Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009
kỷ Niệm Ngày Sinh Của Đức Huỳnh Phú Sổ
25/11. âm lịch hàng năm, được tín đồ Hoà Hảo cử hành trọng thể kỷ niệm này ra đời của Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo.
Ngài sinh ngày 15/11 năm 1920 ( Kỷ Mùi ) tại làng Hoà Hảo. Con của cụ ông Huỳng Công Bộ.Do sức khỏe kém, học hết tiểu học theo chương trình Pháp Việt, Ngài nghĩ học, lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh, từ đây, ngài tu theo Bửu Sơn Kỳ Hương của đức Phật thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên ). Ngài ra truyền Đạo chưa đến 20 tuổi. Dùng phương trị bệnh để hoằng Đạo nên trong vòng 2 năm, lượng số tín đồ trở nên đông đảo. Truyền thuyết bảo rằng Đức Phật thầy đã mượn xác Ngài để dạy bá tánh vạn dân tu thân giúp nước theo tinh thần Tứ Ân Hiếu Nghĩa của nhà Phật.
Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 6 tập:
1. Sấm khuyên người đi tu niệm
2. Kệ của người Khùng
3. Sấm giảng
4. Giác mê tâm kệ
5. Khuyến thiện
6. Những điều sơ học cần thiết của kẻ tu hiền
Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân":
• Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
• Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời)(KIWI).
Trong thời đất nước bị ngoại xâm thống trị, với lòng thương dân mến nước, ngài cùng tín đồ tham gia chống Pháp và mất tích vào năm 1947. Tín đồ vẫn tin rằng Ngài sẽ trở lại để tiếp tục hoằng dương đạo Pháp. Vì thế, tín đồ Phật Giào Hoà Hảo vẫn tiếp tục duy trì giềng mối sinh hoạt tu thân cứu nước, giúp đồng bào để lập công bồi đức chờ ngày thầy trò đoàn tụ.
Tuy Đạo Hoà Hảo là một tông Phái riêng biệt, nhưng sinh hoạt tín ngưỡng, vẫn chọn Tịnh Độ làm gốc, Đức Thích Ca làm Bổn sư giáo chủ cỏi Ta bà nầy; Qua các nghi thức, họ vẫn xưng niệm tôn hiệu Bổn sư và Hồng danh A Di Đà.
Trong đời sống tu tập của tín đồ, họ rất trung kiên và thành kính. Xưa kia, Đức thầy khuyên bổn đạo trai kỳ, ngày nay, phần lớn họ đã trường chay. Ngoài ra, họ tham gia công tác từ thiện rất đắc lực mà những tôn giao có mặt trong nước chưa sánh kịp.
Phật tử Hoà Hảo đã thành lập Bếp ăn tình thương cho một số vùng, tại TP HCM có hội Từ Thiện Nhân Hoà và Bảo Hoà mỗi ngày cung cấp trên năm ngàn suất ăn chay miễn phí cho các bệnh nhân, thân nhân người bệnh, các y bác sĩ, lao công trong bệnh viện. Họ có xe cứu thương chuyên chở miễn phí cho các bệnh nhân cấp cứu, giúp kẻ cơ nhở và cung cấp áo quan cho những gia đình nghèo có thân nhân quá vãng. Với tinh thần xã hội từ thiện như thế, ngoài TP HCM, họ phát triển bếp ăn tình thương và hội Từ Thiện các tỉnh, tuy nhiên họ cũng gặp khó khăn một vài nơi khi xin phép sinh hoạt thiện nguyện như thế.
Họ cũng thường xuyên giúp đồng bào vùng sâu vùng xa mổ mắt miễn phí, cung cấp xe lăn, xây cầu, đào giếng, làm nhà và những việc công ích khác.
Tổ chức Phật giáo Hoà Hảo không có tu sĩ lãnh đạo mà lãnh đạo bởi các Đồng đạo được đề cử. Sau năm 1975, Hoà Hảo bị thu hẹp trong phạm vi sinh hoạt thuần túy tín ngưỡng tại gia, đến 1999, được Ban Tôn Giáo chính phủ chấp thuận tính pháp nhân, do cụ ông Nguyễn văn Tôn đứng đầu lãnh đạo, từ đó mọi sinh hoạt tương đối rộng rãi.
Qua buổi lễ kỷ niệm 89 năm ngày sinh Đức Thầy, quần chúng tín đồ Hoà Hảo vân tập về các Ban Trị sự xã khá đông. Những dãy cờ và đèn kéo dài nhiều cây số hai bên đường về đêm trông đẹp mắt. Xen lẫn ngôi sao và cây thông Noel của Kito giáo nằm dọc lộ. Tại trụ sở Ban Đại Diện PGHH tỉnh An Giang; sáng 25/11/Mậu Tý, bảy chiếc xe hoa trong đó có xe Long Mã, cung nghinh đức Thầy từ tổ đình Hòa Hảo về, có sự tham dự của chính quyền cấp tỉnh.UBMTTQ trung ương và các ban ngành đều gửi hoa chúc mừng.Trên ba ngàn tín đồ và quan khách một số tỉnh, thành xa cũng về chung vui. Tại TP HCM đã có 15 chiếc xe đưa quần chúng về dự, Tại chùa Cây Xanh làm cổng Tam Quan khá bắt mắt thì chùa An Hoà tại trụ sở Trung ương làm tháp đèn cao trên 10m, nằm trên toà sen di động ngược kim đồng hồ.
Về tổ chức nghi lễ tôn giáo cũng như nghi thức hành chánh rất gọn.Tuy Đạo Hòa Hảo chủ trương thờ tấm trần điều màu nâu, nhưng tại An Hoà tự vẫn có tôn tượng Bổn sư, Hộ Pháp và chư tổ.
Nghi lễ và tổ chức
Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Họ cho đó là những sự phung phí thay vì dùng tiền đó dể giúp đỡ những người thực sự cần đến.
Đạo Hòa Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ công cộng, trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc. Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hòa Hảo là miếng vải đỏ (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi là trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của nhà. Việc thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: "Phật tại tâm, tâm tức Phật". Đạo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.
Lễ vật khi thờ phúng cũng rất đơn giản chỉ có hoa và nước lạnh (nước mưa, nước lọc tinh khiết). Ban đêm đốt đèn ở bàn thờ trong nhà và bàn thờ thông thiên. Khi thờ tín đồ chỉ đọc sấm giảng do thầy Huỳnh Phú Sổ soạn, không phải đọc kinh Phật và niệm lục tự Nam-mô-a-di-đà-Phật với mục đích tĩnh tâm.
Ngoài ra đạo Hòa Hảo còn có một số quy định về tôn giáo và quan hệ gia đình, xã hội. Ví dụ người nhập môn phải tuyên thệ trước Tam Bảo, nam tín đồ phải để vấn tóc (búi) để giữ hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên, tín đồ phải thực hiện ăn chay từ thấp đến cao (6 đến 10 ngày trong 1 tháng hoặc trường chay như đạo Cao Đài, những ngày ăn chay mặn phải kiêng ăn thịt 12 con giáp, ngày tín đồ phải 2 lần cầu nguyện và khấn lạy trước bàn thờ (sáng, tối). Lời khấn nguyện khi cúng lễ của tín đồ Hòa Hảo là câu Nam mô nhất nguyện, Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng, Liên hoa hải hội, thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an. (KIWI)
Với hệ thống hành chánh hiện nay. Tại TW có BTS GHPGHH, Cấp tỉnh có Ban Đại Diện, nhưng cấp quận huyện lại không có; về đến xã thì có BTS xã. Không mang nặng hình thức tôn giáo thờ phượng, lại chú trọng đời sống tín ngưỡng hoà nhập. Nhờ giáo lý ngắn gọn dễ hiểu, thích hợp với trình độ nông dân, nên PGHH thành công và ăn sâu vào xã hội nông nghiêp vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tinh thần Đồng đạo đáng nói nhất. Dù kẻ xa lạ, họ vẫn vui vẻ tay bắt mặt mừng, chăm sóc chu đáo cho nhau. Nhà trù chu cấp cơm ăn, nước rót tụ do. kể cả thuốc men, kinh sách đều miên phí.
Tuy PGHH là một tông phái của Đạo Phật như Tịnh Độ cư sĩ của đức Tôn Su Minh Trí; nhưng khác hơn Tịnh Độ cư sĩ, ngoài việc chu cấp thuốc từ thiện, Tín đồ Hoà Hảo còn làm nhiều việc công ích khác một cách hăng hái tự nguyện. Đời sống tu hoc tại gia rất chuẩn với lời Phật dạy. Chủ trương tự túc sinh kế để giúp nhau mà không thọ nhận cúng dường; hoà nhập với xã hội theo tinh thầnb Tứ nhiếp Pháp để mang đạo vào đời, làm từ thiện để đưa đời vào đạo, thế nhưng, PGHH cũng chưa được Phật giáo truyền thống của chư Tăng xem như một hệ phái ruột thịt; PGHH đã sống hoà nhập vào quần chúng dễ hơn càc sư tăng, vì thế ,làng Mai được xem là Phật giáo Ứng dụng thì Hoà Hoả là đạo Phật thực dụng.
Nhờ nhiều tông môn khác nhau, mang tính dân tộc sâu sắc, những tôn giáo nội sinh như thế, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp không nhỏ cho công cuộc an sinh xã hội, xứng đáng là tôn giáo dân tộc. Tuy tín đồ Hoà Hảo trên dưới ba triệu, phần lớn quy tụ vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhưng một thời lẫy lừng danh sử chống ngoại xâm, giờ đây bắt tay vào xây dựng cuộc sống giúp đỡ đồng bào nghèo khổ trong đất nước. Ước gì, PGHH và PG truyền thống kết hợp để hoằng truyền thì Đạo Phật Việt Nam không bị đình trệ như hiện nay.
Một tinh thần xã kỷ vị tha của Đức Phật đã được Đức Huỳnh giáo chủ áp dụng để hoà nhập tương trợ đồng bào là thế mạnh của Phật giao nội sinh; vì thế Tứ Ân Hiếu Nghĩa là tôn chỉ của Phật giáo dân tộc vùng Đồng Bằng phì nhiêu của tổ quốc đang được nẩy nở thăng hoa.
MINH MẪN
22/12/08
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009
TÔN GIÁO VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ
Đã đến lúc vấn đề “Tôn Giáo Là Gì” không cần phải đặt ra nữa, bởi lẽ, các nhà Duy vật cổ đại đã bảo: sự sợ hải sinh ra Thần Thánh,và, bổ sung một cách toàn diện, L.Phơbách dàn trải Tôn Giáo phát xuất từ các mặt tiêu cực lẫn tích cực trong lĩnh cực tình cảm, xúc cảm, và mong ước! Tuy nhiên, góc độ thực dụng và hiện tượng, K.Marx nhận xét: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sanh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần…
Thật ra, tất cả những định nghĩa và nhận xét về tôn giáo của Karl Marx, F.Angel và những nhà Duy Vật từ thế kỷ XIX trở về trước, nó chỉ đúng 50% trong tình huống hiện nay, có nghĩa vào thời điểm của các nhà nhận định lúc bấy giờ, hoàn toàn chính xác, bởi lẽ, phương Tây, Kitô giáo thống trị toàn cõi, một tôn giáo độc quyền duy nhất, vì thế, nó phát sanh những bất toàn của một thể chế độc tài, độc đoán, chi phối cả thế quyền, làm cản trở bước tiến của những cá nhân cũng như xã hội có óc tiến bộ; Do thế tục hoá giáo quyền, đã phát sanh nhiều lực lượng chống đối hầu đưa tôn giáo trở lại vị thế ban đầu, đồng thời tránh tình trạng xa rời giáo chế hiến định.
Vào thế kỷ 12, Pierre Valdes, một đại gia Pháp, noi theo nếp sống nghèo, đi sát với dân chúng, bán hết gia sản để sống hạnh nghèo khó mà hầu hết các tu sĩ khi chịu chức Linh Mục đều phải khấn nguyện, nhưng tập đoàn tu sĩ đã sống “khó mà nghèo”, đã thế, Giáo hội ngày càng giàu, lợi tức thu từ thuế má, đất đai chiếm được, thậm chí, những tín điều, nghi tế cũng được Giáo Hội làm phương tiện kinh doanh; sống sa đoạ, gây phẩn nộ trong lớp quần chúng thuần tín, từ đó phong trào chống nhà thờ đã phát sinh, và phát sinh ra hệ phái Tin Lành, rồi Chính Thống giáo, Anh Giáo…Dĩ nhiên trong lúc hổn loạn về giáo quyền, thế kỷ 14 phát sanh ra 3 Giáo hoàng, hai vị ở La Mã và một vị ở Pháp, không ai phục tùng ai, cả ba đều chứng tỏ uy quyền, rút phép thông công lẫn nhau. Sau những khủng hoảng, thế kỷ 16, được Luther dành quyền trực tiếp đọc kinh Thánh cho tín đồ mà trước kia, chỉ có giáo sĩ mới có quyền lưu giữ và diễn giảng.
Qua một vài hiện tượng đó cho thấy, Tôn giáo lúc bấy giờ quả là tệ hại, đem lại nhiều cuộc thanh trừng, Thánh chiến lẫn nhau, không những Giáo hội lạm quyền, khống chế thế quyền, mà ngay cả thế quyền cũng lạm dụng tôn giáo để thống trị và bành trướng thế lực, ví dụ Constantinople , Henry VIII, và những vua chúa lúc bấy giờ, những giai đoạn tranh quyền, vua theo giáo phái nào, buộc dân phải theo giáo phái đó, cứ mỗi lần thay ngôi đổi chủ là một lần người dân phải cải đạo hoặc máu đổ thịt rơi; Xã hội Tây Âu chìm trong thời đại đen tối!
Từ những biến thái của tôn giáo, buộc các nhà cải cách chính trị, khoa học,văn hoá, xã hội phải xét lại bản chất của tôn giáo; chính vì thế, biện chứng Duy vật xem tôn giáo là cái siêu thực nhưng rất thực, vì tôn giáo đã tạo một cảm giác an toàn cho tín hữu ở một thế giới siêu thực, nhưng tôn giáo đã tranh thủ những quyền lực và quyền lợi ở thế gian rất thực. Những cảm giác an toàn siêu thực đó, Marx gọi là thuốc phiện ru ngủ quần chúng trước những khổ đau thực tại.
*
* *
Sau thế kỷ XIX, chính sách xâm lược thuộc địa tiếp nhận nhiều nền văn hoá ngoài Kitô trong các quốc gia phương Đông, các nhà nghiên cứu sử, triết đặt lại vấn đề giá trị văn hoá tôn giáo mà bấy lâu, Kitô giáo đã cho họ một cái nhìn phiến diện đầy thành kiến. Anh Quốc vô cùng ngạc nhiên khi đối diện với tôn giáo tín ngưỡng Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng; Với tinh thần trân quý giá trị minh triết của các nền văn hoá Á Châu, Anh quốc đã thu gom những tàng thư quý báu, cũng như thâm nhập sâu vào đời sống tâm linh của các hiền giả, yogi, Guru để thẩm thấu giá trị tâm linh một cách nghiêm túc và khoa học. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp… cũng từng dẫm chân lên mãnh đất mầu mỡ tâm linh châu Á trên bước đường viễn chinh thuộc địa, nhưng khám phá được tinh yếu của nền minh triết Đông phương chậm hơn và thẩm thấu ít hơn mãi đến gần cuối thế kỷ XX, Pháp mới công khai đón nhận Phật giáo như một model thời trang cho đức tin và văn hoá xã hội. Ngày nay, Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Nga…đều đón nhận Phật giáo như một nếp sống hoà bình và văn hoá nhân bản.
Như thế, những khái niệm tôn giáo như:”Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa cô đơn thì anh chưa từng có tôn giáo…” “Tôn giáo là sự phản ảnh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…” hay: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên…”
Những khái niệm đó, đã phải dừng lại trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, khi Phật giáo trăm hoa đua nở tại Âu Mỹ với tinh thần Đại Thừa, cũng như nguyên thủy Phật giáo.
Phật giáo gặp gỡ tinh thần cách mạng xã hội Âu Mỹ trên một điểm chung: loại thần linh ra khỏi quyền tự do chọn lựa niềm tin của con người. Văn hoá, xã hội, khoa học…phục vụ cho đối tượng duy nhất là con người thì không thể để con người bị thống trị bởi bất cứ thần lực siêu nhiên nào ngoài cuộc sống.
Đức Phật tuyên bố: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Phật là con người trí tuệ, áp dụng trí tuệ trong cuộc sống, không dùng niềm tin thiếu kiểm chứng. Không áp đặt niềm tin lên bất cứ ai. Ai cũng là Phật, ai cũng có khả năng trí tuệ như nhau, nếu biết khai thác.Vì thế, người Phật tử lấy “Duy tuệ Thị Nghiệp” làm hành trang vào đời; chính vì thế, có thể xem Đức Phật không phải là giáo chủ , vì đạo Phật không phải là một tôn giáo theo tập quán của tín ngưỡng phương Tây. Nếu là một tôn giáo thì là tôn giáo không có thần linh. Elbert Einstein đã xem đức Phật là nhà khoa học, những nhà giáo dục hiện đại xem đức Phật là nhà mô phạm hoàn hảo…
Phật giáo không thống trị con người bằng đức tin mù quáng. Khi mà Liên Hiệp Quốc cũng như những quốc gia tiến bộ đều xác định quyền làm người và giá trị bình đẳng giữa con người thì ba ngàn năm trước, Đức Phật đã bảo: Không có giai cấp khi máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn!
Về quan hệ kinh tế, tài chánh, xã hội, tuy Liên Hiệp Quốc cố gắng xoá bỏ ranh giới giàu nghèo giữa các quốc gia, thế mà lục địa đen vẫn còn một bộ phận dân chúng đói ăn; tỷ phú và homless vẫn còn ranh giới cách biệt. Âu Mỹ hiện nay là một hình thức Xã Hội Chủ Nghĩa tiến bộ thế nhưng vẫn chưa đạt được một xã hội lý tưởng, bởi vì, một xã hội chỉ phát triển thuần túy về khoa học vật chất, thiếu chú trọng giáo dục tâm linh thì việc bất công và khổ đau vẫn tồn tại.
Tinh thần Lục Hoà, Tứ nhiếp pháp của Đạo Phật giúp cho những tập thể hành trì, cộng đồng tu sĩ trong các tu viện thành những mô hình bình đẳng, vị tha đầy tính xã hội;
Vấn đề giáo dục trong Phật giáo, truyền đạt và gợi ý luôn giúp tánh tò mò học hỏi hơn là áp đặt từ chương. Đức Phật khuyên đừng vội tin bất cứ điều gì, dù là di chỉ của Thánh nhân để lại, dù là bậc đáng kính được nhiều người tin, dù là truyền thống tín ngưỡng… mà hãy tin những gì sau khi nhận xét hợp lý. Có 4 phương cách nắm bắt chân lý mà không tuỳ thuộc vào phương tiện truyền đạt: Y Pháp, bất y nhân – y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa – Y nghĩa bất y ngữ - Y trí Bất y thức. Phật từng ví giáo pháp như chiếc bè qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng ( Nhất thiết tu đa la như tiêu nguyệt chỉ ), do vậy người tin Phật không bị cố chấp bảo thủ.
Kinh tế gia đình cũng thế, Phật dạy, sau khi trích phần tích lũy, chừa phần bố thí, cúng dường, phần cho cuộc sống gia đình, còn phần cho đầu tư kinh doanh;
Trong đạo đức xử thế cũng như đạo đức kinh doanh, người Phật tử luôn áp dụng đúng tinh thần Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp. Tự thân đã thế, trách nhiệm từ đơn vị gia đình đến cộng đồng xã hội đều được áp dụng Tứ Ân hoặc tinh thần kinh Thiện Sanh;
Một tập sự xuất gia , cũng đã có trách nhiệm với ngôn cách và đạo phong qua 24 oai nghi; quan tâm từ sinh vật bé nhỏ dưới chân cho đến trách nhiệm với đàn việt.
Thời Phật còn tại thế, đã bao lần góp ý với các vua về chính trị, phương cách an dân giúp giải quyết xung đột giữa hai lâng bang, thời nay, cũng có một tu sĩ Việt Nam đứng ra hoà giải giữa Maoist và quốc vương Nepal, có những cao tăng hướng dẫn những chính khách cách an tâm giữa những lúc loạn tâm; đi sâu vào các giới chức chính quyền, quốc hội của những quốc gia tiến bộ để xây dựng một phong cách lãnh đạo…Không chỉ một Thiền sư Vạn Hạnh, một Khuông Việt…chấn hưng đất nước, giúp tổ quốc vững vàng trước ngoại xâm, mà trong những quốc gia, Phật giáo phát triển, chư Tăng cũng góp ý cho nhà nước những phương cách giáo dục, lãnh đạo và chính trị; Phần lớn, chư Tăng tham gia chính trị bằng phong thái quốc sư chứ không vì tham quyền cố vị, lịch sử chứng minh, quốc sư không thao túng , nắm quyền lãnh đạo, vì hạnh nguyện tu sĩ không tham đắm thế gian, nhưng phải có ý thức chính trị chứ không sinh hoạt chính trị; dĩ nhiên, đâu đó vẫn có những tu sĩ phàm tục còn ham muốn quyền lực một cách cá biệt.
Trong cơn khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu, một nhà sư Tây Tạng cũng giúp cho các doanh gia, chính trị vượt qua cơn lốc chao đảo.
Đức quốc cũng nhanh tay biến tổng hành dinh quân đội cũ thành trường Phật Học ứng dụng Âu châu để đưa đất nước vượt qua trào lưu đe dọa khủng bố và bạo động. Đó là cái khôn của giới lãnh đạo, ngăn ngừa tội phạm bằng phương tiện giáo dục chứ không chỉ dùng quyền lực phạt vạ khi phạm tội đã xẩy ra!
Quan trọng nhất, khi mà Thần học là nền tảng suốt 20 thế kỷ làm điểm tựa cho mọi mặt trong xã hội, lâm vào bế tắc trước sự tiến bộ vượt bậc của khoa học thực dụng, đưa xã hội Âu Mỹ vào cuộc khủng hoảng tâm lý, chính Phật giáo đã quân bình giữa tâm linh và vật chất cho nếp sống thực dụng phương Tây khi sự có mặt của một Đạt Lai Lạt Ma, một Nhất Hạnh, và những cao Tăng của Đài Loan…( dĩ nhiên những thập niên 60 cũng đã có mặt HT Thiên Ân, viện trưởng viện đại học Đông Phương , đã giúp cho giới trí thức thâm nhập vào Đạo Phật ).
Trên lãnh vực từ thiện, những tu sĩ từng khu vực, từng quốc gia, nhất là hệ phái Đại thừa, thừơng đến với vùng thiên tai, các dân tộc thiểu số; mở trường giúp các cô nhi và người khuyết tật. Riêng Phật giáo Đài Loan, đã có Ni sư Chứng Nghiêm lãnh đạo một guồng máy từ thiện xuyên quốc gia với tầm cở quốc tế, đóng góp rất nhiều về y tế, giáo dục…Đồng thời, cố HT Tuyên Hoá cũng đã thành lập được cơ sở giáo dục từ câp tiểu học lên đến đại học hoàn toàn miễn phí, giúp cho những mầm non có hoàn cảnh tiến thân thiếu điều kiện. Hệ thống giáo dục của Vạn Phật Thánh Thành: tiểu học gọi là Dục Lương, trung học là Bồi Đức và đại học là Pháp giới, đào tạo học sinh, sinh viên thành một nhân tài có đạo đức lãnh đạo xã hội;
Những cộng đồng tu sĩ Phật giáo nguyên thủy, tuy không tham gia từ thiện xã hội triệt để, tự thân cũng góp phần mô phạm từ thân giáo, khẩu giáo cho quần chúng học theo. Cho dù nguyên thủy hay đại thừa, tu sĩ đều góp phần hoàn thiện xã hội về nhân cách, tâm đức,trí tuệ làm căn bản đạo đức cho đất nước.
*
* *
Sự khác nhau cơ bản của mỗi tôn giáo mà việc hội nhập xã hội đưa đến tác dụng hay tác hại. Một quan điểm về đấng sáng tạo chủ quản sinh sát, thì tập thể thừa hành gọi là Giáo hội, cũng mang tính bao biện thống lĩnh quần chúng thụ tạo; Thuận duyên, có thể chi phối cả thế quyền, sanh ra độc quyền, độc đoán mà lịch sử đã để lại những vết nhơ của nhà thờ trong những thời đại đen tối của Ấu châu; Một khi quá tay thao túng thì mầm mống phản kháng phải phát sanh, đó là lý do biến sanh những hệ phái Chính Thống giáo, Anh Giáo, Tin Lành và trên 250 hệ phái Cơ đốc giáo. Một giáo thuyết chưa thoát khỏi luật tương đối, giá trị hành tàng là những xung đột ngấm ngầm chờ dịp phát sanh. Ví dụ: Giáo Hoàng vô ngộ khi đứng trên toà Phero tuyên bố, những Hồng y, giám mục, tu sĩ có kinh nghiệm tự thân và trí tuệ tư duy sẽ đâm ngờ vực. Điều đó đã nhận chìm bao nhân tài khoa học của nhân loại khi lý thuyết khoa học không theo luận điểm của toà thánh. Chưa nói đến những tu sĩ đều là người được ơn kêu gọi và soi sáng của Chúa chấp nhận đời sống độc thân để phụng sự, thực tế cho thấy chỉ có những tín hữu cuồng nhiệt mới tin đó là sự thật, ngày nay phương tiện truyền thông đại chúng đã phơi bày những lề thói tầm thường của con rối thụ tạo được Chúa chọn! còn biết bao tín điều, tín lý, kể cả giáo lý, kinh thánh cần phải cập nhật hoá để thích nghi với kiến thức thời đại, nếu thế , phải chờ vài thế kỷ nữa mới có một công đồng Vano 3.
Những thế kỷ mà Âu châu, mọi mặt trong xã hội đều do nhà thờ quản lý, biến trần gian thành nước Chúa, hay thế tục hoá nước Chúa tại trần gian, đã bộc phát bao cuộc Thánh chiến, xung đột Tin Lành, Hồi giáo, hàng triệu thường dân chết cho Chúa, chính vì thế, các nhà chính trị, các nhà thiết kế xã hội, các nhà giáo dục …phải đặt Tôn giáo lên bàn xét lại, tất yếu phải đến, 1879, phe tả nắm quyền, đoạn giao với nhà thờ, tách biệt tôn giáo với nhà nước. những năm trước đây, dưới triều đại Jacques Chirac, bộ giáo dục đã cấm tôn giáo xuất hiện trong trường học qua các biểu tượng như khăn trùm đầu Hồi giáo, Thánh giá của Kitô giáo. Một số quốc gia cũng hạn chế hoạt động của Vatican tại bản địa. Tuy nhiên, sau đệ nhị thế chiến, Mỹ dẫn đầu thế giới, cũng đã nuôi dưỡng và kết cấu với Tin Lành, thay cho áo đen từng bắt tay với viễn chinh Pháp, truyền đạo sang Nam Hàn để làm rào cản Bắc Triều, hình như Tin Lành khó cạnh tranh với Vatican khi đệ nhất, đệ nhị Cộng hoà miền Nam ViệtNam chịu ảnh hưởng của các Cha. Sau 1975, Tin Lành qua ngã Hàn Quốc, phát triển phía Nam Việt Nam rầm rộ như chốn không người.
*
* *
Những quan hệ của Tôn giáo trong mọi mặt xã hội, tốt hay xấu, tuỳ thuộc vào giáo lý cơ bản và giáo thuyết thoát tục hay không. Chính những khuyết tật trầm trọng mang tính chủ quan của Kitô giáo vào những niên đại cách mạng về trước, đã cho một K.Marx, một F.Angel, một Phơbach và những nhà duy vật có cái nhìn bất toàn về tôn giáo, nếu xem Phật giáo cũng là một tôn giáo.
Sự thật, khó xếp loại Phật giáo vào một vị trí nhất định, nếu là tôn giáo, đạo Phật không có một giáo chủ quyền năng ban phước giáng hoạ, thống lãnh tín đồ; Nếu là khoa học, Phật giáo không có phòng thí nghiệm, không có hệ thống cơ giới, không có lý thuyết tương đối, không mò mẫm thử nghiệm cho những giá trị nhất thời…; Nếu là lý thuyết gia, Phật giáo không lụy vào nhị nguyên; Nếu là chính trị, Phật giáo không có lối hành xử biên kiến thế tục. Và nếu là khoa học không gian, Phật giáo đã xác định sự hình thành, cấu hình, vị trí và lượng số giang hà vũ trụ. Toán số, đạo Phật cũng đã nói đến đơn vị tận cùng của biên độ vật thể - mạt na, thố mao trần, vi trần, thủy trần…
Trung tâm vấn đề đối với đạo Phật là con người. Suốt Tam tạng kinh diển, Đức Phật đều nêu cao giá trị của con người. “ Nhơn thân nan đắc” “ Con người là tối thượng trong mọi loài” “ chỉ có con người mới đủ yếu tố để thăng hoa tâm linh” “Đức Phật ra đời cũng vì nhân loại trên tinh cầu nầy”…
Đạo Phật không hứa hẹn một thế giới lý tưởng nếu không thuần thiện hoá thê giới hiện thực
Đạo Phật không có cơ chế Xin và Cho mà chỉ có cơ chế Tự quyết.
Đạo Phật không có thái độ thụ động chờ đợi mà phải xắn tay nhập cuộc
Điều nầy đã trả lời cho vấn đề : Ph.Anghen nói,- Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sông của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế .
Đồng thời Marx từng bảo, sở dĩ tôn giáo phát sanh là do phương tiện sản xuất và công cụ lao động yếu kém cộng thêm sợ hải, nhưng Đức Thích Ca là một Thái tử, không yếu kém về vật chất, không khiếp nhược về tinh thần; Và những quan hệ xã hội của Phật giáo ngày nay trong mọi chủng tộc, thuần tính xả kỷ vị tha, tham gia chừng mực mà không thao túng. Tinh thần Phật giáo mang tính chuyển hoá mà không tước đọat; tôn trọng mà không kiêu ngạo chủ quan.
Trong thời đại hội nhập, Phật gíao cũng hoà nhập để góp phần hoàn thiện cuộc sống, xây dựng một thiên đàng tại thế thay vì một thế giới huyển hoặc cho tương lai. Con người là đơn vị cơ bản để tịnh hoá cuộc đời, Đó là nét đặc thù của Phật giáo với những quan hệ xã hội.
MINH MẪN
18/6/2009
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009
CHẾT ĐỂ SỐNG
Chết, là hình thái chấm dứt cuộc sống theo cái sống thông tục!
Chết, cũng có nghĩa khởi đầu cho cái sống, mang tính chuyển hoá!
Chết, cũng có nghĩa chấm dứt dòng truyền lưu nhàm chán!
Và Chết cũng là Sống theo nghĩa tương tục của giòng Tâm thức luân lưu!.
Một cuộc sống cá nhân đang bế tắt, chán nản, đau buồn, thường chấm dứt sự sống mong tìm một lối thoát.
Một tổ chức, một phong trào bị khủng hoảng về sách lược; một công ty, một doanh nghiệp lâm vào đường cùng trong doanh thương…một là họ giải tán, hai là liên kết, ba là chấm dứt lề thói cũ, tìm một hướng mới như cuộc lột xác cho thích ứng với tình huống xã hội mong được tồn tại. Chấm dứt trạng huống cũ để nẩy mầm lối thoát mới đều tạm gọi là chết.
Một thể chế, một quốc gia cũng vậy, tự thân không thích ứng kịp thời với nhu cầu thời đại, thường đưa đến khủng hoảng và xơ cứng. Thời đại ngày nay, khoa học mọi ngành luôn cải tiến để tồn tại và để phục vụ, bắt buộc người dân cũng phải nâng cấp kiến thức để cuộc sống tự thân và xã hội được cập nhật; Kiến thức người dân và nhu cầu xã hội luôn biến đổi, biểu hiện cuộc sống luôn tươi mát vươn lên, với điều kiện giới lãnh đạo một quốc gia cũng phải nhạy bén kịp thời để đáp ứng cho nhu cầu tất yếu đó. Vì thế, ngày nay không một quốc gia nào tự mình bế quan, cách biệt với thế giới nếu không muốn lùi về thời đại bán khai. Tinh cầu biến thành ngôi nhà chung thì mỗi quốc gia là một thành viên cùng sinh hoạt, cùng tồn tại qua cấp độ giao lưu văn hoá, nhu cầu vật chất và mức độ tâm linh không cách biệt nhau lắm.
Những thế kỷ hai mươi về trước, một số quốc gia chưa chuyển mình kịp thời trong giấc ngủ Đông triền miên của xã hội thủ công nông nghiệp. Chưa quen giao hoà với cộng đồng nhân loại, thường duy trì những cá tánh cách biệt một cách thủ cựu, không đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp tiến của quần chúng, thường đưa đến sự rối loạn, bùng nổ;
Miền Nam Việt Nam trước kia, khi đất nứơc chia đôi, gia đình nhà Ngô cai trị xã hội bằng một tập quán quan liêu phong kiến của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn, cộng thêm một tư duy Thần Học được giáo dục bởi nhà Dòng, theo học thuyết “Cần Lao Nhân Vị” Từ Ngô Đình Thục và Ngô Đình Nhu mà kiến thức chính trị cũng như niềm tin đều ảnh hưởng từ Vatican và học lý phương Tây; Một đất nước cai trị bởi tập quán và kiến thức ngoại lai chưa thích hợp với một dân tộc lâu đời tiêm nhiễm Tam Giáo, dân trí chưa phát triển đồng bộ tương thích với cộng đồng thế giới, thì sự cưỡng chế tâm thức trong quần chúng không tránh khỏi; Lúc bấy giờ xã hội miền Nam hiện rõ hai khối ý thức tâm linh rõ nét; Gia Đình trị nhà Ngô cố gắng đem học thuyết Thần học của Ngô Đình Thục hổ trợ cho học thuyết chính trị của Ngô Đình Nhu hầu xây dựng một xã hội thuần tuý Duy Linh để đối trọng với chế độ Duy Vật của Miền Bắc; Thay vì tạo một ý thức tự nguyện hoặc qua phương sách giáo dục tiệm tiến để quần chúng thích nghi khả dĩ chấp nhận, nhà Ngô đã dùng quyền lực, địa vị, vật chất ( từ viện trợ của Mỹ) để mua chuộc, khống chế, cưỡng bức, đẩy nhân dân vào thế đối cực, dĩ nhiên, đó là lợi thế cho miền Bắc lúc bấy giờ.
Ngoài Tam giáo đồng lưu, miền Nam còn có nhiều giáo phái khác như Hoà Hảo, Cao Đài Bến Tre, Cao Đài Tây Ninh, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương…và một số đảng phái phát sanh từ thời Pháp thuộc. Những năm đầu chấp chánh sau khi truất quyền Bảo Đại, nhà Ngô nóng vội đã triệt tiêu Ba Cụt, Năm Lửa, Trịnh Minh Thế… hy vọng thâu tóm quyền hành và ổn định xã hội mà không có một chính sách ổn định nhân tâm, vì thế Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc phải di nạn sang Campuchea, một số nhân sĩ trí thức các đảng, giáo phái phải tìm cách thoát thân, một số người dân phải thoát ly vào mật khu giải phóng. Tâm lý xã hội bắt đầu phát sanh một cuộc khủng hoảng mới. Tính chủ quan, nóng vội, độc tài của anh em nhà Ngô muốn đốt giai đoạn trong thời gian thật ngắn, dùng Kitô giáo hổ trợ an dân chống giặc, muốn miền Nam là một Philippines thứ hai, quần chúng cảm nhận được sự bế tắc tự thân, phát sanh tâm lý bảo lưu cố thủ, biến nhân dân thành chiến tuyến vô hình dè chừng với chế độ. Tuy nhiên, những quan chức, những giai cấp có quan hệ tốt với chế độ lúc bấy giờ khi có một vị thế ổn định thì chế độ trở thành một công ty bảo hiểm để đời sống của họ vươn lên;
Phật giáo miền Trung lúc bấy giờ đã xây dựng hệ thống tổ chức khá nề nếp và vững mạnh, thừa hưởng những thành quả Chấn Hưng Phật Giáo của các đàn anh; Khuông, Vức là cơ sở hạ tầng biết vận dụng sức mạnh quần chúng, giáo dục đức tin mà phần lớn Gia Đình Phật Tử là đoàn thể được xây dựng vững mạnh; Tuy Ngô Đình Cẩn quan hệ thiết thân với thầy Trí Quang, nhưng không vì thế mà hổ xám miền Trung có thể nắm được Phật giáo; Cái chủ quan của Ngô Đình Thục đã đẩy chế độ nhà Ngô vào bế tắc với Phật giáo, cộng thêm tính thủ đoạn chính trị của Ngô Đình Nhu và kiêu mạn của Trần thị Lệ Xuân, phu nhân Ngô Đình Nhu, càng tạo hố ngăn cách lớn giữa Phật giáo với chính quyền nhà Ngô và sự bất mãn trong quần chúng; Nắm quyền sinh sát toàn miền Nam, cứ ngỡ chủ động được mọi vấn đề, chế độ đã không hàn gắn được với lực lượng Phật giáo bằng sự chân thành mà còn dùng thủ đoạn đánh lừa quốc tế về những thủ thuật chính trị, bà Trần thị Lệ Xuân càng đi giải độc với thế giới về Phật giáo thì càng tạo phản ứng trái ngược, cả chế độ không đánh lừa được tổ chức Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư Ký LHQ bấy giờ đã phải vào cuộc;
Xương máu Tăng Ni, quần chúng Phật tử đã hy sinh, trước đó các huynh trưởng Gia Đình Phật Tử đã bị thủ tiêu, bắt bớ khá nhiều. Sự hy sinh xương máu của toàn thể Phật Giáo Việt Nam không phải chống lại để lật đổ chế độ mà muốn chuyển hoá tâm chất của giới lãnh đạo độc tài, thường thì những người cực đoan nắm quyền lực ít chịu lắng nghe, họ chủ quan với quyền lực; Cùng tắc biến, Bồ Tát Thích Quảng Đức là giọt nước cuối cùng để ly nước phải tràn.
Sự kiện Thích Quảng Đức là một hiện tượng ý hệ chuyển hoá, khi mà ngôn ngữ, không đủ năng lực chuyển tải; Ngài đã dùng chính mạng sống để cho Phật giáo được sống và nhân dân miền Nam có sức sống, như Thánh Cam Địa đã chết cho dân tộc Ấn được sống tự do. Mục sư LutherKing chết cho dân da màu được sống bình đẳng.
Trên thế giới có rất nhiều cái chết cho đại nghĩa. Thánh Cam Địa, mục sư LutherKing bị ám sát, nhưng Bồ Tát Thích Quảng Đức chủ động cái chết. Trong cuộc đấu tranh sống còn với chế độ gia đình trị, một thiền sư Việt Nam lãnh đạo Phật giáo đã nói: Tôi nguyện đem xương máu trang trải cho Phật pháp, nếu chết thì như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không phải chết vì bạo lực nầy kém bạo lực khác! Với lời minh xác như thế, Sa Môn Thích Quảng Đức tự biến mình thành cây đuốc sống để soi sáng chế độ, ngọn lửa Từ Bi bùng phát chấn động cả thế giới chứ không phải ngọn lửa sân hận cháy thiêu tam giới, hà tất huỷ diệt chế độ! Tuy sự kiện Thích Quảng Đức phát sinh từ một trạng huống xã hội, nhưng ánh sáng ngọn đuốc sống đó, không vì thế mà chìm theo thời gian. Tâm nguyện của Bồ Tát được minh chứng bởi quả tim bất diệt, lưu cho hậu thế bài học ngàn đời: “ Cho dù quyền lực tột đỉnh, cũng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, nhưng tâm nguyện Từ Bi- Vị Tha, sẽ sống mãi với cuộc đời.”
Cổ nhân từng nói: “ thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”, lòng người là lòng trời, hợp lòng Trời là đạo đức làm người, cho dù trên ngôi cửu ngũ hay dưới cỏi bàn dân, đạo đức luôn là yếu tố tồn tại; Đạo đức không phải là thủ thuật chính trị để bảo vệ ngôi báu mà là khí lực nhân cách để nuôi dưỡng cuộc sống, bình ổn lòng dân;
Thời đại Phật giáo cực thịnh không phải chùa cao Phật lớn, tu sĩ tràn lan, đó là dấu hiệu suy thoái nếu bị lạm phát. Đạo lực phát triển chốn già lam, đạo đức duy trì trong dân chúng, đó là dấu hiệu vững mạnh của một dân tộc. Người lãnh đạo có Đức Nhân, cán bộ có đức nghĩa, quần chúng có Đức lễ, tôn giáo có đức Từ thì chắc chắn xã hội thịnh vượng. Một khi cuộc sống đánh mất những đức tính căn bản Đạo làm người, xã hội sẽ lâm vào bế tắc, tao loạn; Một khi giới lãnh đạo thiếu nề nếp kỷ cương của Tâm Đức, nhân dân sẽ mất niềm tin, như nhà cao tầng đang bị xói mòn chân móng.
Ngọn lửa Quảng Đức không chỉ là lời cảnh báo cho một trạng huống đương thời, mà là bài học cho mọi thế hệ trong mọi quốc gia.
Ngọn lửa Quảng Đức không chỉ là giọt cuối cùng để tràn ly nước, mà cũng là khởi đầu cho cuộc sống trong mọi xã hội, phải biết tự soi chính mình, biết xây dựng kẻ khác, biết cảm thông, chia xẻ và hy sinh. Thiền sư không chỉ chuyển hoá cuộc sống bằng đạo lực, mô phạm bằng thân giáo, xây dựng bằng ngôn từ mà còn thể hiện Bồ Tát hạnh khi nhu cầu xã hội cần đến.
Việt Nam ngày nay, tuy kết thúc chiến tranh trên 30 năm, nhưng lòng dân vẫn chưa có hoà bình, nhân dân chưa thừa hưởng được một nền giáo dục đạo đức căn bản trong xã hội. Chúng ta đánh mất những tâm đức căn bản nhất vì chạy theo xu thế thị trường và lợi nhuận. Một xã hội phương Đông đang chối bỏ nền tảng đạo lý tổ tiên để học đòi theo văn hoá thực dụng phương Tây, cho dù đó là văn hoá ký gửi, vay nợ, thụ hưởng. Cuộc sống của người dân trên các nước Tư Bản hiện nay như loại tầm gửi bám trên nhành lá, đọt cây của một xã hội thị trường, cùng phát triển, cùng tồn tại, nhưng một giai đoạn khủng hoảng về kinh tế, tài chánh, năng lượng, bất động sản, tiền tệ….toàn bộ mạng lưới tầm gửi đó sẽ đồng loạt bị tác hưởng, giao động. Xã hội Việt Nam ngày nay cũng thế, những nhà cao tầng, những cơ sở quy mô, phần lớn đều được thế chấp để lấy vốn kinh doanh, một góc độ khác, thì họ đang ở nhà thuê, dù đồng vốn họ bỏ ra xây dựng, đang là sở hữu của ngân hàng, nếu không đủ khả năng hoàn nợ, coi như mất nhà; kinh doanh của họ tuỳ thuộc khắn khít với kinh tế thị trường. Ngược lại, một số vùng nông thôn của châu Á, cuộc sống cá biệt sản xuất, tự cung tự tiêu, họ ít chịu áp lực giao động qua những cuộc khủng hoảng thế giới, vì thế, cuộc sống có phần cá biệt.
Cuộc giao thoa với thế giới bên ngoài, đòi hỏi bản thân đất nước phải có bản năng duy trì văn hoá và đạo đức bản địa, hội nhập không có nghĩa hoà tan mọi đặc thù mà là chắt lọc và đào thải; có như thế ít bị áp lực tác hưởng cái tốt lẫn cái xấu từ ngoại giới.
Cuộc sống luôn biến đổi từng giây như giòng chảy của bộc lưu, đứng lại là bị loại khỏi dòng tiến, chạy theo không có định hướng đồng nghĩa tự đánh mất mình; Đòi hỏi tận dụng trí tuệ cho mọi ngõ ngách để không bế tắc, lỗi thời, cũng không vong bản, tha hoá.
Ngọn lửa Quảng Đức không chỉ soi sáng một chế độ trong quá khứ, mà còn là ánh đuốc cho xã hội hiện tại, tránh cực đoan, biết lắng nghe và phải hy sinh. Trái tim lưu lại cho hậu thế một lòng Từ bao la mà tình người cần phải có; Việt Nam đủ mọi đức tính cao đẹp của tiền nhân, có đủ căn bản đạo đức Tam giáo, vấn đề còn lại phải vận dụng phát huy ; đồng thời mạnh dạn loại trừ những tật xấu, những học đòi tiêm nhiễm của cuộc sống thực dụng, để trên dưới cùng gắn bó thì ngoại bang làm sao dám ngỗ nghịch.
Ngọn lửa Quảng Đức luôn sáng tỏ với thời gian và không gian! Như thế chết nhưng vẫn sống, hạnh nguyện Bồ Tát vẫn sống và giúp mọi thế hệ vẫn sống cho ra sống bằng trí tuệ và tình người của mình.
Chết để được sống là cái chết cao đẹp nhất trong muôn ngàn cách chết của kiếp người; thế giới vẫn tôn vinh cái chết của Bồ Tát Quảng Đức, vì thế, Phật Giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam có chỗ đứng xứng đáng trong sự ngưỡng mộ của cộng đồng nhân loại hiện nay.
MINH MẪN
14/6/09
Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009
CUNG NGHINH XÁ LỢI PHẬT VÀ THÁNH TĂNG
Hơn ba giờ sáng ngày 6/6/09, sân bay quốc nội, Tân sơn Nhất đã có mặt chư tôn đức và Phật tử tham dự cung tiển Ngọc Phật ra Bắc.
Thủ tục hải quan phải hơn 6giờ.30 mới xong, chuyến bay phải hai lần thay đổi, 7.30 tàu ra phi đạo. Chư Tăng-ni các tỉnh thành phía Nam đều cử đại biểu tham dự; ngoài ra còn có đoàn báo chi, truyền hình TP tháp tùng. Chuyến cơ bao trọn, vì thế còn trống khá nhiều chỗ. Cũng như những chuyến tổ chức cầu siêu ở Côn đảo, Quảng Trị, xây chùa ở các nước Âu châu, thầy Thanh Phong đều chịu trách nhiệm mọi chi phí vận chuyển. Đến giờ cuối chuẩn bị đóng cổng, thầy vẫn còn xông xáo khắp phòng chờ để xem còn ai bị bỏ sót. Mùa Vesak 2008, thầy huy động công ty chay Âu lạc cúng dường trên 10 tỷ buffet chay suốt ba hôm.
9.30 ra khỏi sân bay Nội Bài.Chư Tăng Ni Phật tử Hà Nội và các tỉnh ngoại vi đổ về sân ga đón đoàn đông hơn cả VESAK vừa qua. 10 chiếc xe hoa vào tận phi đạo để đón Phật Ngọc. Lần đầu tiên phá lệ của phi trường mà xe dân sự vào tận nơi, nhân viên hải quan ngạc nhiên không hiểu luật nầy từ đâu ra! Trên 50 chiếc xe ca lớn nhỏ chiếm một góc lớn sân ga quốc nội. Những chiếc xe hoa trang trí sặc sỡ, tháp tùng bởi đội lân và đoàn Phật tử đồng phục hồng nhạt. Công an giao thông trên các giao lộ có mặt từ sáng sớm, thế mà phải hơn một tiếng mới về đến Quán Sứ, cách Nội Bài 30km. Quần chúng thủ đô tề tựu ra ngoài sân chùa, đứng hai bên đường lộ. Các già,xen lẫn thanh niên nam nữ lộ vẻ háo hức. Vesak tuy lễ hội quốc tế, nhưng mang tính nghị trường nên quần chúng ít ai được tham gia. Ngoc xá lợi như một lễ hội quần chúng, vì thế trật tự của chùa và an ninh Hà nội khá vất vả. Nghi lễ cung đón trọng thể và vắn gọn. có sự tham dự của các quan chức Trung ương lẫn Thành phố. Chùa Quán được cúng dường Ngọc Phật và xá lợi của Thánh Tăng.
Trong buổi lễ tiếp nhân Ngọc Phật, chư Tăng ni và quần chúng được thết đãi cơm chay, do nhà hàng chay Hà Thành cúng dường. Đây là nét tiến bộ của Phật giáo miền Bắc. Trước đây đa số các chùa đều xơi thịt cá. Hàng ngàn Phật tử tề tựu, cả Nam lẫn Bắc đều hòa lẫn tình cảm của người con Phật mà trước đây không lâu, họ vẫn giữ kẽ nhau do tập quán chưa thông.
Đối với dân tộc, đây không phải là lần đầu tiên được tiếp nhận Ngọc Phật. Vào thập niên 60, Ngọc Phật từng được cố ĐĐ Nàarada cho trưng bày tại SG trước khi di chuyển đến các nước.khác; và có những chuyến nghinh thỉnh thầm lặng do một số tu sĩ V.N từ nước ngoài mang về. Năm 1970, cố HT Huyền Vi cũng được giòng tộc Sakya cúng 7 viên sau khi ngài tốt nghiệp Tiến sĩ tại New Delhi.Một số sư Tăng Theravada từ Srilanka, Thái, cũng mang về Việt Nam những viên ngọc phát sinh mà sau 1975 trở thành một phong trào. Dĩ nhiên Ngọc Xá Lợi nguyên thủy rất hiếm hoi.Hầu hết các chùa Phật giáo nguyên thủy đều tôn trí ngọc Phật và Thánh Tăng.
Lịch sử Ngọc Xá lợi, do sau khi đức Thế tôn nhập diệt, báu thân được lửa Tam muội hỏa táng. Phần tinh túy còn lại gọi là Ngọc Xá lại, chia cho 8 quốc gia lập tháp thờ phượng. Hai phần đặc biệt là tro và bát dùng phân chia Xá Lợi cũng được thờ cúng như Xá lợi. Sau ba thế kỷ, khi vua Asoka thống lãnh các thuộc địa, ngài tỉnh ngộ trước máu chảy đầu rơi trong cuộc chiến, ngài hối hận rồi quy y Phật giáo, trở thành một Thánh vương có công chấn hưng, truyền bá đạo Phật, trong đó, thái tử của ngài trở thành một Tỳ kheo đem giáo pháp truyền đạt về phương Nam. Ngài đã xây 84 ngàn bảo tháp thờ phượng Ngọc Phật.
Ngoài ra, một số đại đệ tử và các thánh Tăng sau nầy, với giới đức tinh nghiêm, cũng lưu lại xá lợi sau khi viên tịch.
Ngọc Phật cúng dường ngày hôm nay, do HT Pháp sư Tịnh Giác, tọa chủ chùa Giác Quang,q.8 TP HCM, nguyên là cố vấn tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Hoàng gia Thái, cùng với HT Phkakru Plad Charoon, viện chủ chùa Watt Kantathararam, Bangkok và TT Pháp Chất, phát tâm sau khi ngài tham quan quần thể kiến trúc vĩ đại của Bái Đính. Lần đầu tiên nhân dân miền Bắc chứng kiến một lễ hội trọng đại mà cả cán bộ lẫn nhân dân đều tham dư, sau Phật Ngọc của ông bà Ian Green. Văn hóa Phật giáo đang được hòa hợp giữa hai miền Bắc Nam. Sinh khí hoạt động của Đạo Phật đang khởi sắc, hy vọng những lủng củng của một vài tổ chức PG địa phương sớm ổn định để PG đóng góp thiết thực cho xã hội và thế hệ tương lai của đất nước. Sau Vesak 2008, liên tục những sự kiện lớn đến với PGVN, rồi đây, 2010 là Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới do Việt Nam đăng cai. Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long…Tu sĩ trẻ Việt Nam cũng thể hiện được tài năng và kiến thức để đưa Phật giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời đại hội nhập;
Một giờ chiều cùng ngày, trên một trăm xe đưa chư Tăng và Phật tử về Bái Đính. Có những đoạn đường rộng lớn, xe sắp hàng tư chen chúc lăn bánh.Nhưng càng về trong, đường càng hẹp; Hai bên lộ nhà cửa thưa thớt, ruộng vàng ngập lúa, có đoạn, lúa được gặt chất bên vệ đường, tuy cuộc sống lộ vẻ chưa mấy dư thừa, nhưng hàng quán nhậu mọc khắp nơi như hảnh diện bắt kịp nếp sống hưởng thụ của các hành phố lớn. Đường vào Ninh Bình, quẹo vào huyện Gia Viễn, núi đá chập chùng xuất hiện. Càng đến gần, núi đá chết càng lộ nét trơ trọi như chiếc đầu đầy ghẻ chóc bởi cụm cây cỏ bám sát từng khóm, che đậy nét trơ trọi, khô khốc đáng thương.. Núi không cao, cây lớn không có, một số nơi dân tận dụng đá để làm tượng, mồ mả và vật lưu niệm.
Một bên là núi đá, một bên là ruộng đồng, mùa hè miền Bắc không nóng như miền Trung, không hầm hập như miền Nam, trời hôm nay hanh hanh dễ chịu. Đường vào cách chùa Bái Đính độ 5, 7 cây số, dân cư sầm uất, phưởng phất nét thôn quê miền Trung. Nhiều bảng hiệu Dê núi, cơm cháy, tiểu hổ, cầy tơ…mọc đầy như khoe một loại văn hóa ẩm thực đặc thù.Trong khi đó, thế giới đang có khuynh hướng ăn chay để cứu tinh cầu; bởi sát khi bao trùm cuộc sống đe dọa sự bình an của nhân loại và hủy hoại hành tinh xanh của chúng ta! Phải chăng, từ tín ngưỡng đến hưởng thụ, chúng ta luôn theo đuôi thế giới khi mà thuốc, rượu, thịt là mầm đe dọa tìm tàng cuộc sống và sức khỏe của nhân loại đang được thế giới loại trừ!
Bái Đính là một quần thể vườn tượng chùa cảnh nằm trên 107 ha; Tượng Đức Bổn sư bằng đồng nguyên khối, cao 10m, nặng 100 tấn; Đại Hồng chung 36 tấn, cao 5m4, đường kính 3,45m.Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 11m nặng 70 tấn. Hộ Pháp bằng đồng, mỗi tượng 12 tấn…Công trình hoàn thành từng phần, năm 2010 sẽ khánh thành chùa để kỷ niệm 1.000 năm, mà thánh vương Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Đoạn đường từ Hà Hội vào Ninh Bình hơn 100 km, xe đi phải mất hơn 3 tiếng. Bãi xe chứa hàng trăm xe ôto và hàng ngàn xe gắn máy. Hàng vạn Phật tử ăn mặc rất đẹp, tùy đạo tràng mà sắc phục khác nhau, đứng chen chúc hai hàng gần cây số từ đường vào chùa. Quần chúng còn lại, không dấu được nét nghèo khổ, cũng la liệt nằm ngồi trong chùa, gốc cây, hốc đá , tay cầm cờ ngũ sắc, chờ đợi đoàn Ngọc Phật về; Những dịp nầy mới thấy hết tấm lòng dân quê khao khát tín ngưỡng.
Đội lân từ Sài Gòn ra đã dẫn đầu đoàn nghinh tiển Ngọc Phật lên chùa bằng đường dốc rất xa. Kèn trống inh ỏi, tạo không khí nhộn nhịp mà ngày thường núi rừng vốn hiu quạnh. Thời vua Lý Thần Tông, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã chọn nơi đây làm chùa khi đi tìm thuốc chửa trị cho vua, tình cờ phát hiện địa linh thiêng khí nơi đây.
Ban tổ chức được sự cộng tác của đoàn hát chèo, các nghệ sĩ, kèn trống tạo một sinh khí vui nhộn, trang trọng của một lễ hội mà hàng ngàn năm qua, núi rừng ngủ quên với ngôi chùa nhỏ bé khiêm tốn.
Giờ đây, Bái Đính đã đi vào di tích lịch sử, được guinness công nhận, một thắng cảnh lớn nhất nước. Xứng đáng là nơi tôn trí những hạt Ngọc Phật để tạo thế vượng địa cho một Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ nầy.
MINH MẪN
06/6/09
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009
TÔ CƠM HẾN
Tờ mờ sáng, Phượng khép cửa, chạy vội ra chợ, thóang chốc đã về đến nhà, trên tay lủ khủ rau cải. Trong căn bếp độ 16 mét vuông, đồ đạt bày biện đủ lọai, kể cả bộ xa lông, lối đi vừa để hai người tránh nhau; nếu có thêm người thứ ba trong bếp, chắc phải chờ tín hiệu giao thông!
- Mời anh ăn sáng. Phượng để trước mặt Tuấn hai tô vừa nước vừa cái, sền sệt; Tuấn nhìn thật kỷ những hạt gạo nở tóat như hạt bắp hầm nhừ nằm xen lẫn rau cải. Nước màu trắng đục trông thật lạ. Tuấn thầm nghĩ, hôm nay Phượng cho điểm tâm cháo rau, có lẽ cơm nguội chiều qua còn thừa!
- Anh biết món gì không? Vừa hỏi, Phượng vừa đưa ánh mắt thăm dò, cười thật tươi và vui vẻ lạ thường. Khác với đêm qua, Phượng tỏ ra nóng nẩy buồn bực mà đáng ra, Tuấn từ phương xa về thăm, Phượng phải ngồi lại với Tuấn theo lời mời, nhưng Phượng từ chối để cùng Tuấn ngồi lại bên ngọn đèn cầy cùng nhau chìm vào tĩnh lặng nghe nhịp thở; Thói quen thường khi của Tuấn là vậy, Phượng đóng cửa phòng khá sớm!
- Cơm Hến đó anh à! Tuấn chưa kịp nhận ra, Phượng vội giải thích.
Lần đầu tiên Tuấn thưởng thức món nầy. Ngày còn bé ở quê, Tuấn không lạ gì món cơm hến bình dân hay thượng lưu xứ Huế đều thích, dưới quê đồng sâu nước phèn, Tuấn chưa hề được thưởng thức. Cồn hến ở Huế, bao đời cung cấp cho người dân, thế mà vẫn không cạn kiệt. Trong nhà hàng, ngòai chợ trời đều có bán. Giờ đây, trước mặt Tuấn, món thổ sản quê hương như lạ lẫm. Một cục mắm, một thìa ớt sa tế, vừa cay, vừa nóng, thật đậm đà; Tuấn nghe cơm hến ngọt nước, bùi cái, là hương vị đặc biệt của món ăn xứ Huế, riêng tô cơm hến chay, Phượng biến chế khéo tay đến độ hấp dẫn không thua cơm hến thật.
- Anh biết không, những ai xa xứ, ăn được cơm hến em làm, họ đều thích thú. Bà chủ trà Đỗ Hữu ở Blao cũng thế, bà ta sung sướng đến độ cay mắt; xa quê mấy mươi năm, nay gặp lại hương vị Huế, ăn xong, bà ta còn xin về một tô cho con dâu, bà bảo em hướng dẫn cho bà ta làm, lần đầu bà ăn cơm hến chay, bà nói, không thua cơm hến thật. Một lần em làm cúng dường quý thầy , quý sư cô, một cô người nước ngòai họ chắt hết nước ra một cái tô, họ ăn phần cái, xong, họ húp nước màu trắng đục mà họ cứ ngỡ là sữa đậu nành, khi nghe mặn và cay, cô ta ngồi cười bẽn lẽn rồi xoay qua người kế cận nói để chửa thẹn. Em hối hận vì không giải thích cho quý vị đó hiểu được món ăn của Huế…
*
* *
Tuấn vẫn im lặng quan sát thái độ xởi lởi bất ngờ của Phượng, thỉnh thỏang chàng gật đầu tán đồng, khen ngon.
- Anh biết không, đêm qua cô Dõan gọi điện về hỏi thăm, em kể cho sư cô nghe về câu chuyện hồi chiều hôm qua thầy Đồng Mơ đã nói, em tức dễ sợ, nhưng cô Dõan bảo: Ơ hay, mẹ vui ghê hè! chuyện như vậy mà mẹ cũng tức, mẹ hỏi bác Tuấn có tức không. Mẹ tu tập mà vẫn không thay đổi mấy…
cô trước đây cũng vậy thôi!
do mẹ truyền lại cho con đó, bây giờ con khác rồi mẹ à! Đáng ra mẹ phải đi thiền hành với bác, mẹ lại bỏ bác một mình, không sợ bác buồn sao!
Tuấn ăn thật chậm, cay và nóng đã làm chàng đẫm mồ hôi; Nhớ lại thái độ hôm qua của Phượng, chàng cứ cười hòai.
- Anh cười em cái gì?
- Anh không những cười em mà còn tức cười câu nói của Đồng Mơ.
- Vậy mà anh cũng cười được, sao anh không đính chính để thầy hiểu lầm; Nếu em cười thì em cười mỉa cho mà xem
- Em lại tự ái vì cái ta lớn quá. Thế mà trước đây em báo tin là lúc nầy em tiến bộ lắm, không còn bị buồn vui giận ghét chi phối; giống cốt chuyện Tô Đông Pha khoe với ngài Phật Ấn..Tuấn định nói, Phượng đưa tay ngăn lại.
Những chậu hoa ngòai hành lang xanh tươi, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng; trong phòng vệ sinh cũng để đóa hoa tươi bềnh bồng trong chén nước; Dép đi ngòai sân, dép xử dụng trong nhà, dép vào buồng tắm; chậu rửa mặt, chậu giặt, khăn lau tay, khăn chùi lavatory…đâu ra đó. Thảo nào một thân quán xuyến từ việc nhà đến việc xã hội và sinh họat tôn giáo mà vẫn nuôi con khôn lớn. Người phụ nữ nhanh tay lẹ miệng thường nóng tánh và khôn khéo; Cách đi đứng, ăn nói và làm việc, cho thấy Phượng đảm đang nhưng cũng sâu sắc không kém.
-chị giới thiệu đi chứ, Đồng Mơ nhìn thấy Tuấn từ phòng bước ra, thầy biết anh ta rồi còn gì, Tuấn ngạc nhiên tại sao Phượng không giới thiệu cho hai bên biết nhau mà chỉ nói thế
- Chắc anh dọn cơ sở về đây? Đồng Mơ vừa hỏi vừa đưa ánh mắt thăm dò Phượng
Phượng thoáng đã hiểu ngay, nhưng nàng không trả lời, Tuấn vô tư một cách thật thà. – tâm vô sở trụ thì thân vô trụ sở thầy ạ! Tuấn quay qua Phượng: Hình như anh đến đây là lần thứ hai Phượng nhỉ? Trong ba năm, anh lên đây được hai lần, nhưng mới biết Phượng vài tháng thôi!
- Không, anh quen Phượng hơn một năm rồi, anh đến đây nhiều lần rồi.
Đồng Mơ lém lỉnh khẳng định làm Tuấn ngạc nhiên; Phượng vẫn im lặng;
Tuấn phân vân thầm nghĩ - chả lẽ mình không biết mình hơn anh chàng nầy, hay là mình quên chăng! Nhưng rõ ràng Tuấn chưa hề quen biết Đồng Mơ;
- Lúc nầy chị Phượng yêu đời ghê, trong nhà, ngòai ngỏ, phòng thờ đến nhà bếp, nơi nào cũng có hoa. Đồng Mơ rảo một vòng trong nhà như cố phát hiện cái gì khác thường, chứng tỏ chàng ta quen thuộc và thân thiện với Phượng.
- Hôm Cô Dõan về trang trí đấy; Phượng phân bua;
*
* *
Trái vả thái mỏng, trộn với rau thơm, đậu phộng, bông artichoke nấu canh và dĩa đậu phụ chiên sốt cà, qua bàn tay của Phượng, trông thịnh sọan và đẹp mắt hẳn;
- Mời thầy ở lại tối nay tổ chức Thiền trà cho vui nhé! Tuấn thật tình ngỏ lời, vì trong căn nhà nhỏ, ấm cúng, yên ắng có thêm người thứ ba, sẽ tăng thêm năng lượng.
- Không, tôi có hẹn. Đồng Mơ buông đủa đứng lên.
Đồng Mơ là một thanh niên vui tánh, ăn nói dễ thương. Giọng Quảng pha tiếng Nam làm cho dịu nhẹ âm điệu; phong cách năng động tạo cho người đối diện có cảm tưởng nhiệt tình chơn chất, muốn thân thiện. Tuấn tiển chàng ra một đọan hẻm đổ dốc; nhà cửa miền cao lúc nào cửa kính cũng đóng kín lặng lẽ; sinh họat trầm lắng như kinh thành Huế; Dân nơi đây phần lớn từ Huế và xứ Quảng vào lập nghiệp nhiều đời, vì thế, phong cách cuộc sống còn mang âm hưởng của đất Thần Kinh.
- Mình nói thật với anh, mình nghe nhiều tai tiếng về anh và Phượng, chuyện đó bình thường thôi, chả ai cấm ai việc nầy được khi mà cả hai đều độc thân…Đồng Mơ nói một cách trang trọng.
Tuấn ngẫm nghĩ buồn cười. điều nầy chàng biết rõ về mình, không lẩm lẫn đâu được, làm sao mà Đồng Mơ dám bịa chuyện thiên hạ nói!
- Phượng à! em bắt đền anh, Đồng Mơ nói như thế nhở anh ế thì sao. Tuấn nói đùa; Phượng bấm ngay điện thọai cho Đồng Mơ: Thầy nói gì với anh Tuấn? tại sao biết tôi trên 10 năm mà còn đánh giá thấp tôi như vậy. Hãy trả lời cho tôi biết, nếu nói không thông là có chuyện.
Phượng đùng đùng gắt gỏng, Tuấn can ngăn, sợ quá lời xúc phạm người ta, không nên. Sau giờ Thiền, Tuấn nhắn cho Phượng: anh về chuyến xe 11 giờ đêm nhé. Hai phòng cách nhau tấm vách, thế mà tin nhắn không gửi được. Bên kia, Phượng vẫn ấm ức, không ngủ, sau khi tâm sự với Dõan qua điện thoại, Phượng sực nhớ - mình dự tính tối nay mời anh Tuấn cùng đi thiền hành ở bờ hồ, thế mà…vâng, thế mà chỉ một lời nói, mình quên bẳng chương trình sắp xếp, chỉ một lời mà đốm lửa sân bùng phát, trong khi Tuấn vẫn lặng lờ như mặt nước ao Thu.
- Sao mà Phượng nóng nảy thế, em tiến bộ chỗ nào? Tuấn trách
- Bây giờ là thay đổi nhiều lắm rồi. Trước đây em bán ngòai chợ, ai cũng bảo em là cọp cái. Nhờ biết Đạo mà dằn bớt đấy, không thì ông Đồng Mơ khó yên thân; còn anh, em tức anh lắm, chuyện như thế, anh phải phân bày cho người ta hiểu, lại còn cười làm cho người ta ngộ nhận. Mấy tháng trước, anh nhắn tin giới thiệu, nhờ em chăm sóc ông Định, khi ông ta mang quà đến em, em giận lắm!...
Tuấn ngơ ngác hỏi: Ông Định nào?
- Anh còn giả vờ. Phượng nhìn Tuấn như người từ cỏi trên.
- À, chuyện qua rồi, anh đâu để tâm làm gì, thế mà em ấp ủ đến hôm nay, sao không buông cho nhẹ lòng. Anh nhớ chuyện hai nhà sư qua suối trong tập Góp Nhặt Sỏi Đá..Tuấn định kể, Phượng nhanh nhẩu :
- Em biết rồi, đừng vạch lỗi người ta nữa, từ từ người ta chuyển hóa mà; nhanh quá có mà thành Thánh!
*
* *
- Anh ăn được không? Phượng hỏi
- Không những được mà còn quá ngon. Hôm nay lên thăm Phượng, anh được tận hưởng hai điều thú vị, một là tô cơm hến, hai là chuyện Đồng Mơ, hai cái đều có giá trị ngang nhau, một cái nuôi dưỡng cơ thể, một cái nuôi dưỡng tâm vô phân biệt. Tuấn đáp
- Gớm, người nói ra luôn có móc câu thật bén. Phượng nhận xét.
Một ngày mới và mọi sự luôn mới, nhưng Phượng chưa cảm nhận được khi mà tâm trạng đời thường luôn nhuốm màu buồn vui.
MINH MẪN
02/6/09
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009
SÂN CHƠI HÈ
Năm nay, nhuận hai tháng năm âm, thay vì sau tuần Đản Sinh, các trường Hương khai Hạ, vì thế mùa an cư cũng có phần hơi muộn. Đó là truyền tục theo giáo luật Phật giáo Bắc tông, dành cho tu sĩ; Những năm gần đây, với PGVN có thêm một sinh họat “bán tôn giáo” dành cho cư sĩ, ngòai Bát Quan Trai, đó là Trại Hè Thanh Thiếu Niên.
Trại Hè dành cho Thanh Thiếu Niên tuy chưa phát triển sâu rộng trong các cơ sở Phật giáo, nhưng cũng đã nổi bật tại tụ điểm chùa Hoằng Pháp, Phật Quang, giờ đây ở Vĩnh Minh Tự Viện nằm nơi núi rừng Đại Ninh, Phú An, Đức Trọng, Lâm Đồng, tuy thiếu nhiều phương tiện, cũng can đảm đứng ra chiêu nạp 700 em, đủ mọi thành phần, trình độ, tuổi tác khắp nơi quy tụ.
Theo chương trình, ngày 31/5/2009, trại sinh vân tập về chùa để chia nhóm, nhận phù hiệu, bố trí phòng ốc, thế nhưng, có những em, tuy cách chùa trên dưới 30km, cũng đã vội vàng trang bị ba lô lên đường; Trên xe bus, các em chuyện trò rôm rả kể nhau nghe những kỷ niệm trại hè năm rồi. Các em tham dự được hạn chế tuổi từ 15 đến 30, một số dưới tuổi 13 cũng xin đăng ký. Ban Tổ chức bối rối, vì các cháu quá nhỏ, không ai chăm sóc. Nhà nước chỉ cho phép 300 em tham gia, nhưng 700 danh sách đã chuyển đến, chưa phải là lượng số cuối cùng!
So với chùa Hoằng Pháp, mỗi trại Hè có trên ba ngàn trại sinh tham dự, thì chùa Vĩnh Minh, chỉ bằng một phần năm cũng đủ tạo vất vả cho BTC. Chùa Hoằng Pháp có nhân sự, cơ sở vật chất đầy đủ; quen tổ chức, phần lớn,là những con em của các Phật tử nên tương đối nề nếp. Vĩnh Minh tiếp nhận cả những trẻ sắc tộc ở các tỉnh lân cận như Daklak, các sinh viên ở Tiền giang, một số trẻ thiếu sự chăm sóc của gia đình, và dĩ nhiên không phải hòan tòan là Phật tử, vì thế ngôn cách của các em còn luông tuồng; một số ít vừa đến, đã xô đập bể kính cửa phòng, gãy vòi nước vệ sinh, làm vỡ nắp bình trà sứ..., quý thầy vẫn vui vẻ. Cũng như chùa Hoằng Pháp, các trại sinh hòan tòan miễn phí. Vĩnh Minh trội hơn Hoằng Pháp khi ra về, mỗi trại sinh đều khóac lên người tấm áo trại hè Vĩnh Minh màu xanh để kỷ niệm; Thầy Nguyên Hiền, trụ trì Vĩnh Minh cũng can đảm hơn, dám vay nợ để tổ chức trại suốt một tuần cho các em. Cái hay của Vĩnh Minh, huy động đa số Tăng-Ni trẻ trong tỉnh để phụ giúp; Mỗi lều trung bình từ 30 đến 40 em được ba tu sĩ điều hành; mỗi nhóm có một tên riêng và sắp theo trình độ.
Vĩnh Minh tự viện là hậu thân của Chơn Nghiêm, do cố HT T.Tâm Thanh khai lập năm 1972; HT viên tịch vào năm 2004, trước đó một năm, ĐĐ Nguyên Hiền đã được kế thế để HT nhập thất; Hiện Nay, Vĩnh Minh có 20 vị tu sĩ, kẻ cả điệu chúng. Vĩnh Minh có một khuôn viên rộng ba mẫu, nhiều cây cao bóng mát. Ngòai những vườn tượng như Lâm Tỳ Ni, Long, xà, tượng, điểu chầu phục đức Thế Tôn, cố HT còn tôn tạo một báu tượng Bổn sư Niết Bàn dài 20m. ĐĐ Nguyên Hiền đang thực hiện tâm nguyện của thầy mình, xây dựng một thánh tượng Di Đà cao 32m. Vĩnh Minh nép mình dưới bóng mát rừng xanh, suối và đồi vây quanh khu đất Phú An, tạo nên một vùng đất trù phú tâm linh mà 95% là tu sĩ được chiêu tập .Thập niên 60, cố HT T. Thiền Tâm, được sự tán đồng của HT Bửu Lai, HT Bửu Huệ, đã chọn Phú An làm nơi ẩn cư, đất lành chim đậu, vì thế đã chiêu cảm một số lớn tu sĩ từ các nơi về đây lập am tu niệm. Dân cư không tới 20 nóc gia. Đời sống kinh tế của dân địa phương, ngòai ruộng vườn, khó mà phát triển về kinh doanh; Hàng trăm am thất, tự viện, ngòai Hương Nghiêm của cố HT Thiền Tâm, chỉ có Vĩnh Minh là phát triển trội nhất. Ngày nay, có thêm một danh sư, được xem là một trong ba trụ cột danh tiếng của Phật giáo tại vùng đất thiêng nầy: cố HT Thiền Tâm, cố HT Tâm Thanh và sư bà Hải Triều Âm đương tại.
Đời sống của chư Tăng-ni có vẻ trầm lắng; Trước 1975, nơi đây còn hoang vu, rừng cây phủ xanh núi đồi, khí lạnh trùm khắp cỏ cây. Đôi khi 8 giờ sáng mà sương mù còn dầy đặc. Con đường độc đạo, hẹp, dẫn về Lâm Đồng nằm vắt mình trên các núi đồi, xuyên qua rừng xanh cứ như con rắn ốm đói, thỉnh thoảng vang tiếng rầm rì đều đặn của bánh xe miết trên mặt đường nhựa dội vào rừng sâu; Những thập niên 70 về trước,ba giờ chiều đã vắng xe lên xuống, thời chiến tranh nơi nào cũng vậy, khách lãng du từ đồi cao nhìn những chiếc xe khách vội vả như chạy trốn cảnh hoang tịch, lòng mênh mông muốn níu gửi nổi buồn! Giờ đây, nhà cửa ven đường tăng thêm số lượng, nhưng nét trầm lắng vẫn muốn nhấn chìm thôn ấp hoang vu. Vĩnh Minh nằm sâu vào hơn km từ quốc lộ, thế mà tóat hiện nét hùng tráng, vừa như thắng cảnh cho khách nhàn du, vừa như Tòng Lâm cho người thóat tục.Nó vừa mang dáng dấp cảnh tịnh, vừa muốn hội nhập với xã hội thế gian. Tu sĩ trẻ ngày nay có cái nhìn thông thóang, đã hướng Phật giáo vào con đường thể nhập, góp tay giáo dục thế hệ con em theo chiều hướng thuần thiện để đất nước bớt nặng gánh âu lo.
Lần đầu tiên mở trại hè năm ngóai, chính quyền ngần ngại khi cấp phép, chưa hiểu cái lợi về giáo dục đối với Thanh thiếu niên, e ngại có điều gì đó nằm ngòai vòng kiểm sóat; Nhưng sau mùa sinh họat vui chơi đó, có những trại sinh sắc tộc về chuyển hóa gia đình bỏ các cổ tục mê tín, có những em thay đổi thái độ gàn dở, giảm bớt đam mê trò chơi điện tử, và có mấy em phát tâm xuất gia tu học;
Sài Gòn có những khu giải trí như Đầm sen, Suối Tiên… chỉ là giải trí trong vài giờ, không chuyển hóa gì cho các em trong suốt mùa hè, những em đã từng tham gia các trại hè do chùa tổ chức, chắc chắn ít nhiều thấm nhuần được sự giáo dục từ quý Thầy cô; Trại hè Hoằng Pháp đã từng gây xúc động cho các em qua những chủ đề Bóng Mây do ĐĐ Thiện Thuận diễn giảng, từng được ĐĐ Trí Chơn phân tích cho trại sinh thấy được tầm nguy hại của tuổi trẻ trong thời đại mới, ĐĐ Quang Thạnh giúp cho tuổi trưởng thành hòan chỉnh nhân cách trước thế giới hội nhập…Đòan Thanh niên CS chỉ hướng dẫn các em tham gia mùa Hè xanh, hướng dẫn giao thông và một số sinh họat xã hội, nhà chùa giúp các em những giải trí lành mạnh, học hỏi đạo đức gia đình và xã hội, có nơi còn bổ túc kiến thức thế học. Chùa Hoằng Pháp nặng về chương trình tu học, thì Vĩnh Minh thiên hướng sinh họat xã hội, giải trí vui chơi. Những giờ sinh họat nhóm, quý thầy cô lắng nghe, chia xẻ niềm ưu tư của các trại sinh, Thiền hành, tụng kinh, phép ăn chánh niệm và những thời pháp thọai ít nhiều gieo vào chủng tử các em hạt giống thiện lành; bao nhiêu trại sinh xuất thân từ các trại hè là bấy nhiêu công dân trẻ tránh đuợc con đường sa đọa tội lỗi. Trại tù nhà giam không công hiệu bằng nhà chùa, trại hè. Chính vì thế, cha mẹ rất yên lòng gởi con em vào nơi sinh họat lành mạnh như thế.
Trong tương lai, các chùa nên mở trại hè dành riêng cho trẻ dưới tuổi 13, tuy là khó nhọc nhiều mặt, nhưng giúp cho các cháu làm quen với sinh họat tập thể và tôn giáo, thay đổi sinh khí nhàm chán trong gia đình; Trại hè cho lứa tuổi như thế, chẳng khác là nhà giữ trẻ, nhưng nhà trẻ một tuần có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhà trẻ quanh năm của các trường mầm non.
Phật giáo ngày nay, các Tăng Ni trẻ đang tìm một lối thóat hội nhập, góp mặt với xã hội ngòai các họat động từ thiện theo quán tính. Biết đâu mai nầy, các chùa sẽ là cơ sở huấn nghiệp và hướng nghiệp cho tuổi trẻ nếu chúng ta chưa đủ tầm vóc như một hội Từ Tế của Đài Loan do ni sư Chứng Nghiêm khởi xướng và lãnh đạo; Xã hội Việt Nam đã thóat khỏi bao cấp, các tổ chức xã hội phi chính phủ đang được thành hình, có một sân chơi cho các nhà hảo tâm góp tay xây dựng đất nước. PGVN bị xơ cứng trong cơ chế tổ chức thì tu sĩ trẻ như chồi non tự tìm một lối thóat cho hành động thực tiển đồng hành cùng xã hội, đó là thái độ hội nhập của Phật giáo trong mọi thời đại. Tu sĩ trẻ Phật giáo ngày nay có kiến thức, có nhân cách là tín hiệu đáng mừng để Phật giáo được tươi nhuận trong giòng sống của dân tộc.
Trại hè là một hiện tượng tích cực đang tiếp tục phát triển song song với các Đạo tràng để không còn Trẻ vui nhà, già vui chùa nữa. Mà già trẻ cùng vui khi mái chùa che chở hồn dân tộc - nếp sống muôn đời của tổ tông ( Huyền Không). Các Phật tử và mạnh thường quân không ngần ngại góp công giúp của để cùng quý Thầy làm việc công ích như thế.
Tuy không thuần túy về họat động tôn giáo, nhưng trại hè là một hình thức đem Đạo vào Đời để Đời có một lối sống Đạo trong tương lai.
MINH MẪN
01/6/09
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)