I.- ĐẠI THIÊN LÀ AI?
Đại
Thiên là nhân vật xuất hiện sau
Phật nhập Niết Bàn 100 năm, hay sau Phật 200 năm? một nhân vật
gây sóng gió không những trong Tăng đoàn thời bấy giờ, còn để lại
hậu quả lâu dài mà các học giả, các nhà nghiên cứu không ngớt tranh
luận. Có những nhà nghiên cứu sử xem ông ta là thủy tổ của Đại
chúng bộ, thậm chì là Đại thừa. Điều này không đúng, vì theo quan
điểm của Kimura Taiken thì dựa vào văn hóa của Ấn Độ và những tác phẩm trước và
sau công nguyên, tư tưởng Đại thừa chưa được hình thành. Trong khi đó lịch
sử phiên dịch kinh tạng của Trung Quốc ghi nhận đến thế kỷ thứ II sau Tây Lịch
kinh điển Đại thừa mới bắt đầu được phiên dịch. Cho nên học giả Kimura Taiken
cho rằng nếu nhận định Phật giáo Đại thừa hình thành từ trước kỷ nguyên Tây lịch
thì không phù hợp. Trong khi đó nhà nghiên cứu Lữ Trừng lại cho rằng Đại thừa
Phật giáo hình thành vào giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV Công nguyên. Ta thấy
hai nhà nghiên cứu này, đều cho rằng Đại thừa Phật giáo không thể hình thành từ
trước kỷ nguyên của Tây lịch.
Một Đại Thiên khác
sau Phật 200 năm, theo Phật Quang Đại từ điển: "Vị tổ khai sáng
Chế Đa Sơn bộ Tiểu thừa; lúc đầu ngài theo ngoại đạo, trở thành
lãnh tụ của phái Tặc trụ. Sau ngài bỏ ngoại đạo xuất gia với Đại
chúng bộ, được đặt tên là Đại Thiên.
Do lịch sử phân phái
từ sự bất đồng tranh chấp quan điểm về 5 việc của Đại Thiên, xẩy ra
sau Phật 100 năm, từ đó người ta kết luận Đại Thiên xuất hiện sau
Phật nhập diệt 200 chỉ là nhân vật kế thừa trùng tuyên lại 5 việc
của Đại Thiên đầu tiên.Ngài Huyền Trang cũng đồng quan điểm này nên
bảo Đại Thiên sau 200 năm Phật nhập diệt là nhân vật "trùng tùng
ngũ sự".
II.- Sự phân phái sau
Phật nhập diệt do 10 việc (thập sự) hay do 5 việc (ngũ sự) xuất phát
trong Tăng đoàn?
Sự phân
phái đã từng xảy ra hai lần trong thời kỳ Phật còn tại thế. Lần phân phái thứ
nhất ở Kausambi được giải quyết nhanh chóng. Lần phân phái thứ hai, do
Devadatta chủ xướng, dẫn tới thành lập một bộ phái riêng rẽ. Dưới thời vua
Asoka (300 trước CN), Phật giáo tuy đại thịnh, nhưng nội bộ Phật giáo đã có sự
chia rẽ nghiêm trọng, mà Asoka có nói tới trong các trụ đá ở Kosambi, Sanchi và
Sarnath. Trong các trụ đá, Asoka đe dọa sẽ tẩn xuất khỏi Tăng chúng tất cả những
ai chủ xướng chia rẽ và phân phái. Nhưng cũng dưới thời Asoka đã xảy ra lần
phân phái nghiêm trọng và lớn nhất, khiến tách ra bộ phái Ðại chúng bộ, chiếm số
đông, tán thành 5 điểm của Mahadeva (Ðại Thiên), đối lập với Thượng tọa bộ, thiểu
số và có tư tưởng bảo thủ.
Phân phái là hệ quả tất yếu cho sự phát triển của đạo Phật hay
trong bất cứ tổ chức nào một khi tồn tại và phát triển với thời
gian, không gian sở tại, đáp ứng nhu cầu đương thời để cập nhật hóa
Phật giáo với đương xứ.. đồng thời hòa nhập với phong tục tập quán
tín ngưỡng bản địa tránh mọi xung đột mà vẫn tồn tại và phát
triển. Đó là đặc tính "tùy thuận" "tùy duyên" của
Phật Phật giáo.
Sau khi Đức Phật diệt độ, các môn đệ cũng như các tăng sỹ trong
hàng ngũ tăng già có quan điểm khác nhau về giáo lý và giới luật của Đức Phật,
thể hiện rõ ở hai quan điểm bảo thủ và cách tân. Đại đa số các tăng sĩ, trong
đó có Ca Diếp, đều theo quan điểm bảo thủ, chủ trương bảo vệ truyền thống,
nghĩa là “không ai được thêm bớt chút nào
trong các luật lệ mà Đức Thế Tôn đã ban hành”, giữ nguyên lời giảng của Đức
Phật lúc còn tại thế. Trái lại, những người theo quan điểm cách tân như A Nan
lại cho rằng, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, có thể thêm bớt vào những lời giảng,
những giới luật của Đức Phật cho phù hợp.
Sự khác nhau trong quan niệm về giới luật
là nguyên nhân thứ hai của quá trình phân phái. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn,
những người theo quan điểm tiến bộ chủ trương sửa đổi lại một số luật lệ truyền
thống cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Theo họ, nếu tất cả những điều xưa
kia bị cấm, thì trong hoàn cảnh hiện tại, có thể được phép làm mà không phạm
giới. Trong khi đó, phần lớn các trưởng lão, các tăng sỹ cương quyết giữ nguyên
giới luật truyền thống, không thay đổi, thêm bớt, dù là nhỏ nhất. Điều này dẫn
đến sự khác nhau về giới luật giữa các tăng đoàn.
Nguyên nhân thứ ba, là sự khác nhau về
triết học và giáo lý trong nội bộ Phật giáo. Chẳng hạn, ở phạm vi triết lý, có
hai lập trường khác nhau về vấn đề bản thể luận. Quan điểm “hữu luận” chủ
trương thế giới vật chất tồn tại chân thực và hiện hữu tương đối. Ngược lại,
quan điểm “không luận” lại cho rằng, thế giới vạn vật hiện hữu đấy, nhưng không
có thật, cái gốc của nó vẫn là “không". Cũng tương tự như vậy, ở phạm vi
giáo lý, các tăng sỹ phật tử cũng theo một mục đích tôn chỉ phấn đấu cho sự
giải thoát cuối cùng là Niết bàn, nhưng họ lại có quan điểm khác nhau về cách
thức giải thoát. Một số chủ trương mỗi người tự tu luyện để đạt Niết bàn, không
ai có thể làm thay hoặc trợ giúp. Đó là sự giải thoát mang tính cá nhân – tự
giác. Số khác lại quan niệm rằng, để giải thoát, con người không chỉ dựa vào
bản thân, mà còn cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài - “giác giả giác tha”. Vì thế,
có một số vị Bồ Tát đã đạt Niết bàn, tự nguyện ở lại cứu nhân độ thế, giải
thoát chúng sinh.
Lúc bấy giờ, tuy phân phái, nhưng các bộ phái vẫn giao lưu
trong tinh thần đồng đạo, thế nhưng giữa các bộ phái, quan hệ vẫn là quan hệ
giữa những người đồng đạo,. Khi Huyền Trang qua Ấn Ðộ vào thế kỷ VII Tây lịch,
ngài nhận xét là các Tăng sĩ Tiểu thừa giáo và Ðại thừa giáo có thể ở cùng
trong một chùa, một tu viện mà không xảy ra xích mích gì. Chỉ có điều khác là
Tăng sĩ Tiểu thừa thì tụng các kinh sách Tiểu thừa, còn các Tăng sĩ Ðại thừa
giáo thì tụng các kinh Ðại thừa. Tăng sĩ bất cứ thuộc bộ phái nào, đều được các
chùa và tu viện Phật giáo tiếp đón tử tế lịch sự, theo đúng nghi thức của Tăng
đoàn.
Vậy
10 việc lúc bấy giờ là gì?
thập
sự phi pháp là 10 việc không hợp với luật Phật chế do Vajjiputtaka
chủ xướng sau khi Phật nhập diệt 100 năm. Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai diễn ra sau Hội nghị kết
tập lần thứ nhất khoảng một trăm năm. Nguyên nhân đưa đến hội nghị kết tập kinh
điển lần này là do một số Tỳ kheo sống tại thành phố Phệ Xá Li (Vesali) đề
xướng mười điều không có trong giới luật do Phật chế, nhưng họ tự cho là hợp
pháp. Mười điều đó bao gồm:
1. Diêm tịnh: thức ăn ướp muối để cách
đêm vẫn được dùng.
2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.
3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.
4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.
5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.
6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.
7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.
8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: tọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn quy định.
9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.
10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiết, Tỳ kheo có thể giữ tiền bạc.
2. Chỉ tịnh: có thể ăn quá giờ ngọ một chút, trong khoảng thời gian mặt trời xế bóng chừng hai lóng tay.
3. Tụ lạc gian tịnh: được ăn thêm lần nữa nếu đến làng khác mà chưa quá ngọ.
4. Trụ xứ tịnh: ở đâu thì bố tát tại đó.
5. Tùng ý tịnh: những quyết định đã thông qua, dù đa phần hay thiểu số, đều có hiệu lực.
6. Cửu trụ tịnh: làm theo thói quen tiền lệ vẫn không trái với giới luật.
7. Sinh hòa hợp tịnh: sau giờ ngọ, có thể uống nước pha với sữa.
8. Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: tọa cụ nếu không có viền chung quanh thì có thể dùng khổ lớn hơn quy định.
9. Thủy tịnh: có thể dùng rượu pha với nước để uống trong trường hợp chữa bệnh.
10. Kim tiền tịnh: trong trường hợp cần thiết, Tỳ kheo có thể giữ tiền bạc.
Trưởng lão Da xá cho
10 việc trên đây trái với luật Phật chế, là phi pháp. Để xét lại căn
cứ giới luật của 10 việc trên đây,
ngài bèn tổ chức kết tập lần thứ 2 Kết quả,Thượng tọa bộ đã nhất
trí cho rằng 10 việc này trái với luật Phật chế
Và
5 việc của Đại Thiên đưa ra:
"Dư sở dụ, vô tri,
Do dự, tha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo"
Do dự, tha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo"
Nghĩa là:
(1) Bậc A La Hán tuy đã
đoạn tận hết phiền não nhưng vì còn nhục thân nên về sinh lý vẫn có hiện tượng
di trong mộng mị (Dư sở dụ).
(2) A La Hán đã đoạn tận
vô minh nhưng không phải là người biết hết mọi điều trong đời sống thế
tục (vô tri).
(3) A La Hán tuy không
còn do dự về con đường giải thoát, nhưng vẫn còn những do dự về các điều vô
hại, như làm thế nào thì hợp lý, thế nào thì không (Do dự).
(4) Có vị đã chứng đắc A
La Hán đôi khi phải nhờ Phật hay bậc sư trưởng chỉ dẫn mới biết là mình đã
chứng ngộ (tha linh nhập).
(5) A La Hán cũng có vị
ngộ đạo nhờ vào âm thanh thuyết pháp, trong đó có sự thuyết khổ và than
khổ (Ðạo nhân thanh cố khởi).
Và ngài Ðại Thiên cho
như vậy là hoàn toàn đúng với Phật pháp (Thị danh chân Phật giáo).
Thực tế năm điều mà ngài
Ðại Thiên nêu ra, phải chăng là nhằm để so sánh quả vị Phật và A La Hán ? Ngài
quan niệm rằng chỉ có Phật mới là hoàn hảo, còn A La Hán vẫn còn những khiếm
khuyết. Quan niệm này đã dấy lên những bất đồng. Nhóm tán thành lập ra Ðại
chúng bộ, nhóm phản đối, lập nên Thượng tọa bộ.
Vẫn còn nhiều nhà
nghên cứu chưa đồng thuận vấn đề này. Nay chỉ xét vấn đề Đại Thiên
đưa ra 5 việc đã bị Hữu bộ của Thượng tọa bộ phủ bác và kết án
nặng nề, bị xem là ác kiến làm băng hoại Phật pháp.
Trường phái Thượng
Tọa bộ phản bác Đại Thiên là việc đương nhiên, nhưng tại sao Đại
chúng bộ lại ủng hộ Đại Thiên?
Theo thầy Hạnh Bình trong
quyển "Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên", nhận xét thì: "Không
phải Đại Thiên tự nhiên trở thành một nhân vật được mọi người chú ý
trong lịch sử Phật giáo của Ấn Độ, dĩ nhiên phải có một bối cảnh
xã hội đặc thù nào đó, để hình thành 5 việc của ông; ông cũng không
thể bổng nhiên trở thành người lãnh đạo tinh thần cho phái cải cách,
lại được đại đa số Tăng chúng lúc bấy giờ chấp nhận, chắc chắn ở
nơi ông có cái gì đó hợp lý, với tư tưởng trong sáng lành mạnh, mới
có thê tạo thành nhân vật đáng tin cậy, có sức hấp dẫn, tạo thành
sự đồng lòng của đa số giới Tỳ kheo trẻ, ông mới trở thành nhân vật lãnh đạo cho phái Đại chúngmang
tư tưởng canh tân, làm người tiên phong, cho phong trào cải cách Phật
giáo. Mặc dù, ông luôn luôn bị chỉ trích nặng nề bởi phái bảo thủ
thậm chí trong "Đại Tỳ Ba Sa" còn kết tội ông là kẻ lăng loàn với
mẹ, giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, ngay cả "kathvatthu" gọi ông là "ác kiến - tà kiến"
( nhà xuất bản Phương Đông, trang 15 sách NGHIÊN CỨU VỀ 5 VIỆC CỦA ĐẠI
THIÊN) giấy phép xuất bản ngày 12/4/2014.
Nếu
chúng ta đứng từ góc độ này mà nhìn về Đại Thiên và 5 việc của
ông, chúng ta thấy ở nơi ông có cái gì đó hợp lý."(cùng
tựa đề như trên,trang 3 nhà xuất bản Tôn giáo, giấy phép xuất bản
số: 01-1753/XB-QLXB ngày 7.10.2005).
Trường hợp Đại Thiên
đưa ra 5 việc của bậc A La Hán, không hẳn là một cải cách như thầy
quan niệm, đây chỉ là quan điểm cá nhân về trạng thái mà theo Đại thiên - là trạng thái bất
toàn của một A La Hán. Nếu thầy bảo rằng quan điểm của Đại Thiên là
hợp
lý và trong sáng, thì cần phải xét lại.Trong bất cứ tổ
chức, đoàn thể nào, luôn xuất hiện những quan điểm khai mở, lập
dị...của cá nhân bất chợt nào đó, việc này không hẳn là một sáng
kiến, nhưng thường thổi luồng gió mới để kích thích tính hiếu kỳ
của một bộ phận nào đó trong một tập thể, nhất là tuổi trẻ. Vì
thế, ta sẽ xét tính trong sáng và
hợp lý mà thầy Hạnh Bình đã xác định trong phần diễn luận trên
đây.
...Trong "Xá Lợi
Phất A Tỳ đàm luận" dưới hình thức vấn đáp: phái Thượng Tọa
bộ hỏi:-A La Hán có còn Tham, sân,
si không? - Đại Thiên đáp:-Không. Các vị Thượng Tọa hỏi tiếp:- A La
Hán có còn xuất tinh không? Đại Thiên đáp: - Có! Các vị Thượng tọa
kết luận: - nếu ông chấp nhận A La Hán không còn tham, sân, si thì ông
không nên chủ trương A La Hán vẫn còn xuất tinh.
Theo thầy Hạnh Bình
cho đó là lời kết tội vội vã, thiếu thận trọng mà nên hỏi tiếp,
vậy hỏi tiếp là hỏi vấn đề gì ngoài giới luật và giáo nghĩa?
Tham-sân-si là tam độc, căn bản của mọi phiền não uế trược, giải
quyết tam độc là giải quyết mọi vấn đề liên đới, thế thì, phái
Thượng tọa bộ hỏi Đại Thiên về Tam độc, như thế cũng đủ kết luận
những chi phần phiền não tác động tâm uế trược mà một vị A La Hán
không còn bị tác động, cần gì phải hỏi thêm! Thầy Hạnh Bình quan
niệm việc xuất tinh là thuộc cơ thể vật lý, còn tham, sân, si là
thuộc tinh thần. Thầy nói: "Điểm khác nhau đó là thể chất (vật
lý) và tinh thần.về phương diện tinh thần thì dĩ nhiên A La Hán không
còn tham, sân,si, tuy nhiên về mặt thể chất A La Hán tuy đã chứng
Thánh quả, nhưng vẫn còn thân tứ đại, thì thân ấy vẫn phải chịu
những quy luật tự nhiên, như nóng lạnh, đại tiểu tiện, ngay cả hiện
tượng bài tiết sinh lý.( sách cùng tên trang 18 nhà xuất bản
Phương Đông, trang 15 sách NGHIÊN
CỨU VỀ 5 VIỆC CỦA ĐẠI THIÊN) giấy phép xuất bản ngày 12/4/2014.
Nghĩa là thầy Hạnh Bình xác định giữa tâm lý và sinh lý hoàn toàn
cách biệt, không tác hưởng lẫn nhau? có lẽ thầy Hạnh Bình quên
"A tỳ đàm hay Duy Thức tam thập tụng", Nhất thiết duy tâm tạo
- rồi.Vấn đề bài tiết sinh lý như
sổ mũi, cảm cúm, nóng lạnh, đại tiểu tiện...là điều tất yếu của
cơ thể đối với thời tiết, khí hậu và tuần hoàn trong cơ thể, nhưng
vấn đề sinh lý do tác động tâm lý thi bậc Thánh làm chủ sống chết,
chủ động nhu cầu sinh lý thì không thể đánh đồng cả hai việc làm
một. Nếu một hành giả còn rơi vào tình trạng mộng tinh thì đó chưa
phải là một hành giả chứng đắc hà huống là một quả vị A La Hán.
Đại Thiên đổ thừa
bị Thiên ma đến quấy nhiễu là lối ngụy biện, xuất tinh trong lúc vô ý
thức thì làm sao biết Thiên Ma đến phá? cũng giống như một tà sư ở
Núi Dinh, Bà Rịa-Vũng Tàu đổ thừa là kiếp trước làm vua nên nhiều
cung tần mỹ nữ, kiếp này phước báu còn sót lại phải hưởng thụ giới dâm, khi đệ tử quy
tội cho ông ta làm hư hại quá nhiều đệ tử xuất gia và tại gia.
Trường hợp này là ma Tăng chứ không thể khác hơn. Vì một tỳ kheo còn
phạm tội dâm dù trong tư tưởng hay trong giấc ngủ đều là phạm trọng giới của Ba La Di do tư
tưởng bất chánh.
III. Hiểu thế nào
về quả vị A La Hán?
A-la-hán dịch nghĩa Sát Tặc , là "người xứng đáng hoặc là "người hoàn hảo" theo Phật giáo Nguyên thủy, đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân
hồi. Tuy nhiên theo các
giáo phái khác trong Phật
giáo, thì thuật ngữ này
để chỉ những người đã tiến rất sâu trên con đường giác
ngộ, cũng thoát được sinh
tử luân hồi nhưng chưa hoàn toàn viên mãn, nói cách khác là chưa đạt Phật
quả.
Tuy nhiên do phước đức và nhân duyên khác nhau, mà khả năng và
thần thông của các vị A La Hán có thể có sự chênh lệch. Vì thế tạo những điều
phước, tu tập những hạnh lành, tôn kinh Đức Phật, các vị Thánh và những bậc
đáng kính, là những trong nhiều nhân để chứng đạt 1 vị A La Hán trong tương
lai.
Tóm lại, một vị chứng được A La Hán có công đức, phước đức và
nhân duyên vô cùng lớn, đó là một trong các nhân duyên để chứng đạt được quả vị
này.Còn phải đoạn trừ thập kiết sử
( thập phiền não):tham sân si mạn nghi kiến(thân kiến, biên kiến,kiến
thủ, giới cấm thủ, tà kiến. 5 triền cái.
Chúng ta thấy trong kinh tạng Đức Phật nói về Arahant như sau:
“Chư vị A La Hán chứng nghiệm hạnh phúc niết bàn bằng cách chứng đắc đạo quả A
La Hán trong kiếp sông hiện tiền. Đã chế
ngự được lục căn như tuấn mã được
huấn luyện thuần thục, đã tiêu trừ ngã mạn và không còn ô nhiễm. người vữngchắc
như thế, chí đến chư thiên cũng quý mộ”
Trong kinh Trung bộ diễn tả cuộc đối thoại giữa đức Phật và du sĩ ngoại đạo
Vacchagotta, đức Phật đã quở Vaccha là vô trí khi đề cập đến trạng thái chứng
đắc của bậc Arahant: “Này
Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của ông! Thôi vừu rồi, mê mờ (của ông). Này
Vaccha. Sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không
thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu”. Trong khi đó đức Phật xác định
rằng Arahant là bậc tối thắng giữa chư thiên và loài người:“Do biết một
cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ
bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán
tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán
tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán
tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do
không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn.
Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã
làm, không còn trở lại đời này nữa". Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến
mức độ như vậy, một Tỷ-Kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn
khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư
Thiên và loài Người".
Thật sai lầm khi nhận định Arahant là thinh văn,
hay bậc tiểu thừa chỉ biết vì sự giải thoát cho mình. Trong khi đó Đại thừa Phật giáo bằng sự kế thừa tinh hoa của tư
tưởng Bồ tát trong Phật giáo Nguyên thủy đã hình thành nên một Bồ tát theo nhu
cầu của thời đại. Lý tưởng Bồ tát của Đại thừa mang tinh thần nhập thế tích cực
đi vào thế giaṇ. Lấy nhu cầu hóa độ chúng sinh làm mục tiêu hướng đến giác ngộ.
Đặc điểm này này được tìm thấy trong kinh tạng của Nguyên thủy đề cập như sau:
“Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc
cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc
cho chư Thiên và loài người”.
Do một số quan điểm Đại thừa nghĩ rằng Tiểu thừa mang tính
thụ động về lý tưởng hoằng hóa, chỉ lo giải thoát cá nhân nên vội
quy chụp cho bộ phái Nguyên thủy là
"tiểu thừa". Thật ra tinh thần tiêu cực, không chú trọng đến
giải thoát cho tha nhân, chỉ xuất hiện trong một nhóm bộ phái chứ
không hoàn toàn của Nguyên Thủy, vì vậy, họ nghĩ rằng quả vị A La
Hán thấp hơn quả vị Phật.
Đức Phật là bậc Arahant chánh đẳng giác, Ngài là người tìm ra con đường
để đi đến giải thoát, giác ngộ. Còn chư vị Arahant là người đang đi trên
con đường mà đức Phật đã tìm ra: “này
Bà la môn, thế tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi,
làm cho biết con đường trước đây chưa được biết, nói lên con đường trước đây
chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. và nay các đệ
tử của ngài là những vị sống hành đạo và tùy đạo, và sẽ thành tựu (những pháp ấy)
về sau...
Qua tinh thần hiểu đạo, biết đạo, thiện xảo về đạo, và sống
hành đạo, tùy đạo như thế sao gọi là Tiểu thừa? Kinh Trung bộ ta thấy chư vị thánh đệ tử cũng đang đi trên con đường đức Phật đã tìm ra để đạt đến qua vị Arahant như ngài.
Trong khi đó Bồ tát trong Đại thừa Phật giáo cũng đi trên lộ trình độ sinh như
chư Phật đã từng đi để chứng đạt quả vị giác ngộ giải thoát. Giữa Arahant
và Bodhisatta cùng hướng đến mục đích như đức Phật đã từng đi. Quả vị Arahant
trong Phật giáo Nguyên thủy được ví như quả vị tương đương với quả vị chứng ngộ
của đức Phật. Đức Phật đã tán thán chư vị thánh đệ tử của mình là bậc đại
trí tuệ, bậc tối trí… những lời nhận định về khả năng của Phật đối với chư vị
thánh đệ tử của Phật: “Này Sàriputta, Ta không có gì chỉ trích Ông về
thân, hay về lời nói. Này Sàriputta, Ông là bậc Ðại trí. Này Sàriputta, Ông là
bậc Quảng trí. Này Sàriputta, Ông là bậc Tốc trí. Này Sàriputta, Ông là bậc Tiệp
trí. Này Sàriputta, Ông là bậc Nhuệ trí. Này Sàriputta, Ông là bậc Thể nhập
trí. Này Sàriputta, ví như trưởng tử, con vua Chuyển luân vương, chơn chánh vận
chuyển bánh xe đã được vua cha vận chuyển. Cũng vậy, này Sàriputta, Ông chơn
chánh chuyển vận pháp luân vô thượng đã được Ta chuyển vận”.
Ta còn
nhớ tinh thần tích cực đi hoằng pháp của ngài Purana nguyện bỏ mạng
đi vào vùng Du Na, ác ma ngoại đạo, phải chăng các Thánh Tăng gọi là
Thanh văn hay A La Hán đó đã là Bồ tát đạo??? Như thế không thể quan
niệm quả vị A La Hán là tiểu thừa, cấp độ chưa bằng Phật là không
đúng.vậy thì, Đại Thiên bảo: - A La Han vẫn còn
"bất tịnh lậu thất, bât nhiễm ô
vô tri, tùy miên tánh nghi" chính là câu khẳng định A La Hán
vẫn còn xuất tinh, vô tri,. hoài
nghi, bị người khác chỉ điểm trong Kathavatthu" là thế nào?
Hòa
Thượng trưởng lão Thích Minh Châu nhận định: “không có Đại thừa, hay Tiểu
thừa, Nam tông hay Bắc tông, sở dĩ có phân chia tông phái là sự diễn biến
của lịch sử và sự
truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục,
quốc độ khác nhau, và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn bản
chung cho tất cả truyền thống”.
IV. Để giải nghi vấn
đề A La Hán vẫn còn mộng tinh mà Đại Thiên đã xác quyết trong trường
hợp "Dư sở dụ, vô tri," tức là Bậc A La Hán tuy đã đoạn tận hết phiền não nhưng vì
còn nhục thân nên về sinh lý vẫn có hiện tượng di trong mộng mị. ( Đây
là lối giải thích mang tính lợi khẩu.)
Dị bộ luận tóm ý 5
việc của Đại Thiên: Do sở dự vô tri
-do dự tha linh nhập - đạo nhân thinh cố khởi - thị danh chơn phật
giáo. được giải thích là: " sự xuất tinh là do ngươi khác làm- A
la Hán vẫn còn vô tri -A La hán vẫn còn hoài nghi - sự chứng đắc A La
hán phải nhờ người khác chỉ điểm mới biết - đạo lý này phải dựa
vào âm thanh mà có...
Theo luận cứ y học: người bị mộng tinh do - xem tranh ảnh kích
thích, khiêu dâm trước khi đi ngủ, cơ thể quá mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng
thần kinh... Những yếu tố đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mộng tinh xảy
ra nhiều hơn. Hiểu đơn giản, mộng tinh là một cơ chế sinh lý nhằm giải quyết
nhu cầu sinh lý tình dục của nam giới một
cách không ý thức. Đây là một cơ chế giải phóng tinh dịch dư thừa khi không có thủ dâm hay quan
hệ tình dục, thủ dâm cũng có thể là nguyên nhân gây mộng tinh, và còn
những lý do khác như:
·
Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể suy nhược làm rối
loạn việc xuất tinh
·
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng thần kinh
·
Các kích thích tình
dục khiến
tâm lý ám ảnh. Ban ngày tiếp xúc với tình huống kích dục hay thủ dâm quá nhiều,
ban đêm dễ bị mộng tinh
Hiện tượng mộng tinh ở nam thường
đi kèm những giấc mơ liên quan đến tình dục. "Đối tác" thường là những
cô gái mà họ cảm mến, yêu thương, người đang theo đuổi, hoặc một cô gái xinh đẹp,
nổi tiếng...., và tình trạng xuất tinh xảy ra một cách vô thức trong giấc ngủ. Bên cạnh đó, có một số trường hợp nam giới
bị mộng tinh mà không có bất kỳ giấc mơ nào.
– Giải thoát tinh dịch: theo sự phát triển sinh lý bình thường,
tinh trùng được sản xuất ra trong túi tinh, được tích trữ trong mào tinh theo
ống dẫn tinh đi lên. Khi số lượng tinh trùng sản xuất ra ngày càng nhiều sẽ
tích trữ nhiều cùng với sự co thắt các ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh
và áp suất trong niệu đạo ở khoảng tuyến tiền liệt căng lên dẫn đến đầu dưới bị
bung ra.
– Giai đoạn 2: khi các đầu phía dưới cơ vòng bị bung ra sẽ
kéo theo sự co bóp đồng loạt của các cơ như cơ ngồi hang, cơ tuyến tiền liệt,
cơ trong túi tinh,… tạo ra lực đẩy mạnh khiến cho tinh trùng bị bắn ra ngoài.
Còn có một nguyên nhân bị mộng tinh từ bên
trong: đây là nguyên nhân theo quan niệm y học cổ truyền do âm hư nội nhiệt và
âm hư hỏa vượng. Dễ hiểu hơn đó là do nam giới bị hao tổn về sức khỏe do làm
việc quá sức, tư tưởng không thoải mái, hay lo lắng phiền muộn, thói quen sống
buông thả tình dục, do thận hư,…
Tóm lại, những nguyên nhân đưa đến mộng tinh của nam giới
bình thường thì không thể nằm trong trường hợp của một bậc đã thoát
ly "tam độc". Các ngài không thể vô
thức trong giấc ngủ, nghĩa là không còn ý thức trong giấc ngủ. Việc ăn ngủ,
sinh hoạt thường nhật của các hành giả luôn trong chánh niệm thì hà
tất một Arahant lại buông thả tư tưởng? Các A La Hán cũng không phạm
phải những cách của nam giới phàm tục như xem phim ảnh sách báo khiêu
dâm, không rượu bia, không thủ dâm, không mặc quần bó sát, không mệt mỏi vì lao tác...nghĩa là không có
một điều kiện nào đủ để tác động tâm lý đưa đến bản năng sinh lý
bình thường, thì Đại Thiên viện dẫn lý do - vì đây là những thứ do Thiên ma quấy nhiễu. Phàm sự kiện xuất
tinh có 2 trường hợp: thứ nhất là
do phiền não, thứ 2 chỉ là vật bất tịnh. Sự kiện do phiền
não mà xuất tinh, tất nhiên A La Hán không còn nữa, nhưng nó chỉ là
vật bất tịnh thì ở quả vị A La Hán vẫn còn.
Một bậc đã chứng
đắc quả vị Arahant mà còn để cho Thiên ma quấy nhiễu trong giấc ngủ
sao? Ngay cả sơ quả chỉ cho Tu đà hoàn trong 4 quả sa môn, người chứng quả
này đã dứt trừ kiến hoặc trong 3 cỏi dục, sắc và vô sắc mà dự vào
hàng Thánh ( Phật quang đại từ điển) thì hà cớ một bậc A la Hán là
bậc Thánh đã đoạn trừ hết thảy mọi phiền não, được tận trí và
nhận lãnh sự cúng dường. Người chứng được quả vị này thì bốn trí
dung thông vô ngại và không còn pháp nào để học nữa, vì thế gọi là
vô học, vô học quả, vô học vị ( phật quang đại từ điển).mà còn
vướng vào ma sự?
Bốn trí dung thông vô ngại rồi thì sao
còn gọi là
"Dư sở dụ, vô tri,
Do dự, tha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo" ???
Do dự, tha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo" ???
Sao
còn tùy miên tánh nghi là mang ý nghĩa những loại
nghi ngờ thuộc trạng thái ngủ yên, là trạng thái vô ký?.
Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc
tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là
năm thượng phần kiết sử. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn
tận năm thượng phần kiết sử này, bốn Thiền cần phải tu tập. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt
và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ...
Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... Thiền thứ tư.(kinh
tương ưng)
Quá trình diệt các
kiết sử để đi đến tứ Thánh định là đã giải quyết được trạng thái
tâm lý và sinh lý lậu hoặc. Tâm thức A La Hán đã ly dục ly bất thiện
pháp, vấn đề thức và ngủ luôn trong trạng thái an định chánh niệm
tỉnh giác. thì làm gì trong trạng thức ngủ mê mà bị xuất tinh? Một
khi tâm thức giải quyết căn bản Tam độc và luôn tỉnh thức thì không thể bị tác động bởi trạng thái
sinh lý như Đại Thiên chủ xướng và thầy Hạnh Bình gọi là hợp
lý và trong sáng!
"Một
hôm Đại Thiên nằm mộng bị xuất tinh, đệ tử giặt đồ mới hỏi:Bậc A La
hán các lậu đã đoạn tận, tại sao vẫn còn việc đó? Đại Thiên giải
thích: - các ông không nên nghi ngờ và trách móc, vì đây là những thứ
do Thiên ma quấy nhiễu. Phàm sự kiện xuất tinh có 2 trường hợp: thứ
nhất là do phiền não, thứ 2 chỉ là vật bất tịnh. Sự kiện do phiền
não mà xuất tinh, tất nhiên A La Hán không còn nữa, nhưng nó chỉ là
vật bất tịnh thì ở quả vị A La Hán vẫn còn. Tại sao? vì A la hán
tuy các lậu hoặc đã đoạn trừ, nhưng không thể không còn việc đại
tiểu tiện, không có chảy nước mũi đàm dãi...Đồng thời các ma vương
thường ganh tỵ với phật pháp, chúng thấy những ai tu hành thường sanh
tâm phá hoại, A la hán cũng bị chúng phá hoại, đó là lý do tại sao
ta bị xuất tinh trong khi ngủ. Các ông không nên có tâm hoài nghi."
Sau đó, Đại Thiên
muốn cho các đệ tử vui vẻ, ko còn nghi ngờ, liền thọ ký cho từng
người chứng quà thứ nhất đến quả thứ 4. Bấy giờ đệ tử bạch rằng:-
Các vị A La hán khi chứng quả, tự
mình biết mình đã chứng, sao chúng con đã chứng mà không biết? Đại
thiên bèn trả lời:- các vị A La hán vẫn còn trạng thái "vô
tri", các ông không nên hoài nghi tôi. Trạng thái "vô tri"
có 2 loại ...
V. Đại Thiên đưa ra 5 việc mà Hữu Bộ cho là phi pháp, ác kiến, Đại chúng bộ lại đồng thuận, đây là việc thuộc quan điểm cá biệt, một cá biệt đột biến kiệt xuất làm cho Thượng tọa bộ bất ngờ và bất mãn. Những giải thích của Đại thiên vẫn chưa đủ thuyết phục khi mà đổ tội cho Thiên Ma quấy nhiễu, cũng như bốn việc còn lại do lợi khẩu mà Đại Thiên tỏ ra thông minh nhạy bén tự biện hộ.
Trong phần này chỉ xét việc đầu tiên "
Dư sở dụ, vô tri" của Đại Thiên mang tính phi lý, nên không xét tiếp
bốn việc còn lại; nếu có dịp, sẽ lần lượt tìm hiểu thêm căn cứ
trên kinh tạng, luận tạng, mà đến nay, chưa ai xác định Đại Thiên đúng
hay sai, chưa biết Đại Thiên là ai, sinh vào sau 100 hay 200 năm Phật
nhập diệt. Nếu đứng trên quan điểm khai mở để Phật giáo tương thích
với trào lưu hiện đại, thì vấn đề phân phái cũng như kiến giải táo
bạo vẫn là điều để Phật giáo đáp ứng với nhu cầu kiến thức và
canh tân mà khế thời, khế lý, khế cơ đòi hỏi. Tuy nhiên, để giữ truyền
thống nguyên thủy của thời đức Phật, một bộ phái của Thượng Tọa bộ
bảo lưu cổ tục về giới luật cũng là điều cần cho một nét đẹp xa
xưa. Việc phân phái là biểu tượng cho sự phát triển của thân Bồ đề
Phật giáo. Mỗi góc độ không đồng thuận nhau là điều tất nhiên, nhưng
không vì thế mà làm suy yếu ngôi nhà Phật pháp. Vườn hoa đa sắc vẫn
là vườn hoa đẹp, chính vì thế Phật giáo ngày nay, Phật giáo nguyên
thủy, Phật giáo phát triển, Kim Cang thừa, Thiền học, Tịnh độ tông và còn bao nhiêu
tông môn hệ phái đã góp phần cho Phật giáo khởi sắc muôn hoa.
Thầy Hạnh Bình cho Đại Thiên có tư tưởng
trong sáng, hợp lý và lành mạnh cũng là quan điểm cá nhân mà không
đại diện cho Đại chúng bộ, bởi vì, Thượng Tọa bộ không đồng quan
điểm của Đại Thiên thì việc cho là hợp lý, trong sáng và lành mạnh,
vẫn là điều chưa thể là đại chúng hóa.
MINH MẪN
17/6/2017
Dạ mong bác vó thể tìm hiểu rõ thông tin về việc thầy Thích Giác Thiện bị tẩn xuất khỏi tăng đoàn.Con đọc thông tin này hơi bất ngờ vì trước đây thấy chùa từ quang và đại đức rất được dư luận đồng tình ủng hộ trong việc khuyên răng các cha mẹ phá thai
Trả lờiXóaDạ mong bác vó thể tìm hiểu rõ thông tin về việc thầy Thích Giác Thiện bị tẩn xuất khỏi tăng đoàn.Con đọc thông tin này hơi bất ngờ vì trước đây thấy chùa từ quang và đại đức rất được dư luận đồng tình ủng hộ trong việc khuyên răng các cha mẹ phá thai
Trả lờiXóa