Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009
CANH TÂN PG VN( bài thứ 1)
Khi đất nước còn trong sự chi phối của Pháp, chư tôn đức và một số cư sĩ , các nhà trí thức ái quốc, đã ý thức được vấn đề PG VN cần phải chấn hưng.
Trên bình diện quốc tế, Trung Hoa cũng khởi xướng phong trào canh tân PG; Trung Hoa có Đại sư Thái Hư cùng một số thiện hữu tri thức; ở Ấn Độ, Miến, Thái, Srilanka có David Hewavitarane, Đại tá Henry steel Olcott; và một số trí thức phương Tây có cảm tình với văn hoá PG và giáo lý đạo Phật, vận động hổ trợ.
Trước trào lưu văn hoá Tây phương, nhất là sự xâm lược của các đế quốc, PG các quốc gia sở tại phải xét lại sự sinh hoạt truyền thống của mình
Cuộc canh tân của tổ chức PG mục đích thích ứng với sinh hoạt từng thời đại, để tồn tại và phát triển;
Ngay cả Kitô giáo vẫn phải canh tân, việc canh tân của Roma qua những công đồng, không phải canh tân trong chính quốc Vatican để tồn tại, mục đích là để công cuộc truyền bá thích nghi với các tập quán của những quốc gia mà Kitô giáo cần đặt chân đến.; công đồng Vatican II ( 11/10/1962 – 7/12/1965 ) qua 2 đời Giáo Hoàng Gioan 23 và Paul 6. đã xét lại sự thất bại những giáo điều làm trở ngại việc đem Tin mừng vào cộng đồng văn hoá phương Đông.
*
* *
CANH TÂN lần thứ 1. Vào thời VN còn bị thống trị bởi ngoại bang, các nhà chí sĩ, ái quốc thấy rằng, một dân tộc không thể đơn thuần chống lại ngoại xâm bằng tấm lòng ái quốc, cần phải kết hợp với tinh thần tôn giáo, nhất là tôn giáo từng là linh hồn một dân tộc, để làm nồng cốt cho công cuộc chấn hưng dân tộc; Tinh thần ái quốc và linh hồn dân tộc là vũ khí tối ưu để phát động phong trào.Hội nghị Diên Hồng, các cuộc chiến chống Nguyên Mông đã minh chứng điều đó
Vì thế, sau những năm tháng mòn mỏi vì nô lệ, Tam giáo đồng lưu trong xã hội VN bị cơ chế sinh hoạt truyền thống lỗi thời ru ngũ, không còn thích ứng với trào lưu mới từ phương Tây, cũng như gươm đao không còn thích hợp với cuộc chiến tàu bay đại pháo. Các nhà cách mạng văn hoá, tôn giáo đã khởi xướng công cuộc phục hưng PG, làm linh hồn chiến đấu cho nền độc lập tự trị của dân tộc
Năm 1920 , ba miền VN đã ý thức việc chấn hưng, nhưng vì tính u trệ thiếu tổ chức, thiếu giáo quyền mà PGVN đã chậm trể hàng thập kỷ; và sự canh tân vào thập niên 1930, cũng chỉ mang tính chất chuyển mình theo tổ chức xã hội trong các tông môn, chứ chưa làm được một bước đột phá mang tầm vóc tổng thể như 1963.
Bác sĩ Tâm Minh, Lê Đình Thám, HT Trí Hải và chư tôn đức đã đào tạo một thế hệ kế thừa, làm tươi nhuận hệ thống PG từ Bắc vô Nam; Nhưng đất nước lại lâm vào cuộc nội chiến mới, cuộc chiến Ý thức hệ đẩy đất nước vào cuộc ly loạn, hao tài tổn mạng suốt 30 năm.
Khi đất nước chia đôi, phía Bắc dồn tổng lực cho công cuộc giải phóng miền Nam, triển khai chủ nghĩa CS, PG cũng không tránh khỏi sự chi phối, chư tăng bị huy động vào chiến trường, chùa đình được tận dụng làm nơi công ích, một số bị tiêu thổ kháng chiến xóa sạch nền tảng tín ngưỡng; đặc biệt các nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn. 30 năm dưới Xã hội Chủ Nghĩa, không có tu sĩ PG kế thừa, một số ít trở về bằng thân hình không trọn vẹn, làm ông từ giữ chùa,.Trình độ giáo lý không có, kiến thức phổ thông không quá cấp 2; hoặc một số vị không còn sức lao động, phải về chùa phụng sự Tam Bảo theo truyền thống tín ngưỡng dân gian, không còn trường lớp đào tạo tu sĩ, không ai đủ khả năng tự tìm hiểu học hỏi giáo điển để có một pháp tu chân chánh đúng nghĩa, vì không còn trường lớp đào tạo tu sĩ, do vậy PG miiền Bắc bị pha tạp tín ngưỡng thần giáo, Tứ Phủ, mê tín.; các sư không biết ăn chay là gì, tình trạng nầy kéo dài đến ngày nay.
Đây là hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhà cầm quyền miền Bắc chưa thấy được tầm quan trọng của tinh thần PG, tốc đoán: tất cả các tôn giáo đều làm trì trệ dân trí, cản bước tiến xã hội, vì thế gom tất cả vào một tổ chức để quản lý, và dùng nó như một phương tiện điều động qưần chúng, phục vụ cho chính sách của Đảng và nhà nước trong thời chiến; những danh tăng không đồng tình với chế độ bấy giờ như HT Tố Liên, HT Vĩnh Tường, HT Mật Thể, đều bị quản thúc hoặc bức tử. ( vì thế,lực lượng PG miền Bắc suy yếu trầm trọng )
Nhưng sau khi thống nhất tổ quốc, Bắc Nam giao lưu, nhà nước phân biệt được bản chất của từng tôn giáo, chính sách thông thoáng hơn, PG miền Bắc bắt đầu được ảnh hưởng PG phía Nam, trường lớp giáo dục tu sĩ bắt đầu xuất hiện, vài năm trở lại đã có những trường Phật học cho tu sĩ;.nhất là trường Cao Cấp tại Sóc Sơn, với một quy mô tương tự Vạn Hạnh Sài Gòn và Học Viện PG Huế. Lúc nầy, tu sĩ phía Bắc tương đối nghiêm túc hơn, thiền môn quy củ hơn, nhưng chùa thiếu sư vẫn còn khá nhiều, vì thế, một vị kiêm nhiệm nhiều chùa.; chưa đủ cán bộ hoằng pháp giúp cho quần chúng có Đạo tràng tu tập.Riêng tỉnh Thanh Hóa trên trăm chùa không có trụ trì.. Bốn triệu dân, chỉ được vài chục vị sư, phần lớn già nua bệnh tật, còn lại độ 10 vị thì hơn phân nửa còn trẻ và chưa đủ trình độ Phật học lẫn thế học!.
CANH TÂN lần thứ 2. Phía Nam,Sau khi đất nước chia đôi, nhà Ngô bận tay ổn định vương vị, tảo thanh các thành phần giáo phái võ trang chống Pháp còn lại, và phải đối đầu với mối đe dọa Việt Cộng nằm vùng, lợi dụng buổi giao thời đó, chư tôn đức đã củng cố hạ tầng cơ sở PG miền Trung khá chu tất; tổ chức các trường Phật học cho Tăng Ni, các thời giảng cho cư sĩ, niềm tin của tín đồ vững chắc, ổn định.Vả lại, các tu sĩ được xuất thân từ các Phật Học Viện hoặc Già Lam được đào tạo nghiêm túc như Báo Quốc, Lưỡng Xuyên, Thập Tháp… đều là những lương đống của PGVN trong hậu bán thế kỷ 20, hàng loạt tăng tài xuất hiện, đã vực dậy một cơ thể PGVN mòn mỏi; Song song những danh tăng chuyên tu và hành hoạt, một tổ chức Thanh thiếu niên Phật tử được xây dựng có giáo trình nề nếp, đặc thù, làm nồng cốt và là mũi nhọn cho PGVN, một lực lượng mà nhà Ngô rất lưu tâm, chính vì thế, cũng là nạn nhân trực tiếp của Ngô triều, các anh chị em Gia Đình Phật Tử VN đã bị thủ tiêu, tù tội khá nhiều;
( Khởi đầu tổ chức Thanh thiếu niên là đoàn Phật Học Đức Dục, sau đổi danh xưng Gia Đình Phật Hoá Phổ, do bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám khởi xướng, đến 1951, hội nghị toàn quốc Gia Đình Phật Hoá phổ tại Huế, chính thức đổi danh xưng Gia Đình Phật tử VN, một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên có niềm tin, có nhân cách xứng đáng là một công dân tốt, một con người hữu ích cho xã hội, và là một tín đồ mẫu mực; vì thế, sau 1975 tuy các đơn vị Gia Đình Phật Tử VN (GDPTVN ) gặp nhiều khó khăn