Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009
Ý THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
Tháng bảy, mùa Vu Lan 2584 vừa qua, ngày báo hiếu của nhà Phật, ngày lể trọng đại thường niên của tòan thể PG thuộc hệ phái Bắc tông, không những mùa lể đánh dấu tuổi hạ lạp của tu sĩ, còn là ngày cho tín đồ tưởng nhớ, báo đáp thâm ân cha mẹ, cửu huyền, đã trở thành ngày truyền thống dân tộc; nhưng lại là ngày chuyện lạ khó tin của PGVN tại Cao nguyên.
Qua mạng và những nguồn tin từ Tây Nguyên, gần 300 tín đồ PG sắc tộc bị ngăn chận, không cho về TP.HCM tham dự giao lưu văn nghệ Vu Lan, nguyên nhân không phải nhà nước địa phương gây khó dể mà chính nội bộ PG tỉnh Đắc Lắc yêu cầu nhà nước hành động. Đây là vấn đề hết sức sai quấy của ông chánh đại diện tỉnh hội – Thích Giác Dũng, kể cả chính quyền địa phương không nắm rõ nội vụ, trở thành công cụ cho những tu sĩ có danh, có chức nhưng không có tâm, không có trí!
Từ lâu PG tỉnh Đắc Lắc, giữa hệ phái Khất Sĩ và hệ phái Bắc tông có nhiều tranh chấp thế và lực. Hình như Cao nguyên là vùng đất mầu mỡ cho hệ phái Minh Đăng Quang phát triển, vì vậy Giác Dũng đã ngồi ghế chánh đại diện tỉnh, với chức danh đó, nếu là người tâm huyết vì đạo, Giác Dũng có thể kết hợp với quý thầy và Phật tử cư sĩ để phát triển Phật Pháp sau 30 năm thanh bình tại vùng sắc tộc, PG đi sâu vào các buông làng, sẽ không có những cuộc bạo lọan củaTin Lành đòi xé lẽ quê hương làm quốc gia riêng biệt, và cái từ Dega xa lạ đó, sẽ không bao giờ trở thành âm hưởng hải hùng cho quê hương khi liên tưởng tới Hồi giáo miền Nam Thái Lan nổi lọan giết các sư và Phật tử để đòi tách vùng Hồi giáo thành vùng tự trị. Sự kiện xẩy ra trước rằm tháng bảy mấy hôm, tuy không ồn ào, đã chìm trong quên lãng, nhưng cái lợi và hại, cái ý thức vì quyền lợi cho dân tộc và cái vô ý thức vì lợi dưỡng cá nhân vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong tâm tư của người địa phương, của anh em sắc tộc, của những người Kinh lăn xã vì đạo và đời và của những nhà trí thức ưu tư cho dân tộc, chỉ riêng những thế lực đen mới nở nụ cười hả dạ khi phá họai được sự đòan kết PG, mà sự phá họai đó chỉ đổi giá thật rẽ: bằ¨ng mua chuộc và khích động.
Trong tỉnh Đắc Lắc, tuy Tin Lành chiếm đa số, nhưng cũng có khỏang tám buông làng thờ cúng ông bà hoặc theo PG, trên dưới 500 người, và những buông làng này không hề bị lôi kéo vào những cuộc bạo lọan vừa qua; nhân dịp Vu Lan, họ tự nguyện về tỉnh xin quy y, không hiểu lý do nào các sư từ chối ( có lẽ họ nghèo chăng? Cũng đúng, vì người kinh quy y còn có của cúng dường, người thượng không những không có của, mà chùa còn có trách nhiệm chu cấp như Tin Lành và Kitô giáo đã làm). Theo danh sách đăng ký về thành phố dự văn nghệ, có dấu đóng cho phép 118 người, số còn lại không xin phép. Ban tổ chức chuẩn bị cho 5 chiếc xe lăn bánh, một cú điện thọai từ Ban Đại Diện PG tỉnh cho công an biết sắp có nổi lọan của người sắc tộc, thế là tất cả đều bị chặn lại; anh Sơn,trưởng đòan Phật tử Từ Thiện Phật Quang gặp giới chức địa phương làm rõ sự vụ, nhưng đâu lại vào đó, thế là chuyến đi bị hủy bỏ, sự hồ hởi của anh em Phật tử sắc tộc chìm trong uất ức, bởi lẽ, bọn Dega phản lọan lại được nhà nước ưu đải, o bế, các anh em ý thức bổn phận công dân, bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ trước đe dọa, mua chuộc của Tin Lành, ý thức tự do tín ngưỡng, sống và làm đúng luật pháp lại bị gây khó khăn, không những khó khăn từ chính quyền mà còn từ các sư vô ý thức của PG. Một cuộc gọi đến từ số điện lạ cho anh Sơn, báo cho biết lý do: không xin phép Giáo Hội Tỉnh! Nghe cũng lạ!
Một đất nước tự do, sống trong một tôn giáo lấy tự giác tự do làm đầu, thế mà việc giao lưu văn nghệ cũng phải xin phép các sư có quyền thế; chẳng những do chuyên quyền mà vi phạm quyền tự do của một công dân, chính quyền địa phương cũng sợ uy lực của các sư nên răm rắp nghe theo để rồi chính nhà nước địa phương chà đạp lên hiến pháp XHCNVN trong vấn đề tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, và tệ hơn, đã gây bất mãn cho đồng bào sắc tộc theo đạo Phật, làm mất chính sách của Dân Vận mà nhà nước đang cần đến. Cán bộ nhà nước chỉ quen tuân lệnh mà không cần dùng đầu óc suy luận, dù lệnh đó của một nhà sư không đặt quyền lợi của đất nước lên trên mà chỉ vì tự ái cá nhân và lợi dưỡng chình trị.
Rất tiếc, trưởng ban Tôn Giáo huyện Ydhun gốc Tin Lành; trưởng banC.A xã Cumgar tên Ma Khách và phó C.A là Hồ văn Hòa cũng gốc Tin Lành. Khi các anh em Từ Thiện Phật Quang đem băng giảng cho đồng bào sắc tộc xem, đã bị Anh Minh, an ninh huyện Cumgar, cấm đóan: gốc dân tộc không phải đạo Phật, anh đưa họ về chùa là sai chính sách. Chả lẽ gốc dân tộc là Kitô giáo, Tin Lành giáo, họ đưa anh em sắc tộc vào nước Chúa để làm lọan là đúng?? Băng kinh giảng, các anh chị có quyền xem nhưng không có quyền phổ biến cho người sắc tộc. Chi Hoa hỏi lại: Những điều tốt đẹp tại sao các anh lại cấm, chính các anh gây chia rẽ Kinh Thượng!…
Qua vài tiểu tiết trên đây, chúng ta thấy gì?
-Trình độ cán bộ chuyên trách quá ư hạn hẹp, làm việc theo lịnh và bản năng cho dù mất lòng dân và thiệt hại chính sách
-Người Tin Lành nắm nhiều chức vụ trong chính quyền mà không phát hiện được những cuộc nổi lọan có tổ chức quy mô, ý nghĩa gì?
-Tin Lành, Kitô giáo tự do phát triển, tại sao PG vẫn bị nhiều khó khăn từ địa phương?
-Ban Đại Diện tỉnh hội Đắc Lắc có liên hệ gì với giáo phái Tin Lành để gây chia rẽ nội bộ PG và cản trở niềm tin của đồng bào sắc tộc đối với đạo Phật?
-Tư cách cư xử vừa qua của Giác Dũng đối với việc quy y của 300 người Thượng, sự trì trệ PG tỉnh nhà suốt thời gian Giác Dũng làm chánh đại diện, việc cản trở phật sự với chư tăng trong tỉnh khi không có lợi cho bản thân Giác Dũng, tại sao Ban Tôn Giáo tỉnh và GH Trung ương vẫn phải lưu nhiệm?
Tại sao chính quyền không thấy tinh thần an lành, tự tồn trong đạo Phật đã giúp nhân dân ta chống và thắng bao lần ngọai xâm, giúp xã hội an ninh trật tự, không hề phản bội tổ quốc, chính vì thế mà Tây nguyên rất cần cho một sự hòa nhập PG vào các buông làng. Chế độ cũ cũng ý thức được tầm quan trọng của Tây nguyên, mất Tây nguyên là mất tất cả, Cách mạng trong cuộc chiến chống Mỹ cũng lấy Tây nguyên làm bàn đạp tràn xuống miền Nam; Tin Lành cũng biết chọn vùng heo hút bị xã hội bỏ quên, cán bộ không biết thương anh em sắc tộc, để len lỏi vào buông làng cấy vào sự hiểu biết non nớt sắc tộc một ý thức hệ tôn giáo phản khoa học, tiềm phục phản lọan, luôn có ý đồphá họai an ninh đất nước.
Tại sao đạo Phật không được nâng đở để hòa nhập vào buông làng sắc tộc? Không có quyền xây chùa, hướng dẫn và quy y cho đồng bào thiếu may mắn đó? Và tại sao PG không là hàng rào chắn cơn lũ hồng thủy của luồng văn hóa ngọai lai? Bất cứ nhà nước nào cũng không đủ năng lực chống đở sự phá họai từ các tôn giáo phản lọan, ngọai trừ nhân dân và tôn giáo có ý thức.
PG trung ương và Ban tôn giáo tỉnh cần thanh lọc nhân sự trong ban đại diện tỉnh hội PG, cần người có khả năng, có uy tín, có tâm hồn thương dân, mến đạo, không cần những kẻ tham danh hám lợi, phe đảng vây cánh bất tài, tự ái vặt…
Tuy sự kiện Vu Lan đã qua, nhưng những vấn đề đối với cộng đồng sắc tộc vẫn còn mãi mãi; những cơn sóng ngầm âm ỉ trong buông làng đã thua thiệt người Kinh đang bị Thần quyền khích động, đừng để anh em sắc tộc PG thêm một bất mãn không cần thiết mà lại phát xuất từ các sư vô trách nhiệm, thiếu ý thức. PG cũng như nhà nước cần đặt quyền lợi tổ quốc lên trên cá nhân; người cán bộ PG chân chính lăn xã vào đời bằng đôi tay trắng với khối óc đỏ thá¨m và bầu máu nóng tuần lưu, không có bao thư trên tay hay có mặt trên bàn tiệc nhậu, nhưng có nhiều khó khăn từ mọi phía, cần hổ trợ cho họ tròn tâm nguyện với đạo và đời.
Một Cao nguyên yên lành khi nhà nước ý thức được PG là tố chất tối ưu của xã hội, một Tây nguyên vững mạnh khi PG ý thức hạnh Bồ Tát xã thân chịu khó cho mọi anh em.
Nếu Ý thức tầm quan trọng đó và có tinh thần trách nhiệm, có lẽ nói lời phải quấy với đồng bào sắc tộc PG trong sự kiện VU Lan vừa qua, không những là nguồn an ủi họ, tạo niềm tin cho họ, còn mang đến cho họ một mùa Vu Lan ý nghĩa của tứ trọng ân, mà ân Tổ Quốc là một. Nhà nước tỉnh và GH tỉnh tỏ ra khiêm hạ trước anh em sắc tộc thử một lần xem!
MINH MẪN
Tháng 9/05
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét