Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

ĐỘNG HOA VÀNG – LỆ NĂM CANH


Nhắc đến “Động Hoa Vàng” không ai không biết đến nhà thơ Phạm Thiên Thư, một nhân vật vào thập niên 60 -70 tại miền Nam Việt Nam.Những nhân vật rộ nở thời bấy giờ có Tuệ sỹ, Lê Mạnh Thát, Phạm Công Thiện..trong giới Phật giáo.

Năm 1966, những năm liên tục Phật giáo miền Nam xuống đường sau khi nhà Ngô bị truất phế, các thể chế kế tục khó ổn định tình hình, chư Tăng Ni bị cuốn hút vào phong trào đấu tranh, tại chùa Vạn Thọ Tân Định, Hòa Thượng Thiện Tường được HT Tâm Châu tiến cử làm Viện trưởng VHĐ của VNQT sau khi Phật Giáo bị phân hóa làm hai nhóm : Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự, từ đó chư Tăng trú tại chùa Vạn Thọ tham gia đấu tranh đều bị tẩn xuất.

                                                          ***

Căn nhà nằm sâu trong xóm,thuộc Bà Chiểu,Phạm Thiên Thư  chọn nơi đây để cho ra đời nhiều tác phẩm đình đám, được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc, nhất là nhạc bản “Ngày Xưa Hoàng Thị”, tiếp theo là “Động Hoa Vàng,10  bản Đạo Ca,Em lễ chùa này, ngày xưa người tình…”

Chàng thi sỹ dị tướng được các cô em chiếu cố, mặc dù bấy giờ đã có Tuệ Mai (con của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải) nâng khăn sửa túi.Trong số đó có một cô quê quán Củ Chi, tập tành làm thơ,thường xuyên tới lui để nhờ Phạm Thiên Thư sửa thơ, và dĩ nhiên ngoài đam mê tài năng của chàng, cũng mê mẫn luôn “cốt cách phi phàm, dị tướng” của chàng.

Ngày xưa ấy, mỗi sáng từ chùa Vạn Thọ Tân Định, chàng dắt chiếc Mobilet, đội nón cối màu xám trắng của các cụ miền Bắc xa xưa, lưng hơi khòm, răng vểnh, thong dong lãng đãng về đại học Vạn Hạnh góc cầu Trương Minh Giảng, tham dự các chứng chỉ Phật học là phụ, tìm cảm hứng giữa cảnh nhộn nhịp của nam nữ sinh viên, từ đây đã thi hóa kinh Kim Cang, gọi là “kinh Ngọc”, được HT Minh Châu, viện trưởng viện Đại học Vạn Hạnh ca ngợi và trang trọng giới thiệu như một tài năng trẻ can đảm làm một việc chưa ai dám làm.

                                                             ***

Tuy là thời chiến, nhưng trong thành phố vẫn cứ như thời bình, chưa tùng nghe tiếng đạn bom,.vì thế, thỉnh thoảng Phạm Thiên Thư, Tuệ Mai, nhà văn Nguyễn thị Vinh, Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn kéo nhau xuống chùa lá Huyền Trang của tôi, chọn cảnh thiên nhiên nơi đây để sinh hoạt thơ văn và đàm đạo.

Trong căn phòng, ngậm ống píp, Phạm Thiên Thư thả hồn theo  khoanh khói để hồn bay bổng theo mây, nhìn chàng, Tuệ Mai ngưỡng mộ bổng thốt:’Người nhả khói trầm ngây ngất cao, người ung dung trong ánh bạch hào, Ta nâng cánh lượn vòng ưu ái, Ta yêu người như yêu trăng sao” .phụ nữ yêu là vậy, vẫn không cột trói hồn thơ của chàng, bềnh bồng theo mây, để rồi tiếp đến là những nàng ái mộ, nguyện chung chăn suốt đời, rồi chăn vẫn không đủ cho nhiều cô chung đắp.Đoạn cuối đường trần, dừng chân tại đường Hồng Lĩnh, làm chốn dung thân, bỏ lại bao tiếc nuối các hồng nhan một thuở.

“Động Hoa Vàng”và “Ngày xưa Hoàng Thị” là những tác phẩm ấn tượng cho những ai mộng mờ giữa thời chinh chiến. Những tình nhân chiến chinh đi không bao giờ trở lại, các nàng phải trở lại với ánh hào quang mộng mị một thời, từ đó, nhiều đau khổ thầm lặng của các cô thấm chất “Động hoa vàng”, để rồi vuột khỏi tầm tay, thế mới biết:”Động hoa vàng lệ năm canh, có chi trong đó mà xanh mộng vàng”

 

Minh Mẫn, hồi tưởng một thời chung sống với Phạm Thiên Thư, gần nhà thơ Trụ Vũ ở Bà hiểu.

 

MINH MẪN

01,11/2024

 

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2024

HIỆN TƯỢNG PHÁP HÀNH

 

“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.

  sao Tâm có thể tác động đến Tướng? Ngược lại, tướng cũng ảnh hưởng đến tâm không ít.

Do huân tập nhiều hạt giống tốt hoặc xấu lâu ngày trong tâm tưởng mà lộ diện; ví dụ, người nhiều sân hận sẽ lộ tướng hung dữ, khó chịu, thậm chí hiểm ác.Người xưa thường nói, nhìn mặt mà bắt hình vong. Người có gương mặt hiền từ, chắc chắn tâm địa không thể ác độc.

Đối với người bình thường là thế, không làm chủ tâm tưởng dễ bị tập khí  dẫn dắt.Một hành giả, bất cứ tu pháp nào, từ “năng lượng sinh học”, “Thủy hỏa ký tế”, “tiểu châu Thiên, đại châu Thiên” “Mật tạng”  “kỳ môn độn giáp”,“nam nữ song tu”, “khí công đan đạo”, “Đan kinh, Đạo tạng, Tính mệnh khuê chỉ, luyện đan…” “Thiền công án, thoại đầu, chỉ quán…” “ Độn giáp, tiểu ngã, đại ngã…” , “tứ niệm xứ”, “từ bi quán”,An ban thủ ý”, “minh sát tuệ”, “nhỉ căn viên thông”, “quán âm”, “thiền Đông độ”, “tiểu thừa, đại thừa thiền”… vô số pháp hành từ tà pháp đến chánh pháp tùy căn cơ chúng sanh mà xuất hiện.

Nơi đây, chỉ đề cập đến chánh pháp, nghĩa là pháp hành không thiên về lợi dưỡng, không mong cầu hiệu quả kinh tế, không xét đoán số mạng, không tiên tri vận hạn…hay không trị bệnh, cầu may, chỉ hướng đến giải thoát.

Hành giả đã chọn cho mình một pháp hành thích hợp với căn cơ, hành trì miên mật, đương nhiên kết quả sẽ đến. Thế nào gọi là kết quả?

Trải qua thời gian hành trì nghiêm túc và miên mật, không bị cuộc sống và ngoại cảnh chen vào ( không kể hành trì theo thời khóa lấy lệ), tâm định đưa đến an tĩnh, dứt được vọng tưởng (thất niệm), nhưng hạt giống kết tập nhiều đời trong tạng thức, khó mà hủy diệt. Chính những hạt giống này quấy nhiễu hành giả, hạt giống nào mạnh nhất sẽ xuất hiện trong cơn thiền định, kết hợp với định lực, chúng biến tướng đủ loại, hành giả dễ bị chúng đánh lừa.Nếu là tâm từ, chúng làm cho hành giả khởi ý thương tưởng chúng sanh, tạo năng lực trị bệnh, xem tướng, thậm chí quá độ ủy mị xót xa trước sự khổ đau của sanh chúng qua nhiều hình thức. Cũng đã có những hành giả trong lúc thiền định,mỗi lần nghĩ đến chúng sanh đều khóc ròng.

Cũng thế, tâm dục quá nặng, lúc thiền bị những hiện tướng cám dỗ đam mê xuất hiện, hành giả không ý thức để vượt qua sẽ bị dắt dẫn, nhẹ thì phạm giới, nặng sẽ tẩu hỏa đa dâm. Những tà pháp luyện ma thuật thường sa vào lối này.

Hành giả dẹp bản ngã, thập kiết sử, tưởng là vô ngã, an toàn, nhưng khi thiền định sâu, tàng thức sẽ xuất hiện vi tế ngã, nghĩa là ngã thô đã sạch nhưng ngã tế chưa tiêu. Nếu hành giả còn mơ tưởng đến cảnh giới thanh cao hay hy vọng sẽ đạt đến cảnh giới nào đó, đều lọt vào ma tưởng. Có những hành giả do công đức hành trì nhiều đời, đã đắc pháp đạt đến cảnh giới của pháp hành, tưởng là đắc đạo, trụ vào tướng đó, sẽ khó tiến đến cứu cánh.Chưa nói trường hợp hành giả nhập vào trạng thái mơ mơ màng màng của vô thức, vọng thức lạc dẫn đến cảnh giới ma huyễn.

Đường vào tâm linh đến một lúc như đứng trước ngã ba đường, không biết hướng tiến; cũng có lúc cứ như bị “treo máy”

Trong quá trình  hành trì, càng định sâu, năm mươi ngũ ấm ma xuất hiện, chỉ cần khởi ý thích thú, mãn ý, hoan hỷ hoặc sợ hải đều vấp ngay, nhẹ thì khó tiến, nặng thì tẩu hỏa.

Cái sai lầm người tu thiền mà không đọc kỷ Kinh Lăng nghiêm để thấy dạng tướng của ngũ ấm ma, dễ lạc vào tà pháp. Cái gọi là thể nghiệm qua cảnh giới tâm tưởng, có thể thật, có thể vọng.Nếu pháp hành được chân sư ấn chứng bảo hộ thì ngoại ma khó xâm nhập.Thể nghiệm được tái diễn nhiều lần giống nhau thì không thể là vọng, nhưng cũng không là tiêu chí đến đích.Dù có đắc pháp, có thể nghiệm, thậm chí sở hữu một năng lực tâm linh mà các hạt giống trần tục chưa sạch thì vẫn bị các nội ấm ngoại ma làm cho sa ngã.Có vị tuy khai tuệ nhãn, nhìn biết ý nghĩ của đối tượng, biết việc vừa xảy ra cho đối tượng, nhưng vẫn còn nóng tính, còn chấp nê…do tu pháp mà không tu tâm tính, cũng chỉ dừng lại công năng của pháp hành, gọi là đắc pháp chứ chưa đắc đạo.Người đắc đạo là không còn kiết sử, không còn vi tế phiền trược, tâm thức vắng lặng trong sáng, đạt được Niết bàn tại tâm.

Những trạng thái tâm xuất hiện qua những quả vị như Hoan hỷ địa,  Ly cấu địa …đều là công hạnh của một hành giả đạt đến tâm giới trong thập địa Bồ Tát.

Nguyên tắc cơ bản của một hành giả là không nên tìm cách triệt tiêu các tâm sở, không khống chế vọng tưởng, không để thất niệm trong lúc hành trì.

Dù hành pháp nào (ngoại trừ tà pháp), thường nhật phải chuyển hóa những tập khí tiêu cực do những hạt giống tiềm ẩn.Mỗi người có một hạt giống tiêu cực mạnh nhất, không thể kềm chế, vì kềm chế thì hạt giống đó không thể hết mà chỉ ẩn tàng, có dịp sẽ trỗi dậy; ví dụ người thường sân hận, trước nghịch cảnh thay vì bộc lộ rõ bản chất, họ kềm chế vì lý do nào đó, lúc khác có dịp nó sẽ trỗi dậy. Hành giả còn tồn trữ những hạt giống tiêu cực đó, là một chướng ngại trên con đường tiến hóa tâm linh.

Những kiết sử dù thô dù tế đều là năng lượng xấu làm trì trệ công năng của hành giả.Trong Phật giáo phân tích rất cặn kẽ các loại tâm sở mà Duy thức học đã trình bày, nó như một phân tâm học sâu sắc hơn cả phân tâm học của Sigmund Freud.

Một số pháp hành chuyên chú vào hành pháp, cho dù có đắc pháp, có sở hữu năng lực nào đó do định lực mạnh, nhưng các hạt giống của tâm sở (kiết sử) vẫn bị dậm chân tại chỗ khó tiến đến giải thoát. Trong pháp môn Tịnh độ, đới nghiệp vãng sanh,quan điểm hành giả chưa dứt sạch mọi phiền trược, mọi tập khí, vẫn có thể về cảnh giới Tịnh độ của đức Phật A Di Đà,trên đó tiếp tục chuyển hóa.

Từ những sai lầm của một ít người được gọi là đắc pháp, đời sống vẫn còn mang nợ máu chúng sanh, vẫn còn say sưa ăn nhậu, cái cảnh giới được đắc đó, có thể là một dạng tâm thức ở tầng song hành của thế giới vật chất, tức vẫn chưa sạch vô minh vi tế, chưa thoát vĩnh viễn sanh tử luân hồi.Tâm thức họ có thể thanh nhẹ ít nghiệp lực hơn.Tuy còn mang thân vật lý mà tâm thức đã kết duyên với cảnh giới vô hình trong tiền kiếp.

Để chuẩn bị cho con đường tiến hóa tâm linh, hành giả phải thanh lọc các chủng tử tiêu cực hàng ngày, càng thanh cao trong sáng càng tốt.Không dùng năng lực thiền định để chữa bệnh, can thiệp vào nghiệp quả của chúng sanh, mục đích tu thiền để thoát ly sanh tử chứ không phải can thiệp vào nghiệp quả của người khác.

Bản thân không tạo thêm nghiệp mới, không can thiệp vào nghiệp xấu của người, không phô bày năng lực do công phu thiền định có được, và thường xuyên kiểm soát tâm hành, hành giả ít gặp ma chướng.

Hiện tướng con người nói chung và hành giả tâm linh nói riêng luôn “tùy tâm sanh tướng” đó là pháp hành của một hiện tượng.

 

MINH MẪN

21/10/2024

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

KHÚC XẠ


ĐỊNH LUẬT SNELL, ánh sáng xảy ra  khi đi qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau được ánh sáng đổi hướng

 Khúc xạ là dùng chỉ hiện tượng ánh sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau

Đây là hiện tượng đổi hướng  đi của bức xạ điện từ, hay các sóng nói chung, khi lan truyền trong môi trường không đồng nhất.

                                                        ***

Vật lý là thế, Tâm Vật tương đồng.Sơ tâm xuất gia hướng đi lâu dài, do sự thay đổi môi trường, sóng tâm cũng bị tác động lệch hướng nếu không duy trì sự kiên cố “sơ tâm ban đầu”.Một tu sỹ khi tần sóng tâm thức bị giao động từ môi trường bình thường sang môi trường thuận lợi, danh-lợi-tình được kích hoạt, bản ngã trổi dậy được gọi là khúc xạ tâm lý, sẽ lệch pha tùy góc độ tương phản.

Một tu sỹ học cao hiểu rộng quên sơ tâm xuất gia, quên mục đích ban đầu cầu đạo giải thoát thì:

“Bác văn ái đạo, đạo tất nan hội

Thủ chí phụng đạo, kỳ đạo thậm đại”

(Học rộng mến đạo, đạo ắt khó gặp

Thủ chí hành đạo thì đạo kia rất lớn).

 Đây là trường hợp rất phổ biến hiện nay trên người mang quá nhiều danh vị, quyền chức, học thức khoa bảng…thường phát ngôn thiếu chuẩn xác, đôi khi ngược lại giáo lý, giáo luật. Ví dụ một danh Tăng bảo: tâm làm gì có Phật, Phật cao thước chín làm gì ở trong tâm; có vị truyền đạt cho nhóm đệ tử trẻ không cần giữ ngủ giới kể cả sát sanh với mục đích để bảo vệ sư phụ.Cũng có học vị Tiến sỹ đồng thuận với Đại Thiên cho là La Hán vẫn còn xuất tinh, Tiến sỹ xuất thân từ đại học Delhi University suy diễn La Hầu La xuất phát từ sao La Hầu…ôi tu sỹ trí thức VN ngày nay phải chăng nặng về khoa học vật lý, khoa học thực dụng, thiếu nội hàm nên bị chệch hướng?

 

Ánh sáng từ mặt phẳng này chuyển sang mặt phẳng khác thường bị khúc xạ, từ không gian chiếu xuyên qua mặt nước, đường đi sóng quang bị lệch, cũng thế, con người từ nghèo đột xuất trở thành giàu có, hay từ giàu có bị trắng tay, tâm lý thường bị thay đổi, cuộc sống từ đó cũng khó giữ trạng thái ban đầu. Một tu sỹ vào đạo mang bao ước mơ với tâm trong sáng, quyết chí đi đến giải thoát, ra làm đạo được quần chúng tôn kính, vật chất đồi dào, môi trường thuận lợi, pháp sự đa đoan, tham-sân –si  xuất hiện, ai đụng chạm đến mình sẽ khó kềm chế, dù là Tiến sỹ, danh Tăng cũng ăn miếng trả miếng cho hả dạ không khác người thế tục.

Bát Đại Nhân Giác chép: “…quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ, thành tự biện tài…”. Người học rộng tăng trưởng trí tuệ mà không hướng nội chuyên tu trở thành một trong bát nạn.

Người xuất gia phải hội đủ 5 yếu tố căn bản:

• Phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố. (là Phát tâm xuất gia vì thiết tha với Đạo Pháp)

• Huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố ( là Xã bỏ hình tướng tốt đẹp để xứng với Pháp phục, Ryonen người Nhật đã hủy nhan sắc để được tu viện nhận cho xuất gia) Ryonen đã ghi lại những dòng hồi tưởng:

“Trong khi hầu hạ hoàng hậu yêu quí, ta đã đốt hương để ướp thơm những áo quần tuyệt đẹp của ta.

Bây giờ muốn làm một tên ăn mày không nhà, ta đốt mặt ta để được bước vào Thiền viện”

• Cát ái từ thân, vô thích mạc cố. ( là Cắt đứt sợi dây ân ái vì không còn thân sơ)

• Uỷ khí thân mạng, tôn sùng đạo cố.  ( là Xả bỏ thân mạng vì tôn sùng Đạo Pháp)

• Chí cầu Đại thừa, vị độ nhân cố. (là Chí cầu Đại Thừa vì cứu độ chúng sanh)

Tổ Qui Sơn cũng đã từng đề cập trong Cảnh sách văn:

“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiệp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”.

( Người xuất gia là người cất bước đến cõi siêu việt, thân tâm khác tục, nối thạnh dòng Phật, nhiếp phục ma quân, mong đền bốn ơn, cứu giúp ba cõi).

Tu sỹ nhập thế trang bị kiến thức để phục vụ cho hoằng pháp chứ không phải thể hiện bản ngã kiến thức uyên bác hầu phô trương với đời, chứng tỏ hiển thị bản ngã đi ngược lại tinh thần vô ngã của một hành giả.Hoằng pháp là “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”

 

Các bậc Thượng nhân đại sỹ, chí khí kiên cường luôn bảo toàn năng lượng khi gia nhập cuộc sống thế nhân, năng lượng được bảo toàn thì động lượng cũng cũng khó suy giảm, đó là nguyên chất cho dù giao thoa trên mọi mặt phẳng của cuộc sống, ví như nguồn sáng xuyên thấu không gian không có khí quyển cản lực.Sở dĩ các hành giả vượt mọi cám dỗ, thắng mọi chướng duyên do duy trì được sơ tâm ban đầu không bị chệch hướng.

Để giúp cho người sơ tâm xuất gia, thúc liễm thân tâm, Thiền môn chế tạo 24 oai nghi đi đứng nằm ngồi cho hành giả, Sa di phải nằm lòng Tỳ ni nhật dụng; Tỳ kheo,khi Bồ đề tâm tăng trưởng, hành giả luôn thể hiện ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh. Khuôn phép đó giúp cho tâm không rong ruổi theo ngoại cảnh, thân hành được nghiêm trang đạo phong kiên cố. Có ra hành đạo nhập thế cũng nhờ đó mà không bị phàm trần pha loãn, dẫn đi lệch hướng, thể hiện “đường đường tăng tướng dung mạo khả quan”

Trong Kinh Pháp Cú, kệ thứ 9 Đức Phật dạy:

“Ai mặc áo Ca Sa

Tâm chưa rời uế trược

Không tự chế, không thật

Không xứng áo Ca sa”

                                                            ***

Đi biển không có la bàn, thuyền trưởng dễ bị lạc hướng; tu sỹ không có giáo luật và không nằm lòng giáo lý sẽ đánh mất sơ tâm xuất gia. Việc này không chỉ thể hiện những ai học cao hiểu rộng, ngay cả những vị có chức sắc trong hệ thống giáo hội, không tự cân nhắc mình là người xuất gia, ỷ thị quyền hạn, đánh mất lòng từ bi, dễ làm đau khổ đồng đạo dưới tay mình. Không thấy lỗi mình, chỉ nhắm vào lỗi người với tâm đố kỵ thù hằn tha hồ sát phạt.Biết bao tu sỹ âm thầm khổ đau do bị áp chế trước đây, tuy nhiên bây giờ không nhiều nhưng vẫn là đau khổ  đến độ nhiều vị phải gửi y áo để trở lại cuộc sống thường dân hoặc âm thầm ẩn thân nơi non cào rừng thẳm.Cũng không thiếu vì lòng tham muốn chiếm đoạt tài sản cơ sở của nhau.

Do đâu nhân cách như vậy? chỉ khác thế tục chiếc áo và cái đầu, hành xử do tham-sân-si sai khiến. Có lúc nào đó ngồi tĩnh tâm nhìn lại việc mình làm khổ người để tự ăn năn hay để thỏa mãn tâm đố kỵ?

Buồn thay GHPGVN ngày nay không thiếu những “thuyền trưởng” bị chệch hướng vì không cần đến la bàn, các thủy thủ cũng quên bẵng mục đích vượt khơi. Sự sống luôn biến dịch như giòng chảy con nước, qua đồi núi, sông rạch, môi trường,địa thế luôn thay đổi, tâm không chuyên nhất sẽ bị đổi thay theo thế cuộc, phải chăng làn sóng tâm thức bị khúc xạ trong từng môi trường huyển mộng!!!

 

MINH MẪN

 11/9/2024

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2024

HUYỀN SỬ LA HẦU

 

Những dân tộc có nền văn minh lâu đời từ hàng ngàn năm, đều được xây dựng trên nền tảng mang tính thần thoại.

 Halloween trong các truyền thuyết  của người Celt. .Các truyền thuyết của người Celt tập trung vào vị thần tự nhiên như thần rừng, thần thú vật, cùng với các câu chuyện ma quỷ. Nếu như Ireland là quê hương của câu chuyện về Jack có đầu bí ngô từ cõi người chết về mặt đất, nổi tiếng trong Halloween thì Macedonia chính là nơi mà truyền thuyết về Dracula cùng ma cà rồng bắt đầu.(ST)

Thần thoại La Mã

Thần thoại La Mã là bộ tín ngưỡng của người La Mã cổ đại, lấy nhiều yếu tố từ thần thoại Hy Lạp và các đạo đức tôn giáo khác như Ai Cập và Ba Tư. 

Trong Thần thoại La Mã, Jupiter tương đương với thần Zeus, Neptune là Poseidon, Mars là Ares, Cupid là Eros, Venus là Aphrodite, Diana là Athena... Thần tình yêu Cupid nổi tiếng nhất, với hình ảnh của một thiên thần nhỏ cầm cung tình nhân. Các tên thần trong Thần thoại La Mã còn được đặt cho các ngôi sao trong hệ mặt trời như Jupiter (sao Mộc), Mars (sao Hỏa), Mercury (sao Thủy), Pluto, Venus (sao Kim), Saturn (sao Thổ), Uranus (sao Thiên Vương), Neptune (sao Hải Vương).(ST)

. Các truyền thuyết Ả Rập

là thần thoại của người Ả Rập và người Hồi giáo. Trong Hồi giáo, câu chuyện nổi tiếng nhất là về nhà tiên tri Mohammed, người được Chúa trời (Allah trong tiếng Ả Rập) chọn để truyền đạt khải huyền và hướng dẫn nhân loại. Mohammed thường được người Hồi giáo kính trọng là 'nhà tiên tri vĩ đại' hoặc 'sứ giả của thượng đế'.

Ngoài ra, Các truyền thuyết Ả Rập còn chứa những câu chuyện nổi tiếng như Aladdin và cây đèn thần, Ali Baba và 40 tên cướp. Tất cả được kể trong bộ Nghìn Lẻ Một Đêm, một tuyệt tác văn hóa tiếng Ả Rập trong thời kỳ hoàng kim của Hồi giáo.(ST)

Thần thoại Ấn Độ

Thần thoại Ấn Độ là bộ sưu tập câu chuyện độc đáo xuất hiện trong văn học Vệ Đà, các sử thi như Mahabharata và Ramayana, Purana, và văn học khu vực như Periya Puranam.
Để hiểu rõ tư tưởng và văn hóa Ấn Độ, kiến thức về thần thoại Ấn Độ là không thể thiếu. Thần thoại Ấn Độ thường được chia thành thần thoại Vedas và thần thoại sử thi và Prana.
Ai Cập - là nơi nền văn minh phương Tây bắt nguồn,thì Ấn Độ lại là nơi sinh ra nền văn minh phương Đông. Thần thoại Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới và còn có tác động lớn đến các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan; cũng như đến nền văn minh Java, Champa, Khmer trước đây của Đông Nam Á. Trong Thần thoại Ấn Độ, Trimurti - gồm Thần Brahma (Đấng tạo hóa), Thần Vishnu (Đấng bảo hộ), và Thần Shilva (Đấng hủy diệt) là ba vị thần quan trọng nhất, cùng với nhiều thần A-tu-la khác.(ST)

Sách Thánh Hebrew (Do Thái)

Sách Thánh Hebrew là một phần quan trọng của Sách Thánh chung trong đạo Do Thái và Kitô giáo. Tên gọi Hebrew liên quan đến ngôn ngữ Hebrew hay người Hebrew (đặc biệt là người Do Thái, sử dụng tiếng Hebrew làm ngôn ngữ chính ở Israel, hoặc làm ngôn ngữ cầu nguyện và học thuật trong cộng đồng dân tộc) hoặc cả hai.
Với những câu chuyện về Chúa trời, Adam, Eva... trước khi Chúa Jesus ra đời, Sách Thánh Hebrew là nơi chứa đựng những câu chuyện này. Trong Sách Thánh Hebrew có những câu chuyện kinh điển như sứ mệnh của Abraham từ Chúa Trời, Noah cứu lấy các loài vật khỏi đại hồng thủy, và đặc biệt là sự tích Moses mở đường cho người Do Thái thoát khỏi sự áp bức của người Ai Cập.(ST)

Thần thoại Trung Hoa

Ở phương Đông, Thần thoại Trung Hoa được coi là một trong những thần thoại phổ biến nhất. Xuất phát từ thời Tam hoàng Ngũ đế ở Trung Quốc, Thần thoại Trung Hoa trở thành niềm tin chính thức trên khắp Trung Hoa, kết hợp với triết lý Đạo giáo của Lão Tử và tồn tại qua thời gian.

Trong Thần thoại Trung Hoa, các vị thần sống trên trời, Ngọc hoàng thượng đế đứng đầu, cai quản toàn bộ vũ trụ. Tiếp theo là nhiều vị thần khác nhau, như Vương Mẫu Nương Nương, Thái Thượng Lão Quân, Thái Bạch Kim Tinh, Linh Bảo Thiên Tôn, Nam Tào, Bắc Đẩu, Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh...(ST)

Đầu tiên, Thần thoại Trung Hoa chỉ chứa các câu chuyện về sự hình thành của trời đất, hiện tượng tự nhiên như Nữ Oa vá trời, Bàn Cổ khai thiên lập địa, nàng Tinh Vệ lấp biển... Sau đó, thần thoại mở rộng và kết nối với nhau, từ Nữ Oa đại diện cho mẫu hệ, chuyển giao sang Ngọc hoàng đại diện cho phụ hệ. Nhiều vị thần khác được đặt tên theo các sao và ngũ hành như Thái Bạch Kim Tinh, Nam Tào, Bắc Đẩu... Các thần mới như Lý Thiên Vương, Na Tra, Nhị Lang Thần, Khương Tử Nha cũng được thêm vào Thần thoại Trung Hoa từ truyền thuyết phong thần hoặc theo câu chuyện dân gian như ông Tơ bà Nguyệt, ngưu Lang chức Nữ. Ngoài ra, thần thoại còn có nhiều loại yêu tinh như Hồ Ly Tinh, Bạch Cốt Tinh...

Phức tạp và đa dạng, Thần thoại Trung Hoa kết hợp các câu chuyện dân gian, triết lý Đạo giáo, và các tác phẩm văn học như Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Tây Du Ký... Tuy nhiên, niềm tin này vẫn rất mạnh mẽ, thậm chí đến thời hiện đại. Thần thoại Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Tại Việt Nam, truyền thống thờ cúng nhiều vị thần trong Thần thoại Trung Hoa như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Táo Quân, Thổ Địa, Thần Tài, Phúc-Lộc-Thọ vẫn được duy trì.(ST)
3. Thần thoại Hy Lạp

Trong số thần thoại quốc gia, nổi bật không kém Thần thoại Hy Lạp. Đã từng thống trị tôn giáo của nền văn minh lớn nhất 3000 năm trước, thần thoại Hy Lạp gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn minh Phương Tây.

Thần thoại Hy Lạp là bản hợp nhất của những huyền thoại và truyền thuyết người Hy Lạp cổ đại về vị thần, anh hùng, bản chất thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo. Nó là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của tôn giáo hiện đại được gọi là Hellenismos. Thần thoại Hy Lạp được coi là mang tính logic hơn vì giải thích một cách rõ ràng về thế giới và các sự kiện có thật.

Bắt đầu với sự hình thành vũ trụ từ hỗn độn (Chaos), Thần thoại Hy Lạp kể về vị thần nguyên thủy, Titan, Cyclop; chiến tranh giữa thần già và thần trẻ cho đến khi Thần Zeus (Thần Dớt) - lãnh đạo thần trẻ, chiến thắng và cai trị đỉnh Olympia. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Zeus, Poseidon, Hades, Athena, Hercules, Achiles, Medusa... cũng như nhiều câu chuyện và biểu tượng trong Thần thoại Hy Lạp trở nên nổi tiếng.(ST)

Thần thoại Bắc Âu

Ở Châu Âu, một thần thoại được biết đến không kém Thần thoại Hy Lạp là Thần thoại Bắc Âu. Khác với Thần thoại Hy Lạp đến từ phương Nam, Thần thoại Bắc Âu xuất phát từ phương Bắc, là thần thoại chung của các quốc gia như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland, Đức... Nó không được viết thành sách như Kinh thánh, hoặc được sưu tập từ người hát rong, mà thay vào đó, Thần thoại Bắc Âu được kể qua các câu chuyện truyền miệng, với niềm tin mạnh mẽ vào vị thần.

Những vị thần nổi tiếng như Odin (thần chiến tranh), Thor (thần sấm), Njord (thần gió, biển cả và lửa), Frey (thần thời tiết, sự sinh sôi), Hod (thần mùa đông và bóng tối), Loki (thần gian xảo, lừa lọc)... trong Thần thoại Bắc Âu sống ở cung điện Asgard. Điều độc đáo là có thiên đường trong Thần thoại Bắc Âu, giống với Kinh thánh, điều mà Thần thoại Hy Lạp không có. Thiên thần trong Thần thoại Bắc Âu là Vanaheim.

Thần thoại Bắc Âu bắt đầu phát triển mạnh trong thời kỳ Viking, khi những chiến binh Viking từ phương Bắc xâm lược Anh, Scotland, Đức. Trong giai đoạn này, Thần thoại Bắc Âu trải qua cuộc chiến tôn giáo và chiến tranh đất đai với người theo Công giáo.(ST)

Kinh thánh Christian

Chắc hẳn bạn đã nghe đến những truyền thuyết về Adam và Eva, 'thiên thần sa ngã' Lucifer trở thành quỷ Satan, hay câu chuyện Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá. Tất cả những câu chuyện kinh điển trên đều thuộc Kinh thánh Christian (bibel), còn được gọi là Công giáo. Kinh thánh Christian có nguồn gốc chung với Kinh Torah của người Do Thái và Qu'ran của người Hồi giáo, đều bắt nguồn từ Abraham. Trong kinh Cựu Ước, sự khởi nguồn của Thế giới trong Kinh thánh Christian, cũng như trong Do Thái giáo và Hồi giáo, là do Thượng Đế sáng tạo. Tuy nhiên, đặc điểm độc đáo của Kinh thánh Christian là tập trung vào phần Tân Ước, kể về Chúa Jesus giảng thích, thu thập đệ tử, bị đóng đinh trên thánh giá và tái sinh.

Với hơn 2000 năm phát triển, Kinh thánh Christian đã vươn ra khỏi biên giới Do Thái để trở thành tôn giáo chính ở các nước Phương Tây, như Italia, Anh, Pháp, Mỹ, Brazil... Đến ngày nay, không chỉ riêng người theo Công giáo mà còn rất nhiều người tin vào Kinh thánh Christian, tin rằng Chúa có thực sự. Nhiều câu chuyện trong Kinh thánh Christian đã trở thành kinh điển của nền văn minh nhân loại, như truyện Adam và Eva phạm trái cấm, bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng, 'thiên thần sa ngã' Lucifer chống lại Chúa, bị các thiên thần khác do Michael đánh bại, bị đày ải xuống địa ngục thành Quỷ Satan; Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá...

Với sự phổ biến như vậy, Kinh thánh Christian là cái tên đứng đầu trong Top 10 thần thoại nổi tiếng nhất Thế giới, dù không phải là thần thoại của một quốc gia cụ thể nào.(ST)

                                                             ***

Như vậy, Thần thoại là điều ắt có và đủ để xây dựng một qua trình liên lũy của một dân tộc bất kỳ xuất hiện trên tinh cầu. Ngay Việt Nam ta, cha ông đã cho ra đời Âu Cơ và Lạc Long Quân.Một dân tộc không có nguồn gốc là một dân tộc thiếu nền tảng vững chắc. Ai bảo những chuyện Thần thoại là chuyện viễn vông bịa đặt? Đành rằng xa xưa khoa học chưa phát triển, không vì thế cha ông, tổ tiên không đủ chứng tích để tạo nên huyền sử mà ngày nay gọi là chuyện giả tưởng.

Các tôn giáo cho thấy,vật chất phát triển thì tâm linh giảm sút. Tâm linh và vật chất là hai mặt trong một cuộc sống, cái này thạnh thì cái kia phải suy.Ông cha ta chưa bị vật chất áp đảo thì tâm linh thanh thoát, hướng thiện; càng chìm sâu vào tâm linh thì cảm thức càng nhạy bén. Các nhà tiên tri đương thời đã tiên đoán trước những sự kiện chưa xảy ra, họ thuần về tâm linh. Ngay cả Abhigya Anand, nhà tiên tri thần đồng Ấn Độ, tuy sử dụng chiêm tinh, thiên văn cổ của Ấn  để xét đoán sự di dịch các vì sao, thực ra đó chỉ là một phần nếu không kết hợp với tâm linh đặc biệt (một loại tâm linh khai mở con mắt thứ ba). Thế thì cổ nhân với tâm thức thánh thiện có thể dùng con mắt thứ ba để thấy một số vấn đề mà người bình thường không thể thấy.

                                                        ***

 

 

La Hầu là một trong (chín hành tinh) của chiêm tinh học Vệ Đà. Rahu kala được coi là điềm gở. Theo truyền thuyết, trong Samudra manthan,

Trong thần thoại HinduRāhu phiên âm tiếng Việt thành La Hầu, là một con rắn đôi khi nuốt mặt trời hay Mặt Trăng gây ra hiện tượng thiên thực.. La Hầu là một trong  chín hành tinh) của chiêm tinh học Vệ ĐàRahu kala được coi là điềm gở.

Về mặt thiên văn học, La Hầu và Kế Đô đánh dấu hai giao điểm trên giao tuyến của các mặt phẳng chứa hai đường bạch đạo và hoàng đạo (tương ứng là đường di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời khi chúng di chuyển trên bầu trời. Vì thế, La Hầu và Kế Đô tương ứng được gọi là các giao điểm Mặt Trăng bắc và nam. Một thực tế là hiện tượng thực chỉ xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng cùng Trái Đất nằm trên một đường thẳng đi qua một trong hai điểm này đã sinh ra huyền thoại về việc nuốt Mặt Trời hay Mặt Trăng.(ST)

 

Trong chiêm tinh học Trung Hoa, La Hầu (羅喉) và Kế Đô (計都) là hai hư tinh trong thất chánh tứ dư, với thất chánh là Thái DươngThái ÂmThái BạchMộc ĐứcThủy DiệuVân HánThổ Tú còn tứ dư bao gồm Nguyệt Bột, Tử Khí, La Hầu và Kế Đô. Thực chất La Hầu và Kế Đô chỉ là hai giao điểm trên hoàng đạo và bạch đạo (tương ứng là giao điểm của các đường di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng trên thiên cầu).(ST)

Phật giáo

La Hầu được đề cập rõ ràng trong một cặp kinh từ Samyutta Nikaya (Tương ưng Bộ Kinh) của kinh sách Pali. Trong Candima Sutta và Suriya Sutta, La Hầu tấn công Chandra, thần Mặt Trăng và Suriya, thần mặt trời, trước khi buộc phải thả họ ra bởi họ đã đọc một đoạn thơ ngắn truyền đạt sự tôn kính của họ đối với Thích-ca Mâu-ni. Đức Phật đáp lại bằng cách sai khiến La Hầu phải thả họ, và La Hầu phải làm điều này nếu không thì "đầu của ông ta sẽ bị vỡ ra thành bảy mảnh".[2] Các câu thơ kể lại bởi hai vị thần này và Phật kể từ đó đã được đưa vào trong nghi thức tế lễ Phật giáo như là các câu thơ bảo vệ (paritta) được các nhà sư đọc lại khi cầu kinh để mong nhận được sự che chở.(Wikipedia)

Như vậy La Hầu hay Kế đô là những hư tinh theo cái nhìn thiên văn, nhưng là thể hiện bản chất của mỗi sao khi cổ nhân cảm ứng tính chất của nó; từ bản chất, ngũ hành của mỗi sao mà con người theo Á Đông tin khi vận hạn mỗi năm gặp phải. Ví dụ sao La Hầu thuộc hành Kim đối xung với hành hỏa, người bị La hầu chiếu mệnh nên sử dụng các vật tùy thân thuộc hành hỏa và thủy để khống chế và hóa giải tính chất xấu.

Những hung tinh không nhất cứ phải lệ thuộc vào cúng kính theo tín ngưỡng mà chỉ cần hóa giải theo luật tương sinh tương khắc của ngũ hành.

                                                    ***

Có ba yếu tố trong giáo luận nhà Phật: “cảnh-trí-giáo”. Xét một hiện tượng hoặc thực hoặc hư thuộc bổn môn hay tích môn, còn gọi là hiện tượng và bản thể. Bản thể đôi lúc suy luận đôi lúc cảm ứng cảnh giới của “vô phân biệt trí”. Cùng một cảnh giới, chúng sanh thấy uế trược, chư Phật thấy là tịnh độ. Hiện tượng giao thoa trong tâm thức không thể giải trình bằng ngôn ngữ và kiến thức thường tục, do vậy không thể diễn dịch từ đặc thù sang suy luận. La Hầu là hung tinh không có nghĩa diễn qua La Hầu La là sự ràng buộc. Tương tự không hẳn là giống nhau, cùng một tính chất.

Tính đa Thần của các dân tộc sơ khai, mọi hiện tượng thiên nhiên đều được cai quản bởi một vị Thần, tuy huyền thoại nhưng không hẳn là phi thực khi tâm thức đạt đến cảnh giới “vô phân biệt trí”. La Hầu không hẳn Trung quốc du nhập từ huyền sử Ấn độ. Đã là hư tinh thì không tùy thuộc vào chiêm tinh, nhưng hư tinh biểu thị bản chất xấu tốt trong cuộc sống thì chúng vẫn là thực tính.

Vậy sao La Hầu không thể là La Hầu La một trong 10 vị đại đệ tử của Phật đương thời mà thầy Trí Minh đã diễn dịch sai lệch.

MINH MẪN

 30/8/2024

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

VU LAN 2024


Năm 2024 là năm có nhiều biến cố trong cuộc sống:- kinh tế - thiên tai – dịch bệnh – chiến tranh xảy ra lan tràn khắp tinh cầu, nhưng truyền thống Vu Lan của Phật giáo Bắc tông vẫn không vì thế mà bị mai một!

 

PGVN đang trãi qua một giao động như đợt sóng ngầm, một phần phản ảnh kinh tế xã hội, một phần do biến chứng nội tại từ một vài thành phần chưa đúng chuẩn mực của  một tu sỹ để cộng đồng mạng đồng loạt lên tiếng.

Nước đục được hiện lên những cáu bẩn khi dùng phèn chua khuấy lọc, cũng thế, những hiện tượng lâu nay ẩn tàng trong Phật giáo được xem là mặc nhiên, bổng nổi cộm khi xuất hiện một tu sỹ hành pháp “đầu đà” xuất hiện.

Độc tố vốn sẵn có trong cơ thể bổng hiển lộ khi sử dụng thuốc xổ độc gan thanh lọc cơ thể. Độc tố tuy nguy hiểm, nhưng cần thiết để cơ thể phát hiện thải trừ khi được phát hiện .

 

Trong  lúc bệnh, cơ thể vẫn cần bồi bổ cùng lúc với thuốc men,Qua cơn bạo bệnh, cơ thể phục hồi nhanh và khỏe; cũng thế,những thời đại Phật giáo thăng trầm, nhờ nội lực của các bậc chân tu làm bản mệnh sinh tồn cho Phật giáo, cùng với đạo lực, còn phải duy trì hình thức truyền thống Tôn giáo là những hiện tướng cho quần chúng nương tựa;Phải phân biệt “nhập thế và xuất thế”, những bậc xuất thế, chuyên hành trì bổn môn cá biệt, không tham gia vào các hiện tướng xã hội mang danh Tôn giáo, để tránh phân tâm. Những bậc chọn con đường “xuất thế”  như một sinh tố để nuôi dưỡng Phật giáo; những bậc nhập thế, chọn lối sống hòa nhập xã hội, nâng cấp và chuyển hóa sinh hoạt  xã hội mang tính chất hướng thượng theo tinh thần văn hóa để duy trì hình thức tồn tại của đạo Phật.

 

Những thế kỷ trước, Vu Lan không những tưởng nhớ ông bà cha mẹ mà còn tri ân Quốc gia, xã hội, Tam bảo, thuần túy mang tính tín ngưỡng Tôn giáo và tâm linh. Nhật Bản là quốc gia nâng Phật giáo lên tầm cao nghệ thuật, đã có “trà đạo, nhu đạo, thiền trà, kiếm đạo, thư pháp, hội họa, từ đó cài hoa trở thành nghệ thuật được cố Thiền sư T Nhất Hạnh đem vào Phật giáo, được phổ nhạc bởi nhạc sỹ Phạm thế Mỹ áp dụng trong mùa hiếu hạnh Vu Lan. Ngày nay,  Vu Lan tổ chức không thể thiếu lễ cài hoa.Cũng từ lễ tri ân này, một số nơi phát triển tri ân cha mẹ hiện tiền một cách đa dạng. Nào là đối diện với mẹ cha để tâm sự, gắn lên song thân những nụ hôn với vòng ôm thắm thiết, dâng trà và rửa chân cho song đường, công khai phát biểu tâm trạng từ lâu chưa có dịp tỏ tình cảm với mẹ cha, hoặc những lỗi lầm được giấu kín, tặng quà cho cha mẹ…

 

Hình thức tri ân cha mẹ đậm nét trình diễn vô tình làm nhẹ những ân còn lại. Hình thức  tri ân không những lấy bao nước mắt của người hiện diện, tạo cảm xúc sâu đậm cho gia đình, nhắc nhở chữ hiếu với con cái mà còn tạo cho cha mẹ một tình cảm  khó quên và trách nhiệm nhiều hơn với con cháu.

Sau tình cảm ân sâu nghĩa nặng đó, xuất hiện một tình cảm khác, đó là tình cảm cô đơn bi thảm của những người con không cha mẹ mỗi độ Vu Lan về.

Vu Lan luôn là nét đẹp văn hóa trong xã hội đang xuống cấp đạo đức hiện nay. Bộ phận nhập thế của Phật giáo ít nhiều cũng nâng cấp văn hóa tiếp xử trong cuộc sống. Rồi đây, biết đâu lễ tri ân sẽ được biến tấu ở một gia tầng khác tương thích với trình độ và nếp sống mới của xã hội.

Tứ trọng ân là:

Thiên địa phú tài tri ân, Nhật  nguyệt chiếu lâm chi đức ( tri ân đức Trời đất nhật nguyệt tinh tú chiếu soi)

Quốc gia chính trị chi ân, thủy thổ thuần dụng chi Đức (tri ân đức trọng sách lược quốc gia, đất nước đang được thuần dụng)

Sư trưởng giáo huấn chi ân, phụ mẫu sanh thành chi Đức ( tri ân đức dạy dỗ của sư trưởng và cha mẹ sinh thành)

Đàn na tín thí chi ân, tứ sự cúng dường chi đức.( tri ân đức thí của đàn na tứ sự cúng dường ).

Đó là những ân trọng được nhắc nhử trong mùa Vu Lan báo hiếu.

Lễ cài hoa chỉ là một phần thể hiện đậm nét tri ân hiện tiền đối với mẹ cha, đánh động tình cảm và ý thức cho giới trẻ hiện nay, dẫu sao vẫn là buổi lễ vừa mang tính nghệ thuật, đậm nét văn hóa Phật giáo rất cần cho xã hội có khuynh hướng thiên về vật chất. Ngoài ra cần nhắc nhở cho đủ tính chất của tứ trọng ân trong Phật giáo Bắc truyền để tồn tại song hành với thế gian theo tinh thần nhập thế của đạoPhật

 

     MINH MẪN

VU LAN - 2568

   19/8/2024

 

 

 

 

 

 

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024

VẪN CHƯA YÊN ỔN

 

Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị quần chúng quá ngưỡng mộ, gây phiền phức rồi phải ẩn tu.

 

Trong 2 tháng xôn xao kẻ chống đối, người tôn vinh sư Minh Tuệ, chính quyền đủ căn cứ giải quyết nếu sư Minh Tuệ là giả hay có dấu hiệu lừa đảo, trái lại được chính quyền bảo vệ an ninh nơi ẩn tu,và người dân thông qua cộng đồng mạng cũng đã phân biệt được chánh tà.

 

Nếu các sư không lên tiếng phản đối, không nặng lời phỉ báng sư Minh Tuệ, cứ mặc nhiên không đáng quan tâm thì có lẽ không đưa đến tình trạng quần chúng nhìn các chùa như một cái gì sai sai. Thật ra những Phật tử chí cốt thuần thành thân cận nhà chùa thì không có sự nghi ngại, vì họ biết đâu là chân đâu là ngụy, chỉ có khách vãng lai mới nhìn “cá mè một lứa”. Nhưng dù sao tu sỹ Phật giáo ít nhiều cũng bị tổn thương.

 

Cá nhân T. Chân Quang bị hậu quả cao ngạo trước hình ảnh mà quần chúng sùng phụng đã đành, đây cũng là quả báo do nhiều năm tà kiến, giảng sai chánh pháp, có dụng ý mưu lập cơ đồ thoát ly giáo hội, không còn gì phải nói.Việc học hàm tiến sỹ giả cũng được nhà nước đang xử lý.

 

Riêng Giáo hội nặng về hành chánh, trọng quyền lực, thiếu tình đạt lý, vội ra văn bản gặp nhiều phản ứng khó đỡ; không quan tâm phản ứng của quần chúng, tưởng rằng khuyến nghị nội bộ, kêu gọi phủ nhận sư Minh Tuệ là tu sỹ của Phật giáo, đó là một sai lầm. GH PG Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng vậy, khi khiển trách sư Minh Đạo, thay vì dùng đạo tình, lại sử dụng nguyên tắc kết tội sư Minh Đạo với lời lẽ ồn ào như một phán quan của Nhuận Trí, đổ dầu vào lửa cho người dân nhìn Giáo hội như một quyền lực song song thế lực.Thế là đẩy quần chúng dành mọi cảm tình và sự tôn trọng cho sư Minh Tuệ và sư Minh Đạo.

 

Hiện nay các chùa khá vắng, chỉ còn  những phật tử thuần thành của chùa, riêng tu viện  Minh Đạo trong tháng bảy, lượng người đến thăm viếng đông đúc lạ thường, đây là thước đo để chúng ta cẩn trọng trong mọi ngôn từ nhìn vào Phật giáo.

 

Quyền trong tay, cho dù là quyền ảo không có trong giáo lý nhà Phật, kể cả trong tổ chức hành chánh của một Tôn giáo, chính vì tự ngã có quyền phán xét một đồng đạo thấp cổ bé miệng,  hai sư Minh Tuệ và Minh Đạo đã trở thành một thần tượng kép trong xã hội. Sau thời gian nhập thất, trở về nhập hội Vu Lan với Phật tử, với các cháu mồ côi, với những người ngưỡng mộ, có lẽ sư Minh Đạo suy nghĩ khá chính chắn  khi tuyên bố trả lại y áo cho GH, về làm dân thường chọn lối sống riêng như sư Minh Tuệ không thuộc Giáo hội nào, không còn lệ thuộc trên đe dưới búa của quyền lực ảo. Với tuổi không còn trẻ, sư Minh Đạo chọn cho mình một lối đi thuần về tâm linh, buông xả mọi ràng buộc vật chất là đúng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nghĩ gì trước thái độ dám dứt khoát buông bỏ mọi thứ của sư Minh Đạo tiếp bước sư Minh Tuệ hướng tới con đường sáng???

Mong các cấp GH nên cẩn trọng trước vấn nạn này để tránh những sai lầm đã từng sai lầm vừa qua.

                                                           ***

Một thắc mắc khác của độc giả hỏi về “văn bằng giả”. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HM xác nhận ông Chân Quang không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của sở Giáo dục và Đào tạo  TP HCM;

Trong Phật giáo Ban Tăng sự có đòi hỏi khi thọ cụ túc, giới tử cần bằng cấp ba không?

Xin thưa, quy chế Tăng sự hiện nay có nhiều thay đổi, trước đây không đòi hỏi; nếu yêu cầu bằng cấp ba thì những vị lớn tuổi và những vị không có điều kiện ăn học chả lẽ không được thọ giới sao?

Giả thử có yêu cầu trên, khi biết bằng giả thì giới cụ túc sẽ giải quyết thế nào?

Phải phân biệt nguyên tắc hành chánh và nguyên tắc giới thể không thể ràng buộc với nhau. Nếu phát hiện cấp ba tốt nghiệp là giả thì GH tịch thu điệp đàn thọ giới chứ không thể xóa giới thể (nếu là giới tử chân chánh và giới đàn nghiêm túc thì giới thể đã thành tựu)

 

Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.

 

Hỏi GH xử lý thế nào trước vấn nạn bằng giả? Xin thưa đó là việc của nhà nước. GH chỉ xử lý nhân cách và giới tướng sau khi đã cấm 2 năm diễn giảng. Nếu nhân thân tạo quá nhiều dư luận bất hảo, đưa quần chúng vào mê tín và  hành tung mờ ám có hại cho uy tín Phật giáo, song song với việc xử lý của xã hội, GH có quyền tẩn xuất, lột áo tu sỹ.

Có lẽ không đợi GH xử lý, người có đức “tàm quý” sẽ tự xử thôi.

 

MINH MẪN

 13/8/2024

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

CHƯỚNG NGẠI VÀ HÀNH PHÁP

 

Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.

 

Trạng thái tâm lý do tập khí lâu ngày là một chướng ngại khó đoạn, nhất là tạp niệm, loạn tưởng, phóng tâm làm chệch hướng con đường đang đi.

 

Nhà Thiền nêu lên chánh niệm, trong chánh niệm thiếu tỉnh giác cũng lạc sang vọng niệm. Bảo là chánh niệm là chánh niệm làm sao lạc sang vọng niệm?

 

Ví dụ một cụ bà tay lần tràng hạt nhất tâm trì niệm “A Di Đà Phật”, niệm theo thói quen lâu ngày không còn chú ý vào câu niệm, tay vẫn lần tràng hạt, miệng niệm, tâm bám vào âm ngữ, nhưng ý thức nhường cho vô thức lập lại đều đều theo âm thanh nào đó nhập vào nhĩ căn, tâm liền bám theo âm thanh đó lặp đi lặp lại thay cho trì niệm danh hiệu. Thật ra không nhất cứ phải trì hồng danh, bất cứ chủ đề nào chuyên trì một cách tỉnh thức không máy móc cũng đưa đến định.(đây ta nói đến việc chuyên niệm nghiêm túc,miễn bàn vấn đề cầm tràng hạt,vừa đi vừa nói chuyện hay làm việc khác).

 

Trạng thái cứ bám theo thói quen thiếu tỉnh giác dễ lạc sang vọng tưởng, tạp niệm. Vọng tưởng tạp niệm có hai trường hợp: một là tập khí do thói quen trong tàng thức xuất hiện, lúc ngủ gọi là chiêm bao mộng mị, lúc thức xuất hiện xen lẫn vào công việc đang thực hiện; thứ hai là trường hợp vọng tưởng suy nghĩ lang bang thiếu tập trung.

 

Trên đây là chướng duyên phổ cập, còn những trở ngại trong lúc hành trì là “hôn trầm”, gọi là ngủ gục, u trệ, ngủ không ngủ mà thức không thức. “Thụy miên” là ngủ mê man. “Trạo cử” là bồn chồn, xôn xao, tay chân không yên. “Hối quá” là tâm bất an những chuyện đã qua. “Nghi” không tin chính mình, không tin pháp giải thoát hay còn hồ nghi chưa dứt khoát một việc gì. Đây là năm món chướng ngại cho việc tu tập. Không đọan trừ được thì không thể bắt tay vào hành trì giải thoát.

 

Nghe thì gian nan, nhưng quyết tâm sẽ được.Quyết tâm không có nghĩa cố đè nén, càng đè nén càng vọng động.Cứ bình tĩnh ngồi xuống nhìn từng vấn đề một, lý do sanh khởi để gỡ rối.

 

Ví dụ: trước khi Thiền, ăn quá no dễ sanh “hôn trầm”. Không làm chuyện sai quấy thì tâm không phải bị”hối quá”.Cuộc sống đừng lăng xăng, tranh đấu hơn thua,ước muốn đủ thứ thì tâm bớt “trạo cử”. Thân không quá vất vả, mệt mỏi thì không bị “thụy miên”.Tính tình dứt khoát không lạc vào trạng thái “nghi”.

 

Một khi giải quyết nhẹ nhàng từng vấn đề thì tâm “hỷ lạc” sẽ xuất hiện.Đó là những “triền cái”. Vượt qua ngũ triền cái, còn phải đối diện với bảy “kiết sử”.

 

“tham kiết sử,sân kiết sử,kiến kiết sử, nghi kết sử,mạn kiết sử, hữu tham kiết sử, vô minh kiết sử” và thập kiết sử như “tham, sân, si,mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ”.

 

Tất cả đều là vi tế phiên não, phân tích cho thấy trạng thái tâm thức chúng ta trùng trùng điệp điệp cấu thành các tập khí nhiều đời đã cản trở con đường thanh tịnh tâm thức của hành giả.

 

Phân tích để thấy vây bủa các tập tính như thiên la địa võng, thực ra khi hành giả nhất tâm nhiếp niệm lâu ngày các tập khí sẽ tan loảng mà không cần phải gỡ rối từng mắt một. Tập khí không phải là một thực thể hữu hình, chỉ là trạng thái tâm lý đã được un đúc lâu ngày. Tâm tịnh an nhiên trước mọi vấn đề như cây lặng yên gió giữa trưa Hè, như trời trong vắt giữa đêm trăng.

 

Thiền phái Trúc Lâm của vua Trần Nhân Tông quan niệm: “đói ăn, khát uống, buồn ngủ cứ ngủ” đó là Thiền cần chi phải tầm cầu! Nói như vậy nhưng không phải hành trạng của người thường, hành giả luôn tỉnh giác để biết mọi việc mà không hành xử  theo phản ứng thường nhật.

 

Thiền sư Nhất Hạnh thiền hành từng bước chân an lạc gọi là “hiện pháp lạc trú”. Thiền trong cuộc sống, nghĩa là mọi sự việc, hiện tượng đều có thể tham thiền của một hành giả.

 

Cứ việc ngồi xuống, buông bỏ mọi tâm tưởng, luôn tỉnh giác, không để vô thức làm chủ. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể Thiền, đó chỉ là nhiếp tâm, nhưng khó định, chỉ có ngồi mới định được thâm sâu, mới phát sanh tuệ trí, gọi là Thiền định.

Dĩ nhiên hàng ngày phải tập buông mọi cảm thọ, mọi ham muốn, mọi tác động tâm lý,mọi ràng buộc vật chất tự dưng tâm nhẹ, lắng đọng dễ đi vào Thiền và định.

 

MINH MẪN

31/7/2024