về pháp nhân,không trực thuộc quản lý của nhà nước, nhưng xét thấy vô hại, nhà nước cũng lơ cho các em sinh hoạt và tồn tại, đến thập niên 2000, Ban Hướng Dẫn Nam Nữ Cư Sĩ mới đặt vấn đề quản lý về tổ chức GDPT, yêu cầu các đơn vị gia nhập Phân Ban trực thuộc Ban Hướng Dẫn Nam Nữ Cư Sĩ, đồng thời thành lập một số đơn vị GDPT mới, tuy nhiên GHPGVN chưa thành công trong việc quản lý các đơn vị GDPT, vì chưa thuyết phục được Ban Hướng Dẫn Trung Ương GDPTVN gia nhập. Một số huynh trưởng trong Phân Ban cũng chưa thể hiện được tài năng, uy tín và nhân cách lãnh đạo để các đơn vị sinh hoạt ngoài luồng có thể tùng phục! )
Sau khi nhà Ngô bị Quân đội triệt hạ, 1964, các tông môn, hội đoàn PG, Nam truyền, Bắc truyền đoàn kết trong một tổ chức chung gọi là Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất ( GHPGVNTN ); Tổ chức GH có tầm vóc hoàn chỉnh về phương diện hành chánh. Bấy giờ PG xem nhẹ truyền thống Tông Môn cá biệt, chú hướng đến điều hành hành chánh; nói cách khác, các lãnh đạo GHPGVNTN chuyển hướng PG vào lãnh vực xã hội và chính trị nhiều hơn là hoạt động tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xem nhẹ đào tạo tu sĩ; Phật học viện Huệ Nghiêm, Giác Sanh, Hải Đức, Già Lam…chỉ là học xá nội trú để chư tăng theo đuổi chương trình thế học hơn là phật học; các trường Bồ Đề và Đại học Vạn Hạnh chỉ là cơ sở giáo dục phổ thông. Một lối đào tạo tu sĩ mới thiên về thế học, xem nhẹ tu tập và giới luật đã đưa tu sĩ PGVN đến một tệ nạn mà di chứng sau 40 năm vẫn còn tác hại.
Chúng ta cũng phải cảm thông, khi đất nước lâm vào binh biến, PG không thể vô trách nhiệm với xã hội, chỉ biết thủ phận, an thân,.nhưng lún sâu vào chính trị để đem hoà bình sớm trở lại cho dân tộc, PG phải trả một giá rất đắt, vể tổ chức, đã bị chia rẽ, GHPGVNTN tại Việt Nam Quốc Tự do HT Tâm Châu lãnh đạo, được chính phủ Thiệu Kỳ bảo trợ hợp pháp, lực lượng PG đấu tranh với chế độ phải rút qua cố thủ tại Ấn Quang, cũng danh xưng GHPGVNTN, gọi là PG Ấn Quang, không đủ yếu tố pháp nhân, nhưng thừa uy tín với quần chúng, tiếp tục đấu tranh chính trị qua nhiều chính phủ, gặp không ít khó khăn, một số tôn túc rút khỏi GH để thành lập một tổ chức mới! nhưng tất cả các tổ chức PG bấy giờ đều bị phe phái chính trị thao túng Về nhân sự, phần lớn tu sĩ bị cuốn hút vào sự xáo trộn xã hội, một số ít có điều kiện ăn học, một số tìm nơi trú ẩn tu tập, phần lớn còn lại, học hành không suông sẻ, tu tập thiếu sự hướng dẫn, lỡ thầy lỡ thợ, nhận chùa trụ trì hoặc cất cốc cất am, thiếu tăng phong đạo hạnh, gây tai tiếng không nhỏ trong xã hội .Về nội lực, PG bấy giờ như mất phương hướng hướng nội; giữa cao trào bát nháo đó, HT Thiền Tâm lên Đại Ninh, Đức Trọng, Đà lạt ẩn tu, HT Thanh Từ về Vũng Tàu lập Chơn Không truyền giảng thiền pháp và nhập thất, lúc bấy giờ chưa đủ nội lực để quần chúng nương tựa. Các tông môn rút lui, trở về đời sống truyền thống môn phái.
Nội bộ PG cũng bất đồng quan điểm đấu tranh, nhiều khuynh hướng đối chọi lẫn nhau, tranh chấp nhau vì quyền lực, Thiền sư Nhất Hạnh, người có công thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh bấy giờ, đã bị chế độ và nội bộ loại khỏi đất nước vì có khuynh hướng tiến bộ và phản chiến. Ra xứ người, Ngài tiếp tục vận động hoà bình cho VN, lên án chiến tranh; Ngài thành lập trường Thanh Niên Xã Hội, được tu sĩ, cư sĩ, sinh viên và các nhà trí thức ủng hộ tham gia, mục đích của Ngài, PG phải đóng góp bàn tay mình để xây dựng những đổ nát, mất mát của người dân, nâng kiến thức vệ sinh và đời sống cho cộng đồng xã hội vùng sâu vùng xa, thế nhưng, chính thiện chí đó trở thành một nghi ngại cho các thế lực, các tác viên đã phải hy sinh khá nhiều dưới bàn tay bạo lực từ mọi phía, đây là một nhiệt huyết đơn độc, phiêu lưu giữa chiến cuộc, cuối cùng đổ vỡ.
Cuộc đấu tranh liên tục qua nhiều chính phủ miền Nam, quần chúng và dư luận thế giới cảm thấy ngờ vực GHPG Ấn Quang, GH ngã sang chính trị hơn là hoạt động tôn giáo. GH đã mất dần uy tín, nhất là sau vụ đem Phật xuống đường, mang hình thức tôn giáo vào đấu tranh chính trị, bị Nguyễn Cao Kỳ vô hiệu hóa, HT Trí Quang đánh chiêu cuối cùng, một ăn một thua, Ngài tuyệt thực vô thời hạn, phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đem máy bay đưa thẳng vào bệnh viện Duy Tân của Bác Sĩ Tài để cô lập; hàng ngày, các tấm hình của HT Trí Quang phô bày bộ xương ốm đói, tung ra ngoài để kích động quần chúng Phật tử, nhưng không mấy hiệu quả, và gần trăm ngày nhịn ăn, chế độ TT Thiệu vẫn không chùn bước,Viện Hoá Đạo yêu cầu Đức Tăng Thống chỉ thị ngưng tuyệt thực; qua thất bại của HT Trí Quang mà năm 1963 , Ngài được xem như linh hồn PG VN bấy giờ, ngài vĩnh viễn ở lại miền Nam, không về miền Trung cho đến ngày nay.
( Một may mắn cho Phật giáo miền Trung, nhóm Cần Lao và tín hữu Kito cực đoan, sau khi Ngô Triều thất lộc, để phục hận nhà Ngô, họ lợi dụng kế hoạch triệt hạ đem bàn thờ xuống đường, có những công điện triệt tiêu toàn bộ chư Tăng tín đồ và chùa chiền vào ngày N và giờ G, được thao dợt rất kỷ, tuyển chọn lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến toàn tòng, và một số thanh niên không theo Phật mà chẳng phải thờ lư hương, do Tổng Giám Mục Đổ Quang Thuận, còn có tên Đinh bình Thuận, Võ công Thuận… mang lon Đại úy, từ Bình Thuận ra chỉ huy TĐ2/3 thực hiện cuộc đàn áp tiêu diệt Phật giáo miền trung một cách triệt để. Mỗi bàn thờ xuống đường đều được hai thanh niên vận sắc phục Gia Đình Phật tử tăng viện gọi là bảo vệ bàn thờ, có giấy tờ hợp pháp do Ban Bảo Vệ Tranh đấu tỉnh Thừa Thiên cấp. Khi được lệnh, nã súng và lựu đạn nhắm vào đám biểu tình, bất kể sư sãi. Nhưng giờ chót, khi Thích Trí Quang bị bắt đưa vào Sài Gòn, cuộc biểu tình bị thất bại, phải giải tán, kế hoạch triệt tiêu Phật giáo chưa kịp thực hiện)
Sau khi nội bộ phân hoá trầm trọng, GH Ấn Quang vẫn tiếp tục lao vào đấu tranh chính trị với chế độ bấy giờ, không còn lối thoát, các Ngài liên kết với Linh Mục Hoàng Quỳnh, hy vọng người Bắc Kito giáo di cư có thể làm áp lực với chế độ, nhưng dự tính sai lầm đó, đã bị Hoàng Quỳnh bấy giờ chơi trò hai mặt, chẳng những không giúp gì cho PG mà còn tạo thế ly gián cấp lãnh đạo GH Ấn Quang, cài người giả danh tu sĩ và tín đồ làm hoen ố PG, đồng thời mách nước cho chính phủ Nguyễn Cao Kỳ biết mưu tính của Ấn Quang để dể bề bẻ gãy kế hoạch tranh