Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Buồn vui chuyện Phật ở Lục Địa Đen


 (Hạt giống Phật pháp đã nảy mầm ở châu Phi)

Đăng lúc: Thứ sáu - 16/10/2015 10:35 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Châu Phi cho đến bây giờ vẫn là lục địa đen nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu trong con mắt thế giới. Nhưng có một góc khác của châu Phi ít có người biết đến Phật giáo ở Châu Phi.
Phật pháp đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn Châu Phi, người dân bắt đầu biết đến Phật, Pháp và Tăng, tuy nhiên có những chuyện Phật bi hài chỉ có ở lục địa đen mà không thể có ở những xứ khác.
 

 
Steven Kaboggoza (sau này là thượng tọa Buddharakkhita) sinh năm 1966, người Uganda (một nước ở đông châu Phi), là Tăng sĩ Phật giáo Châu Phi, da đen đầu tiên và là người da đen đầu tiên truyền bá Phật giáo đến Châu Phi (trước đây, Phật giáo đến châu Phi đều do người da trắng, da vàng từ phương Tây và châu Á truyền vào). Thượng tọa cũng là người đầu tiên thành lập trung tâm Phật giáo đầu tiên tại Uganda.
 
 
Xuất thân từ 1 gia đình trung lưu theo truyền thống Thiên chúa giáo, cơ duyên đến với Phật giáo của Steven Kaboggoza bắt đầu nhen nhóm khi Steven Kaboggoza đến Ấn Độ để du học (mục đích là học về để quản lý Công ty xây dựng của gia đình) vào năm 1990. Nhưng 7 năm sau Steven trở về trong bộ dạng một  thiền sinh Phật giáo. Rồi từ đó bắt đầu con đường tầm sư học Phật của anh. Gia đình khuyên Steven bỏ Phật giáo quay lại truyền thống Thiên chúa giáo nhưng Steven vẫn giữ vững lập trường, xuất gia, thọ giới tỳ kheo năm 2002 tại Mỹ với cố Hoà thượng nổi tiếng Silananda (người Myanmar) với pháp danh Buddharakkhita (Phật Hộ). 

Trở lại Uganda trong hình tướng Tăng sĩ, Buddharakkhita trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Người ta tưởng Buddharakkhita là thầy lang trị bệnh nên đến xin thuốc, thấy Buddharakkhita cầm cái quạt của sư tăng Myanmar, có người tưởng sư là thị vệ của nhà vua.
 
 
 
Người thì nói Buddharakkhita ôm bom mìn khi thấy Buddharakkhita ôm bình bát khất thực, trẻ con thì sợ hú vía la lên tưởng có người đến giết mình....
 
 
Thời gian trôi qua, sau những năm tầm sư học đạo và những chuyến đi nước ngoài về, Buddharakkhita cũng mang tượng Phật về Uganda. Người ta nhìn tượng Phật mà ko biết là tượng gì còn nghi ngờ Buddharakkhita buôn ma tuý dấu trong tượng.
 
 
Nhưng rồi người ta cũng quen dần, gia đình Buddharakkhita cũng quy y Tam bảo, trường Đại học ở Uganda cũng mời Buddharakkhita đến nói chuyện với sinh viên....với "ngôi chùa đi động" của mình, sư Buddharakkhita đi khắp nơi để đem ánh sáng Phật pháp đến cho mọi người, Buddharakkhita cũng dành thời gian viết sách Phật....
 
 
 
Hạt giống Phật pháp đã nảy mầm ở châu Phi.
 










 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét