Sau những cơn nắng luộc da vào Hạ, trời Hà
Nội có vẻ dịu hẳn, phố phường dập dìu xe cộ. Căn nhà nằm sâu trong
đoạn đường vừa khai phóng, đối diện với một cao ốc, tầng dưới là
siêu thị đơn điệu vài mặt hàng không đủ cho khách vãng lai dán mắt
nhìn. Căn nhà của cô Chung, trưởng đoàn từ thiện, là cứ điểm để
nhóm Từ Tâm - Hiểu và Thương hàng năm về đây làm nơi phát xuất chuyến
lữ hành mãi tận vùng Tây Bắc, cận biên Việt-Trung.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của
thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km. Đây là cửa ngõ để đi sang các
tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...
" Diện tích huyện Gia Lâm 114,79 km², dân
số cũng xấp xỉ 300.000 người.
Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà
khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới.
Chẳng hạn như: Hà Giáp Hải (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Cao
Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)...
Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chữ Đồng Tử,
Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam."
(wikipedia)
• Chữ Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm
• Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
• Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã
Dương Xá, huyện Gia Lâm);
• Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công
chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn
lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa
Kim Tiên.
• Công chúa Lê Ngọc Hân là người xã Ninh Hiệp,
huyện Gia Lâm ngày nay.
. Lý Thường Kiệt cũng xuất thân từ Gia Lâm
(wikipedia)
Địa linh từng sản sanh nhân kiệt, ngày nay,
vùng đất quy hoạch, kiến thiết đa dạng, cư dân sung túc, sinh hoạt
nhộn nhịp, cũng không thiếu những nhân tố góp phần hỗ trợ đến đồng
bào nghèo vùng cao. Cách đây vài năm, trong chuyến từ thiện, cô Chung
đã gặp Việt Ly thường về Việt Nam để giúp đồng bào nghèo khó, hai
chị em đã bắt tay nhau trên cùng con đường phụng sự nhân sinh nơi vùng
Tây Bắc. Nhờ thế, những dự án từ nước ngoài đã được cô Chung tiếp
sức với những anh em cùng chí hướng như Tuấn, Thông và vài mạnh
thường quân từ phía Bắc.
*****
Xe 16 chỗ được tay lái trẻ ngoài 30 điều
khiển, một tay lái từng được cô Chung chọn cho những chuyến từ thiện
như thế; không những thông thuộc mọi địa hình vùng Tây Bắc mà còn
nhuần nhuyễn qua những eo đèo khúc khuỷu cùi chỏ, dốc ngược lên đỉnh
rồi chúi xuống đèo để vượt qua những mõm núi liên hoàn. Kể cả tài
và phụ xế, trên xe 9 người vượt hàng trăm km, khởi hành từ 7 giờ
sáng, mãi đến 21 giờ mới đến Đồng Văn tìm khách sạn nghỉ đêm.
1/3 xe, phía sau chất đầy quà cáp, áo quần,
tập vở, giày dép, nón mũ, bình đựng nước, đồ chơi cho trẻ con, và
thực phẩm mà cô Chung lo cơm nắm muối vừng, bánh trái cho đoàn suốt
một ngày đường, vì núi rừng trùng điệp, không quán sá, không có điểm
dừng chân.
Khách sạn cứ như nhà nghỉ hay bãi đáp của
dân nghiện, ai cũng than phiền bẩn thỉu, nhưng qua một đêm rơi rụng sự
mệt nhọc. Sáng sớm, tìm nơi điểm tâm, cô Chung là người nhanh nhẹn
đích thân xuống tận nhà bếp để làm thức ăn chay cho đoàn. Các tiệm
ăn không ai biết ăn chay là gì, những nồi niêu son chảo bát đũa vẫn
còn ngai ngái mùi thịt, 5 người ăn chay cũng phải cố quên cái mùi
nhạy cảm trong "chốn ta bà" để lấy sức cho một ngày làm
việc. Những ngày đầu cô Chung dùng chay, bốn người còn lại tùy tiện
chọn món ăn thích hợp. 7.30, lên đường đến điểm đầu tiên là Pó Ngần
thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.
*****
Hà Giang là vùng núi non hiểm trở trùng
trùng điệp điệp, một tỉnh phía Bắc Việt Nam, giáp giới Trung Quốc,
nơi mà chiến sự 1979 - 1981 xảy ra ác liệt.Phía Đông giáp Cao Bằng,
phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp Tuyên Quang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn
Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang
có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu.
Dân số trên dưới 800.000, dân thành thị chiếm 84.338 người. Gồm các
sắc tộc: Mông (chiếm 32,0% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,3 %), Dao (15,1 %),
Việt (13,3 %), Nùng (9,9 %)... (wikipedia).
Tỉnh Hà Giang gồm có 1 thành phố và 10 huyện, 13
thị trấn và 177 xã, trong đó có huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần mà
đoàn sẽ trải qua trong chuyến viễn hành.
Đồng Văn với dân số 57.715.Mèo Vạc có 58.944
nhân khẩu và Xín Mần là 50.307 tộc người.
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn
cầu vào năm 2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những
dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên,
cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa
lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao.
Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công
nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã
Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ. v.v..Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào,
mận, lê, táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế...(wipedia).
Sau bữa điểm tâm sáng, đoàn phấn khởi tiến
bước theo những cung đường không bao giờ thẳng; từ trên đỉnh núi chót
vót, nhìn xuống đoạn đường vừa qua, cảm thấy tội cho những loại tải
nặng nề bò chậm chạp, cố lấy sức trườn bám trên từng dốc núi.
MINH MẪN
16/7/2017
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét