Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009
DƯ LUẬN SAU ĐẠI HỘI PG KỲ VI
Về hình thái tổ chức, thật hoành tráng, an ninh chặt chẽ, bố trí ăn ở đi lại chu tất. Sau Đại hội, Đại biểu được đi thăm viếng Trúc Lâm Yên Tử và một vài danh lam thắng tích. Trong không khí diễn ra Đại Hội thật hoan hỷ!
Nhưng qua bản Hiến chương bổ sung, và danh sách BTT HĐTS, nhiệm kỳ 6, GHPGVN cho Đại biểu nhạy cảm thấy rằng có cái gì đó bất ổn và trì trệ, không khá hơn nhiệm kỳ V, thậm chí đem lại thất vọng cho nhiều giới, từ chính quyền cho đến tu sĩ và quần chúng Phật tử quan tâm với Đạo!
Ngoài vấn đề tấn phong giáo phẩm, việc bổ sung chức sắc, đề bạt công cử đã gặp phải những vấn đề khá thất vọng. Chúng tôi lắng nghe và phản ánh dư luận trong giới tu sĩ, trong số tín đồ quan tâm ĐH, trong một vài viên chức có liên hệ đến PG ba miền đất nước, tuy rằng sự thể đã an bài, nhưng với sự lắng nghe chân tình cũng như nhiệt tâm vì đạo, BTT mới cũng có thể cải thiện tình trạng hiện nay!
Khi Đại Hội tuyên bố kết thúc, gặp nhau trong sân Hội trường Hữu Nghị, một số viên chức tôn giáo các tỉnh tháp tùng theo đoàn, tôi hỏi nhận định thế nào về kết quả ĐH? Một đơn vị đáp: -Tốt đẹp!
Nhưng khi gặp vài quan chức an ninh trung ương, tôi hỏi cùng ý đó, họ đáp: - Thất vọng, vì không đạt yêu cầu để cho một PG tiến bộ, đoàn kết vững mạnh trước tình hình hiện nay!
Trong giới tu sĩ cũng thế, tuy nhận định không đồng , nhưng cái đồng là thành phần nhân sự cơ cấu vào BTT HĐTS PG NK 6 như có vấn đề không hợp lý, và kể cả Thành viên HĐCM thì dựa vào địa phương hơi nhiều, và phân chia hơi máy móc.
Sau khi nhận được ý kiến của giới tu sĩ Đà Nẳng, Huế và Bình Định, họ cho biết: - ĐH không thể hiện được vai trò đoàn kết như mong muốn của nhà nước và toàn bộ PGVN hiện nay! - việc phân bố nhân sự nhưng khôing đồng đều cho mỗi miền, nhưng hầu như Quán Sứ là quy tụ phần lớn những nồng cốt công việc và nhân sự kém hiệu quả, trong khi Huế, Bình Định và Đồng Tháp là những Sơn Môn lớn trong nước lại không có nhân sụ bổ cứ tương xứng trong BTT HĐTS TW thì làm sao đúng nghĩa hoà hợp, đoàn kết?
Thật vậy, dư luận Tăng ni miền Bắc cho biết:- Hơn lúc nào hết, bây giờ cần đoàn kết tập hợp các Tăng tài, có tâm huyết, có đạo đức lại để cùng vực dậy PG, nhưng, những người như Chân Quang, Nhật Từ…thật sự đóng góp cho PG, được đại chúng tán thán đều bị loại, còn Minh Tiến,và những vị khác như Minh Tiến, một tu sĩ chưa qua thời gian hành điệu, vào Quán Sứ chưa tới 5 năm năm,ăn chưa hết hủ chao thì được gọi là ĐĐ, là Ủy viên Thư ký kiêm Ủy viên Thủ quỷ trong BTT HĐTS GHPGVN nhiệm kỳ 6,( về tư cách của Minh Tiến thì ngay chư Tăng phía Bắc không đồng tình, ưa dua nịnh, tâu hót,…) đang ở tại chùa Quán Sứ, và không chỉ có Minh Tiến mà còn những nhân vật không đáng tin vào khả năng và nhân cách của họ!
Tôi hỏi một vị chân tu có thẩm quyền trong GH, về trường hợp nầy, ngài khách quan nhận xét:
Tuy thầy Chân Quang có tài, có tâm, có nhân cách, nhưng cũng quá nhiều sự mích lòng với nội tình PG:- Thầy hay chống phá các tông phái, nhất là Tịnh độ, thầy giảng lệch giáo lý quá nhiều mà lại cho các tông khác là tà giáo, nhất là Tịnh Độ và Làng Mai. Tôi ngắt lời ngài, xin ngài chứng minh những điều ngài vừa nói, ngài đáp: ví dụ băng giảng “Tiến Trình Niệm Phật”, thầy bảo, vào nhà vệ sinh không nên niệm Phật, nhơ uế…Chư Phật là Bất Cấu Bất Tịnh làm gì có nhơ uế, trong kinh Di Đà có chỗ nào nói đó là nhơ uế đâu! Có băng giảng khác thầy ví dụ người ngồi niệmPhật mãi giống như con ngồi kêu cha làm cha bực mình, đấy, đạo hữu thấy thầy đem người cha phàm phu để so sánh hạnh nguyện sâu dầy của Phật Di Đà; và Tịnh Độ cũng đâu dạy người tu ngồi một chỗ nhắm mắt niệm Phật, mà phải tham gia công ích xã hội, giữ giới nghiêm túc nữa chứ, bằng cớ chùa Hoằng Pháp đã làm từ thiện rất tốt, không hiểu vì thầy chưa thấu đạt Tịnh Độ mà phát biểu sai lầm hay xuyên tạc Tịnh Độ. Trên 600 băng dĩa của thầy giảng đều lệch lạc giáo lý nhà Phật, nhất là Pháp cú, và những bộ kinh lớn; đào sâu về tính dục, nhưng thầy thành công về bộ môn tâm lý đạo đức trong xã hội.vì thế quần chúng dễ tiếp thu và phát tín Tam Bảo ở mức độ sơ cơ.
Về Giáo lý Làng Mai cũng vậy, thầy hiểu quá sai, vội chụp TS Nhất Hạnh là tà giáo khi Giáo lý LM không đề cập đến nhân quả của Đạo Phật. Đâu nhất thiết nói vế Nhân quả mới là giáo lý, nếu không mang tính Nhân quả thì tu làm gì! Đạo hữu nghĩ có đúng không, pháp hành của TS Nhất Hạnh làm gì mà lấy từ các triết gia thế tục như thầy đã nói.thầy Chân Quang đã viết: èTuy xuaát thaân laø tu só Phaät giaùo nhöng laø maãu ngöôøi coù tö töôûng phoùng khoaùng, thaày Nhaát Haïnh khoâng chæ aûnh höôûng tö töôûng cuûa caùc trieát gia hieän sinh Thieân Chuùa Giaùo nhö Garbriel Marcel, Merleau Ponty vaø nhaát laø Emmanuel Mounier maø coøn aûnh höôûng tö töôûng cuûa thieàn sö Shunryu Suzuki thuoäc thieàn phaùi Nhaät Baûn. Coäng theâm moät ít giaùo lyù cuûa Phaät giaùo Nguyeân Thuûy, moät ít giaùo lyù cuûa thieàn sö Taêng Hoäi thuoäc toâng phaùi thieàn Vieät Nam. Ñoàng thôøi ñeå phaùt trieån ñaïo Phaät ôû Taây phöông, thaày Nhaát Haïnh ñaõ söû duïng nhöõng yeáu toá vaên hoùa cuûa hoï vaø döïa vaøo nhu yeáu cuûa caùi goïi laø “Thöïc duïng”, roài hình thaønh moät heä tö töôûng “Thieàn” cuûa Laøng mai laø “Hieän phaùp laïc truù”.
.Còn rất nhiều sai lầm trong băng giảng của thầy mà chỉ có tu sĩ và cư sĩ nào có trình độ PP mới thấy được, phần lớn quần chúng dễ hiểu với trình độ của họ là được. Nhưng thầy Chân Quang có hạnh đức, dạy đệ tử khá tốt và có tâm bố thí, cúng dừơng, hy sinh cho PP và có tinh thần yêu nước! Hiện nay, thầy là giảng sư có nhiều uy tín nhất, hơn cả Ban Hoằng Pháp của GH. Tôi thông cảm thầy là vị tăng tài, trẻ, nhưng chưa qua trường lớp giáo lý, vì nhiệt tâm và cái thông minh đã đi quá xa giáo lý chứ thầy không có dụng ý gì, vì vậy mà chư tôn đức phần lớn họ không thích. Nếu thầy đừng công kích thì sẽ không mích lòng ai và sẽ thành công hơn nữa
Thế thưa thầy, còn thầy Nhật Từ?
Thầy Nhật Từ lại khác, một tài năng trẻ của PGVN, có tâm có tầm, có kiến thức,nhiệt tình, nhưng bộc trực, không lòn cúi nên họ ngại khó bảo.Vả lại thầy có uy tín quốc tế.Còn người như Minh Tiến thì ngược lại, thân cận dễ bảo, không cần tài năng đức độ…
Thì ra, làm Phật sự phải dễ bảo và càng thiếu uy tín càng tốt!
Có người cho biết:- nhiều lần Hoà Thượng Chủ Tịch muốn nghĩ, nhưng không được nghĩ, do vụ PG ép. Chuyện lạ. Ban Tôn Giáo là một bộ phận chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn Tôn giáo theo chính sách nhà nước, tại sao lại xen vào việc bổ cử, cơ cấu nội bộ PG? Nhưng cũng có người hỏi Ngài, Ngài đáp: tôi còn đủ khả năng phục vụ GH!
Nơi đây, ta nói thêm về Ban Tôn Giáo; nhà nước khởi thủy lập BTG không ngoài kiểm soát hoạt động tôn giáo và hướng dẫn tu sĩ tuân thủ chính sách nhà nước, thuộc hoạt động xã hội công dân; do từ xa xưa, quan niệm tôn giáo là thành phần lệch lạc trong ý thức của một bộ phận tín ngưỡng quần chúng, nên việc cai quản để thành phần đó không vi phạm chính trị, đi ra ngoài chủ trương của Đảng và nhà nước, như con ngựa, con trâu có giây cương, thế là đủ, nhưng từ khi đất nước mở cửa, bộ phận nghiên cứu lịch sử tôn giáo mới nhận thấy tôn giáo không chỉ đơn thuần là vậy, ngoài nhu cầu tín ngưỡng thiết thực của tâm linh, tu sĩ còn có một kiến thức, nhất định, một sự gắn liền và hoà nhập với xã hội trong một số khía cạnh, và tôn giáo không thể tách lìa xã hội, vì ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tâm linh cho con người.
Chính quan niệm đơn giản về tôn giáo nên xem tôn giáo là bộ phận không quan trọng, đưa những cán bộ không chuyên môn về quản lý tôn giáo , một thái độ của thời bao cấp chuyên chế, dẫn đến nhiều sai phạm và bất cập. Một số tỉnh, huyện, cán bộ bị kỷ luật nhẹ, đưa qua BTG, ngay cả trung ương, cho dù cán bộ chuyên trách từng tôn giáo, cần thời gian nghiên cứu kỷ mỗi tôn giáo, nhưng riêng PG không phải hiểu giáo lý là có thể hiểu nội bộ và quản lý được PG, nếu tự thân cán bộ đó chưa thẩm thấu sinh khí và nội lực thiền môn, huống thay, một cán bộ chuyên trách sinh đẻ theo kế hoạch, cầm cờ chạy hiệu mà quản lý PG làm sao thành công được.Và khi mà họ quản lý tôn giáo theo phong cách bao cấp, vô trách nhiệm, miễn tôn giáo đó đừng gây phiền phức, và dễ bảo để bảo vệ uy tín và chiếc ghế của họ là đủ, thành bại nên hư có nhà nước lo và tự thân tôn giáo đó gánh chịu, cuối cùng đất nước mang gánh nợ trầm kha!
Không hiểu bộ phận tổ chức nhà nước khi tuyển dụng cán bộ đặc trách tôn giáo, nhất là từng Vụ tôn giáo, theo yêu cầu và tiêu chuẩn nào, chứ bộ phận Viện nghiên cứu tôn giáo, họ có bằng Tiến sĩ, có cuộc sống nội tâm và có kiến thức tổng quát, nắm vững yêu sách và yếu tố tôn giáo, nhu cầu chính trị đất nước, làm sao họ không giúp cho tôn giáo đó kịp thời đi lên theo xu thế thời đại?
Qua Đại Hội PG NK 6 vừa rồi, không thể bảo tự thân PG quyết định nhân sự mà không bị chi phối bởi Vụ PG. Ông Trưởng BTG Ngô Yên Thi về trước hay ông Nguyễn Thế Doanh hiện nay chỉ là đầu tàu, mà trách nhiệm điều hành chính từng tôn giáo một là ông Vụ trưởng. Vụ trưởng PG hiểu gì về nhân cách, khả năng và uy tín của từng tu sĩ PG? Nếu bổ cử mang tính chia đều nhân sự cho ba miền thì xem PG như một hiệp hội thế tục. Nếu căn cứ vào giới phẩm, đức độ, tài năng thì những nhân vật xuất chúng đã nói, tại sao không trọng dụng? Và nếu đó là ý muốn của những vị chức sắc đề bạt, Vụ PG chuẩn y, chả lẽ các sư chi phối được nhà nước? và quyền lợi các sư hơn quyền lợi của một dân tộc? Rõ ràng cũng có một phần phe phái nội bộ của PG, Vụ PG cả nể chấp nhận để đổi lại những yêu cầu mà PG cần thực hiện để nội tình không xáo trộn, đe dọa trách nhiệm BTG đối với nhà nước.Qua một số hiện tượng đáng buồn của các địa phương, BTG cấp tỉnh, huyện ngay cả Trung ương, đã không tháo gỡ những mắc mứu trong nội tình PG, lắm khi quyết định sai lầm vội vả vì nguyên nhân riêng tư, đưa đến ách tắc và phân hoá nội bộ tu sĩ PG địa phương. Ví dụ Đại Hội PG tỉnh Đồng Tháp, chưa đủ yếu tố pháp lý và thích ứng tình hình, do BTS đương nhiệm chưa có văn thư chính thức xin mở ĐH, tự động BTG Tỉnh cấu kết với V/P2 GHPG và một vài tu sĩ tha hoá lấy quyết định của Vụ PG cho tiến hành đại hội, vì thế hiện nay có 2 BTS song hành mà không nơi nào làm việc được. Lợi lộc ai hưởng nhưng quần chúng, PG và nhà nước phải mang tiếng, lao tâm.!Nếu cơ quan chức năng nào đó góp ý thì bảo là xen vào nội bộ chuyên ngành! nghĩa là việc PG chỉ có GH và Vụ PG mới có thẩm quyền quyết định mà không kể đến ảnh hưởng tương tác cho chính sách chung của một đất nứơc? Kinh nghiệm cho thấy, những tổ chức liên hệ mật thiết nhau, vì quyền lợi của nhau, thường bao che, nhân nhượng nhau đưa đến tệ nạn. Rất ít Ban Tôn Giáo các tỉnh thành vô tư và giữ khoảng cách đối với BTS GH địa phương. Đa số họ liên kết với thành phần dẽ bảo và tha hoá. Những thành phần đó lại dựa vào thế BTG lủng đoạn BTS, mưu lợi dưới mọi hình thức, để bảo vệ vị thế nên lót tay các quan chức, cơ quan liên hệ trực tiếp với PG là BTG, chúng trở thành một gắn bó nguy hại cho chính sách chung của nhà nước, làm suy giảm tiềm lực PG và tạo ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ BTS. Qua 25 năm, nhà nước thấy được cái bất lợi nhiều hơn cái lợi của BTG, định nhập chung cơ quan nầy vào Bộ Nội vụ, nhưng chả hiểu thế nào đến nay vẫn là một cơ quan độc lập, để dẫn đến một ĐH PG vừa rồi quá tốn kém nhưng thiếu sáng sủa.
Bổ Cử và Hoán Chuyển Nhân sự,
Cũng như HT T.Trí Quảng, hầu hết ai cũng đồng ý đổi mới GH, tận dụng Tăng tài và trẻ hoá cán bộ PG, nhưng qua các BTS tỉnh thành cho thấy không có tín hiệu khả quan, riêng ĐH kỳ 6 của GH Trung ương cũng thế, một số tăng trẻ được bổ sung nhưng thiếu tài, lại nắm vị thế ủy viên Ban Thường Trực TW, ngược lại, đa số Tăng tài lại không có nhiệm vụ. Như đã trình bày trên đây, ĐĐ Nhật Từ là vị Tăng vừa trẻ, vừa tài, hiện là Tổng thư ký của I.O.C, đảm lược cho Vesak 2008 tại VN, nhưng không có chức vụ gì trong GH kỳ 6. Đối với thầy, không quan trọng chức vụ, lâu nay thầy vẫn âm thầm đóng góp không nhỏ cho PGVN qua văn hoá, nghệ thuật, diễn giảng, tổ chức…Thậm chí những mùa Phật Đản năm trước, thầy đích thân vận động trình diễn văn nghệ trên các kênh truyền hình, do tài chánh hạn chế, thiếu người yểm trợ, và đáng ra đó là trọng trách của Ban văn hoá và Hoằng pháp, thầy đơn độc làm việc, nên chương trình không dài lâu như tôn giáo bạn phát thanh trên nửa tháng truyền hình và truyền thanh. Những người trí thức và tâm huyết, không bao giờ họ câu nệ chức danh, nhưng những vị kiêm nhiệm quá nhiều danh chức mà không khả năng thực hiện, xem ra cái đó không bình thường của một tổ chức.
HT Trí Quảng, từ nhiều năm là Trưởng Ban Hoằng Pháp, tuy không có những bước nhảy vọt đáng kể, nhưng cũng đã quen tay nghề,bổng chuyển qua làm phó chủ tịch kiêm Trưởng Ban PG Quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; TT Bảo Nghiêm lại đảm trách Trưởng Ban Hoằng Pháp!
Về tầm vóc và kiến thức đáng ra thầy Lê Mạnh Thát rất xứng nắm cương vị đó, và thầy LMT cũng từng là sáng lập viên của Viện nghiên cứu Phật học.
Thầy Bảo Nghiêm có đủ kinh nghiệm và khả năng như một Chân Quang, Chân Tín từng tạo ấn tượng trong công cuộc Hoằng pháp cá nhân, vượt qua tầm vóc của Ban Hoằng pháp TW? Nếu phía Bắc thầy Bảo Nghiêm giúp cho quần chúng sinh hoạt tín ngưỡng thuần túy PG, loại trừ sắc màu mê tín thì một công trạng lớn của “Hoằng pháp thị gia vụ” mà chưa kể đến toàn quốc.
Thầy Lê Mạnh Thát làm ủy viên Ban Thường Trực ngang tầm với một cư sĩ Tăng Quang tầm thường chưa ai biết đến, trong khi thầy Thát là đương kiêm chủ tịch I.O.C, thì tinh thần của những nhân tài đóng góp cho GH sẽ ra sao? ủy viên chỉ là danh xưng không có thực lực, có tính tượng trưng để cầm chân, kiểm soát hơn là một trọng trách! Nhưng hy vọng với tầm vóc và sự hiểu biết như thầy Nhật Từ và thầy Lê Mạnh Thát, đại sự vì Phật giáo vẫn quan trọng hơn vị thế và danh xưng! cũng được biết thêm, TT Chân Quang đang gia cố nhân sự để tổ chức triển lãm cho Vesak, từ một nguồn tin thân cận: HT Trí Quảng đã thu hồi nhiệm vụ đó, nghĩa là thế nào? Thời gian cho Vesak không bao lâu nữa, ngoài khía cạnh quốc tế do nhà nước đảm trách, khâu tôn giáo do GH đảm nhiệm, cần nhiều bàn tay có tài, có lực, có uy tín để cùng vun bồi đem đến thành công, thế nhưng những xáo trộn vô lý là một hiện tượng khách quan hay là một dụng ý nào khác?
Kiêm nhiệm chức vụ
Thầy Phước Trí tọa chủ chùa Pháp Vân:
Hồng Quang trong tham luận, phát biểu về nội tình GH: “Thừa kiêm nhiệm thiếu tổ chức, thừa thâm niên thiếu sáng tạo…”đây không phải là chuyện mới xẩy ra mà đã hơn 25 năm rồi, mỗi lần ĐH là nhiều lần nhắc nhở, nhưng đâu vào đó. Anh HQ dẫn chứng các đời vua Lý Trần đã nhường ngôi cho con khi con đủ trưởng thành, các đời Tổng Thống, Thủ Tướng cũng không quá hai nhiệm kỳ, ngược lại PG vẫn còn duy trì hệ thống phong kiến bảo Hoàng, làm trì trệ Phật sự!
Trong danh sách Ủy viên Ban Thường trực, có những vị kiêm nhiệm, lại còn kiêm nhiệm trong danh sách thành viên Hội Đồng chứng minh, ví dụ: HT T. Trí Tịnh, vừa là chủ tịch kiêm Trưởng Ban Tăng sự, trong Hội đồng chứng minh, Ngài lại là Đệ nhất phó pháp chủ kiêm giám luật. Hầu hết các BTS Tỉnh thành cũng đều vướng vào tình trạng kiêm nhiệm, không làm được việc, ngược lại còn nhiều Tăng ni trẻ có đức có tài vẫn chưa có việc làm. Một sự lãng phí chất xám hết sức vô lý.
Hạ tầng cơ sở, Hiến chương vẫn chưa mở ngỏ để có quần chúng, nghĩa là GH hiện nay chỉ có chư Tăng, tu sĩ quản lý một GH của tu sĩ. Một vài cư sĩ tham gia trong vài chức vụ đó không nói lên tính quần chúng và không đại diện quần chúng mà trước 1975, Hiến chương GHPGVNTN có các Tổng vụ như: Thanh niên, sinh viên, học sinh Phật tử. Tiểu thương, quân nhân, giáo chức…các chuyên ngành trong xã hội, vì thế, qua những Đại lễ, ngoài số tín đồ của các tự viện, GH địa phương không có cơ sở quần chúng để huy động tham gia. Một khi chư tăng sinh hoạt với chư tăng thì tự nó đã tách xa quần chúng. Đây không thể là một sơ suất hay độc tôn của tu sĩ. Chính cư sĩ không được thay tu sĩ đảm nhận mọi công tác thì tu sĩ phải đa mang, tất yếu không còn thời gian trao dồi nội lực; Một tu sĩ hướng ngoại và vướng bận quá nhiều, biến thành một hiệp hội thế tục vướng bởi lợi danh mà Đức Tân Pháp chủ đã cảnh báo! Tu sĩ phải là không những hình ảnh đẹp, nhân cách đẹp mà phải là tâm hồn đẹp qua trí tuệ và giải thoát; Cũng chính bị ràng buộc trong một tổ chức hành chánh mang tính thế tục mà tự thân không có thời gian sống với nội lực mà hầu như 90% cán bộ GH đã tha hoá từ cấp trung ương trở xuống, và gây bao phiền não cho bá tánh, gánh nặng cho đất nước và ung nhọt trong xã hội. Chức sắc GH đã như thế thì các tu sĩ trẻ làm sao tránh khỏi hư hỏng!
Những năm về trước, tu sĩ miền Bắc tương đối nghiêm chỉnh hơn phía Nam. Huế, Đànẳng tinh chuyên hơn Sài gòn, nhưng qua mấy ngày ĐH phía Bắc, hiện tượng Tăng ni sinh trẻ bắt đầu thể hiện tính xa hoa. Cellphone, xe gắn máy đời mới, kính mát, laptop và bao thứ lỉnh kỉnh đời thường trở thành vật trang sức cho tu sĩ trưởng giả, giữa cuộc sống quần chúng còn thiếu thốn mọi bề. biến tu sĩ trở thành một giai cấp mới, không phải giai cấp Tăng lữ vào thời Phật tại thế mà là giai cấp tầm gửi có hại cho xã hội! số học Tăng học ni còn trẻ đã làm được gì cho PG, cho xã hội mà đã hưởng thụ xa hoa như thế, sau nầy làm trụ trì, làm cán bộ GH, có chức sắc thì cái tâm xa hoa sinh ra bao cái tật ô trược, một việc cần báo động mà ngành Giáo dục, ngành Tăng sự và Giám luật cần quan tâm, đừng để kéo theo vết xe của một số vị đang đi qua.Thế hệ trẻ bây giờ cần phải chấn chỉnh kịp thời.
Đã có những đơn thưa một trong những tu sĩ phạm luật, và một vài tỉnh miền Trung, tu sĩ trẻ có mặt thường xuyên trong các quán café sân vườn.Trước 1975,tuy thời chiến bát nháu, nhưng hiện tượng nầy không hề xẩy ra. Vì thế, một số vị Bổn sư các tỉnh đã không để đệ tử vào Nam tu học, thà ở chùa làm ruộng giữ được oai nghi;
Trang bị kiến thức mà thiếu phẩm chất thì người tu trở thành thế tục. Một chuyện hết sức đơn giản, người bình thường có thể ý thức, thế mà một tu sĩ để tiếp viên Hàng không nhắc nhở khi hút thuốc trên máy bay, thật đau lòng, trách nhiệm nầy thuộc về ai? Tu sĩ cầm điếu thuốc ngoài phố, uống beer lon trong bữa ăn, không chỉ thể hiện một hiện tượng mạt vận của PG mà còn là hiện tượng xã hội thiếu mất hình ảnh tiêu biểu của một tôn giáo có văn hoá. Ban tôn giáo, GH và các chuyên ngành liên quan không thể xem đó là chuyện tự do các nhân khi tự do đó ảnh hưởng uy tín tập thể.
Như vậy, do kiêm nhiệm quá nhiều mà thiếu sáng tạo nên các chức sắc GH không đóng góp hữu dụng gì cho PG hiện nay, không kiểm soát được tu sĩ, 25 năm rồi tình trạng không thay đổi!
Tại VN, GH đã hình thành từ thời vua Trần Nhân Tông, nhưng không nặng tính hành chánh, quan liêu bao cấp, GH bấy giờ mang tính Tăng đoàn chuyên tu và giáo hoá, cư sĩ có nhiệm vụ hộ đạo. Chính tinh thần xã ly đó đã giúp cho PG vô ngại, hy sinh, để un đúc một thánh chúa đương đầu với phương Bắc được nhân dân ủng hộ. Suốt mấy trăm năm xã hội VN thấm nhuần tinh thần PG của Lý Trần, đất nước thịnh vượng, an bình, quân xâm lăng không dám dòm ngó, thì, cái GHPGVN hiện nay đã làm được gì cho đất nước khi mà một phần lãnh hải lãnh thổ của tổ tiên ta bị ngoại xâm đe doạ???
