Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012
VẪN LẠI CHUYỆN TREO CỜ
CHÙA KIM CHI - HẢI DƯƠNG
LỄ PHẬT ĐẢN VỚI NHÓM KHIẾM THỊ
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012
PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH CÙNG…
Ngày 30/11/2011 tại New Delhy diễn ra đại hội thành lập Liên Minh Phật Giáo Thế Giới được sự tham dự của 38 nước và 800 đại biểu Phật giáo. Riêng Phật Giáo Việt
Kể từ ngày thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt
Năm 1950, vào ngày 25/5, tại
Trong 10 năm gần đây, Phật giáo Việt
Tuy nhiên, do tính tế nhị về chính trị, Phật Giáo Việt
Một thời gian dài hàng chục năm, PGVN bị bế quan tỏa cảng với sự sinh hoạt Phật Giáo Thế giới, một thiệt thòi lớn cho đất nước. Vốn dĩ Phật giáo là một tổ chức phi tổ chức, không nên nghi ngại về sự chỉ đạo nhất quán như
Trước vấn nạn tình hình thế giới về kinh tế, an ninh xã hội, chính trị nội bộ, an toàn thực phẩm, bệnh tật thế kỷ…đã đến hồi cần báo động; các quốc gia đơn phương không đủ khả năng ngăn chận các tệ nan suy thoái đạo đức đó. Các tôn giáo chưa đưa ra được phương án khả dĩ cứu nguy toàn cầu. Nạn nhân mãn đưa đến nghèo đói chưa ngăn chận được do những tôn giáo chống đối việc ngăn ngừa. Phật giáo do Lạt Ma Lobsang, trưởng Tăng đoàn Asoka Mission đã có sáng kiến khởi xướng mở Đại hội Global Buddhist Congregation để thành lập Liên Minh Phật Giáo Thế giới, mục đích ban đầu là chấn hưng Phật giáo tại nơi khai sáng đạo Phật và kế hoạch phát triển Phật giáo trên 40 quốc gia Phật giáo đang có mặt; Tổ chức Phật giáo quốc tế như thế không chỉ với mục đích khiêm tốn như vậy, dĩ nhiên khi ổn định sinh hoạt, Phật giáo toàn cầu phải có hướng phục vụ nhân loại theo tinh thần cứu tế độ sanh của Bồ Tát hạnh. Một tổ chức tôn giáo thế giới không đơn giản xuất hiện giữa lúc dầu sôi lửa bỏng hiện nay tràn ngập thế giới mà không có tính liên kết thời cuộc. Khi Mỹ bắt tay với Ấn Độ, một quốc gia đối trọng với Trung Cộng, lập thế gọng kềm để giảm nhiệt vùng Đông hải, không chỉ thuần túy quốc gia với quốc gia trên chính trường, vũ khí với vũ khí trên chiến trường, về mặt tâm lý và tín ngưỡng là nồng cốt cho những quốc gia châu Á. Nắm được tôn giáo cốt lỏi của các nước châu Á là nắm được sự thành công trên 50% về tâm lý chiến lược. Trên 8 thế kỷ, Phật giáo đã mất thế đứng tại quê hương mình, Phật giáo đã lưu vong và phồn thịnh nơi xứ người, giờ đây, trở lại quê hương để xây dựng tổ ấm là điều hợp lý. Các trưởng tử Như Lai đã ý thức trọng trách tiền đồ của ông cha, chung tay xây dựng Từ đường để làm điểm tựa cho một dân tộc đang cần sự cạnh tranh và phát triển với láng giềng. Đáng ra, Phật Giáo Trung Quốc nên có mặt một cách hân hoan để giảm nhẹ sự lúng túng thế chính trị hiện nay của Trung Cộng, cứ xem đó là việc riêng của tôn giáo; mặc cảm tự tôn đã bỏ lỡ một cơ hội và tự mình thụt lùi từ lãnh vực nầy đến lãnh vực khác một cách thảm hại giữa cộng đồng thế giới và thế đứng trong khu vực.
Việt
Ước gì tất cả các tổ chức Phật giáo trên thế giới như Kim Cang Thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Hiện Pháp Lạc Trú của Làng Mai, Nhật Liên Tông, Hoa Nghiêm Tông, Tịnh Độ Tông của Nhật Bản, kể cả một số pháp môn tâm linh của Ấn Độ …đều có mặt sinh hoạt tại Việt Nam, như Pháp Vương Gyalwang Druk, Nhiếp chính Vương Khamtrul Rinpoche đã từng có mặt tại Việt Nam những năm gần đây, tinh thần Phật giáo sẽ khởi sắc nhiều nội lực. Với những năng lượng từ ái đó sẽ chuyển hóa nghiệp lực của một dân tộc mà dân tộc Việt đã từng được triêm ân phước báu như thế trong quá khứ. Ngàn sắc hoa Phật giáo phủ kín đất nước như thế thì không những hương giải thoát tẩy nghiệp quần sanh mà còn là sắc tố ươm xanh cho chồi non dân tộc. Được vậy, vấn nạn “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” hay “đồng hành cùng chế độ” không còn là vấn đề được đặt ra.
MINH MẪN
10/12/2011
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
HIẾN CHƯƠNG VÀ DI CHÚC
Sau quyết định của Ban Tang lễ, thể theo tâm nguyện của môn đồ pháp quyến và sơn môn pháp phái và thân tộc hiếu quyến, nhục thân của cố Hòa Thượng được đưa về Nho Lâm, Hưng Yên, nơi Ngài đã xuất gia từ thủa hàn vi. Chuyện lễ Tang đã xong, nhưng cái Di chúc không minh bạch đó đã gây bức xúc không ít cho nội tình Tăng Ni Phật giáo Việt
Rồi trong thời gian Hòa Thượng lâm trọng bệnh thầy Minh Tiến lại có một tờ trình ( Chúc Thư) có ấn ký của cố Hòa Thượng gửi các cơ quan ban nghành mà các cấp lãnh đạo không hề hay biết. Một số vị cho biết nội dung tờ trình đề nghị cho thầy Thanh Quyết thừa kế chức Phó chủ Tịch Thường trực Hội đồng trị sự TW GHPGVN mà Hòa thượng đang đương nhiệm, đã gây xôn xao phẫn nộ không ít trong giới tu sĩ cũng như Phật tử trong và ngoài nước.
Nhân thân thầy Thanh Quyết, vốn dĩ là đệ tử của Hòa Thượng Thích Viên Thành chùa Hương, nhưng thầy trò đã từ nhau, do tính khôn khéo, thầy đã về Hà Nội, len lỏi vào Giáo hội thông qua thầy Minh Tiến ủy viên thư ký phó văn phòng I phía Bắc, từ bàn đạp đó, lần lượt thầy làm trụ trì hầu hết các danh lam thắng cảnh phía Bắc như chùa Yên Tử, chùa Phúc Khánh, chùa Non Sóc Sơn…ngoài ra còn là trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Quảng Ninh, Phó Ban Trị sự PG tỉnh Hà Nam, trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Bắc Cạn, Phó Ban Phật Giáo Quốc Tế, Phó viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam, đương kiêm đại biều Quốc Hội hiện nay…
Trong Hiến Chương GHPGVN được tu chính qua đại hội kỳ V, chương V, Hội Đồng Trị Sự: Điều 16: Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ suy cử Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội theo thành phần được quy định ở Điều 20.
Như vậy việc bổ nhiệm, suy cử, thay đổi nhân sự do Hội Đồng Trị Sự quyết định; Giả thử có là Di chúc của cố Hòa Thượng để lại, cũng chỉ là đề nghị tham khảo, không mang tính quyết định, nhưng chắc chắn một vị lãnh đạo Trung Ương Giáo Hội như thế không thể lập bản Di chúc sai nguyên tắc mà lại tự nhận mình là Phó Pháp Chủ. Một bản Di chúc chỉ có giá trị trong môn nhơn pháp phái mang tính nội bộ chứ không có giá trị về mặt pháp lý trong một hệ thống hành chánh mà Hiến chương Giáo hội đã quy định. Chính Hiến Chương dẫn đường cho mọi sinh hoạt của Giáo Hội, không thể một cá nhân trong và ngoài Giáo hội có thể đơn phương vượt nguyên tắc làm lũng đoạn gây xáo trộn cho một tôn giáo như Giáo Hội PGVN hiện nay.
Chuyện xôn xao và bức xúc là do sự quan tâm đến tiền đồ của Phật giáo, không muốn có một tiền lệ xấu về sau, nhưng sự thật trên nguyên tắc hành chánh và pháp lý của Hiến chương, thầy Thanh Quyết hay ai đó không thể dùng quyền lực hay tiền bạc có thể khuynh đảo nề nếp đạo đức Thiền môn và sinh hoạt của Phật giáo. Ví thử bản Di chúc có giá trị vượt nguyên tắc Hiến chương, thì Hòa Thượng Pháp chủ cũng có thể di chúc cho một chú Sa Di thế quyền Pháp chủ khi ngài viên tịch??? Chưa nói đến trong Hội Đồng trị sự còn bao nhiêu bậc cao Tăng thạc đức tại vị phải chịu quyền chỉ đạo của một Tăng sĩ trẻ chưa có công hạnh gì với Phật giáo ngoài việc quyền thế và mãi lực nhiều tiền như thầy Thanh Quyết! Một bậc chân tu, chỉ biết đóng góp cho Phật sự mà không cần phải chức quyền thế lực. Chỉ có tâm phàm tục cho dù là hình dáng nhà tu, hoặc kẻ lạm dụng Phật giáo mới manh tâm tham quyền cố vị gây xáo trộn cho nội tình Phật giáo như thế.
Nếu lấy việc ra đi của một chức sắc trong Giáo hội để dọn đường thăng tiến quyền lợi, đây là việc mua bán một xác chết thường tình??? Huống nữa một vị thượng thủ của Giáo Hội, còn biết bao môn nhơn Pháp quyến và chư tôn đức trong Giáo hội còn đó mà bị một tu sĩ không là trưởng tử, chẳng phải chủng tử , lạm quyền quyết định, phải chăng là việc làm của kẻ “hạ mục vô nhơn?” Trước hành trạng thiếu nghiêm túc mang tính khuynh loát, Giáo hội cần xét lại nhân thân của thầy Thanh Quyết về chức danh, vị thế trong Đạo cũng như ngoài đời để làm gương cho kẻ hậu học và củng cố niềm tin Tăng Bảo cho quần chúng Phật giáo hiện nay.
Một sự ra đi có hàng ngàn người than khóc, thì cũng từ sự ra đi đó bị lạm dụng đem lại bất ổn, xôn xao cho bao người trong Giáo Hội Phật Giáo. Hiến chương và Di chúc, đâu là lẽ phải của một vấn đề???
MINH MẪN
01/12/2011
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012
CA SĨ HÙNG THANH VỚI ALBUM “GIẤC MƠ TỰ TẠI”
Trong phần giải thích, cũng là tâm sự với thính giả, Hùng Thanh nói: “Tôi đã ngộ lý vô thường”.Có lẽ vì vậy, Hùng Thanh đã cho ra đời album “Giấc mơ tự tại”.
Phần lớn các nghệ sĩ trong nhiều lãnh vực, sau thời gian – càng nổi danh càng gặp lắm trái ngang, chính vì thế, khi lớn tuổi, họ trở lại với niềm tin tôn giáo hoặc thế giới tâm linh với tâm hồn nhiều thương tích, được niềm tin phục hồi nghị lực, xóa tan các vết thương trần tục làm cho niềm u uẩn biến thành ánh sáng yêu đời trong niềm đạo. Nhưng Hùng Thanh, có lẽ chưa bị đau thương về công danh cũng như tình ái như đàn anh đàn chị kinh qua, mà theo Hùng Thanh, do nhìn thấy những mãnh đời bất hạnh chung quanh mà chàng ca sĩ đẹp trai trẻ trung đã ngộ ra “lý vô thường”.
Tuy là MC chính hiệu, việc cầm ca chỉ là nghề tay trái, không vì thế mà giọng ca thiếu chất mượt mà của “nhung” và hấp dẫn lôi cuốn của “ma túy”. Vì thế mà Hùng Thanh vẫn được quần chúng Phật tử dành nhiều ưu ái nhất. Sau những showbiz, Hùng Thanh đến với đạo qua nhiều chương trình văn nghệ quần chúng một cách hăng say và cống hiến. Chính vì chùa mà Hùng Thanh đã hạnh phúc mỗi khi đêm về: “Hạnh phúc nhất của tôi lúc này chính là được sống cận kề bên mẹ, được chăm sóc cho mẹ và được cùng mẹ công phu, niệm Phật khi đêm về, rồi cùng nguyện mang công đức này hồi hướng khắp muôn nơi…” Ôi, thật cao thượng và trong sáng, từ niềm hạnh phúc đó, bao nhiêu công hạnh đều hồi hướng khắp muôn nơi. Đúng là tâm hồn của một Phật tử. Cũng là một Phật tử, nên mọi việc phải thật lòng mới đưa đến một thành công trong cuộc sống thật: … “Quan niệm của Hùng Thanh đối với không chỉ riêng nghệ thuật đó là sống thật, làm thật và nói thật thì những gì mình có được cũng sẽ là thật.”
Tâm nguyện của Hùng Thanh trong lãnh vực ca hát, cho ra đời những album Phật giào, Hùng Thanh đã thực hiện thành công qua album “Cám Ơn Cuộc Đời”, và tiếp theo là “Giấc Mơ Tự Tại” . Trong giới Phật tử, nhất là Phật tử chùa Hoằng Pháp, chẳng ai lạ Hùng Thanh. Tuy rất nhiều ca sĩ Phật tử có mặt trong các buổi ca nhạc Phật giáo, nhưng Hùng Thanh đã tạo một ấn tượng sâu sắc đối với cộng đồng Phật tử. Chẳng những thế, Hùng Thanh còn ấp ủ tâm nguyện thành lập đội văn nghệ gồm những vũ công, ca sĩ đều là người khuyết tật, để nâng họ lên, góp mặt với đời trong nghiệt cảnh bất hạnh đó.
Niềm vui của giới ca sĩ là tấm lòng quần chúng dành cho họ. Tuy Hùng Thanh không là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng thật sự Hùng Thanh đã thành công một cách chuyên nghiệp trong giới cầm ca.
Cổ nhạc cũng như tân nhạc, điện ảnh, rất nhiều nghệ sĩ đến với đạo. Nghệ sĩ Kim Cương, Bạch Tuyết…, ca sĩ Thùy Trang, Bích Phượng, Kiều Nhi, Phương Thúy, Chí Tâm, Trang Nhung, Nhuận Thường, Việt Trinh…và rồi Hùng Thanh. Họ đến với đạo bằng cả tấm lòng và trong đó không ít những người ăn trường trai, hành trì công phu thuần thục.
Với giọng ca nhiều âm lực và lắm triển vọng, Hùng Thanh đã biết chuyển hóa hướng về tâm linh, nơi đó, ánh sáng Phật pháp sẽ hòa nhập cùng ánh sáng tâm linh của người nghệ sĩ, nâng Hùng Thanh lên một cung bậc thượng thừa nghiệp vụ.
Có lẽ quá thừa nếu giới thiệu Hùng Thanh đến với độc giả Phật tử, nhưng sẽ thiếu nếu không nói đến Hùng Thanh là một Phật tử chứ không phải là một tín đồ theo nghĩa thông tục. Hùng Thanh đã trả lời cho cuộc phỏng vấn của Tạp chí “Thế giới sao”:
“- Vâng, thật ý nghĩa và giá trị khi được hiểu về ý nghĩa của ca khúc và càng không thể phủ nhận một phong cách sống nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc rất riêng của Hùng Thanh khi khởi đầu con đường ca hát của mình bằng album nhạc Phật Giáo. Thông thường thì những anh chị em nghệ sĩ hoạt động thành công trong lĩnh vực nghệ thuật một thời gian thì sẽ quay lại đời sống tâm linh và chia sẻ với cộng đồng nhiều hơn vì nhận thấy được giá trị của cuộc sống là gì sau những thăng trầm vấp ngã nhưng Hùng Thanh thì ngược lại anh đi từ cái chân cái thiện bước ra đời thường? Do đâu mà có sự trái ngược này, phải chăng anh là một tín đồ?
Hùng Thanh trả lời:
Đạo Phật không có tín đồ và càng không tồn tại hai chữ mê tín, bởi vì Đức Phật chỉ ra cho chúng ta con đường để đi chứ không bắt ép phải đi theo con đường của Ngài. Sống theo giáo pháp của ngài ta sẽ được bình an tự tại không bon chen ganh đua và giáo pháp ấy chỉ gói gọn trong hai từ duy nhất đó là Nhân quả nên những ai sống biết nhân quả thì hiển nhiên người đó đã là một Phật tử
Một câu trả lời rất là Phật tử, chúc mừng Hùng Thanh đã biết chọn đời sống tâm linh để làm đẹp và phong phú hơn cho cuộc sống thông tục.
Chúng ta cùng nghe những ca khúc thâm trầm, đạo vị của Hùng Thanh qua album “ Giấc Mơ Tự Tại”
MINH MẪN
10/4/2012
THƯ XIN LỖI.
VTC NEWS vừa gửi thư nhận trách nhiệm vụ clip “ Đường Tông ….” Đến với cộng đồng Phật giáo.
Lá thư không đề ngày tháng nên độc giả chẳng biết sự phản tỉnh nầy cấp thời nhận lỗi ngay khi có phản ứng của quần chúng hay mãi đến khi “cứt trâu để lâu hóa bùn” mới xin lỗi cho có lệ.
Tuy nhiên, qua lời lẽ thống thiết, mặc dù có chút ít ăn học nhưng vẫn còn lòng non dạ trẻ nên không tránh khỏi sai sót: …”Ai trong chúng ta cũng mong muốn thể hiện cá tính, nét độc đáo của riêng mình; điều đó càng đúng với sinh viên, những người trẻ mang hoài bảo sáng tạo. Chính vì thế chúng tôi cùng nhau xây dựng nên clip với nội dung là hành trình tìm đến phương thuốc cứu giúp trần gian thoát khỏi tai ương của đại dịch HIV/AIDS . Khi bắt tay thực hiện clip, chúng tôi không hề có ý đụng chạm đến Phật giáo, coi thường Phật pháp, mà chúng tôi chỉ đơn giản muốn đề cập những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản bằng một hình thức mới lạ nhưng cũng rất đổi gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người như bốn nhân vật trên….”đó là những lời biện bạch chân thành từ đáy lòng; chẳng những thế, các em còn cảm thấy shock và rất buồn , suy sụp tinh thần trước những phản ứng gay gắt của quần chúng Phật tử. Đúng như thế, đứng trước một lực lượng quần chúng tôn giáo phản ứng về hành động xúc phạm tín ngưỡng của mình, ai không khỏi “sốt vó”.
Lời cuối cùng của thư xin lỗi ngắn gọn :…”không biết diễn tả thế nào tất cả độc giả có thể hiểu được tâm ý của nhóm chúng tôi, chỉ mong các vị cao Tăng, các Tăng ni, Phật tử và độc giả thông cảm cho sự bồng bột và thiếu suy nghĩ của nhóm. Đức Phật luôn từ bi hỷ xả. Chúng sanh người trần mắt thịt nên khó tránh khỏi sai lầm. Chúng tôi có lỗi và đã nhận thức sâu sắc lỗi lầm của mình. Mong sự rộng lượng tha thứ”
“Không biết diễn tả thế nào tất cả độc giả hiểu được tâm ý của nhóm chúng tôi” , Đúng là trẻ con, không biết cách diễn tả để mọi người hiểu thông cảm cho mình nhưng lại biết cách chọc giận thiên hạ! lại biết đem cái từ bi hỷ xả của đức Phật ra mà đở đạn vuốt ve! Qua văn bản , vừa nói lên sự chân thành nhận lỗi, vừa tồn tại một bản chất bướng bỉnh của tuổi trẻ ngông cuồng. Dẫu sao, vẫn là “ người trần mắt thịt” mong sự rộng lượng tha thứ của cộng đồng “ mắt thịt người trần”. Thế là “từ bi hỷ xả” cả làng; cũng có chút khôn ngoan đấy. Ai mà nở giận nữa, nhất là những người con Phật!
Clip đáng bị nguyềh rủa bao nhiêu thì lời tạ lỗi cũng đáng được tha thứ thông cảm bấy nhiêu. Một bài học suốt đời không những cho các em sinh viên mà còn cho những ai vì cái quyền uy, bản ngã dám xúc phạm đến đức tin của kẻ khác.
Dẫu sao vẫn là có tiếng nói chính thức xin lỗi của những người không chính thức nêu tên.
MINH MẪN
06/4/2012
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012
THÔNG TƯ QUẢN LÝ THÙNG CÔNG ĐỨC
"Có thể ban hành cái gọi là 'thông tư quản lý tiền công đức' hay không?". Thật ngộ nghĩnh và buồn cười khi đọc tựa đề trên ở trang web Chùa Phúc Lâm online dotác giả Quần Anh viết.
Hình như trong xã hội Việt Nam hiện nay không ngày nào mà không có chuyện “chẳng giống ai” xẩy ra như là “chuyện hàng ngày ở huyện”. Trong vòng một tháng, vụ “Đường Tông được đức Phật trao thùng bao cao su” chưa im ắng thì lại có chuyện mới về cung cách quản lý của các cơ quan thẩmquyền và phi thẩm quyền đối với Phật giáo.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu cho Bộ, phối hợp cùng Bộ Tài chính sớm đưa ra thông tư về quản lý tiền giọt dầu, công đức, cung tiến trong các cơ sở tín ngưỡng, đền chùa, nơi thờ tự. Bộ VH-TT-DL sẽ cho ra đời một văn bản quy phạm pháp luật chỉ áp dụng riêng cho các cơ sở tín ngưỡng dân gian và các cơ sở thờ tự của Phật giáo…
Chuyện nghe như trong mơ hay chuyện vui đùa của bác Ba Phi miền Tây
Lạ là Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL lại đòi quyền kiểm soát thùng công đức của chùa thật là lạ. Bộ Giáo thông vận tải tận thu thuế giao thông của dân nghe còn có lý mặc dù chưa ổn, nay ngành Du lịch văn hóa đòi quản lý thùng công đức của chùa mới là chuyện “1001 đêm của Aladin và cây đèn Thần”.
Kiểm soát vàng, kiểm soát Dolla, kiểm soát tiền bá tánh cúng dường rồi sẽ kiểm soát gì nữa??? Mà tại sao chỉ kiểm soát Phật giáo trong khi chính thức bảy tôn giáo hiện hành? Có lẽ các quan lớn không còn chỗ để tận thu nên nhòm ngó đến nhà chùa.
Giờ đây tiền công đức thầy trụ trì cũng không có quyền tự do quyết định, có nghĩa quý sư chỉ là ông từ giữ chùa. Chùa đình miếu mạo là do nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý? Âm điệu nầy nghe quen quen của thời bao cấp!!!
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, đó là bài hát trong quá khứ, hiện tại không cần phải chọn mà nhan nhản trên thông tin báo chí dồn dập những chuyện vui trái khoáy hàng ngày mà người dân không biết mình đang sống thực hay mộng!
Rồi đây, quần chúng sẽ không cúng chùa nữa, vì cúng để các sư tu bổ chùa chiền và tu tập chứ không phải cúng cho những cơ quan phi chức năng quản lý. Các sư tự động sẽ ra ngoài tim việc làm sinh sống, chùa bỏ hoang, thế là khỏi cần dẹp mà tôn giáo tự tiêu diệt. Lúc bấy giờ, chùa chỉ còn là nơi du lịch tâm linh, sẽ không là nơi tu tập tâm linh!?
Ai bảo xã hội ta không có tự do? Người dân muốn phạm pháp cứ phạm, có nhà nước xử lý. Ai muốn vi phạm giao thông cứ phạm, có tiền đóng phạt là được. Các cơ quan ban ngành muốn ra thông tư chỉ thị, quyết định…gì cứ ra theo sự thông minh đột xuất của mình, bất quá xin lỗi, kiểm điểm sửa sai là xong.
Ai muốn mặc đồ sư đi xin ăn mỗi ngày trên các phố, không cần xuất gia thọ giới, cứ mặc, chẳng ai làm gì nhau, tối về tha hồ ăn nhậu. Lũ trẻ vung vít trên mạng, tung hình bậy bạ xúc phạm kẻ khác cũng mặc, không ai khiển trách. Ngay cả sử dụng Đức Phật và Thánh Tăng nhà Đường để quảng cáo bao cao su, quần chúng và GH phản kháng, cũng mặc, không ai có trách nhiệm tháo xuống…
Thế mà bọn Tư bản cứ rêu rao Việt
Hoan hô đỉnh cao trí tuệ Huỳnh Vĩnh Ái.
Minh Mẫn (1/4/2012)