Người Nhật có tinh thần và những đức tính quý báu đáng để người dân nhiều nước phải học tập. Dân mạng xúc động và cảm phục trước chuyện phóng viên Kenji Goto bị lực lượng IS hành quyết dã man nhưng bố mẹ anh phải lên truyền hình xin lỗi cả nước cùng nhân dân Nhật vì cái chết của con họ làm phiền mọi người.
Bà Junko Ishido, mẹ của nhà báo Goto, xin lỗi cả nước Nhật vì cái chết của con trai làm phiền mọi người.
Qua câu chuyện của mình, anh Phong Nguyen cho rằng “Người Nhật đã và đang đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển trong nhận thức con người”:
Có vài lần tôi chở mấy đứa bạn người Nhật dạo quanh thành phố, đi qua con đường Bạch Đằng, con đường một chiều đẹp nhất của Đà Nẵng. Người Nhật hay thắc mắc mỗi lần thấy ai đó đi ngược chiều lại trên đường. Tôi thường hay tìm cách trả lời chúng một cách qua loa, nói đúng hơn là để che giấu sự xấu hổ của mình: “Mày không biết mày đang đến 1 đất nước tự do nhất thế giới à”. Trả lời vậy thôi nhưng tôi cũng không thể hiểu được vì sao người Nhật không thể lý giải được điều bình thường như vậy tại Việt Nam…
Phóng viên Kenji Goto bị lực lượng IS giết hại dã man khiến cả thế giới phẫn nộ.
Cả đất nước Nhật đang xôn xao và thương tiếc cho phóng viên chiến trường Kenji Goto sau khi anh bị bọn IS hành quyết một cách dã man. Tôi chứng kiến cảnh Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe lên truyền hình thông báo tin cho cả nước. Ông đã nghẹn ngào và không cầm được nước mắt. Rồi đến phiên cả gia đình anh Goto, ba mẹ anh và anh trai đều lên truyền hình, vừa khóc vừa cúi đầu xin lỗi cả đất nước và nhân dân Nhật vì cái chết của con họ đã làm phiền mọi người, làm mọi người phải mất thời gian quan tâm và chú ý trong thời gian qua. Lại một lần nữa người Nhật làm tôi khó hiểu: Tôi chẳng hiểu giờ phút này, sau cái chết kinh hoàng của Goto, gia đình anh lại cúi đầu xin lỗi mọi người vì đã làm phiền. Tôi không hiểu vì sao Thủ tướng của một đất nước hơn 130 triệu dân lại khóc thương trước cái chết của một người dân bình thường…
Thủ tướng Nhật rơi lệ vì cái chết của Kenji Goto.
Không phải vì tôi đang sống tại Nhật nên chỉ nói những điều tốt đẹp cho đất nước này, nhưng tôi vẫn nghĩ, đất nước Nhật, con người Nhật đã và đang đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển trong nhận thức con người, ít nhất là trong suy nghĩ và ý thức về con người, về xã hội. Tôi đã sống 1 phần 3 quãng đời tại đất nước này, và luôn coi đó là 1 trong những điều may mắn nhất của cuộc đời ban tặng.
Luôn hi vọng đất nước mình cũng sẽ có một ngày đạt được những điều tốt đẹp ở nơi đây.
Ngoài câu chuyện xúc động trên, mời bạn xem qua bốn câu chuyện “Nhặt được của rơi, trả người đánh mất”, trong đó có người đàn ông trả lại 20 tỉ nhặt được, để thấy “tinh thần công chính Nhật Bản” xứng đáng được cả thế giới khâm phục, ngưỡng mộ.
Còn nhớ vào ngày 11.3.2011, động đất và sóng thần đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người, tàn phá nhiều nhà cửa, phương tiện sản xuất và hạ tầng cơ sở tại vùng Đông bắc Nhật Bản.
Theo tính toán của các chuyên gia, thảm họa kép đã gây thiệt hại tới hơn 300 tỉ USD cho Nhật Bản, đó là chưa tính đến hậu quả lâu dài do sự cố hạt nhân Fukushima để lại cho con người, môi trường và nền kinh tế nước này. Thế nhưng, qua những hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, mọi người không nhìn thấy quá nhiều sự đang thương, tang tóc, vật vã đau khổ của người dân mà trên hết là tinh thần đoàn kết, sự lạc quan đáng nể của người dân mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Không giống như ở một số nước khác sau thảm họa, ở Nhật không thấy cảnh “đục nước béo cò”, trộm cướp, hôi của. Dù rất đói, rất khát, họ vẫn xếp hàng để chờ được nhận hàng lương thực theo thứ tự. Mọi người chia nhau đồ cứu trợ, động viên nhau, chẳng thấy một tiếng phàn nàn hay oán trách nào. Các siêu thị của Nhật cũng giảm giá mạnh, thay vì tăng giá trong lúc khó khăn để trục lợi.
Tinh thần đoàn kết, lạc quan của người Nhật sau thảm họa động đất, sóng thần thật đáng nể.
Trên sân ga giá lạnh, nhiều người mệt mỏi chờ tàu khi hệ thống giao thông tê liệt chợt ấm lòng khi vài người vô gia cư mang thùng các tông đến để trải ra ngồi cho đỡ lạnh. Người Nhật ngồi dọc theo các hành lang lên xuống, nhưng vẫn đảm bảo đoạn giữa trống và người khác có thể đi lại được Thậm chí khi đi đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn.
Các thành phố lớn luân phiên cắt điện do bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy nổ ở nhà máy điện hạt nhân. Mọi thứ đều rất tồi tệ nhưng thế giới vẫn nhận thấy ở người Nhật Bản ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Thảm họa thiên nhiên có thể còn kinh khủng, tồi tệ hơn nhiều nếu tiếp thêm vào đó là sự hoảng loạn, tranh cướp của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét