Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009
DƯ LUẬN VỀ MỘT CHUYẾN ĐI
Chuyến đi của chủ tịch nước Ngiyễn Minh Triết đã gây xôn xao không ít trong cộng đồng người Việt tại Hải ngoại, tạo quan tâm không ít cho thế giới và những người ở trong nước.
Để chuẩn bị đón phái đoàn VN, một số thành phần chống đối hải ngoại đã vận động bà con người Việt, bằng cách rĩ tai, tuyên truyền, hăm doạ, mua chuộc để tham gia biểu tình, chuẩn bị sẳn những phương tiện vận chuyển để giúp bà con đến địa điểm có mặt của phái đoàn VN. Đa số thành phần người Việt có mặt, hoặc thế hệ lớn tuổi, đã mệt mỏi vì chiến cuộc trước kia tại quê hương, giờ muốn an phận sống với cháu con bởi nổi buồn tha phương mưu sinh, thế hệ trẻ sinh trên đất Mỹ, họ không có ý niệm rõ về một đất nước VN, tiếng nói của họ là tiếng Mỹ, không khí văn hoá của họ là loại văn hoá Mỹ, môi trường chính trị cũng là môi trường MỸ, họ không hình dung được những tuyên truyền về Tự Do Tín ngưỡng, Tôn Giáo và những thứ khác mà kẻ xách động hàng ngày rêu rao trên mọi phương tiện bôi bác VN; vả lại tất cả đang hưởng thụ một đời sống sung túc thoải mái thì chả ai quan tâm đến những chuyện xa vời không liên hệ đến cá nhân họ, thế nhưng khi bị tác động bởi những luận điệu yêu nước, yêu quê hương, hướng về đồng bào ruột thịt đang bị dày xéo bởi CS, họ cũng tò mò tham dự thử, xem như một cao trào; lớp trẻ nầy không bị đe dọa và mua chuộc như cha anh họ, vì họ bị kích động tính nghĩa hiệp của tuổi trẻ. Những người nầy có mặt trên những địa điểm do Ban tổ chức chọn sẳn và mỗi người được phát một lá cờ ba sọc cầm tay, họ tham dự như một quan sát viên hơn là kẻ nhập cuộc. Tiếng hoan hô đả đảo chỉ phát xuất từ những kẻ cầm đầu. Trong thâm tâm những người thầm lặng, họ vui và xúc động, một sự xúc động của kẻ xa quê, lạc lỏng trên đất khách, giờ đây được một lãnh tụ dân tộc, đích thân đến thăm đồng bào mình, chia xẻ và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào mình, cho dù vị lãnh tụ đó không cùng khuynh hướng chính trị, là người đứng bên kia giới tuyến, nhưng dẫu sao cũng là giòng máu Việt còn hơn là mình đang sống giữa chợ đời lạc lỏng với những kẻ không đồng ngôn ngữ, truyền thống, tập quán Á đông. Thêm vào đó, ông Nguyễn Cao Kỳ, từng là một lãnh tụ của họ trước đây, quyết liệt chống Cộng, giờ đây thấy được chính nghĩa và khả năng lãnh đạo đất nước của người anh em Việt tộc, đã quy hàng và chấp nhận hoà nhập lại với đồng bào ruột thịt mình, vì ông ta biết rằng, trước đây có quyền lực mà không làm gì được, bây giờ chống để làm gì, tại sao không cùng bắt tay xây dựng quê hương, đó là cái nhìn sáng suốt và chân thành của một người yêu nước và từng có kinh nghiệm lãnh đạo một chế độ, hẳn nhiên ông Kỳ bị nhóm không thức thời đó nguyền rủa không ít. Đáng ra, sự hiện diện của ông Kỳ tại buổi tiếp tân của phái đoàn VN, cộng đồng người Việt chống đối kia phải suy nghĩ hơn, nhưng ít ai chịu tư duy mà luôn hành động theo bản năng hiếu động.
Về thái độ chống đối, đó là quyền tự do cơ bản của một công dân Hoa Kỳ, biểu lộ sự bất đồng chính kiến, nhưng ngôn ngữ của một số người, kể cả trên mạng, tỏ ra kém văn hoá đối với một lãnh tụ của đất nước mình. Có thể không đồng quan điểm nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng cá nhân ông Nguyễn Minh Triết không có tội với cộng đồng người Việt, những thái độ và ngôn cách kia có biểu hiện được tâm hồn vì quê hương vì dân tộc hay chỉ là thể hiện bản chất căm thù mang tính vặt vảnh cá nhân? Ngay những chuyện biểu lộ sự phản khán thiếu nhân cách và thiếu tôn trọng như thế làm sao đủ tư cách xứng đáng lạnh đạo một tổ chức chính trị hay một đất nước nếu cờ nắm trong tay?
Trước kia, khi Mỹ bỏ CPC cho VN và cho VN hưởng quy chế mậu dịch vĩnh viễn, chính những người anh em nầy đã nguyền rủa Mỹ phản bội, ngay cả HT Quảng Độ cũng oán trách MỸ, giờ đây, G.W Bush tiếp các nhân vật bất đồng chính kiến trước khi ông Triết qua, thì họ ca ngợi một đồng minh chung thủy. Kẻ ngoài cuộc cảm thấy như một trẻ con được bố mẹ cho kẹo thì khen là tốt, không cho thì bảo bố mẹ xấu, nhưng họ đâu thấy rằng việc TT Mỹ tiếp họ không hẳn là Mỹ muốn chống lại VN, hay vì nguiyện vọng của họ mà làm áp lực VN, bỏ quyền lợi của Mỹ tại VN. Bằng cớ qua buổi tiếp kiến, họ đưa ra bốn yêu cầu đối với TT Mỹ:
1/ Hãy đặt VN vào lại CPC. TT Mỹ hỏi: CPC là cái gì? chứng tỏ GW Bush không hề quan tâm vấn đề đó, hoặc giả Bush có biết nhưng hỏi ngược để biểu lộ sự châm biếm đối với những người đại diện VN tại Mỹ chống chính phủ VN, xem như coi thường cái đòi hỏi của họ.
2/ Thả các tù nhân chính trị trước khi tiếp ông Triết, TT Mỹ đáp: bảo họ thả , nhưng khi họ về rồi, bắt trở lại thì sao?
3/ Không Tiếp ông Nguyễn Minh Triết. TT Mỹ đáp: Chuyện tiếp ông Triết là vì quyền lợi kinh tế của Mỹ chứ không liên hệ gì đến chính trị
4/ Yêu cầu TT áp đặt VN chấp nhận tự do… G.W.Bush đáp: Mỹ không phải là lò sản xuất Tự Do, không thể áp đặt Tự do theo kiểu Mỹ lên một quốc gia khác. Mỗi quốc gia có một quan niệm riêng về tự do thích hợp với hoàn cảnh của đất nước đó. Quốc gia nào thấy Tự do theo kiểu Mỹ thích hợp thì cứ việc áp dụng chứ Mỹ không áp đặt.
Nghĩa là những yêu sách đều bị trôi tuột, nhưng vì tế nhị,TT Mỹ cũng hứa là sẽ đề bạt với VN về những ý nguyện của họ. Chứng tỏ Mỹ đặt quyền lợi của Mỹ trên tất cả, tại sao những công dân thừa đó cứ nghĩ mình có quyền áp lực đối với chính sách Hoa Kỳ? Việc tiếp xúc lắng nghe không phải là Mỹ phải hành động theo họ. Sau chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết, cơ quan An Ninh Hoa Kỳ cũng tiếp nhận ý kiến của Võ văn Ái thông qua Ỷ Lan, cũng không có gì mới mẻ, nhai lại những luận điệu nhàm tai, phải chăng để xả bớt sú báp từ những quá khích không cần thiết đó, TT Bush đã có cuộc tiếp kiến kia. Riêng ông Nguyễn Minh Triết, trong cuộc gặp gỡ đồng bào ở nước ngoài, ông ta đã nói lên tấm chân tình đối với anh em đứng bên kia chiến tuyến, vì họ chưa hiểu, chưa cảm thông nên vẫn còn cực đoan thế thôi, vì vậy chủ tịch nước đã bải miễn thủ tục nhập cảnh, và rồi đây nhà nước VN cũng xét đến vấn đề Lưỡng tịch cho người VN mang quốc tịch Mỹ; Cuộc nói chuyện không có diễn văn, nhưng chân thành, đã kích động không ít những người Việt còn nặng tình dân tộc. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khuyên đồng bào yêu quê hương cũng phải yêu quốc gia đang cư trú, cưu mang mình, bằng cách đóng góp xây dựng cho đất nước Hoa Kỳ bằng tinh thần trách nhiệm và khả năng sẳn có.
Hai bên, VN và Mỹ đã thoả thuận một số vấn đề liên quan đến giao thương, chứng tỏ quyền lợi của Mỹ sau chiến tranh vẫn gắn liền với VN, tại sao những người sống trên đất Mỹ có đầu óc hẹp hòi vẫn muốn cho Mỹ và VN có một khoản cách khi mà quá khứ đã khép lại. Chống một chủ thuyết tại sao làm hại quyền lợi của một dân tộc? Ai cũng hiểu rằng VN bắt tay giao hảo với mọi quốc gia vẫn tốt hơn là lệ thuộc một khối lượng khổng lồ sát nách VN, cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã nói mỗi người có một cách yêu nước nhưng chả lẽ yêu nước bằng cách hủy diệt sự vươn dậy của dân tộc, đưa nhân dân vào cuộc sống nô lệ bần hàn của kẻ luôn rình rập bành trướng thôn tính VN? Do tính căm thù cá nhân quá lớn, chỉ nhìn thấy cái xấu quá khứ của họ mà không thấy cái tương lai tốt đẹp đang đến với tổ quốc.
Nếu VN hiện nay vẫn là bản chất của những năm 1975 về trước thì tại sao cộng đồng thế giới chấp nhận bang giao? Một thời Ngô triều, Thiệu-Kỳ chắc gì PG được nhà nước đứng ra tổ chức Đại lễ Phật Đản mà 2008 tới đây đã được Unesco trao quyền đăng cai? Đồng ý không phải kỷ niệm mừng Phật Đản mang tính Tôn giáo, vì chủ trương Liên Hợp Quốc Vinh danh một tôn giáo mang tính văn hoá Đạo Đức xây dựng hoà bình nhân loại mà PG đã đóng góp gần ba ngàn năm qua. Chứng tỏ VN hôm nay không là VN của những thập kỷ trước, họ có những cái nhìn thông thoáng cởi mở hơn. Người dân có quyền nói thẳng nói thật để xây dựng, đừng cấu kết bè nhóm chống đối thì chả ai làm gì mình; Những cái nhìn hẹp hòi cứ nghĩ ai từ VN ra nước ngoài đều là tay chân CS hoặc CS giao nhiệm vụ, những người về quê nhà cứ chụp mũ họ là CS hoặc thân Cọng; ai gửi tiền về giúp thân nhân là bảo họ nuôi CS tồn tại. Nhưng bây giờ phần lớn họ hiểu được sự thật, ai có tiền, có quyền công dân đều được phép xuất nhập VN tự do nếu đừng phạm pháp và chống đối. Ngay các Giám mục, Linh mục đã từng xuất ngoại có ai bảolà CS đâu, nhưng từ lúc cha Lý bị giam vì phạm pháp, các tu sĩ Kito giáo im lặng hoặc xuất dương đều bị kẻ quá khích chụp mũ, nói gì đến các sư PG. Thầy Lê Mạnh Thát, thầy Nhật Từ ra vào VN như đi chợ, họ vẫn nghĩ thầy là người nhà nước, nhưng có biết đâu quý thầy hoàn toàn độc lập khi làm Phật sự; Đất nước thay đổi rất nhiều nhưng rất tiếc cái hiểu và nhìn hạn hẹp của một số người vẫn không thay đổi
Sau chuyến đi của ông Tríêt, hy vọng một số người VN ở hải ngoại có những thay đổi cách hiểu và nhìn VN để , nếu không chung tay xây dựng đất nước thì cũng đừng chống phá ồn ào. Một số thầy PG ở nước ngoài hiện nay cũng đã thấy được sự thật, vì thế không còn nghe theo luận điệu tuyên truyền của những người chuyên sống trên đồng tiền đóng góp của những người nhẹ dạ xa quê.
Cơn sóng cuốn theo do bước chân chủ tịch nước VN qua Mỹ cũng chìm lặng, dư âm ồn ào cũng chỉ là cuộc vui thoáng qua giây phút, nhưng cái ấn tượng để lại cho những người Việt thật sự yêu quê hương qua chuyến đi và sự chân thành của một vị lãnh đạo nước đã làm cho một số người phải suy nghĩ và xét lại óc hẹp hòi cố chấp của mình, rất tiếc một số rất ít trong nước vẫn chưa mở mắt khi mà Mỹ và VN ngày càng xích lại gần hơn, họ vẫn hy vọng Mỹ làm áp lực VN theo ý của họ, nhưng họ không nghĩ đến một số phận như Vang Pao khi mà Mỹ thấy rằng họ cản trở quyền lợi của Mỹ và sự hiện diện của họ không còn cần thiết.
30/6/07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét