Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hiện tượng 'Đường Tăng Việt Nam'


Phải chăng thầy Tâm Mẫn đủ khả năng đại diện cho một Phật giáo VN đầy nghị lực, đại diện cho một dân tộc không sờn lòng trước thử thách của bạo lực, thịnh suy???

Thật cảm động hàng ngàn Phật tử Hà Nội đứng dưới mưa để đón thầy Thích Tâm Mẫn vừa đến Hà Nội.

Hình ảnh trái ngược: Lẳng lặng lúc khởi hành tại Sài Gòn chỉ có vài vị tiễn đưa, và suốt đoạn đường gần 2.000km, quần chúng chứng kiến như một chuyện lạ hiếu kỳ.

Ngang Hố Nai (Biên Hòa) lãnh vài vật lạ của bọn trẻ thiếu ý thức. Đến Bình Thuận gặp khó khăn cư trú, phải nhờ xe chở ra khỏi địa phận Phan Thiết. Về miền Trung được Phật tử quét dọn đường đi, nhưng khi ra đến Hà Nội, Phật tử nhộn nhịp hẳn, như chào đón một Thánh Tăng.

Mọi người quý phục thầy là vì làm một việc chưa ai ở VN làm được. Nhất bộ nhất bái hay tam bộ nhất bái ở Mỹ cũng đã có người làm. Ấn Độ và vài nơi cũng có những bậc phát tâm Bồ-tát. Ngài Hư Vân cũng từng thể hiện.

Riêng Việt Nam, đây là lần đầu, một Tăng sĩ trẻ can đảm chịu đựng nắng mưa phát nguyện lạy suốt từ Nam ra Bắc, về chốn tổ đình Yên Tử.

Có vài người châm chọc về hạnh nguyện khó làm nầy, nhưng đại đa số, kể cả chư tăng ni đều nghiêng mình bái phục.

Xưa kia, Đường Tăng bỏ ra trên 10 năm băng rừng vượt núi, qua sa mạc để thỉnh kinh, với con ngựa, vì phương tiện lúc bấy giờ thiếu thốn, luật pháp chưa cho phép nên chấp nhận gian nan.

Ngày nay, phương tiện đầy đủ, chỉ cần bỏ ra vài triệu, hơn một giờ bay là ra tới Bắc, 24 giờ đi xe cũng chẳng là bao nhiêu, nhưng, đời sống đủ mọi tiện nghi, luật pháp và giáo chế không cấm cản, thế mà thầy Tâm Mẫn phát tâm vừa lạy vừa đi suốt nhiều năm như thế quả là nghị lực phi thường. Trong khi đó, hàng ngày có bao nhiêu cuộc vui trong xã hội, hàng đêm bao nhà hàng giải trí thâu canh.

Chỉ còn khoảng gần 100 km, 'Đường Tăng VN' hành một bước một lạy sẽ về đến đích non thiêng Yên Tử

Trong 3 năm có bao cuộc đổi thay thời cuộc, biết bao thạnh suy của nhiều quốc gia; riêng thầy với tâm an trụ nhất niệm duy trì một động thái duy nhất. Biết đâu, thầy thể nghiệm cái gì đó tương xứng với khổ công như thế, cũng như Hòa thượng Hư Vân hoát nhiên thể nhập tâm không khi vừa cúi lạy trên suốt đoạn đường dài.

Dĩ nhiên, cái gì cũng có cái giá phải trả để bù đắp lại cái được như sở nguyện. Nắng mưa, bệnh hoạn, chướng duyên không làm sờn lòng người Tăng trẻ, bởi vì tâm nguyện và ý lực đã được bù đắp bởi lòng tôn kính của quần chúng tại thủ đô.

Phải chăng thầy Tâm Mẫn đủ khả năng đại diện cho một Phật giáo VN đầy nghị lực, đại diện cho một dân tộc không sờn lòng trước thử thách của bạo lực, thịnh suy???

Hay đó là hiện tượng của con cháu Lạc Việt không bao giờ nao núng trước vận mạng của một dân tộc đang bị ngoại bang phương Bắc đe dọa???

Minh Mẫn (25/7/2012)

Phật tử Hà Nội đội mưa đó thầy Tâm Mẫn



Nhà sư Thích Tâm Mẫn dự định sẽ viên tịch tại Yên Tử (?!)


"Thế giới sửng sốt về nhà sư Việt quỳ lạy suốt 1.800 km", nhưng cũng không sửng sốt bằng nhà sư Thích Tâm Mẫn có ý định sẽ "viên tịch" tại Yên Tử.

Đó là hoang tin mà chủ blog Bà Đầm Xòe viết và đăng trên blog ông ngày 26-7 vừa qua. Nội dung lấy ý từ một bản tin đăng trên báo điện tử VTC News, vốn dựa vào nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, và một số thông tin trên internet, đề cập đến hành trình "nhất bộ, nhất bái" của Đại đức Thích Tâm Mẫn, người đang được rất nhiều tăng ni, phật tử ngưỡng mộ về đức kiên trì, nhẫn nại.

Chẳng biết "thế giới sửng sốt về nhà sư Việt quỳ lạy suốt 1.800 km" thế nào, chỉ biết chắc chắn rằng hàng triệu tăng ni, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước không những hết sức kinh ngạc, sửng sốt mà còn cực sốc, cực choáng váng trước thông tin "Nhà sư (Thích Tâm Mẫn) dự định sẽ viên tịch tại đây (Yên Tử)" mà chủ blog Bà Đầm Xòe chia sẻ trong bài viết này.

Phật tử miền Nam, ngay khi nhà sư Tâm Mẫn xuất phát từ chùa Hoằng Pháp Hốc Môn, chưa ai nghe được thầy phát nguyện như thế, và suốt ba năm qua, vượt qua gần 1800 km đường lễ lạy, cũng chưa ai nghe thầy tuyên bố là sẽ viên tịch tại non Yên Tử.

Xin hỏi chủ blog Bà Đầm Xòe lấy thông tin này từ đâu? Thầy Tâm Mẫn tuyên bố như thế vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu? có ai làm chứng? có băng ghi âm không?

Có sự lầm lẫn hoặc nghe nhầm từ "viên tịch" chăng??? Vì từ viên tịch/ thị tịch là những thuật ngữ của nhà Phật, có nghĩa là qua đời, chết.

Được biết Đại đức Thích Tâm Mẫn, thế danh Lê Minh sinh ngày 6-10-1977 tại Quảng Nam. Như vậy năm nay - 2012, thầy chỉ mới 35 tuổi, tính tuổi ta (mụ) là 36.

Nếu thầy hoàn thành hành trình "một bước, một lạy" tới non thiêng Yên Tử trong năm nay với tuổi đời như thế thì rất phù hợp với cái tuổi "Tam thập nhi lập" mà Khổng Tử đã nói về những chặng đường đời người sẽ phải trải qua, và bằng với tuổi thái tử Sĩ Đạt Đa giác ngộ thành Phật dưới cội Bồ-đề cách đây hơn 2500 năm.

Nhà sư Tâm Mẫn hành nhất bộ nhất bái tại Hà Nội rạng sáng ngày 24/7/2012. Ảnh: Bùi Hiền

Theo chủ Blog Bà Đầm Xòe, hiện tại thầy Tâm Mẫn đã đi qua địa phận Hà Nội và tiếp tục nhất bộ nhất bái trên hành trình về non thiêng Yên Tử. Rõ ràng, thầy vẫn khỏe mạnh, không bệnh tật, tinh thần minh mẫn, sáng suốt.

Thế thì "nhà sư (Thích Tâm Mẫn) dự định sẽ viên tịch tại đây (Yên Tử)" vào lúc nào? Ngay khi đặt chân đến Yên Tử? Hay khi tuổi đã xế chiều?

Chẳng nhẽ mục đích chính của thầy hành một bước một lạy với biết bao khó khăn thử thách từ Nam ra Bắc gần 3 năm qua chỉ để được kết liễu cuộc đời mình (viên tịch) tại non Yên Tử?

Một tu sĩ tự động kết liễu mạng sống là điều giới luật không cho phép, phạm tội "tự sát". Quyên sinh một cách vô cớ là điều vô lý đối với mọi người bình thường, huống nữa là một tu sĩ Phật giáo.

Kết liễu mạng sống vì một hạnh nguyện cao cả để cứu một tôn giáo, một đất nước, hay ít ra một tập thể còn có thể hiểu được sự hy sinh đó, còn vô cớ chọn cái chết là hành động mông muội, không có trong nhà Phật.

Hiện tại, Phật giáo đang được truyền bá và phát triển bình thường ở Việt Nam. Nên có thể khẳng định rằng chẳng có lý do gì để thầy Tâm Mẫn phải "tử vì đạo" cả.

Nhà sư Thích Tâm Mẫn hành một bước một lạy trên đường phố tại tỉnh Ninh Bình,

cách Hà Nội khoảng 90km về phía Nam ngày 31-5-2012. Ảnh: Reuters.

Trên đường nhất bộ nhất bái, sư Tâm Mẫn đã có những buổi thuyết giảng Phật pháp tại một số chùa như:chùa Giai Lam (Hà Tĩnh) ngày 30-10-2011, chùa Mậu Chữ (Hà Nam) ngày 24-6-2012 v.v.

Trong các buổi thuyết giảng này, nhiều phật tử hỏi thầy về mục đích cuộc hành hương của thầy. Tuy nhiên, thầy đều khéo léo từ chối trả lời.

Trao đổi với các tu sĩ có trách nhiệm tại Hoằng Pháp (Sài Gòn), vì Thượng tọa Thích Chân Tính, bổn sư của thầy Tâm Mẫn đang làm Phật sự tại Canada, tất cả đều cho biết họ chưa từng nghe thầy Tâm Mẫn "dự định sẽ viên tịch" tại Yên Tử.

Theo lời giới thiệu của tác giả Đặng Ái, chủ nhân của blog Bà Đầm Xòe là nhà văn/nhà báo Phạm Thành, gốc làng Nga Mỹ, xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, hiện "ngự tại Đài tiếng nói Việt Nam".

Đề nghị nhà văn/nhà báo Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, tác giả bài viết minh định rõ hoặc đính chính lại thông tin nhạy cảm trên. Là trí thức, đừng tạo sự sửng sốt vô lý cho quần chúng và giới Phật giáo bằng hoang tin vô ích như thế.

Minh Mẫn - Quần Anh

SỐNG GIẢ - SỐNG THẬT


 Giả và thật là hai mặt tương phản trong cuộc sống, tuy hai nhưng là một, bởi không có giả thì làm gì có thật, không có thật sao lại có giả? Như vậy, giả và thật chỉ là ý niệm tương đối trong một lĩnh vực nào đó.

Theo tinh thần nhà Phật, “cái nầy có thì cái kia có, cái nầy sanh thì cái kia sanh, cái nầy diệt thì cái kia diệt”! Cũng như đẹp và xấu, sở dĩ có hoa khôi hoa hậu vì những thí sinh khác chưa đủ chuẩn hoàn hảo như hoa khôi hoa hậu. Những thí sinh bị loại, nếu đứng chung với người bình thường, ắt hẳn cô ta trở thành hoa khôi, vì những người bình thường không đạt nét chuẩn; như vậy đẹp và xấu cũng chỉ là tương đối trong một giai đoạn, trong một hoàn cảnh nhất định.

Cái giả và thật của thường tục
Quan điểm của thường tục cũng vậy, sống không thật tức là sống giả, sống không giả tức là sống thật; sống thật là sống không giả, sống giả là sống không thật. Nhưng thế nào là sống giả và thế nào là sống thật. Một tình cảm khởi đầu khi đôi lứa gặp nhau bằng tấm chân tình, câu nói đầu tiên biểu lộ tình cảm: “Anh yêu em hay em yêu anh, nếu chúng mình không có nhau thì cuộc sống mất hết ý nghĩa…” cả hai người đều tin câu nói của người mình yêu là chân thật. Cũng câu nói đó, khi hai người sống chung, có những bất mãn nhau, không cùng ý tưởng, không chung ý hướng, thấy tánh xấu của nhau, nặng lời nhau  lúc cải lẫy: “tôi lấy anh là một sai lầm hay tôi chọn cô là một lầm lẫn của đời tôi…” lúc ấy họ nhớ lại những lời tâm tình ngày đầu là cả một sự giả dối để được lòng nhau. Hoặc, người vợ nghe tin chồng ngoại tình, nhưng về nhà luôn thốt lên câu: “anh vẫn yêu em như ngày đầu mình gặp nhau”, dĩ nhiên câu nói nầy đối với người vợ là một sự giả dối trắng trợn, ngược lại người chồng họ nói rất thật lòng. Nội dung câu nói không khác câu nói lần đầu, nhưng tinh thần người vợ cảm thấy đã khác hẳn, như vậy gọi là giả dối.( giả và thật chỉ là một)

 Về vật chất, những sản phẩm đầu tiên được giới tiêu thụ yêu chuộng, liền sau đó sẽ có những con buôn nhái hàng y chang mẫu mã nhưng chất lượng không giống nhau, gọi là hàng giả. Ngày nay có trứng gà giả, gạo giả, thịt giả, cánh gà giả, thuốc giả, một vài bộ phận trên cơ thể con người là giả và vô số đồ giả mà hàng ngày báo chí lên tiếng. Vì sao có giả? Vì đã có đồ thật. Nếu một sản phẩm mà không có đụng hàng thì sản phẩm đó không thể gọi là giả mà cũng chẳng thể gọi là thật, ngoại trừ sau đó một sản phẩm nhái đúng mẫu mã thì sản phẩm đầu tiên được gọi là đồ thật và sản phẩm theo sau đó được gọi là đồ giả.

Riêng thực phẩm chay, để đánh lừa ảo giác kẻ thích ăn thịt động vật, thực phẩm chay nhái theo hình dạng và tên gọi những loại thực phẩm ngoài xã hội như : vịt quay, gà xé phay, hột vịt, khô nai, cá cơm, bò viên…đồ chay giả mặn; đó là giả vì không phải đồ mặn thực sự, nhưng vẫn là thật vì đó thuần chay do thảo mộc thực vật làm ra. Không nhất thiết phải có tên gọi y chang đồ mặn. Nếu thực phẩm chay đáp ứng được khẩu vị của thực khách thì bất cứ tên gọi nào mang tính đạo vị cũng đều có kết quả như nhau. ( ví dụ lạp vịt chay có tên là “chuyển hóa” hay “thụy ứng”, thì không còn bảo là đồ giả. Giả và thật trong trường hợp nầy cũng khó mà phân định, vì thật và giả chỉ là một.

Về tôn giáo không gọi là giả hay thật mà thay vào đó gọi là chánh và tà. Cái có nghĩa nương vào cái chánh để lạc dẫn quần chúng sang một lối thiếu trong sáng, đi ngược lại hoàn toàn tinh thần chân chánh của tôn giáo ban đầu. Ngày nay tà đạo lấy một số giáo lý của tôn giáo chính thống để cải biên, hẳn nhiên giá trị đạo đức tâm linh không thể so sánh với tôn giáo chính thống.

Đánh lừa ảo giác, các chất say, ma túy, thuốc lắc, bồ đà…là những loại tạo ảo giác hưng phấn, cảm nhận rất thật lúc nhập cuộc, nhưng hoàn toàn là giả, vì chúng chỉ tồn tại trong một thời gian nào đó,con nghiện sẽ trở lại đời sống trống vắng cô đơn, lại tiếp tục tìm cảm giác thật trong các ảo giác đó. Trường hợp nầy con nghiện không phân biệt cuộc sống đâu là thật đâu là giả, chỉ biết đáp ứng nhu cầu của ảo giác để tìm sự sảng khoái trong lúc thể xác đòi hỏi.

Như vậy có thể nói giả là cái không đúng những gì ban đầu xuât hiện, và kém phẩm chất hơn cái ban đầu. Thật, là những gì được đối tượng chấp nhận và thích hợp với đối tượng. Từ đó suy ra, sống giả là lối sống không thật lòng mình, không hợp lòng người, ngôn hành bất nhất. Sống giả là sự trang bị bề ngoài để đánh lừa niềm tin và cảm nhận của mọi người; việc trang bị  cái giả đó bằng ngôn từ và hành động có một phần ý tưởng không thật. Sống thật là sống đúng với lòng mình, và đúng với đại đa số có khuynh hướng thánh thiện; ngôn hành hợp nhất, đôi khi cũng bị người ngoài đánh giá sai lầm, nhưng vẫn là sống thật do không có ý đồ lừa gạt sự phán xét và cảm nhận của mọi người, không có ý đồ chiếm dụng quyền lợi của kẻ khác, lừa đảo niềm tin của tha nhân, làm thiệt hại và gây đau khổ cho tha nhân.


Một ảo thuật gia đại tài như David Copperfield, có thể làm biến mất tượng Nữ Thần tự do ở Newyork, đó chỉ là trò ảo thuật không có thật, nhưng mọi người xem thấy là thật. Cái mà cho là thật thì chỉ là ảo giác bị đánh lừa. Cuộc sống chúng ta hàng ngày giả và thật khó phân minh nếu chúng ta không được trang bị một kiến thức Phật học để tự mình làm chủ mọi giác quan của chính chúng ta.

Giả và thật trong đạo lý nhà Phật
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật bảy lần vặn hỏi ngài Anan để chỉ ra cái ảo giác không thật về sự nhận thức của lục căn. Kinh Pháp Hoa Phật đã khai thị cho chúng sanh – “ngộ nhập Phật tri kiến”.  Toàn bộ giáo lý nhà Phật đều phân tích về tình trạng ảo giác do tập khí huân tập chủng tử nhiều đời, làm lạc dẫn chúng ta trôi lăn trong sanh tử.

Trong khoa học, các khoa học gia đi đến tận cùng của hạt cơ bản để tìm  nguyên nhân hình thành vũ trụ vật chất, nhưng cuối cùng đối diện trước bức tường kiên cố, đó là khoảng không bao la trong  hạt nguyên tử, phân tử, ngay cả hạt Higgs mà người ta hy vọng có  một giải đáp cuối cùng, chúng cũng đưa các nhà khoa học vào chốn hoang mang, vì hiện nay chưa có một đáp án thỏa đáng làm căn bản cho nguyên lý vũ trụ hình thành và tồn tại. Thuyết Big Bang cũng chỉ là một giả thuyết về hiện tượng hình thành chứ không phải bản chất của vật thể.Trong khi đó, triết học về tính không của Phật giáo đã xuất hiện gần ba ngàn năm giúp cho hành giả không bị vướng mắc vào những hiện tượng ảo trong cuộc sống. Kinh Kim Cang nói: “Nhất thiết hữu vi pháp – như mộng huyển bào ảnh” hay là “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Pháp tướng tông từng bảo “Tam thế duy tâm – vạn pháp duy thức. Nhất thiết duy tâm tạo”…Tóm lại kinh điển được xác định qua tam pháp ấn : “vô thường – khổ - vô ngã”.

Dưới mắt tuệ giác của đức Phật, đời người là đại mộng, là ảo giác. Chiêm bao là tiểu mộng, tiểu ảo. Trong giấc mơ, ta không nhận thức được hiện tượng  xầy ra là giả, cứ nghĩ là thật, tác động vui buồn khóc cười trên thể xác, đến khi tỉnh giấc, mới biết đó là mộng ảo. Cũng thế, cuộc sống chúng ta trôi lăn qua sáu đường cứ nghĩ đó là thật, khổ đau hạnh phúc mãi tác động  chi phối chúng ta, cứ thế mà tiếp tục huân tập vào chủng tử để tiếp tục trôi lăn mãi mãi, đến khi giác ngộ, chứng đắc mới thấy đời là ảo mộng. Muốn thoát sự chi phối của ảo mộng, giáo lý hướng dẫn cho chúng ta nhiều phương pháp hành trì để chuyển hóa tập khí và tạp thức.

Vô lượng pháp môn tu là để đáp ứng cho vô lượng căn tánh trầm luân của chúng ta; chúng chỉ là phương tiện hướng tâm thức tiến hóa vào con đường chính, xa dần ảo tưởng. Nhưng cũng từ cái tâm vướng mắc của chúng ta, ngoài pháp hành của ta, xem pháp khác là thấp , là tà, là ngoại đạo…mà không biết pháp ta đang hành cũng chỉ là chiếc bè qua sông, cái nạng cho người đang tập đi. Đức Phật biết chúng sanh sẽ bảo thủ vào lời dạy của Phật, ngài từng nói : “Nhất thiết tu đa la như tiêu nguyệt chỉ”. Tám vạn bốn ngàn pháp môn cũng  là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi. Ta biết đời là giả tạm, bỏ đời vào chùa tu, lại chấp chùa to phật lớn, bám vào tiện nghi cuộc sống, bám vào chức vụ quyền hạn nhỏ nhoi đang giữ, cứ nghĩ đang sống thật mà quên rằng cái thật đó đang tồn tại trên cái đang sống giả. Nguyên nhân vì chúng ta còn tồn tại một bản ngã dù là vi tế, bản ngã được lồng trong  nhãn hiệu trách nhiệm, bổn phận, quyền hạn, thế lực, địa vị, pháp phục, chức sắc, giáo phẩm…để gây khó cho nhau. Người Phật tử vào chùa, được thầy tin dùng giao cho vài trách nhiệm như quản lý, thủ quỷ, thư ký, trưởng đạo tràng…thế là nhiệt tình năng nổ, làm việc theo bản ngã vô tình gây khó khăn quá đáng cho đồng đạo huynh đệ, thêm chút hách dịch để tỏ rõ quyền hành, xem đó là sống thật với trách nhiệm, sống thật với tín ngưỡng tôn giáo mình mà quên là ta đang sống trong giả tạm, trong ảo danh.

Vậy thế nào để tự mình đi đúng con đường sống thật, tránh lối sống giả mà cuộc phù du luôn lạc dẫn chúng ta?
Đức Phật trao cho ta một bản đồ lộ trình tám yếu tố để tự mình luôn xét đoán ý nghĩ, việc làm, cuộc sống, lời nói, hàng ngày của chúng ta. Đúng ra, tám yếu tố để chọn đúng đường đi đến giác ngộ, nhưng chúng cũng có thể áp dụng vào cuộc sống thường nhật, giúp ta tránh lệch hướng:

Con mắt là cửa sổ của tâm hồn, tâm hồn thanh tịnh, trong sáng, chơn chất ngay thẳng, trung thực…biểu lộ qua anh mắt của chúng ta. Đồng thời cũng từ cửa sổ của tâm hồn đó, ngoại cảnh được cái hiểu và nhận thức của con mắt biến tấu theo quan điểm riêng mà ngoại vật biến thành chủng tử thiện hoặc bất thiện, tốt hoặc xấu, trong sáng hay đen tối, đi vào tiềm thức của chúng ta. Để tránh cái nhìn lệch lạc, tránh cái thấy sai lầm, cái thấy được xây dựng trên căn bản trong sáng, chân thật, không tự mình tha hóa sa đọa, không nhìn mọi vật mọi người qua lăng kính xấu xa, ích kỷ tham lam; nhìn với ánh mắt từ bi thương xót để lợi người, lợi vật lợi mình, đó là cái thấy đúng cái thấy chân thật của người con Phật. ( Được gọi là cái thấy đúng đắn của thế tục, thế giới hữu lậu. Ngược lại cái thấy chân chánh chọn lựa pháp hành đưa hành giả đến giải thoát gọi là cái thấy vô lậu, cái thấy  xuất thế gian)

Suy nghĩ đúng đắn, nếu là hành giả chuyên tu giải thoát thì chỉ tư duy về đạo lý chân thật, xa lìa con đường đưa đến tham sân si, ( đây là tư duy vô lậu, làm nhân cho quả giải thoát xuất thế gian). Trong cuộc sống của người Phật tử tại gia, sự suy nghĩ đúng đắn giúp ta không bị lệch sang một bên cực đoan, luôn đưa ra nhiều giải phái để xét đoán trước khi chấp nhận một vấn đề mà không hại người, không hại mình, không đem lại khổ đau cho bất cứ ai, và không đưa đến tham lam sân hận si mê…( đó là tư duy hữu lậu, có nghĩa tư duy đưa đến nhân quả thiện của thế gian)

Lời nói chân thật, không ác khẩu, không đâm thọc, không thêu dệt, không dối trá đưa đến khổ đau cho kẻ khác, không gây chia rẽ làm mất hạnh phúc, làm mất đoàn kết của người. Lời nói thiện lành giúp ích cho xã hội, đem lại tốt đẹp cho tha nhân, đó là lời nói chân chánh, làm nhân cho phước báu  thế gian về sau. Một hành giả chuyên tu, lời thuyết pháp, lời khuyên nhủ để quần chúng tu tập, giúp ich cho người giải thoát, đó là nhân đưa đến quả xuất thế gian.
Lời nói chân thật thì không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, không phân biệt ta và người, miễn đưa đến kết quả tốt đẹp. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trước khi Phật nhập diệt, đệ tử hỏi: “ Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Phật nhập Niết-bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo với kinh Phật không làm sao phân biệt.Vậy biết tin theo lời nào để tu?  Phật bảo, không luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo đó mà tu”. 

Hành động ngay thẳng, thuật ngữ gọi là chánh hạnh. Khởi từ thân – khẩu – ý xa lìa sát đạo dâm vọng mới tránh được kết quả xấu trong cuộc sống cho mình và cho người. Khi nói, làm,  trên căn bản ngay thật đúng đắn không vì sân hận, không vì tư lợi, không vì ý đồ đen tối để hại người lợi mình, tránh mọi tà vọng, đó là chánh nghiệp, đưa đến quả lành của thế gian. Hành giả chuyên tu giải thoát dùng sáu pháp Ba La Mật hoặc hành trì theo phẩm Pháp sư của kinh Pháp Hoa làm căn bản chánh nghiệp cho quả xuất thế gian.
Mỗi pháp môn đều có những pháp hành  trong chánh nghiệp, đều xử dụng những hành nghiệp thiện lành đưa đến quả giải thoát.

Nghề nghiệp thiện, người Phật tử phải chọn cho mình một nghề sống tốt và thiện. Không sống trên đau khổ kẻ khác, không sống trên sinh mạng của chúng sanh; không kiếm tiền bằng sự bóc lột, hà hiếp, lừa đảo, trấn lột kẻ khác; một nghề nghiệp đem lại an lạc cho ta, an vui cho mọi loài, đó là nghề nghiệp thiện, làm nhân đưa đến quả tốt đẹp về sau. Một hành giả tu giải thoát không lạm dụng niềm tin quần chúng để hành nghề bói toán, chiêm tinh, địa lý hay bất cứ cái gì thuộc thế gian để mưu cầu lợi dưỡng, vì đó là nhân đưa đến quả đọa lạc, không thể giải thoát.

Siêng năng đúng nghĩa, trong tư cách người tại gia, không chỉ siêng năng trong bổn phận với gia đình, còn có trách nhiệm với xã hội, với người chung quanh mình; biết hy sinh và nhiệt tình năng nổ làm lợi ích cho cuộc sống quanh ta. Làm lợi về mặt vật chất lẫn tinh thần, ví dụ làm cầu sửa đường, giúp người hiều rõ Phật pháp, hoặc khuyến khích kẻ khác biết làm lành lánh dữ, khuyên nhủ trẻ con biết hiếu thảo, siêng học hành…Đó là nhân đưa đến quả lành của thế gian. Nếu là một hành giả tu giải thoát, thì luôn chuyên cần chỉ ác hành thiện, không cho tà niệm phát sanh, không để ác hạnh tác động. Luôn tạo điều kiện cho hạnh lành phát triển (phòng phi chỉ ác) đó là tu tứ chánh cần của bậc viễn ly ác đạo, làm nhân cho quả giải thoát.

Để ý, ghi nhớ điều phải, hàng ngày chúng ta bị tạp niệm lôi kéo, lăng xăng hết nghĩ cái nầy lại nẩy sanh điều nọ. Toàn là nhớ nghĩ đến điều bất thiện. Do đó, khi biết đạo, chúng ta nên hướng tâm vào điều chánh đáng. Nếu một ý niệm không đúng, chúng ta cần đoạn trừ ngay, tập điều hướng đến những việc cần thiết cho mọi người, nghi đến điều lành làm lợi cho xã hội, cho mọi sinh vật…đó là nhân đưa đến chánh niệm làm thành người trung thực ngay thẳng trong cuộc sống.
Nếu là hành giả tâm linh, tâm luôn ghi nhớ ngoại vật là giả hợp. thân người là bất tịnh, cảm thọ luôn bất an, tâm mình không dừng trụ, vạn pháp không chắc thật. Vì thế hành giả luôn khởi ý thích hợp với điều thiện của thế gian pháp và tương ứng với pháp xuất thế gian để làm nhân đưa đến quả vô lậu.

Định lực đúng chỗ, Tà pháp thường dụng tâm vào việc luyện tập đem đến hiệu quả không chánh đáng, như luyện pháp thuật bùa chú trừ tà ếm quỷ, thôi miên, thần quyền…dụng tâm như thê, tuy đạt kết quả nhất định, nhưng kết quả đó, ngoài việc phô trương hảo danh, vụ lợi, tạo thêm mê tín cho kẻ khác, không giúp cho ai đến chỗ an lạc và an lành trong cuộc sống, ngược lại tạo thêm quả xấu trong tương lai khi bỏ thời gian công sức tập chú vào mục đích không cao thượng.
Hành giả tâm linh căn cứ vào đâu để có định lức đúng nghĩa?, ta hãy xem đoạn kinh sau đây

Kinh Đại Tứ Thập, Trung bộ 3, tr 206-208 do HT Minh Châu dịch:
Thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhứt tâm nào được tư trợ với bảy chi phần này, như vậy, gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và tư trợ".
 Đó là chánh định của bậc hữu học có tám chi phần, ngược lại  Alahan co 10 chi phần:
 kinh Trung bộ III sđd tr. 221 thì: “Do có chánh kiến, chánh tư duy khởi lên; do có chánh tư duy, chánh ngữ khởi lên; do có chánh ngữ, chánh nghiệp khởi lên; do có chánh nghiệp, chánh mạng khởi lên; do có chánh mạng, chánh tinh tấn khởi lên; do có chánh tinh tấn, chánh niệm khởi lên; do có chánh niệm, chánh định khởi lên; do có chánh định, chánh trí khởi lên; do có chánh trí, chánh giải thoát khởi lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần".

Qua tám chi nhánh hỗ trợ cho cuộc sống của một Phật tử tại gia cũng như xuất gia, để trở thành một cuộc sống thật đúng nghĩa của đạo đức tâm linh, đối nghịch với cuộc sống có xu hướng tạp loạn giả tạo nhất thời của sa đọa trần tục mà dưới cặp mắt chân chính, đó là cuộc sống giả. Sau khi phân tích cái giảcái thật trong cuộc sống, chúng ta phải chọn một lối sống đạo đức, có nghĩa là lối sống thật, chúng ta cần chọn một tín ngưỡng tâm linh giúp chúng ta tự vượt qua mọi cám dỗ, tự vươn lên mà không ỷ lại vào bất cứ thần lực nào. Phải chọn một cuộc sống chân chánh có ý nghĩa, có giá trị của đời người. Trong giao tế làm ăn, bạn bè, phải chọn một đối tác trung thực ngay thẳng. Trang bị cho mình một pháp tu chân chính thích hợp với căn cơ của mình. Mình phải chân thật với chính mình trước khi chân thật với mọi người…

Tóm lại, qua phân tích trên, cho chúng ta một ý niệm thế nào là sống thật và thế nào là sống giả. Sống hợp với đạo đức con người, hợp với lẽ đạo giải thoát là sống thật, ngược lại sống theo trần tục đam mê vật dục, sa đọa tội lỗi không thật với mình làm sao thật với người, không thương mình  thì đừng nói thương người, đó là sống giả.
Sống giả sống thật, tuy là một ý niệm, nhưng một ý niệm có khả năng tác động hướng dẫn đời người đi xuống hoặc đi lên, tùy quyền quyết định của chúng ta, xin trang trọng gửi đến các bạn ý niệm về sống giả - sống thật để làm hành trang cho đời mình.
                                             

đoàn BS khám từ thiện ở núi Dinh





Ý THỨC

ý thức


Khi dư luận phẫn nộ bài viết có ý bôi nhọ một ni trẻ có tài của một kẻ bất đắc chí mà trên web Liễu Quán Huế vẫn tồn tại có nghĩa ban biên tập tự cho phép mình bôi tro trét trấu vào mặt chính mình và cho quần chúng phật tử có một cái nhìn lạ lùng về Phật giáo sở tại...

Khi web Liễu Quán Huế đăng bài của sứ giả sự thật, cư dân mạng xôn xao bất mãn bài viết đố kỵ của tác giả về một sư cô giảng sư nổi tiếng đối với quần chúng Phật giáo nói riêng và giới trẻ nói chung.
Giờ đây, độc giả không còn đặt vấn đề giá trị của bài viết, nhân cách của tác giả mà mọi người đang thắc mắc về ý thức  trách nhiệm của ban biên tập, chủ quản web Liễu Quán Huế, một trang web trong lòng thủ phủ Phật giáo miền Trung.
Cũng từng có những bài báo mà ban biên tập (BBT) vô tình  hoặc thiếu cẩn trọng, đã đưa lên làm xôn xao độc giả, khi nhận được sự phản hồi, BBT xin lỗi và tháo ngay xuống.
Khi gọi là tai nạn nghề nghiệp là lúc mà sự cố xẩy đến ngoài ý muốn; nhưng sự cố xẩy đến với ý muốn của BBT cũng có nghĩa BBT xem thường đọc giả, muốn vo tròn bóp méo độc giả, muốn cho đọc giả ăn cái gì phải chịu cái ấy, muốn lái đọc giả hiểu theo cái muốn hiểu của mình, muốn đọc giả chấp nhận cái ý đồ đen tối của mình đối với ai đó, nhằm mục đích nào đó, thì không thể gọi là tai nạn mà là khốn nạn!
Trong xã hội đầy dãy sự nhiễu nhương những đố kỵ hẹp hòi bởi vì tâm vị kỷ, tư dục, đố kỵ, phàm tục vô minh chưa được tẩy xóa. Phật giáo là một tôn giáo lấy trí tuệ và tâm từ làm căn bản, thế mà vẫn còn sót lại những vết nhơ phàm tục đó để rồi chính mình đập phá nội bộ mà không phải là ngoại đạo.
Thật là mỉa mai thay! biết bao nhiêu tệ nạn trong một số tu sĩ xẩy ra nhan nhản hàng ngày thì chẳng ai lên tiếng để góp ý, đằng này lại chỉa mũi vào một sư cô chân yếu tay mền, có công xây dựng Phật pháp, giáo dục tuồi trẻ góp phần đạo đức hóa xã hội.
Bao nhiêu tu sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài về, người có sứ mệnh giáo dục, kẻ có trách nhiệm làm văn hóa, dịch thuật hoặc góp phần sinh hoạt Giáo hội. Một số giảng sư được một tầng lớp có trình độ nhất định chấp nhận cũng đã là điều đáng hoan nghênh hiện nay, nhưng những giảng sư trẻ, chưa có một ngôi già lam tương xứng với tài năng như sư cô Hương Nhũ, lặn lội khắp nơi đến với tuổi trẻ, đáng ra cần trân trọng.
Ai quên được một bài báo bảo rằng sư cô đã ru hàng ngàn thanh thiếu niên tại Nghệ An nhân tuần lễ Văn hóa Phật giáo vừa qua. Thế thì ngoài sư cô Hương Nhũ, ai ru được lớp trẻ có ăn học như thế, và ai đem lại niềm tin cho lớp trẻ không có cơ may ngồi trong ghế nhà trường mà sư cô có mặt khắp nơi để làm trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên nói riêng và quần chúng nói chung một cách thành công như thế?
Đáng ra, là người có tâm với Đạo, phải hoan hỷ khi thấy người làm được việc lại là người nữ trẻ tuổi. Đáng ra tất cả cần ủng hộ giúp đỡ để phát triển hiệu quả đó, ngược lại, những tâm hồn hẹp hòi đố kỵ đối với  một sư cô chưa từng mích lòng ai, chưa từng xúc phạm ai, lại nói lên những lời cộc cằn thô lỗ đối với người con gái của đức Phật đang làm nhiệm vụ cho Phật. Lương tâm  như thế là lương tâm gì?
Người viết có quyền viết bậy theo cái bậy của tâm ý vô minh, nhưng chủ quản một trang web Phật giáo lại đồng thuận đưa lên trang báo, đại diện bộ mặt trí thức PG miền Trung thì cái bậy đó tăng lên gấp bội.
Bài báo được phát tán có nghĩa web chủ đồng thuận với tâm lý đố kỵ hẹp hòi như là trâu cột ghét trâu ăn. Sao mình không cố gắng làm được hoặc tốt hơn người lại muốn vùi người xuống vũng bùn đen, người không đen mà chính mình bị nhuộm đen?
Thiển nghĩ, chúng ta đang làm văn hóa dưới mọi hình thức cũng phải thể hiện tính văn hóa trong mọi công tác, đừng vì câu khách mà đánh mất nhân cách của một trang chủ có uy tín.
Khi công luận phẫn nộ mà trang báo vẫn tồn tại có nghĩa trang chủ tự cho phép mình bôi tro trét trấu chính mình và cho quần chúng phật tử một cái nhìn lạ lùng về Phật giáo sở tại, đồng thời giúp cho kẻ bên ngoài vổ tay tán thưởng khi nội bộ bôi xấu lẫn nhau, không biết trân quý nhau.
Minh Mẫn (08/12/2012)




ĐOÀN TỪ THIỆN


Sáng 29/7, đoàn từ thiện gồm 12 bác sĩ của bệnh viện Nhiệt Đới, Hùng Vương, Gia Định, Nguyễn Tri Phương và một số bệnh viện trong Thành phố, hợp cùng các dược sĩ, viên chức đại học, một số ngành nghề…tổng cộng 90 người tham gia đoàn tử thiện khám và phát thuốc miễn phí cho các tu sĩ tại Tịnh Xá Ngọc Thạnh của sư Giác Cầu, thuộc huyện Tân Thành, xã Tân Hòa - Bà Rịa-Vũng Tàu. Do bác sĩ Nguyễn Thị Tứ làm trưởng đoàn.

Phần lớn thành viên trong đoàn là những Phật tử, thường xuyên tổ chức khám và phát thuốc từ thiện các nơi.Ngoài các Bác sĩ, dược sĩ, các giáo chức và các vị tiểu thương, các mạnh thường quân, còn có ĐĐ Trung Bửu, tịnh thất Đa Bảo, Bà Điểm, thầy Quảng An chùa Phật Quang quận 10, Cường ở Tân Phú, cùng tham gia. Đoàn khởi hành 5.30 sáng tại Trần Bình Trọng gần bệnh viện Nhiệt Đới, ra đến nơi 9g.,Bắt tay vào việc, do thường xuyên tổ chức nên các thành viên chia ra từng khâu đảm trách nhanh gọn. khâu nhận bệnh, khâu phát số, khâu điện tim, khâu đo loãng xương, đo huyết áp, xét nghiệm, siêu âm, phát thuốc…Được biết sĩ số tu sĩ trong xã độ 800 vị, sống rải rác quanh khu vực núi Dinh.

Trên đường về, ghé thăm H.T Quảng Hiển; HT cho biết, đang tiến hành xin xây dựng bệnh viện Phật giáo tại khu đất Đại Tòng Lâm. Đây là bệnh viện đầu tiên và duy nhất hiệh nay dành cho tu sĩ và quần chúng Phật giáo.

Công tác hoàn thành trong buổi sáng. Đoàn bác sĩ dùng cơm tại Tịnh Xá, số còn lại ăn trưa tại sư Giác Lộc cách đó 50m. Đầu giờ chiều tham quan ca`c chùa trong khu vực và kết thúc chuyến đi, về đến Thành phố, trể nhất cũng 20g cùng ngày.

MM

29/7/2012

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

HẠT CƠM

HẠT CƠM

Bên vỉa hè, phố lạnh, núi nhạt nhòa trong mưa, cùng vài người qua đường đứng trú, nhìn bầu trời ảm đạm, môi em xanh tím, mắt thẩn thờ trong mơ!

Chẳng một ai nói gì, như xa lạ với nhau giữa con phố dăm bước, đường ngắn hẹp vội ngăn bóng nhau. Không gian mờ nhạt bị núi đồi níu xuống cho lạnh thêm phố phường. Mỗi người chiếm một góc suy tư riêng mình, cứ sợ ai đó xen vào niềm vui, nẻo khổ của kiếp riêng tư. Trên đồi, Thân nhìn xuống phía trũng, con đường mòn nhão nhoẹt, cỏ cây khuất lấp, chui sâu trong lau sậy bụi rậm, đến khi mất hút giữa rừng xanh; không ai thấy có sự sống đâu đó giữa bạt ngàn xanh thẫm, - túp lều của ba anh em Thân trú ngụ.

Tuy ánh sáng không đủ để xác định giờ giấc, Thân cũng biết trời chiều đang mệt mỏi ẩn mình trong khí lạnh cao nguyên; công nhân hái trà, người làm vườn cà phê, nhớt nhát trong áo quần lao động, đang nóng lòng về cho kịp bữa cơm chiều. Thân che túi nilon đựng hạt cà phê vừa mót được, sợ ai đó trông thấy. Tuy cũng từng là công nhân hái cà phê thuê, nhưng giờ đây, mót từng hạt rơi rớt ở đồn điền, cứ phập phồng lo sợ bị phát hiện, vu cáo ăn trộm. Trước đây bà chủ không thâu nhận Thân, bởi lẽ làm không đạt năng suất, do ốm yếu. Từ ngày mẹ mất, cha bỏ nhà đi khi anh em Thân chưa đủ 10 tuổi, Thân tìm cách nuôi hai em. Có lúc đến công quả chùa để xin cơm về cho em; có lúc dắt hai em đi nhặt đồ thừa trong các tiệm ăn. Hai em đến tuổi vào trường, không được học. Thân xin cho hai em đi làm cỏ mướn, vẫn không đủ sống.

Sáng nay, đi qua cảnh chùa quen thuộc, nơi mà mỗi chủ nhật đưa hai em đến xem các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử sinh hoạt. Hai em rất thích, cười toe toét nhìn các anh chơi trò chơi lớn; nhìn bộ đồ đoàn sinh của các anh chị, anh em Thân nhìn lại áo quần mỏng manh bẩn thỉu của mình, sự thèm thuồng hiện rõ trong khóe mắt. Có lúc mấy chị gọi vào cho bánh, hôm nay các anh chị treo lá cờ năm màu bay phần phật trong gió, tấm biểu ngữ giăng ngang với hàng chữ: VU LAN BÁO HIẾU. Thân nhớ lại lúc mẹ còn sống, cũng đưa Thân đến tham dự lễ Vu Lan tại đây. Một năm mẹ mất, anh em Thân không được ai đưa đến chùa.

Mưa thưa hột, Thân vội chạy đến cửa hàng tạp hóa, chìa bịch cà phê hạt. Mụ chủ giọng trọ trẹ, không đặt lên cân như mọi khi, phán: chưa được một ký, hai lon gạo nhé. Thân gật đầu, - thưa bà, cho con xin vài cây nhang về thắp cho mẹ.

Chui vào chòi tranh, làn khói mỏng manh vờn quanh vách giấy, hai em Thân đang đun bếp luộc rau rừng; lũ nhỏ sáng mắt nhìn túi gạo, reo: - có gạo ăn rồi hả anh, - ừ, để cúng mẹ đã - Thân đáp.

Bàn thờ mẹ nằm trên tấm ván cũ nhặt ngoài bìa rừng. Tấm ảnh mẹ hoen gần phân nửa do nước mưa thấm. Thân nhìn mẹ tâm sự: - mẹ ơi. Vu Lan lại về, chúng con không có mẹ đưa đến chùa, nhưng anh em con luôn có mẹ ở chung trong túp lều nầy.

Thân xuống gần suối, cắm nhang với cánh hoa rừng lên mộ bia mẹ rồi lâm râm khấn nguyện.

Hai em đã dọn cơm với dĩa rau đặt trên nền đất. Thân dâng một chén lên bàn thờ; khói nhang vờn quanh như thay lời mẹ chứng nhận lòng thành của bầy con. Mẹ ơi – Hạt cơm nầy, con xin dâng mẹ nhân mùa Vu Lan, xin mẹ hộ trì cho ba anh em con sống qua ngày trong túp lều nầy với mẹ.

Bên ngoài, chân trời vẫn âm u sương lạnh, gió núi rì rào trên ngọn cây rừng mang hơi ẩm ướt, như tiếng than thở của chư vong trong mùa xá tội, Thân lặng nghe như tìm tiếng quen thuộc của mẹ mình đâu đây.

MINH MẪN

25/7/2012

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

THÍ SINH KHÔNG BÌNH THƯỜNG


Kính gửi bác MM bài của báo Kiến Thức có trích dẫn nhận định của bác

Ni cô “nổ” tại Vietnam Idol 2012 dưới góc nhìn nhà Phật
17/07/2012 07:29:37
- Trong đoạn clip phỏng vấn thí sinh tại vòng thi thử giọng của cuộc thi Vietnam Idol 2012 được phát tán trên mạng, một thí sinh tự cho rằng mình là Bồ tát không cần làm Phật.


From: Minh Man <mm1948mm@yahoo.com>
To: dai duc <chuaphuclam@yahoo.com>
Sent: Monday, July 16, 2012 5:58 PM
Subject: Re: Thí sinh mặc áo tu tuyên bố sẽ thành Vietnam Idol 2012

Đây là hiện tượng không bình thường.
1/ Thí sinh tham dự chương trình tuyển giọng của thế tục lại mặc áo đạo ( không phải áo nhà tu như báo vừa nêu)
2/ Tự xưng là đạo Mẫu thì không thể là một Phật tử hay một ni cô
3/ Một phật tử bình thường không tự tin quá đáng trên sàn thi bằng những ngôn từ quá sốc như vậy
4/ Tự tin khả năng đến độ đổ lỗi thất bại cho ban giám khảo và quần chúng ( vì tin rằng quần chúng phật tử không thể không ủng hộ - nghĩa là không ủng hộ cô ta thì đó là không phải Phật tử)
5/ Chưa đổ ông Nghè đã đe thằng Tổng - chưa biết chắc đậu đã mơ lấn sân Showbiz và điện ảnh.
6/ phong cách nói chuyện không phải là một ứng viên có tư cách nghiêm túc, càng không xứng là một Phật tử, có lẽ quen cách lắc lư của Tứ phủ nên Trúc Lâm Diệp Hạ Trần ( chiếc lá rừng trúc rơi xuống thế) cũng lí la lí lắc không bình thường
7/ tốt hơn nếu thí sinh lấy tư cách cá nhân để dự thi hơn là mượn danh người tu Phật để tham gia việc đời, càng làm ô uế đạo Phật.
8/ nếu đây là thí sinh không bình thường thì cũng là hiện tượng lăng xê gây chú ý cho quần chúng
9/ người tu phật chân chính thường khiêm tốn và thầm lặng, không ồn ào phô trương
10/ ai là thầy của cô ta nên hướng dẫn đệ tử nầy vào đúng lộ trình tâm linh của nhà Phật.
11/tại sao sử dụng chiếc áo nâu và xưng là ni cô (ko cạo tóc) để lên sàn diễn? Phải chăng muốn mượn đạo tạo đời ( muốn có sự ủng hộ của quần chúng Phật giáo?) cho dù chính trị, văn nghệ hay bất cứ lãnh vực nào mượn uy danh tôn giáo để mưu đồ giành chiến thắng mà không có tâm thật sự đều nhận thất bại và bôi bác đạo Phật. Hậu quả bất chính sẽ không tránh khỏi.
12/ nếu mượn Trúc Lâm Diệp Hạ Trần để tạo sự sôi nổi cho buổi tuyển sinh thì khán thính giả xin nhường quyền quyết định đánh giá cho những ai có thẩm quyền.
Tóm lại, gần đây xã hội ta có quá nhiều chuyện không bình thường, cứ như trong mơ, phải chăng bệnh thần kinh đang phát triển trong cuộc sống??? pó tay
MM

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

QUAN ÂM NAM HẢI


Đối với các dân tộc Á châu, không ai là chưa từng nghe đến đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Chẳng những thế, truyền thuyết về ngài còn được nhân gian thêu dệt vào những huyền thoại làm tăng vẻ huyền nhiệm, trong đó có sự hiện thân của Bồ Tát Quán Âm Nam Hải.

Theo huyền sử Tàu thì Diệu Thiện là con gái thứ ba của vua Diệu Trang, một tiểu quốc cận biên Ấn Độ; Không vâng lời vua theo gương hai người chị là Diệu Âm và Diệu Thanh lập gia thất mà muốn xuất gia quy Phật; sau nhiều lần cản ngăn và trừng phạt không thành, vua thuận cho Diệu Thiện vào chùa, nhưng mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản chí mà quay về. Ni trưởng chùa Bạch Tước báo cáo về triều là công chúa Diệu Thiện vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chú tu hành, nổi giận, vua sai đốt chùa, bắt công chúa về lại triều rồi xử trảm. Nhiều hình phạt đều bất thành vì được Ngọc Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cỏng nàng chạy để bảo vệ nàng. Trong lúc hồn liền khỏi xác, được Diêm vương đưa nàng đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực của Diệu Thiện mà các tội nhân được siêu thoát; Diêm vương được lệnh nghinh tiển hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Tỉnh lại, Diệu Thiện hoang mang không biết đi về đâu, thì được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải tiếp tục tu luyện. Sau 9 năm, Ngài đắc đạo, từ đó được hồng danh là Quan Âm Nam Hải.

Như vậy Nam Hải là biển phía Nam của Tàu, là phía Đông hoặc Đông Bắc của Việt Nam. Quan Âm Nam Hải như thế, đối với người Việt cũng có thể gọi là Quan Âm Đông hải ?

Từ câu chuyện trên, sang Việt Nam được địa phương hóa như sau: Ngài vẫn là con thứ ba của vua Diệu Trang nước Hưng Lâm, vẫn bị hành hình khổ nhục như câu chuyện trên, nhưng khi đi tu thì vào chùa Hương Tích Việt Nam chứ không phải núi Phổ Đà bên Trung quốc. Đặc biệt là Quan Âm đến Tàu hay Việt Nam đều biến thành thân nữ, mặc dù Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là thân nam.

Từ đây, Đức Quán Âm tu ở Việt Nam nên gọi là Quan Âm Nam Hải. Thực ra đây không phải là vấn đề để tranh cải về Nam hải hay Đông hải, mà là vấn đề hạnh nguyện của Ngài đã cứu vớt bao chúng sanh lâm nạn kêu cứu đến ngài. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nói:

Bấy giờ trong Pháp Hội, Bồ Tát Vô Tận Ý, Từ tòa ngồi đứng dậy Chắp tay nhìn Đức Phật Mà cung kính bạch rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn Bồ Tát Quán Thế Âm ,vì bởi nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?

Đức Phật liền chỉ bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: Này các Thiện Nam Tử! Nếu có vô lượng trăm, nghìn, muôn, ức chúng sanh phải chịu mọi khổ não mà được nghe danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm liền dốc lòng niệm tên Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì Ngài Quán xét giọng tiếng của người ấy liền được khỏi khổ não. Nếu được trì tên hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm dù vào trong lửa lớn lửa không thể cháy được là nhờ sức uy thần của Bồ Tát Quan Âm. Nếu bị nước lớn trôi mà niệm tên Bồ Tát liền được vào chỗ cạn. Nếu lại có chúng sinh hàng trăm nghìn muôn ức vì tìm cầu vàng bạc ngọc mã não, trân châu San hô cùng hổ phách và các thứ ngọc báu, phải vào trong bể lớn. Giả sử bị mây mù gió dữ thổi thuyền bè giạt vào nước La Sát. Ở trong đám người đó dù chỉ có một người dốc lòng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm những người trong thuyền ấy đều liền được giải thoát…

Bấy giờ đức Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý nếu có các chúng sanh ở trong các cõi nước phải dùng thân chư Phật mới độ được người ấy Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện ra thân Phật…

Này Ông Vô Tận Ý Bồ Tát Quán Thế Âm thành tựu các công đức đầy đủ là như thế Ngài dùng mọi thân hình dạo đi khắp các nước để độ thoát chúng sanh

Bồ Tát Quán Âm đối với các chúng sanh Ở trong chốn tai nạn nguy cấp và sợ hãi Ngài đều hay ban cho những điều không lo sợ, cho nên cõi Ta Bà mọi người đều gọi Ngài Là bậc Thí Vô Úy…

Do hạnh nguyện đó mà những thương nhân Ấn ngày xưa thường thờ ngài trong các thương thyền, nạn nhân tù tội, những nạn nhân biển cả, các nạn nhân trên bờ, hay dưới nước đều thành tâm khẩn cầu và tôn kính thờ phượng Ngài. Chính vì nguyên nhân nầy mà các quốc gia châu Á đều tôn kính tạo tượng thờ phượng trong chùa hoặc ngoài sân. Không một ngôi chùa người Việt nào mà không có bóng dáng đức Quán thế Âm với bạch y , tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn diện nhân ái và tấm lòng thanh thoát.

Người Phật tử mỗi khi quỳ trước tôn tượng như cảm thấy được che chở. Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các chùa , mỗi ngày đều có nhiều thành phần xã hội thành kính thắp nhang lễ bái trước Bồ Tát mỗi sáng và tối. Chùa Xá Lợi đường Bà Huyện Thanh Quan, công nhân viên chức, nam cũng như nữ, mỗi sáng trước khi đi làm đều tạt vào lễ Ngài; Đức tin vào Bồ Tát đã ăn sâu vào máu huyết dân tộc; Đi đâu, dù lên rừng xuống biển, dù tha phương lập nghiệp, người Phật tử đều tôn tạo thánh tượng ngài để thờ phụng.

Chính vì lòng khẩn thiết đó mà hạnh nguyện lắng nghe lời cầu cứu của chúng sanh, được Ngài luôn chiếu cố. Quán thế Âm là dụng tướng, nhưng Quán Âm còn có nghĩa của diệu tánh trong mỗi hành giả biết lắng nghe tiếng nói phàm tục của mình mà tìm cách hóa giải để thăng hoa, đó là công hạnh của một hành giả Quán âm.

MINH MẪN

17/7/2012

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

QUYỀN LỢI VÀ QUYỀN HẠN

\

Sau 1990, hàng loạt vấn đề thay đổi cơ chế bao cấp, kể cả phát ngôn cũng được nâng cấp!

Trong phạm vi tôn giáo, một số khía cạnh cũng được tự do phát biều trong tinh thần xây dựng mà trước kia, bên dưới chỉ được phép trùng tuyên rập khuôn những gì từ trên phán, không được nói khác. Dĩ nhiên quyền hạn đó chưa được 100%, nhưng ít ra cũng được nói lên những gì mình muốn nói. Tinh thần phản biện giúp người nghe và người nói điều chỉnh lại những gì chưa hoàn chỉnh.

Cơ chế bao cấp là cơ chế Xin-Cho, mất tính sáng tạo, thì cơ chế xã hội ngày nay là cơ chế đối thoại để hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, phải nhiều năm nữa, một số cán bộ mới bỏ được thói quen cửa quyền của thời bao cấp, và người dân, kể cả một số chức sắc tôn giáo mới tập quen việc sử dụng Quyền Hạn của mình và ý thức được Quyền lợi đang có để mà đứng thẳng, ngẩng cao, đối thoại với những người đang thực thi pháp luật chưa nghiêm túc. Hai bên đều lắng nghe nhau khi mà biết tôn trọng lẫn nhau.

Xin đừng hạ thấp giá trị văn hóa - tâm linh,

đó là tựa đề của bài viết: “Lại nghĩ đến tiền” được Giác Ngộ online sửa lại.

Tuy cùng nội dung, nhưng độc giả đọc hai tựa đề đã có cảm nhận khác nhau về phong thái của người dùng chữ. Một người đứng thẳng ngẩng cao để đối thoại, một người khom lưng, cúi đầu ngửa hai tay lên khỏi trán để van xin!

Tại sao phải Xin khi lẽ phải có chính nghĩa? Ai bắt mình phải van xin khi mà họ cần lắng nghe tính phản biện của người đang có quyền lợi và quyền hạn mà luật pháp cho phép?

Văn phong báo chí phản ánh một hiện trạng xã hội. Không một nhà nước nào muốn kẻ khác nhìn mình với ánh mắt khó chịu thì chả lẽ nhà nước chịu khó tiếp tục chấp nhận phong cách của người cầm bút khúm núm Van xin?

Một con chim được chủ mở cửa thả tự do, nhưng vì thói quen, không chịu bay đi mà cứ lẩn quẩn bên lồng để chui vào lại lồng son được cung cấp thực phẩm và được chăm sóc chu đáo; đó là con vật, con người và con người tuy khác nhau quyền hạn, nhưng giá trị nhân cách đều ngang nhau, ngoại trừ tội phạm.

Báo chí dù là nguồn cung cấp chi phí và quyền hạn do nhà nước quản lý, nhưng cũng phải có khoảnh sân nhất định để thể hiện nghiệp vụ báo chí của mình. Người cầm bút phải trang bị cho mình tính trung thực và sự thẳng thắn, không nên khiếp nhược. Ngoài ra, báo chí phải bắt kịp tính thời sự để cung cấp cho độc giả những kiến thức xã hội đang diễn ra hàng ngày, chứ không phải thụ động cóp nhặt tin tức từ những trang mạng có sẵn; phải thể hiện tính năng động của người làm báo. Báo chí phải can đảm thông tin những ý kiến dù thẳng thừng. đừng sợ mích lòng bề trên…vì báo chí là tiếng nói phản biện giúp cho giới lãnh đạo điều chỉnh cái sai và giúp cho người dân nói lên tiếng lòng đang cần nói.

Báo chí tôn giáo cũng thế, những quyền lợi của tôn giáo cần được bảo vệ theo hiến pháp quy định và biết sử dụng quyền hạn của mình được luật báo chí cho phép; đó là những yếu tính của nghiệp vụ báo chí. Những cây bút chủ lực của báo cũng vậy, phải năng động cập nhật tính thời sự chứ không phải ngồi tại chỗ tưởng tượng những điều không có thật để hù dọa nhát ma tín đồ, thay vì giúp nội tình Phật giáo phát triển, lại hô hoán những giả định làm cho giữa cấp lãnh đạo Giáo hội và tín đồ nghi ngại lẫn nhau.

Vì thế, báo giới ngày nay phần lớn mang tính tiêu cực và người cầm bút chưa thể hiện được thiên chức của người cầm bút. Hoặc là nói thẳng nói thật, hoặc là im lặng chứ không nên bẻ cong ngòi bút. Hoặc là phản ánh trung thực hoặc góp ý xây dựng chứ không nên tưởng tượng bịa chuyện để lấp vào chỗ trống mà báo đang đói bài.

Quyền hạn và quyền lợi của nhà báo, cũng như quyền lợi và quyền hạn của tôn giáo có giá trị khi mình biết sử dụng đúng chỗ; van xin không phải là phong cách của người cầm bút, cũng không phải là phương án tối ưu để được ban ân. Nếu bảo đó là ngôn cách giao tế thì chỉ là phong cách giao tế của kẻ cuồng tín muốn đẹp lòng Thần linh. Xã hội ngày nay Thần linh cũng được an trí một góc thờ cố định, nhường chỗ cho con người với con ngườ biết lắng nghe nhau; đó là Quyền hạn và quyền lợi của nhau trong một xã hội công bằng chính trực.

Hy vọng báo chí, khi đăng lại bài của bất cứ ai, nếu không dùng tựa đề của tác giả thì cũng nên sáng tạo một tựa đề hợp với văn phong của tác giả, không nên bẻ cong phong cách của người viết, vì đó không phải quyền hạn và quyền lợi của người làm báo.

Ngưỡng mong

MINH MẪN

09/7/2012

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

LẠI NGHỈ ĐẾN TIỀN!!!


Phật giáo là một tôn giáo nặng về hạnh thí hơn là mưu lợi vật chất. Từ rất xa xưa, từ khi có mặt trên đất Việt, nhà chùa luôn thể hiện hạnh xả kỷ, bố thí và lợi tha.

Trong các lễ lớn của nhà Phật, chư Tăng Ni cũng như Phật tử thường tổ chức chẩn bần cho người nghèo, chẩn tế cho người âm và thí pháp cho mọi loài. Có những chùa luôn thiết đãi thức ăn cho bá tánh khi bước vào cổng Tam quan bất cứ lúc nào; và ngày nay, ngoài những bữa ăn thanh đạm miễn phí cho các ngày chay, nhiều chùa và tín đồ còn ban phát cơm chay miễn phí cho các bệnh nhân, cho dân nghèo và học sinh, sinh viên trong các thành phố lớn. Về vật chất đã như thế, về tâm linh – chùa luôn mở rộng cho bá gia đến để thỏa mãn niềm tin, cũng như chiêm bái các thắng cảnh, thánh tich để thỏa mãn nhãn quan nghệ thuật. Nói tóm lại, chùa luôn “làm chùa” cho tất cả lợi lạc quần sanh.

Ngày nay, tuy kinh tế thị trường đã thúc dục khốc liệt về những quyền lợi vật chất béo bở cho nhà kinh doanh trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhưng đâu đâu cũng phải chừa lại lãnh vực tín ngưỡng tôn giáo cũng như tâm linh, một vùng phi kinh tế để tôn trọng đức tin quần chúng và đạo đức cổ truyền, thể hiện nét văn hóa của một dân tộc từng phong phú về tâm linh.

Tuy nhà chùa chưa từng lấy cơ sở tín ngưỡng để kinh doanh bằng cách thu phí quần chúng, nhưng nhà chùa vẫn thừa kinh phí để bảo tồn vật chất và cung dưỡng đời sống tu tập cho Tăng Ni, quần chúng. Ví dụ chùa Hoằng Pháp, Hốc Môn, hàng ngày đều cung cấp thức ăn cho du khách, hàng tháng có khóa tu cho nhiều tầng lớp, mùa hè có hàng ngàn sinh viên tham dự khóa tu, thế mà chùa chưa hề thu nhận bất cứ của ai một đồng, chẳng những thế còn tặng băng đĩa kinh sách không hạn chế. Các danh lam thắng cảnh của Phật giáo từ Nam chí Bắc cũng vậy, chưa bao giờ thu phí khách tham quan, vì nhà chùa không phải là khu du lịch giải trí hay vùng quy hoạch kinh tế.

Các cơ sở Trúc Lâm Yên Tử do Hòa Thượng T. Thanh Từ đứng ra kiến tạo khắp nơi với tầm vóc vĩ mô, hàng tỷ bạc đầu tư mà cũng không bao giờ đặt vấn đề thu phí bá tánh, cơ sở vật chất vẫn được bảo trì tốt và còn tốt hơn những cơ sở vật chất của xã hội do nhà nước quản lý.

Gần đây, chính quyền TP Uông Bí tái đề xuất thu phí Tăng Ni Phật tử đến viếng non Yên Tử. Ông Nguyễn Thành Phố chủ tịch UBND TP Uông Bí , Quảng Ninh đề nghị: : “Triển khai thu phí tham quan khu di tích Yên Tử nhằm mục đích “tạo nguồn kinh phí chủ động chi cho công tác hoạt động quản lý, bảo tồn và một phần để đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích danh thắng Yên Tử”.

Theo thống kê từ UBND TP Uông Bí, từ năm 1997 đến nay tổng số tiền tôn tạo và xây dựng tại Yên Tử do Nhà nước đầu tư là 41 công trình với tổng số tiền 142 tỉ đồng, trong khi đó chỉ từ năm 2007 đến nay, số công trình xã hội hóa là 12 công trình với tổng số tiền lên tới 402 tỉ đồng với các công trình tiêu biểu:

Có nghĩa nhà nước chỉ bỏ ra một phần tư chi phí, quần chúng đóng góp hết ba phần, giờ đây quần chúng muốn viếng thăm phải móc thêm tiền túi để đến nơi đất Tổ của mình từng góp công xây dựng.

ng theo UBND TP Uông Bí, số lượng khách đến với Yên Tử đã tăng từ 100.000 lượt (năm 2006) lên 2 triệu lượt (năm 2011). Có thể thấy rất rõ là từ khi dừng việc thu phí tham quan Yên Tử thì số lượng du khách tăng đột biến, thêm nữa là các công trình văn hóa tâm linh được xây dựng quy mô, đầu tư có hiệu quả hơn mà hoàn toàn chỉ dựa trên nguồn kinh phí xã hội hóa (do người dân đóng góp)”.

Chứng tỏ, cái gì dân tự nguyện đóng góp vẫn phong phú hơn điều kiện bắt buộc do nhà nước đưa ra. Tâm linh là việc tùy hỷ, không thể quy ra tiền. Kinh tế chỉ có giá trị trong lãnh vực kinh doanh; nhà chùa không phải là môi trường để địa phương lấy cớ thu chi. Cuộc sống phải có tính toán là chuyện đương nhiên, nhưng tín ngưỡng và cơ sở tín ngưỡng do dân đóng góp không thể là nơi làm ăn kinh tế dù dưới bất cứ nhãn hiệu nào. Huống nữa, Yên Tử là một địa linh đối với dân tộc, một ân điển đối với nhân dân từng được Đức vua Trần Nhân Tông đem lại hưng thịnh, độc lập cho nước nhà, ngày nay ông chủ tịch lại ghi ân bằng cách lợi dụng danh thắng Yên Tử để móc túi quần chúng! Chẳng lẽ xã hội nầy chỉ biết có tiền thôi sao? Đạo đức và giá trị tâm linh của tổ tiên bằng những đồng tiền như thế thì chả trách xã hội bạo loạn vì tệ nạn hiện nay. Ngay cả vị lãnh đạo tỉnh xem nhẹ phẩm chất đạo đức của dân tộc và lạm dụng niềm tin quần chúng, tất cả chỉ tính bằng tiền mà quên tấm lòng của nhân dân đối với tiền nhân thì thử hỏi đất nước này sẽ đi về đâu? Trên thế giới, chưa có cơ sở Phật giáo nào bị thu phí như ý tưởng của ông chủ tịch Uông Bí thì chả trách một xã tại Đà Nẵng đã có sáng kiến biến Tượng Quán Thế Âm thành cô du kích để chống giặc giữ nước còn có ý nghĩa hơn.

Không bao lâu trước đây, một ông Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị quản lý thùng công đức của chùa, cũng vì nghĩ đến tiền, giờ đây cũng vì tiền mà ông Nguyễn Thành Phố lại đề nghi thu phí Tăng Ni Phật tử tham quan non Yên Tử.

Con người luôn nghĩ đến tiền thì đầu óc mụ mẫm, làm sao đủ sáng suốt lãnh đạo nhân dân. Không thiếu cán bộ tha hóa đã vì tiền mà thân bại danh liệt, cho dù moi tiền bất cứ kiểu nào, trong khi người dân đầu tắt mặt tối, ăn bữa sáng lo bữa tối mà còn dám bỏ tiền cúng chùa để trùng tu thánh địa của tổ tiên, chẳng lẽ ông Nguyễn Thành Phố nghèo hơn những người dân như thế?

Nhờ thế mới thấy người dân ta tuy nghèo nhưng giàu lòng đạo đức và tín ngưỡng. Nếu xem non Yên Tử là nơi kinh doanh thì chắc chắn Phật giáo không bao giờ đứng ra trùng tu xây dựng. Một công trình được xã hội hóa thì không thề kinh doanh hóa như các công ty doanh nghiệp; và sở dĩ người dân đóng góp là vì tâm linh chứ không phải đầu tư thương mãi. Quảng Ninh, Uông Bí đã đầu tư vào công trình Yên Tử được bao nhiêu so với người dân đóng góp? Và khi chính quyền Quảng Ninh chấp nhận tái thiết Yên Tủ, có đặt vấn đề kinh doanh với Phật giáo ?

Các quan chức khi thực hiện vấn đề thuộc lãnh vực tín ngưỡng tôn giáo và tâm linh nên xét kỷ, không nên đặt ngang hàng với lợi lộc vật chất. Yên Tử không phải là đặc quyền của Quảng Ninh thì không thể khống chế quần chúng và cơ sở tâm linh bằng việc thu phí. Yên Tử luôn là quê cha đất tổ của người dân Việt, không nên hạ thấp giá trị văn hóa, chính trị và tâm linh của tiền nhân bằng tiền, làm như thế là bỉ mặt dân tộc, bêu xấu đất nước trước thế giới. Hãy thể hiện nét văn hóa của một thể chế hơn là quyền lợi vật chất của một địa phương.

Hy vọng chính quyền Quảng Ninh không bao giờ chấp nhận một đề nghị nông nổi như thế. Đừng xem Tăng Ni Phật tử là con bò sữa.

MINH MẪN

02/7/2013