Pó Ngần thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc;
tuy 7 giờ hơn mà mặt trời vẫn chưa thức giấc, khí lạnh bao phủ Mèo
Vạc như tấm chăn phủ kín dân ngủ thêm chưa đủ giấc. Việt Ly và bs Minh
Duy, tuy sống ở Mỹ khá lâu, nhưng vẫn chịu khó thức khuya dậy sớm
không thua dân lao động của một đất nước nghèo khó.
Mọi người lục đục từ sớm, làm vệ sinh cá
nhân, đúng hẹn đã xuống phòng khách của một nhà nghỉ mang tên khách
sạn. Khăn trải giường hình như chưa được thay khi ai đó vừa trả phòng.
Những sợi tóc dài mềm mại còn vươn trên áo gối, mùi da thịt ngai
ngái hương nước hoa còn phưởng phất chăn nệm nhàu cúm chưa kịp dọn,
dĩ nhiên phòng vệ sinh cũng thiếu sạch sẽ. Cả đoàn chả ai vừa
lòng, nhưng còn có chỗ trú qua đêm hơn muối sương lạnh nơi vùng cao
biên giới.
Huyện Mèo Vạc dân số chỉ độ 70.000 nhân
khẩu, 80% dân số người Mông. Thành lập huyện năm 1962, thuộc tỉnh Hà
Giang, Đông Bắc giáp Trung Quốc. Phía tây giáp với hai huyện Đồng Văn và Yên
Minh, phía nam giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Diện tích huyện là 573,84
km².
Huyện này cùng với Yên Minh, Đồng Văn, Vị Xuyên là
các huyện bị thiệt hại nặng trong 2 cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Huyện cũng là điểm sáng trong tinh thần đoàn kết dân tộc khi nhân
dân xã Sơn Vĩ (hơn một nửa là dân tộc thiểu số) không sơ tán mà ở lại.
(wikipedia)
*****
Nơi đây, có một vùng mà người ta gọi là chợ
"Tình" - Chợ tình Khau Vai theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là đèo gai,
còn gọi là chợ Phong Lưu, chợ tình Khau Vai, có từ gần 100 năm nay. Chợ nằm ở
xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang; họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3
âm lịch tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khâu
Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Có
thể đến tìm người bạn đời, có thể để gặp nhau người tình cũ vì
sự trắc trở mỗi người có một cuộc sống riêng, họ đến không những
để gặp tình nhân cũ mà còn trao đổi với người bạn đời của tình
nhân một cách văn hóa lịch sự.
Mèo Vạc có một huyền tích quyến rũ du
khách, nhưng đoàn vẫn là viễn khách không tiện dừng chân thưởng ngoạn
nhiều kỳ tích. Sau điểm tâm sáng, đoàn thẳng tiến đến xã Khau Vai.
Đường lên đỉnh trắc trở, xã cho chuyến xe bốn chỗ đưa đến điểm nhất
định, sau đó từng chuyến xe máy nổ 2 bánh đèo từng người quanh lượn qua
nhiều eo dốc trên 10km. Một bên vách đá, một bên hố sâu, chỉ cần
trượt bánh, không va đầu vào núi cũng rơi xuống hố sâu, những tay lái
của các thầy cô giáo và nhân viên xã tỏ ra vững vàng thiện
nghệ.
Không thể đi xa hơn, nhiều đoạn đường sạt lở
vì những cơn mưa mấy mấy qua, tất cả lội bộ lên dốc thêm 4km đường
núi hẹp. Cô Hoa và cu Bờm là nhanh nhạy nhất, số còn lại đều đẩm
thấm mồ hôi như áo vừa được nhúng nước. Đến đoạn dốc ngược lên điểm
trường mầm non Pó Ngần, ai không bị trượt té thì không phải người
tham gia đoàn từ thiện lúc bấy giờ. Buộc lòng băng vào rẫy ngô cho
bớt lầy trơn. Các cháu và đồng bào đón sẵn. Những chiếc ghế quay,
cầu tuột được lắp vội. Các cháu như chưa từng thấy, e ngại rụt rè
không hiểu sự hiện diện của chúng để làm gì.Khi mà hoàn tất công
đoạn lắp ráp, người trong đoàn bế từng cháu lên ngồi, chúng tỏ ra
sợ hãi, có bé khóc ré lên.Không lâu sau, chúng làm quen, các cháu lớn
thích thú kiểu cầu tuột, đua giành nhau một cách thích thú.
Đồng bào không ở chung một làng như vùng
thấp hoặc đồng bằng, từ nhà này đến nhà kia phải xa tầm mắt. Có
nơi cách nhau ngọn núi. Nơi đây toàn đá tai mèo, không có đất gieo mạ,
phần lớn ngô bắp là lương thực chính. Sau khi thu hoạch ngô, họ phơi
khô để ăn giáp mùa; ngô xay nhuyễn đem hấp gọi là "mén mèn".
Họ lên nương, mang theo ăn với nước suối, muối là gia vị cao cấp ít
khi được thưởng thức. Ngày tết của đồng bào sắc tộc, họ được bữa
cơm hoặc xôi, áo quần tươm tất, tụ tập múa hát để tạ ơn mùa màng
bội thu.
*****
Trường mầm non Pó Ngần là ngôi trường do bs
Phạm Hữu Diệu ở Canada, thông qua quỹ Catherine Trần tài trợ. BS tuy xa
quê khá lâu, nhưng luôn hướng về đồng bào ruột thịt, sẵn lòng yểm
trợ các toán từ thiện khi cần. Để có ngôi trường mãi tận non cao
(mà theo người dân, từ đây xuống những nơi bán thực phẩm, như muối,
gạo... cũng phải mất vài ngày đường bộ). Một liên lạc viên tên Tuấn,
tuổi vừa 30, từng giúp nhóm Từ Tâm-Hiểu và Thương xây dựng nhiều
trường trên những núi cao hiu quạnh như thế, quả là công sức khó ai
theo kịp. BS Phạm Hữu Diệu tài trợ toàn bộ phòng ốc, nhà vệ sinh,
thiết bị giải trí... mà chưa từng gặp mặt Việt Ly hay bất cứ ai
trong nhóm Từ Tâm này, thế mới thấy được những tấm lòng đến với nhau
bằng thiện nguyện và niềm tin để cho đồng bào những nơi "chó ăn
đá, gà ăn muối" giữ giúp con em cho bố mẹ lên nương mà báo chí
từng cho biết có bọn bắt cóc trẻ con khi bố mẹ vắng nhà.
Tiếc thay, lòng hảo tâm của BS Diệu, công sức
của nhóm Từ Tâm và chị Chung ở Gia Lâm, tình nguyện liên lạc viên của
Tuấn, vùng địa đầu giới tuyến đỉnh núi vời vợi vẫn không đủ mặt
bằng để ngôi trường được thoáng rộng cho các cháu vui chơi. Dĩ nhiên
không thể đem gạch, cement lên xây, vì đường hẹp, núi cao và nước không
có.Ngay mùa mưa mà cư dân cũng phải xuống tận giòng nước chảy qua hai
khối núi để đội từng gàu nước về nấu ăn. Trẻ con và người lớn
trông xa không phân biệt được đâu là trang phục đâu là da người. Tất cả
cư dân trên đỉnh này đều có một mùi đặc trưng giống nhau, nhưng họ
không nhận ra vì không ai khác hơn họ.
Trường là ngôi nhà hai gian, làm bằng vật
liệu nhẹ, kiểu nhà tiền chế; toàn bộ vách được ghép bởi hai tấm
tole lạnh kẹp giữa tấm mouse cách nhiệt. Phía sau là nhà vệ sinh 5
cái; chưa bàn giao mà đã bẩn thiểu do các cháu và đồng bào sử dụng
không có nước dội rửa. Sát vách phía sau là vách đất chuẩn bị sạt
lở nếu vài cơn mưa liên tục. Chính quyền địa phương cho biết, không
thể đem máy ủi lên để san lấp mặt bằng. Dân dùng tay xẻ núi một
khoảnh chỉ độ mỗi bề hơn 10m. Trước mặt trường là hố sâu. Trẻ con
vùng sơn cước như những con dê quen địa hình hiểm trở, nếu có nạn tai
xẩy ra, không vì giao thông, không vì ngộ độc thực phẩm hay đâm chém...
mà chỉ do núi đất sạt lở.
*****
Quà gồm mì thùng, áo quần, tập vở, bánh,
đồ chơi, bình nhựa đựng nước, mũ dép giày... được sắp sẵn trên bàn.
Tấm bảng đỏ biểu dương công đức của bs Phạm Hữu Diệu căng lên, đại
diện chính quyền địa phương, thầy giáo, đồng bào địa phương và đoàn
từ thiện hoan hỷ cắt băng khánh thành.
Sau tiếng vỗ tay là từng đợt quà cho vào bao
bì phân phối cho trẻ con và những anh em có công khuân vác từ dưới
núi lên đến đỉnh. Chúng con trẻ thích nhất là đồ chơi, Việt Ly sắm
bong bóng, sắm luôn cây súng bom hơi vào bong bóng, sắm từng cây kẹp
tóc cho bé gái. Hình như các cháu chưa biết cái này để làm gì, cứ
cầm lật qua nhìn lại rồi nắm chặt như sợ mất. Những con búp bê xinh,
những chiếc xe và hình nhân cho bé trai, chúng hăm hở như được của
quý. Một tay cầm những chiếc bánh mà chỉ có trẻ thành phố mới có
ăn, một tay kẹp đồ chơi, có lẽ đây là dịp cả đời lũ trẻ mới được
gặp. Trước tình cảnh nghèo đói của cư dân vùng núi giáp biên, mới
thông cảm những bất hạnh mà người thành phố dù nghèo cũng chưa từng
gặp phải.
MINH MẪN
19/7/2017
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét