất, phê phán. Nếu đối chất để xây dựng thì là một thiện ý, nhưng để bắt bẻ mạt sát nhau thì vấn đề trở thành phức tạp. Một Tăng sĩ nếu dùng tấm lòng bao dung để phán xét một Ni giới thì sự tôn kính theo Bát Kỉnh Pháp sẽ gia tăng, ngược lại thì sao???

Thiện Thống đã dạy Nhật Khương trong phần đối luận trên: "đừng vì tư kiến, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, tà kiến" nhưng chính bài của Thiện Thống đối với Nhật Khương đã mắc phải những lỗi lầm trên đây. Mở đầu Thiện Thống nêu ra những chuẩn mực về nhận xét, chính Thiện Thống đã vi phạm những chuẩn mực về sự đối luận.

Đối luận chuẩn mực không phải đả kích nhau, phủ nhận nhau trong cùng màu áo mà cùng xây dựng cho ngôi nhà Như Lai ngày càng phát triển. Trong một video clip trên mạng, con mèo thẳng chân đạp con chó con ra khỏi ổ, có lẽ chúng khác loài, liệu con mèo đó có xua đuổi mèo con khác ra khỏi ổ chăng vì chúng đồng loại?


MINH MẪN
20/3/2017

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

* THOÁNG MÁT HƯƠNG XUÂN (2)


Sử sách không xác định được Phật giáo du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên tại đâu (ước định từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 2 trước Tây lịch). Chỉ biết rằng khi Phật giáo phát triển cực thịnh thì trung tâm Luy Lâu đã có mặt tại Bắc Ninh (trước Bành Thành và Lạc Dương của Trung quốc). Lấy cột mốc vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên khi Chữ Đồng Tử thọ pháp với nhà sư Phật Quang trong truyện "Nhất Dạ Trạch", tập Lĩnh Nam trích quái.
Khi nhà vua Asoka trở thành người Phật tử, ông ta lập các đoàn truyền giáo, trong đó có cả Thái tử con của nhà vua, truyền đạo sang hai hướng Nam và Bắc. Hướng Bắc ngoài Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật, còn có cả Việt Nam bằng đường thủy theo thương buôn. Khi Phật giáo phủ sóng toàn bộ phía Bắc Việt Nam, đến đời Thiền phái Trần Nhân Tông thống nhất các hệ phái, thành lập một giáo hội duy nhất, bước chân hoằng hóa của ngài cũng từng có mặt tại Quảng Bình. Nhưng lúc bấy giờ, Quảng Bình là vùng đất phía Nam xa xôi, phong thủy cách trở, địa dư khô khốc nghèo nàn nên Phật giáo không phát triển bằng các vùng phía Bắc. Trong lúc đó, cuối thế kỷ thứ 15 sau Tây lịch, Kito giáo đặt chân lên vùng đất Ninh Cường, Nam Định do các Linh mục thừa sai Bồ Đào Nha tích cực hoạt động.

Năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III ban Sắc chỉ "Aequum Reputamus" thiết lập Giáo phận Goa khởi từ mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản, bao gồm quốc gia Đại Việt.
Năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ "Pro Exellenti Praeminentia" thiết lập Giáo phận Malacca, bao gồm lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản.
Năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ "Super Specula Militantis Ecclesiae", thành lập Giáo phận Macao, tách ra từ Giáo phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại Việt và Nhật Bản.
(Wikipedia)

Khi Trịnh - Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm giới tuyến, Phật giáo đã co cụm về phía Bắc thì Kito giáo lại âm thầm phát triển bởi các Linh mục thừa sai. Một lần nữa, Phật giáo Quảng Bình bị bỏ ngỏ. Thời Pháp thuộc, Kito giáo được chính quyền bảo hộ nâng đỡ phát triển, Phật giáo và Nho giáo đã thu mình tìm sự tồn tại.

Sau khi đất nước thống nhất, Pháp và Nhật đã ra đi, phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới thì tại Việt Nam cũng đã được chư tôn đức cổ súy trước thập niên 1930.

Năm 1951, cố HT T. Tố Liên tham dự hội Phật giáo thế giới tại Srilanka, đem sắc cờ năm màu về làm lá cờ chính thức cho PGVN, Phật giáo ba miền có phần khởi sắc. 

Đến năm 1945, một lần nữa, đất nước chia đôi, Phật giáo phía Bắc nói chung và Phật giáo Quảng Bình nói riêng, lúc bấy giờ chỉ còn vài ngôi chùa biểu tượng tôn giáo. Kito giáo vẫn duy trì sinh hoạt tín ngưỡng trong các giáo phận, giáo xứ, dưới sự lãnh đạo nhất quán của các chức sắc thuộc hệ thống La Mã. Từ đây, Phật giáo Quảng Bình cũng như một số các Tỉnh đã mất nhiều cơ sở thờ tự, tu sĩ trẻ trở thành bộ đội cụ Hồ. Một vài ngôi chùa còn lại do các già chăm sóc nhang khói, dần dần, giới trẻ cảm thấy xa lạ với Phật giáo, đó là lý do tại Quảng Bình - "cô gọi bằng chị, thầy gọi bằng anh".

Sau khi thống nhất hai miền, năm 1981 thành lập GHPGVN, từng bước thành lập các BTS Tỉnh, khắp nơi Phật giáo phát triển trên hình thức, được nhà nước yểm trợ, cũng là lúc các chức sắc thiên hướng về sắc tướng, nghi lễ, kiến thiết cơ sở vật chất... bỏ trống việc hành trì nội lực. Một lần nữa, Phật giáo trở thành loại bonsai trang trí trong xã hội đa tôn giáo.

Trong khi đó, Kito giáo không ngừng đào tạo các Linh mục có thực chất có kiến thức lẫn đức tin. Hiện nay, Kito giáo có 101.000 tín đồ, chiếm 12% dân số toàn tỉnh, phân bố trên 7 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, 69 xã, phường, với 89 cơ sở thờ tự. Toàn tỉnh có 2 hạt, 32 xứ, 94 họ, 34 chức sắc Công giáo (33 linh mục và 1 bề trên Cộng đoàn), 682 chức việc.

Phật giáo ở Quảng Bình có trên 3.100 tín đồ, sống rải rác trên địa bàn 29 xã của 7 huyện, thị xã, thành phố, sinh hoạt trong 8 cơ sở thờ tự, với 21 chức sắc (trong đó có 1 nhà tu hành), 40 chức việc. (Tạp chí tổ chức nhà nước ngày 08/8/2016), theo BTG chính phủ hiện nay - giáo dân lên đến 102.316. Có 72 chức sắc, 92 nhà thờ, trong khi đó, Phật giáo chỉ có 9 ngôi.
                       * * * * *
                                                                              
Cảnh giác những tôn giáo mà nhà nước bị ám ảnh là những tổ chức bị "các thế lực thù địch lợi dụng xách động", không những một số vùng Tây Bắc, Tây nguyên, ngay cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, vài địa phương, băng đĩa kinh sách của Phật giáo cũng bị cấm đoán khi người dân từ nơi khác đem về. Thế thì những vùng mà Phật giáo vắng mặt nhiều thập kỷ, giờ đây tái nhập vào cuộc sống địa phương, đi vào lòng nhân dân, chính quyền địa phương rất e ngại là những "tôn giáo bị các thế lực phản động cài cắm", bị ngăn trở khó khăn nhiều mặt. Cán bộ các ngành, nhất là về Tôn giáo và an ninh, hình như chưa được học tập nhất quán về Phật giáo, vì vậy họ vẫn còn e ngại và tạo không ít khó khăn cho buổi ban đầu khi thành lập BTS PG Tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, Quảng Bình đã vượt khó nhờ một Hòa Thượng "Lương Sơn Bạc", từng tạo một e ngại trong cộng đồng Phật giáo Thừa Thiên - Huế. Sau 9 năm lưu vong tại Lào, giờ trở lại nhận nhiệm sở nơi địa đầu giới tuyến Bắc Trung bộ, một nơi mà ít có tu sĩ nào dám đảm nhận với một tài sản "trắng", cơ sở và nhân sự "trắng", sự hiểu biết về Phật giáo "trắng". Hàng năm nhận ngọn gió Lào cháy bỏng khô khốc tràn về, mùa Đông bão lũ rét mướt luôn rập rình. Đất đai cằn cỗi luôn ươm mầm cho những thiên tài xuất hiện. Giờ đây, hố ngăn cách và e ngại đó, cũng như thành kiến đối với bản chất bốc đồng liều lĩnh của một tu sĩ đứng đầu BTS PG, đã được san bằng như sự san bằng cái hố 8.000m2 làm nên một đại hùng Bửu điện uy nghi tráng lệ hiện nay.
                        
                        * * * * *
          
Mãi đến năm 2009, nghĩa là gần 30 sau ngày thành lập GHPGVN (1981), Quảng Bình mới có BTS PG, chồi non Phật giáo đang mọc lên từ kẽ nứt khô cằn của cộng đồng tôn giáo và chính trị tại đây. Quảng Bình là một địa phương nằm giữa lòng đất nước, trong khi 2 đầu tổ quốc là mảnh đất màu mỡ để Phật giáo phát triển thì Quảng Bình mới chập chững đặt bước chân đầu tiên trên những gai góc không tránh khỏi. Chỉ còn lại một vài vùng Tây Bắc chưa được bàn tay chai sạm của những sứ giả Như Lai can đảm xông pha khai sơn phá thạch xây dựng cơ đồ cho Phật giáo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Hà Giang cũng như vài vùng núi non hiểm trở vẫn còn những dấu vết một thời, xác định sự có mặt của Phật giáo trong quá khứ (có lẽ từ thời nhà Trần), giờ vẫn còn lặng lẽ ngủ quên trên vùng rừng bạt ngàn gió núi.
                         
                          * * * * *       

Tuy muộn vẫn còn hơn không, dù người tiên phong phục hồi nền móng Phật giáo tại Quảng Bình là thế nào, cho dù thế nào mà làm nên Phật sự để xác định sự hiện hữu Phật giáo trong lòng dân, cũng là điều cần tán dương. Giờ đây, với tinh thần chiêu sinh, tôn trọng chất xám, và thiện ý của những tu sĩ khắp nơi, BTS PG Quảng Bình đã có một phó thường trực từ Đơn Dương Lâm Đồng, TT. T. Phương Đạt, về tiếp sức, TT. T. Thường Chiếu, trụ trì Tổ đình Ba La Mật Huế làm phó BTS. Một số Tăng sĩ trẻ như thầy Thiền Bình, thầy Tâm... đang làm mới Phật giáo nơi đây. Và đã xây dựng ra mắt được 04 BTS cấp huyện: Bố Trạch - Lệ Thủy - Quảng Ninh - Tuyên Hóa. Với sức trỗi dậy trong 8 năm qua, chắc chắc tương lai Phật giáo Quảng Bình đi sau mà vượt trội phát triển cấp số nhân hiện nay.

Sinh khí tươi mát mùa Xuân còn phưởng phất trên quê hương nghèo khó địa đầu giới tuyến Bắc Trung bộ, thổi làn gió mới trong Phật giáo, sẽ nâng Phật giáo Quảng Bình ngang tầm sinh hoạt Phật giáo các nơi trong cả nước. Niềm hy vọng với tính khí can cường của một lãnh đạo đầu ngành Phật giáo Quảng Bình, sẽ cải tiến những bất cập mà một số nơi Phật giáo đang tồn đọng, sẽ nâng đỡ những tu sĩ hoạt động trong khu vực, xóa bỏ óc thủ cựu, óc địa phương và lợi ích nhóm mà Phật giáo một số nơi vấp phải.

Địa linh sanh nhân kiệt thì cho dù vùng đất khô cằn nghèo khó và thiên tai thường xuyên cũng sẽ xuất hiện những bông hoa tôn giáo - văn hóa làm đẹp quê hương.

MINH MẪN
14/3/2017