Trẻ hoá đội ngũ không chỉ đưa một số vị trên dưới 40 tuổi vào nắm các chức vụ quan trọng mà quan trọng người nắm chức vụ phải trẻ hoá tư tưởng để can đảm trọng dụng các mầm non đức tài.
Tham Luận Góp Ý ĐH
Một ngày khai mạc và một ngày kết thúc, tuy ngắn ngủi, nhưng vẫn có thời gian để một vài bài Tham luận nói lên tâm tư nguyện vọng, chiều hướng xây dựng và nổi bức xúc của mình. Tuy nhiên cũng có một vài bài không mang tính Tham luận mà chỉ là báo cáo.
Đại biểu quan tâm và hoan hỷ trước bài tham luận của bộ phận Giáo dục, Văn hoá, mong PG có một nhà in độc lập, và anh H.Q, họ phản ánh từ thực tế và nói lên tính sáng tạo từ yêu cầu thiết thực, tuy nhiên , chư tôn đức cũng than phiền bài phát biểu của chị Thái Kim Lan trình bày tinh thần Long Thọ như một giáo hoá tu sĩ. Bài phát biểu của Thành Hội PG Thành phố Hồ Chí Minh do Thầy Thiện Tánh tuyên đọc trở thành một báo cáo cạn cợt, không đóng góp được gì cho ĐH, và lưa thưa một vài Tham luận lạc đề!
Cho dù Tham luận sâu sắc hay cạn cợt, cũng chỉ là hình thức trình diễn để sau đó xếp vào hồ sơ lưu trử như những nhiệm kỳ qua mà GH không có bộ phận điều nghiên để áp dụng.
Trong phần góp ý, H.Q nhắc đến số lượng gia tăng của Tin Lành trên 600% hiện nay theo báo cáo của Tự do Tôn Giáo Thế giới năm 2007 thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, HT Trí Quảng chủ quan bảo rằng không đến nỗi như thế, nhưng nguồn tin chính xác cho biết không những 600 mà là 1000% hiện nay, như vậy quan chức PG vẫn còn ngủ quên! ( Tin Lành có gần 300 giáo phái độc lập, sinh hoạt rất cơ động, không bị ràng buộc cứng ngắc như hệ thống Kito Roma, miền Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là mãnh đất mầu mỡ để Tin Lành phát triển nhanh. Mỗi chủ nhật, ngoài công viên có thanh niên Nam nữ đến tâm sự, giúp đỡ những người thất nghiệp la cà. Trong các nhà trọ, công nhân các tỉnh lên lao động, được họ giúp thêm một tháng lương mà không có điều kiện, chỉ trừ chịu khó đi nhóm họp mỗi chủ nhật. Khu công nghiệp Xuyên Á-Lê Minh Xuân, tuyển chọn người sắc tộc, Miên, thượng, lương vừa rẽ, nhu cầu vừa ít, ngôn ngữ hạn chế,xa gia đình,dễ điều khiển, cải đạo không khó, đó là những công ty của Nam Triều tiên do một vị mục sư giòng Trưởng Lão điều hành. Một trường Tin học Mỹ Tho, ngày chủ nhật, họ tổ chức cho các học viên đi chơi, nhưng chở thẳng vào Hội Thánh để nghe giảng và khuyên cải đạo, sau đó mỗi người có một phong bì, một phần quà để mang về, duy nhất có một em bị tật nguyền, đã cự tuyệt, sau đó cha mẹ em đã làm đơn phản kháng mục sư mà không đưa ra pháp luật. Còn vô số hình thái truyền đạo kiểu dụ dỗ như thế mà quý thầy xem như không có, do ngồi trong chùa được một số tín đồ vây quanh ủng hộ nên tự tin là ổn cố và an lạc. Tuy Tin Lành phát xuất từ Mỹ, nhưng hoạt động mạnh nhất vẫn là Nam Triều Tiên, chưa nói những du học sinh và lao động hợp tác, những người nầy trở thành kẻ truyền bá hiệu quả nhất. Chúng ta cũng còn nhớ độ 5 năm về trước, cũng tại Nam Hàn một vụ tự sát tập thể của một Hội Thánh Tin Lành do một Mục sư dẫn đầu, sau khi những tín đồ nầy dâng hiến toàn bộ tài sản cho Hội thánh…miền Tây, ngoại trừ vùng Hoà Hảo, toàn bộ còn lại do PGVN và Khmer bỏ trống nên họ đã tung hoành như chỗ không người)
Những tham luận như thế liệu có giúp xoay chuyển tình thế trên cơ thể trầm uất của PGVN hiện tại?
Hiến chương bổ sung
Sau 25 năm hình thành GHPGVN, lần đầu tiên, với sự bức xúc tràn bờ, Hiến chương có một vài thay đổi không đáng kể:
Trong chương một thêm 2 điều: Đạo kỳ và Đạo ca
Đây là một sửa sai hơi muộn màng. Đáng ra, khi thành lập GHPGVN vào năm 1981, thay đổi những cơ cấu trong tổ chức mà GHPGVNTN đã có về nhân sự và ban bệ, Đạo kỳ và Đạo ca cần phải lưu dụng, đây không phải là phó sản của chế độ cũ hay của một GH phản động mà là một tinh thần chung của PGVN. Tuy cờ Ngũ sắc do Đại tá Olcott đề nghị, đã được Đại Hội PG Quốc Tế tại Srilanka chuẩn thuận vào năm 1950. VN là thành viên hội Liên Hữu lúc bấy giờ, Cố HT T. Tố Liên, trưởng đoàn PGVN đã mang về phổ biến vào năm 1951, từ đó, PGVN lấy cờ Ngũ sắc làm cờ của PGVN cũng là Đạo kỳ Quốc tế. (Đại tá Henry Steel Olcott là sĩ quan người Anh, cùng bà Helena Petrovna Blavatsky người Nga đồng sáng lập viên Hội Thông Thiên Học vào 7/11/1875). Khi GHPGVN được hình thành, một vài cán bộ Tôn giáo chưa hiểu nguyên sử lá cờ. cọng thêm những tu sĩ trong GH thiếu can đảm để giải thích và bảo vệ, xem đó là của bọn Tư bản, viện cớ PGVN không nằm trong Hội Liên Hữu quốc tế, nên không chấp nhận, và tiếp tục xử dụng cờ đuôi nheo như hội Đình làng.( có một tu sĩ vì không hiểu ý nghĩa Ngũ căn ngũ lực của màu cờ, bảo đó là cờ màu mè tùm lum, đề nghị xử dụng hình hoa sen thay thế). Lá cờ là biểu trưng niềm tin và linh hồn của một tổ chức, nhất là Tôn giáo, vì thế cô, những người có niềm tin vào màu cờ đó đành châp nhận dẹp bỏ, nhưng lòng họ không bao giờ phục tùng, ấy thế mà kéo dài những hơn 25 năm mới được phục hồi. Khi Hiến chương bổ sung và ĐH PG NK 6 vừa rồi, cờ ngũ sắc tung bay trước gió ngoài sân Hội trường Hữu Nghị, kéo theo sự rộn rã niềm vui của bao Đại biểu và hàng vạn người con Phật mà hơn phần tư thế kỷ chìm ngấm ủ dột. thế mà, tại Quán Sứ, nơi cầu nguyện khởi hành để sang Hội trường, không hề có một lá cờ biểu trưng cho linh hồn PGVN vào ngày trọng đại như thế!
Đạo ca cũng thế, sau khi nhà Ngô sụp đổ, GHPGVNTN đã kêu gọi thi đua sáng tác, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã trúng giải, một bài hát nói lên tinh thần dung nhiếp PG ba miền, mặc dù bấy giờ tổ quốc còn phân ly. Ngày hôm nay Đạo ca đó đúng với tinh thần Thống nhất của một PGVN trọn vẹn.
Như thế, Đạo Kỳ hay Đạo ca mà từ lúc đầu được trọng dụng thì tinh thần người con Phật VN cũng tránh được một ít thất vọng do tính vũ đóan và phủ bác của cơ quan Tôn giáo cũng như các sư thừa hành!
Tuy muộn màng, nhưng qua ĐH nầy, đã chấn hưng được phần nào tinh thần PGVN về hình thức. Tuy nhiên, thời gian qua, các chùa vẫn xử dụng cờ vào dịp lẽ, gần đây, đón Đức Pháp Vương Tây Tạng, Gyalwang Dpukpa đời XII cùng 2 vị nhiếp chính vương tại sân bay Nội Bài, hàng ngàn Phật tử từ Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc…tu theo Mật Tông, hội “Thiên Long Truyền Thừa” đều kính cẩn cầm cờ PG nghinh tiếp như từng nghinh đón Thiền sư Nhất Hạnh vào những lần qua! Nghĩa là chưa chấp nhận lá cờ trong thời gian trước, PG vẫn được phép xử dụng, và có lẽ, kể từ đây, mọi lễ lộc PG, đuợc phép trổi Đạo ca để chào Đạo kỳ như chào Quốc ca vậy!
Vấn đề Pháp chế, nó là hình thức chế tài của một tổ chức thế tục. GH là một tổ chức hành chánh tôn giáo, Tăng Ni có quy định Tăng sự và Giám luật, xử lý theo luật định do Tu sĩ sai phạm về giới luật. Cho dù tu sĩ sai phạm trong tổ chức, cũng không ngoài luật Tỳ kheo, Sa Di nếu xét chi tiết; Thêm Pháp chế là thêm một quyền lực để chính ủy viên Pháp chế lạm quyền như người cầm quyền từng phạm Pháp luật! Tổ chức Giáo Hội càng chi tiết, không phải càng chặt chẽ mà càng nhiêu khê và lủng củng như thời gian qua đã minh chứng! vì thế, 1975 về trước, PG không hề có Ban Pháp chế mà trật tự vẫn có, và sai phạm giáo quy cũng không nhiều như ngày nay. Ngược lại Pháp chế đã tạo thêm những sai phạm như tại BTS Đồng Tháp, là một nhức nhối cho PGVN hiện nay! Một tôn giáo mà các thành viên chân tu thì không cần những ràng buộc nhiều, ngược lại, càng nhiều điều khoản, tiết mục và chức danh thì càng dễ đưa đếm lạm quyền và đe doạ cơ sở hạ tầng. Ví dụ, thầy Thiện Tánh, khi một thành viên không làm vừa ý, bèn chụp mũ họ chống lại GH, lúc ấy ông ta chỉ là ở Thành hội, giờ đây thêm là ủy viên kiểm soát thì quyền hạn sẽ tới đâu? Dư luận tu sĩ TP HCM, chỉ có HT Thiện Nhơn ờ V/P 2 là người có tư cách, trong sạch và nghiêm túc nhất, giúp cho Tăng ni và Phật sự ổn định nhất.
GHPGVN không thể là một tổ chức duy nhất như các tổ chức tập trung dân chủ hoặc những tổ chức tôn giáo độc Thần, vì sái với tinh thần đa dung của nhà Phật. Một tổ chức kinh tế quốc dân còn đa thành phần thì PG là một hình thái gồm nhiều pháp phái sơn môn, mỗi lãnh vực như thế là một sắc thái cá biệt, không thể hợp nhất và duy nhất. Ngay cả Tịnh Độ cũng là một trong những pháp môn của PGVN, thế nhưng vẫn đứng ngoài GH và được nhà nước công nhận như một GH sinh hoạt hợp pháp. GH chỉ là một hình thái đại biểu mà không thể là một tổ chức nghiệp vụ chuyên nhất đánh mất hoạt tính của nó, và do tổ chức như nghiệp vụ mà đã đánh mất tính quần chúng của PG. Phải định nghĩa PG là một khối liên hiệp, vì bản thân Tăng già( Sangha) đã là Lục hoà, mỗi pháp phái là một ưu điểm tự do phát triển để sắc màu PG lung linh truyền toả giữa cái chung và cái riêng!
Quan trọng là nhà nước phải thấy rõ các hội đoàn quần chúng Phật tử cơ sở rất có lợi cho xã hội , trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước mà bản chất và nguyên tắc của PG là luôn luôn trung thành và phụng sự!
Phát triển và xuống cấp
Những ai chủ quan, bảo rằng PG đang hưng thịnh, vì họ lý luận rằng, thời cực thịnh của PG như Lý Trần, số tu sĩ và am tự viện cũng chưa đến số lượng lạm phát như thế. 40.000 tu sĩ và 30.000 ngàn am tự viện chỉ là con số, con số đó không nói lên được Phẩm chất của một PGVN trong sáng và hưng thịnh. Từ ngày nhà nước mở cửa, để tín ngưỡng tôn giáo tự do phát triển, tình trạng lạm phát nhanh hơn sự lạm phát tệ nạn xã hội. Ban tôn giáo và văn hoá chưa nắm được sự chế tài để phân định một tôn giáo, tín ngưỡng chính đáng hay không chính đáng. Ngay cả Đạo Phật là một chính giáo, cũng không vì thế mà không bị lạm dụng của lắm kẻ đầu cơ. Không riêng tại Sài gòn, một người ăn mặc lôi thôi, đầu nhẳn nhụi, cầm chiếc bát đi xin giữa phố chiều, thì Hànội vẫn diễn ra cảnh như vậy tại phố chợ, bờ hồ về đêm! Đó là sự lạm dụng thô thiển, dễ nhìn thấy. Một loại lạm dụng mà cao cấp hơn, có sự câu kết với nhiều giới, nhiều cấp, đưa PG vào một nhiễu nhương mà nhà nước có thiện chí cho một PGVN trong sáng, vũng mạnh, cũng khó bắt đầu cho một hành xử thế nào đem lại hiệu quả!
Vì thế, ĐH phải xác định thế nào là một GH mạnh và thế nào để PGVN phát triển thật sự về phẩm chất chứ không phải về lượng số. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Tự Do Phát triển Tôn Giáo, đánh giá tín đồ PGVN với số lượng là 10 triệu người, đó là một tốc đoán, vì khó mà xác định tín đồ PG như những tín đồ các tôn giáo khác. Một tín đồ đạo Phật không hẳn phải có Điệp phái quy y, phải đi chùa, phải ăn chay, phải thường xuyên có mặt nơi thờ tự, phải đăng ký như rửa tội hay bất cứ sự ràng buộc nào từ Thiền môn!
PG không chú trọng về am viện và số lượng tu sĩ mà chú trọng về giới hạnh chuyên tu. Khó mà Phẩm tăng song hành với Lượng, chúng thường tỷ lệ nghịch. Tu sĩ, chùa viện càng ít, càng khó khăn thì việc tu tập càng tinh chuyên hơn khi có môi trường dễ dãi, càng dễ dãi thuận lợi thì tâm tham dục lạm dụng dễ phát sanh từ những người không chân chánh. Thực tế mà chấp nhận hiện nay tinh thần và giá trị chân chánh trong hàng ngũ PG rất đáng báo động. GH sau ĐH 6 và các cơ quan liên đới, nhất là Vụ PG, phải ý thức vấn đề nầy để cứu vãn tình trạng hiện nay, không những cho PG mà cho dân tộc. cho đất nước!
Một tinh thần chủ đạo
Một tổ chức nào, một quốc gia, đoàn thể nào cũng phải xây dựng một tinh thần chủ Đạo,như con thuyền phải có lái. Tại sao Lý Trần, chúng ta thắng được Nguyên Mông trong khi lực lượng ta quá ít? Phải chăng vì lòng Yêu nước? Thế tại sao thời Nguyễn, cũng với lòng yêu nước, chúng ta chịu thất bại từ giặc Pháp? Và tại sao thời đại HCM thắng được cường quốc, phải chăng là yêu nước?
Yêu nước chỉ là khái niệm chung, trong lòng ai cũng có một ý thức bảo tồn và tự tồn cho một dân tộc, nhưng tác động được tinh thần yêu nước phải có một ý thức hệ Chủ đạo. PG đã un đúc những đời vua xem ngôi vị lợi danh như đôi dép rách, sẳn sàng từ bỏ, nhường ngôi cho thế hệ kế tục, vì biết rằng mọi sự đều giả tạo, mộng ảo, sẳn sàng xã kỷ vị tha cho đại sự, thêm vào tấm lòng từ bi quảng đại mà vị vua đã chiêu cảm được lòng dân, khi gặp xâm lược, họ sẳn sàng cùng vua chống kẻ thù hết lòng. PG đã giúp cho một Minh vương biết tôn vinh tù binh làm Quốc Sư (Thảo Đường), biết hủy toàn bộ hồ sơ quan lại phản tặc theo giặc khi yếu thế,. Và thương dân, thương tội phạm như thương con đỏ.Tha tù binh còn cấp lương khô để tiển về nước…Chính tinh thần quảng đại cao thượng đó đã tạo chất keo sơn giữa nhân dân và nhà vua , tuy thời phong kiến và quân chủ. Tinh thần PG đã chủ đạo cho Lý Trần suốt nhiều trăm năm giữ vững cỏi bờ và nhân dân an lạc!
Nhưng Nhà Nguyễn đã tôn vinh Nho giáo, phế bỏ PG, thiềt lập quân chủ phong kiến, lấy ngôi vua là trọng điểm của bá dân, hưởng thụ, cách ly, ràng buộc vào quyền lực của vua như Kổng giáo đã giáo dục: Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung; Tam cang ngũ thường…Những ràng buộc vô lý làm sao nhân dân đồng thuận mà hy sinh. Quyền lợi vua chúa lớn hơn mạng sống nhân dân thì ai cần hy sinh để bảo vệ đất nước?
Khi Đất nước đứng trước hai ý hệ Tư Bản và CS, HCM vì lòng yêu nước theo cách riêng của mình, mong đẩy quân thù ra bờ cỏi, nhưng Truman đã vụng về đầy HCM ngã sang ý hệ CS. Tuy nhiên ông ta vẫn lấy Nhân dân làm ý hệ chủ đạo để tác động lòng yêu nước, chính vì thế mà có từ: Cách mạng Nhân dân, Ủy Ban Nhân dân, Quân đội nhân dân, công an nhân dân…gắn liền với dân mà hành động.
Ngày nay hệ Nhân dân Chủ đạo đó đã bị xói mòn vì một số cán bộ đã tha hóa xa rời nhân dân, cách biệt nhân dân, chỉ còn cách phục hồi tinh thần PG làm tinh thần chủ Đạo cho dân tộc để phát triển tổ quốc và bảo vệ biên cương! vậy nhà nước phải xây dựng tinh thần Chủ đạo đó từ khởi điểm nào khi mà mọi người VN, dù thuộc tôn giáo và ý hệ nào, dù PG hay không PG, đều có giòng máu Phật chất hàng ngàn năm của loại gen di truyền.Dù một người tự xưng là vô thần, trước bàn thờ của ông bà cha mẹ, họ kính cẩn thắp nhang khấn nguyện, chính đó là một truyền thống Phật chất gắn liền với tín ngưỡng nhân gian.
Khi ngọn cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm,mặc dù được kích động lòng yêu nước, nhưng những người chiến đấu luôn mang tâm niệm bảo vệ thân tộc, xóm giềng, nơi đó có chùa Đình miếu mạo, trong tâm tưởng họ có Phật, có tổ, tổ đây là tổ tiên giống nòi, là năng lượng của Hồn thiêng sông núi, tạo một sức mạnh vô hình để họ hiên ngang trước họng súng. Hồi giáo cũng vì một ý hệ Allah mà có thể sẳn sàng ôm bom tự sát tập thể!
VN ngày nay, muốn có một bản sắc đặc thù để ngăn chận bao làn sóng từ ngoài do nhu cầu toàn cầu hoá xâm nhập, phải chọn một ý hệ chủ đạo, không thể khác hơn ngoài PG.
Chính vì thế mà yêu cầu cấp bách hiện nay phải có một PG trong sáng từ một GH vững mạnh, đoàn kết và chiêu trọng nhân tài, xoá sạch phe cánh.
Qua Đại Hội, cho ta thấy sự quan tâm và tôn trọng của các vị,các cơ quan lãnh đạo cao nhất, có trách nhiệm quan trọng nhất của TW ĐCSVN và chính phủ đối với PG và GHPGVN.nhưng cấp thừa hành đã không nghiêm chỉnh quán triệt và bản thân ĐH chưa tranh thủ được cơ duyên quý báu đó. Đức Phật Hoàng Trúc Lâm Tam Tổ Trần Nhân Tông đã bảo: Hoằng Pháp tại quân vương. PGVN đang có lợi thế đó nhưng vì quá lệ thuộc, ỷ lại, trì trệ, lười biếng, tiêu cực, bảo thủ nên không vươn lên được
Một góp ý nhỏ
Đại Hội hoàn tất như căn nhà đã xây xong, khó mà chỉnh sửa tổng thể, chả lẽ phải đợi 5 năm nữa?
Một thái độ được xem là đạo đức của tôn giáo là tôn sư trọng đạo, gọi dạ bảo vâng, kính lão đắc thọ…chính vì thế mà GH gặp lắm trở ngại khi thuộc cấp hành xử với chức sắc cao hơn bằng thái độ tôn kính của tôn giáo chứ không phải bằng thái độ độc lập chuyên ngành. Điều tiếp theo là được vị thầy đỡ đầu trong vai trò, chức vụ nào đó thì không dám có ý kiến phản bác, dù biết là bất lợi.
Một khó khăn nữa là một tổ chức GH mang tính hành chánh nhưng nhân viên chưa hề qua lớp hành chánh căn bản. Ngày xưa có Học Viện Quốc gia Hành chánh để đào tạo Tỉnh trưởng, quận trưởng, đốc sự, nhân viên chuyên ngành…Trong PG vẫn áp dụng lối bao cấp, cứ làm , hư đâu sửa đó, nghề dạy nghề…Một sai lầm trầm trọng mà xã hội đã trải qua nhiều thập kỷ, bây giờ chúng ta tiếp tục đi vào vết xe đó, bằng chứng thuyên chuyển bổ cử vào vị trí không theo khả năng, tay nghề, mà chỉ mục đích trám lấp lỗ hổng và tình cảm cá nhân hoặc vì áp lực nào đó!
Ta phải xác định tổ chức GH không phải là một hình thức trình diễn mà một yêu cầu mang tính xã hội cao, làm thế nào cho có hiệu quả chứ không phải để trang trí xã hội.
1/ xin được góp ý: Ban Thường trực HĐTS nên mời một số tăng ni, cư sĩ, kể cả chuyên môn ngoài xã hội, có năng lực và sáng kiến, lập ban Tư vấn cho từng ngành để hoạt động có hiểu quả. Nếu Hiến chương không cho phép thì cá nhân có quyền có những cố vấn như thế.
2/ BTS các tỉnh thành, mỗi Ban ngành nên có cố vấn riêng để chủ động sinh hoạt, đừng tiếp tục trùm chăn chờ 5 năm nữa được tái lưu nhiệm.
3/ Các địa phương nên có ý kiến sáng tạo giúp trung ương cải thiện, và trung ương cũng cần có chương trình góp ý trúng thưởng để kích hoạt năng động thuộc cấp.
4/ Một ban giám sát luân chuyển các địa phương xem xét Phật sự để thúc đẩy và góp ý xây dựng, đồng thời đề bạt những yêu cầu của địa phương cho trung ương có hướng giải quyết.
Phát hiện những tài năng đề bạt cho TW trọng dụng
5/ Những nhân tài đứng ngoài GH, từng đóng góp cho đạo và có uy tín, nên mời vào ban cố vấn từ trung ương đến địa phương.
6/ nâng đỡ lực lượng Gia Đình Phật tử để biến thành lực lượng nồng cốt hổ trợ GH phát triển vào các vùng sâu vùng xa.
7/ GH thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để cán bộ nắm vững tinh thần chủ đạo của GH và đất nước. Cứ ba tháng tổng kết kết quả để rút ưu và khuyết cho tam ca nguyệt mới.
Có như thế mới tác động GH chuyển mình và tháo gỡ
GH cần có sự hổ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành liên đới sớm thoát khỏi những ách tắt hơn phần tư thế kỷ.chỉ cần 20 năm cơ chế đổi mới mà xã hội đã thay da đổi thịt thì PG là một tập thể của xã hội còn mang tính biệt lệ?
Nhưng, qua sinh khí Đại Hội, bầu trời trong sáng mát dịu, mọi gương mặt hoan hỷ, báo hiệu một sự trưởng thành trong hàng tu sĩ PG, cho dù bị hạn chế bởi Hiến chương. Tất cả ai cũng muốn đổi mới, nhưng chưa biết đổi mới thế nào, và đổi mới có phải gây xáo trộn? Cũng như giới thẩm quyền muốn giúp PG chấn chỉnh, còn lúng túng chưa biết giúp cách nào, cơ quan chủ quản tôn giáo thì chưa có tầm chiến lược, cả nể, ngại khó khi một lực lượng quy mô như PG cần chuyển mình làm mới. Một khi chưa biết cách giúp đúng chỗ, sẽ làm PG tha hoá, nhủng lạm và tệ hại hơn.
Ngoài Gh cần tổ chức mời một số nhân sĩ trong buổi trà đàm để đón nhận ý kiến vô tư, khách quan từ mọi phía, nhưng đừng là cuộc Hội Thảo mang tính Quốc tế như tháng 7 năm vừa rồi, hoặc một cuộc hội họp quá trịnh trọng sẽ loãng nội dung yêu cầu. Chúng ta phải bắt tay ngay bây giờ!
Tuy ĐH 6 chưa thể hiện đúng tinh thần đoàn kết và đổi mới, chưa tận dụng nhân tài và xử dụng nhân sự đúng khả năng, đúng vị trí, nhưng ta vẫn tin, với nhiệt tâm của hầu hết Tăng ni cư sĩ các giới mong muốn PG phải trưởng thành, phải tốt đẹp hơn, đó là yếu tố quyết định để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cổ máy nặng nề phải chuyển bánh
Kết
PG vẫn là sức sống của dân tộc VN, nhà nước và GH phải can đảm vượt qua mọi trở ngại để cùng dân tộc tiến vào kỷ nguyên: Tâm Linh – Khoa học song hành, đó là ý thức chủ đạo trong thời đại mới của Việt Nam trước bao đe dọa từ mọi phía.
MINH MẪN
25/12/07
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét