Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

GIÁO QUYỀN HAY LẠM QUYỀN?


Thời gian gần đây, tại Phú Yên, huyện Tuy An, chùa Từ Ân được chư tôn giáo phẩm một số tỉnh thành quan tâm theo dỏi một sự kiện không thể gọi là vụ án, một tai nạn tôn giáo hay là bất cứ danh xưng nào cho thích hợp với tình trạng hiện nay của nạn nhân tu sĩ Thích Nguyên Nguyện.

ĐĐ Nguyên Nguyện là tu sĩ trung niên, kế thừa trụ trì chùa Từ Ân, xã An Nghiệp, Tuy An khi Bổn sư siêu vãng. Chùa Từ Ân được một sư ni họ Đoàn, triều Nguyễn, khai sơn vào hậu bán thế kỷ 18. Trãi qua các đời trụ trì: HT. Như Bảo, HT Hoa Viễn, HT Thiền Ninh, HT Vạn Thiện, Sa Di Phước Hoa, ĐĐ Như Nguyện, HT Khế Tâm…Vào thời chinh chiến, chùa bi tàn phá, nhiều lần tu tạo trên nền đất cũ, hiện nay tu sĩ Nguyên Nguyện đang tu tạo nhưng bị đình chỉ và nguyên vật liệu bị hư hủy bởi nắng mưa.
Đáng ra Nguyên Nguyện xuất gia với HT Nguyên Đức, Phó BTS PG Tỉnh Phú Yên, nhưng do thiếu duyên, Đại Đức thế phát với HT Khế Tâm, hành điệu tại Từ Ân. 2010 đến nay, Nguyên Nguyện chính thức thừa kế phụng sự Tam Bảo. Sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Phật Học tại Viện Phật Học Vạn Hạnh, TP HCM, trong thời gian lưu trú ở miền Nam, Nguyên Nguyện có nhiều mối quan hệ tốt với chư Tôn đức cũng như Tín đồ, vì thế, khi về lại chùa nơi thôn quê hẻo lánh, nghèo khó, Nguyên Nguyện đã vận động các nhà hảo tâm tại TP HCM để cứu trợ thiên tai, giúp đỡ bà con nghèo, xây nhà tình nghĩa và nhiều công tác từ thiện giúp địa phương, được quần chúng ủng hộ và cảm mến.
Tuy nhiên, do tính bốc đồng và ương ngạnh của một Thanh niên Tăng, Nguyên Nguyện tỏ ra bất phục tùng những chức sắc BTS mà nhân thân họ còn nhiều trần tục; Một số công tác từ thiện trực tiếp với dân nghèo và nạn nhân thiên tai mà không thông qua BTS cũng như chính quyền; tổ chức văn nghệ giúp vui bà con do các nghệ sĩ tài danh từ TP HCM ra diễn, và còn nhiều việc năng động của tuồi trẻ đã làm chư tôn túc trong BTS khó chịu. Một thành kiến xa xưa khi Nguyên Nguyện bỏ HT Nguyên Đức để đầu sư với HT Khế Tâm đã là việc làm bẽ mặt HT Nguyên Đức. Qua 10 năm ngấm ngầm tìm cách triệt hạ Nguyên Nguyện cho hả cơn hận và muốn tịch thu chùa Từ Ân giao lại cho đệ tử, HT Phó BTS Nguyên Đức đã tố cáo với chính quyền những sai phạm của Nguyên Nguyện mang tính chụp mũ.

BTS PG là cơ quan lãnh đạo PG tỉnh, có bổn phận điều hành Tăng ni thực hiện đúng chính sách nhà nước. Ban Tôn Giáo là cơ quan nhà nước điều hướng các cấp Giáo Hội sinh hoạt đúng với chính sách; Ngoài ra an ninh kể cả PA 38 có chức năng theo dỏi mọi hành tung của tôn giáo tránh tình trạng lạm dụng chính trị và bạo loạn. Như thế BTS PG có bổn phận thực hiện và các ban ngành liên đới với sinh hoạt tôn giáo có nhiệm vụ hỗ trợ cho BTS,BĐD PG các cấp thực hiện nhiệm vụ đuợc giao phó. Nếu tuân thủ đúng chức năng như thế thì mọi việc không có gì gọi là đáng tiếc xẩy ra; Nhưng, cho dù là một HT lãnh đạo Giáo hội, làm việc bằng cá tính, xem thường Hiến chương và lạm dụng chức quyền, cậy thế chính quyền để vu vạ áp đảo tu sĩ thì đây là việc làm đáng tiếc. Các chuyên ngành nhà nước nâng đỡ BTS và các chức sắc mà không tìm hiểu rõ sự việc xẩy ra, nghe báo cáo và tin vào cấp lãnh đạo Tôn giáo thì chính quyền trở thành tay sai của các chức sắc Tôn giáo để áp đặt và áp lực các tu sĩ mà không chịu lắng nghe tìm hiểu nỗi oan khuất của họ. Nhìn về đại thể thì giữa các cấp an ninh, Tôn giáo và các chức sắc Phật giáo có một cấu kết chặt chẽ để làm việc hiệu quả, vì tin cậy lẫn nhau. Suốt thời gian qua, một số tỉnh phía Nam luôn xẩy ra tình trạng các chức sắc lạm dụng quyền hạn truy bức tu sĩ, mượn tay nhà nước để thực hiện; cũng có trường hợp một số cán bộ áp đảo tu sĩ , dùng Giáo Hội để nội bộ xử lý nội bộ.
Tu sĩ Nguyên Nguyện trên đây là nạn nhân của HT phó BTS PG Tỉnh Phú Yên. Qua 10 năm truy tố với các ngành chức năng an ninh về Nguyên Nguyện, vẫn không có một chứng cứ rõ ràng, ngày 16/12/2010, v/p UBMTTQVN huyện Tuy An đã mời ĐĐ Nguyên Nguyện đến yêu cầu bàn giao chùa Từ Ân mà không nêu một lý do chính đáng. Việc tẩn xuất tu sĩ, tịch thu cơ sở thờ tự là quyền hạn của Tôn giáo, sao Mặt Trận huyện lại đứng ra làm việc nầy? phải chăng vì không hiểu quyền hạn và nhiệm vụ hay cố tình huyện đã chà đạp lên luật pháp thay vì là BTS có quyền xử lý tu sĩ sai phạm theo Hiến chương Phật giáo và Nội Quy Tăng sự của GHPGVN hiện hành. Việc tẩn xuất một tu sĩ không thể là chuyện đơn giản. Ngay cả phạm Tăng Tàn cũng phải thông qua pháp Yết Ma để lấy ý kiên đại chúng. Nếu phạm trọng giới cũng chỉ áp dụng cách ly để tự sám. Giới là quan trọng của tu sĩ mà xử lý như thế, thì luật mang tính giai đoạn của một tổ chức sao phải mượn tay luật pháp để cưỡng chế và trục xuất? Một tu sĩ phạm pháp quốc gia mới bị xử theo luật pháp. Phạm luật đạo thì để GH xử trị. Hình như thế quyền và giáo quyền đang dẫm chân nhau một cách vô lý. Cuộc triệu tập tu sĩ Nguyên Nguyện tại Ủy Ban Huyện yêu cầu bàn giao chùa là một việc làm vi hiến và tùy tiện, không đúng chức năng của mình. Nếu BTS PG Tỉnh không đủ khả năng thể hiện quyền hạn thì đưa lên Trung ương xử lý nếu có đủ bằng chứng phạm tội của một tu sĩ, chứ không thể mượn tay chính quyền để rung cây nhác khỉ mà tự thân của các Ngài vẫn còn đùm đề vợ con trong chùa, chăn nuôi gia súc nơi đất Già Lam và làm kinh tế không đúng giới luật; một cán bộ Phật giáo thay mặt GH điều hành Phật sự, không thể làm việc bằng vị kỷ cá nhân hay tư thù nhỏ nhen đối với những tu sĩ tuổi đáng con cháu. Một trụ trì đương nhiệm được sự tín nhiệm của quần chúng không thể bị tống khứ để cướp chùa trao cho người khác. Rất tiếc, đây không phải là việc duy nhất xẩy ra tại một tỉnh lẻ như Phú Yên. BTS PG tỉnh không thể nằm trong tay cá nhân của một phó BTS như thế.

Theo nguồn tin của những tu sĩ tại Phú Yên nằm trong tầm ngắm và sự đe dọa của ngài Phó BTS Nguyên Đức, ngoài Nguyên Nguyện là:
TT Đồng Phương, trụ trì chùa Kim Cang Tuy Hòa,
TT Quảng Phát, trụ trì chùa Bát Nhã, Tuy an,
ĐĐ Nguyên An tọa chủ chùa Phước Sơn, Sơn Hòa,
ĐĐ Quảng Ngộ, trụ trì chùa Thanh Lương, Tuy An,
ĐĐ Thông Tiện chùa Kiên Quang,Tuy Hòa,
ĐĐ Quảng Thuận chùa Quy Sơn, Tuy An
Sư cô Nguyên Hồng, chùa Châu Lâm Tuy an

Riêng một tu sĩ như ĐĐ Nguyên Nguyện, cần phải có đức khiêm tốn đối với các bậc trưởng thượng. Theo dư luận quần chúng Phú Yên, Nguyên Nguyện sống hơi phóng khoáng, ăn nói thiếu tế nhị, hành xử không khôn ngoan, nhưng năng động sinh hoạt từ thiện, xây nhà tình nghĩa và giúp đỡ đồng bào nghèo. HTV4 đã nhiều lần nêu gương một tu sĩ trẻ của Nguyên Nguyện đóng góp nhiều công ích cho xã hội. Nhân thân Nguyên Nguyện xuất xứ từ gia đình Cách mạng. anh chị em đang giữ những trọng trách như Trưởng Khoa nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh Phú Yên, chánh án huyện Sông Hinh, Kiểm tra đảng tỉnh Phú Yên, Giám đốc viện Viễn Thông và ông anh là liệt sĩ…Đây không thể là lý do để Nguyên Nguyện ỷ lại và ngông nghênh. Nguyên Nguyện là bài học cho các tu sĩ trẻ biết khiêm hạ và nhẫn nhục trước thế lực của quý chức sắc Phật giáo, đồng thời gia công tu tập để tăng trưởng nội lực hơn là phô trương khả năng khi tuổi đời còn non kém.
Các Chúc sắc Phật giáo cũng cần rút kinh nghiệm vụ việc của Nguyên Nguyện chùa Từ Ân Tuy An, không hành xử théo ác tính và tùy tiện, không lạm dụng chức quyền và thế quyền để xâu xé nội bộ, Nếu xử trị tẩn xuất một tu sĩ ra khỏi chùa, cũng phải giải quyết chỗ ở cho họ chứ không thể tạo cuộc sống bất an cho một tu sĩ. Nếu lột áo một tu sĩ, không thể đơn phương BTS hay cá nhân một phó BTS tỉnh làm được, càng không thể mượn tay chính quyền làm việc nầy. Khi GH giải quyết một vấn đề tu sĩ, phải nghĩ đến nhân thân tu sĩ đó, liên đới trách nhiệm của tu sĩ đó với quần chúng, khả năng và uy tín của tu sĩ đó. Phạm luật hoặc phạm giới của tu sĩ đó có tương xứng với hình phạt tẩn xuất và lột áo chăng!
Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành liên đới tôn giáo cần xét nét kỷ những báo cáo, yêu cầu của BTS đối với tu sĩ Pg. Không nên vị nể, hành xử tùy tiện thiếu công minh. Mọi người dân, kể cả tôn giáo đều chấp hành luật pháp thì cơ quan pháp luật cũng thực hiện đúng chức năng Hiến pháp và Tôn giáo quy định. Cơ quan luật pháp phải độc lập với BTS và các chức sắc tôn giáo để giữ tính khách quan.
Một đất nước mà luật pháp chưa thực hiện triệt để thì sự lạm quyền không thể tránh khỏi. Một tôn giáo mà tu sĩ có chức quyền thiếu sự tu tập nghiêm chỉnh thì việc lạm quyền ức hiếp tu sĩ thuộc cấp cũng dễ xẩy ra.
Tất cả cần điều chỉnh để một xã hội được tôn ti và Tôn giáo được trong sáng. Vụ Nguyên Nguyện không phải là quá muộn trước khi những đáng tiếc xẩy ra. Quần chúng Phật tử và đồng bào nghèo đang cần sự đóng góp của những tu sĩ năng động như Nguyên Nguyện trong tỉnh nghèo và nhiều thiên tai như Phú Yên, mong chính quyền tỉnh làm việc với BTS để có cách tháo gỡ nhẹ nhàng hầu lấy lại niềm tin cho quần chúng. Quyền lực và Tôn giáo không phải là đôi đũa vạn năng đem lại ổn định xã hội nếu không có công tâm và trí tuệ để quần chúng tâm phục, khẩu phục.
UBMTTQ Huyện Tuy An hãy nhìn lại phương án cưỡng chế , lấy chùa Từ Ân mà không thuộc quyền hạn trong tầm tay của địa phương hiện nay.
Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo cần quan tâm vấn đề nầy đang đánh động trong và ngoài nước vụ án chùa Từ Ân và tu sĩ Nguyên Nguyện



MINH MẪN
17/12/2010

3 nhận xét:

  1. Cảm ơn CS Minh Mẫn, một bài viết rất đúng tâm tư nguyện vọng của Phật tử Phú Yên,Tại sao!? Tu sĩ trẻ ở PY lại bị trù dập như vậy? Phật dạy sống Lục Hòa Kỉnh trong tăng đoàn..thế mà một HT/PBTS/PY lại đem cái đố kỵ để mà hành xử đệ tử của mình, hãy nhìn lại mình trước khi thấy người khác..Sống AN LẠC là Niết Bàn, hy vọng HT/PBTS. HỶ XẢ,BAO DUNG,Đúng với tinh thần Bồ Tát Đạo"THƯỢNG CẦU PHẬT ĐẠO-HẠ HÓA CHÚNG SANH " NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO ADIDAPHAT

    Trả lờiXóa
  2. A di đà Phật.!
    cuộc sống sao mà có nhiều cái nực cười quá anh Minh Mẫn àh.
    ko công nhận thầy Ng. nguyện là 1 tu sĩ , đuổi thầy đi ra khỏi chùa với lý do : Giáo Hội muốn cho bản thân thầy Ng. nguyện được giáo dục tốt hơn . và vì thương thầy , nên HT / Truong ban TS mới làm như vậy.
    BTS nhờ chính quyền lập ra 1 ban kiểm kê tài sản tất cả các chùa hằng năm ,với ý tự khen mình là 1 cuộc cách tân Phật giáo . và chỉ có Phật giáo Phú yên mới có chứ ko nơi nào có dc. ( ngẩm lại thấy mắc cười , ko nói thêm dieu này )
    hôm nay , tai chùa TỪ Ân , lúc 6 giờ chiều , Công An làm 1 cuộc đàn áp trắng trơn . thầy Nglai va Công An thì vào chùa yêu cầu Thay NG. nguyện trả chùa .
    Hòa THương TÂm Thủy thì ngồi trong xe gắn biển số màu xanh ở trước chùa chỉ đạo. ( đây ko phải là mắc cười sao ? ).
    những người hiếu động đi chùa thì bị công an bắt lên UB diều tra . ( hehe ... ko hiểu nổi ).
    Loa Phóng Thanh thì liên tục phát lên bản tin : đề nghị ông Lê Kỳ ( tức thầy Ng. nguyện ra khỏi chùa )
    Việt Nam là đất nước độc lập, có chủ quyền có luật Pháp . Vậy luật pháp ở đâu mà Hòa Thương PBTS nguyên đức phải tốn nhìu sức thế đối với 1 tăng sĩ trẻ ở vùng sâu vùng xa.?
    TRung ương giáo hội xa quá . hihi...
    Việc kết án tử hình 1 công dân thì phải có chữ ký của của Cấp TW. tẫn xuất 1 tu sĩ có khác nào tử hình 1 lý tưởng của người tu . vậy nếu kết án tử hình lý tưởng của 1 nguoi tu thì phải thông qua GH Trung ương chứ ? .
    Nhìn chùa Từ Ân chỉ biết cười thôi .ko bit nói j nữa .

    Trả lờiXóa
  3. ko thể để những ng như vậy điều hành Phật sự đc. Bài viết của CS đã phần nào nói lên được sự bức xúc của ng dân cũng như bản chất chất của ông PBTS,chưa kể ông ta còn nuôi gia súc gia cầm trong chùa, thông đồng với chủ thầu XD nghĩa trang Phật giáo Tuy Hoà ăn chia với nhau lấy giá rất cao từ việc xd những ngôi mộ.Lúc trước ông PBTS và ông TBTS là HT Tâm Thuỷ còn cãi nhau chí choé giành chức giành quyền.Những điều này hầu như ng dân trong Tp ai cũng biết.ko bít đến bao giờ các tu sĩ ở PY mới thoát khỏi sự áp bức của 2 ông này.

    Trả lờiXóa