đấu. Vì thế GH Ấn Quang lâm vào bế tắc; HT Quảng Liên được Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trao sử liệu hạch tội chế độ, hàng ngày ra rả phát thanh, bị thiếu tá Trụ bắn bể loa trên nóc chùa Ấn Quang; Trong khi đó, Đại Đức Nhật Thiện được tình báo Tây Phương chỉ đạo tung tin lệch lạc cho cấp lãnh đạo PG Ấn Quang làm chệch hướng mục tiêu hầu hạ uy tín PGVNTN; Ni sư Huỳnh Liên, HT Pháp Lan, một vài vị lãnh đạo trung ương GH cũng bị tác động kế hoạch của Mặt Trận để hổ trợ cho cuộc phản chiến sớm thành công;
Hàng lãnh đạo Trung Ương GH Ấn Quang lúc bấy giờ chia làm nhiều phe phái khác nhau, một tốp bị Mặt Trận giựt giây, một ít bị phương Tây cài vào, một số trung lập, nhưng dù phe phái nào, tất cả đều bị cuốn hút vào cuộc tranh đấu, tất cả cho đấu tranh, tuy lâm vào bế tắt, nhưng khía cạnh khác, PG Ấn Quang đã góp phần giúp cho cuộc chiến sớm kết thúc, vì Mỹ xét thấy, đổ máu xương và tiền bạc vào một chiến trường không có lối thoát, ngay tại Mỹ, cũng đã có nhiều phong trào phản chiến chống chính phủ; Binh sĩ Mỹ và đồng minh tử thương ngày một tăng; chiến tranh ngoại giao đã nghiêng phần thắng về Hà Nội; Báo chí hàng ngày đưa tin bất lợi cho Mỹ, tạo một dư luận chống đối Mỹ rầm rộ, đã có người Mỹ tự thiêu để phản đối chiến tranh VN;
GH Ấn Quang không kiện toàn được tổ chức chặt chẽ, bên ngoài bị chế độ trấn áp, một số dư đảng Cần Lao, công bộc của Ngô Đình Diệm thừa gió bẻ măng, trả thù PG, vu khống, chụp mũ các cấp cơ sở; máy bay thả bom các chùa miền quê lấy cớ thả nhầm; những nhân sĩ, Phật tử trong các cấp chính quyền bị vu vạ có liên hệ với CS, tìm cách loại trừ ảnh hưởng PG trong cơ cấu nhà nước, đưa tín hữu Kitô giáo lồng vào hy vọng tạo một chế độ Diệm không có Diệm; một số linh mục vẫn còn thao túng chế độ.
Tu sĩ PG, Tăng cũng như ni, quá mỏi mệt vì đấu tranh, nhân dân cũng ngán ngẩm cuộc chiến, không còn thời giờ tu tập, học hành cho tu sĩ lẫn cư sĩ; mười một năm đăng đẳng, nếu PG chú hướng vào củng cố nội bộ, chuyên tu và đào tạo tăng tài, có lẽ PG VN ngày nay không có một khoảng trống về đạo đức, không xa rời quần chúng, không bị tai tiếng và không có khuynh hướng thụ hưởng của giới tăng trẻ, mà sân chơi đang được tôn giáo bạn làm chủ tình hình, hẳn nhiên, không chỉ đe dọa vận mạng PG mà còn là nổi lo cho nền văn hóa dân tộc
-Khả năng chính trị và hành động chính trị.: Suốt thời gian PG nép mình tu tập trong thiền môn, tông phái, hoà nhập và thấm sâu vào quần chúng như một kỷ niệm đẹp đầy lý tưởng, hình ảnh tu sĩ PG bấy giờ là thần tượng của quẩn chúng, mặc dù bị áp lực từ nhiều phía, đến khi áp lực cuối cùng đầy bất trắc của nhà Ngô đối với PG, mà thủ phạm chính là Ngô Đình Thục và một số cuồng tín, muốn Kitô hoá miền Nam VN, PG và quần chúng vùng dậy, có cả một số tu sĩ và tín hữu Kitô giáo yêu chuộng công bằng, cũng lên tiếng ủng hộ PG, chống lại Ngô quyền; PG đã được thế giới quan tâm giúp đỡ, quân đội phần lớn nghiêng về PG, kết quả chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô đã bị Mỹ hy sinh.
Sau khi hình thành một GH thống nhất, lãnh đạo GH nêu rõ lập trường Đạo Pháp và Dân Tộc; GH đấu tranh để đất nước sớm có hòa bình, nhân dân bớt đổ máu là đúng hướng, nhưng một khi nội lực chưa đủ kiện toàn, vội lao vào chính trị là việc làm tự sát; Tu sĩ và tín đồ mất định hướng; GH đòi hỏi cải thiện chế độ nhưng không đưa ra một kế sách cải thiện và nhân sự để cải thiện, vì thế đảng Cần Lao tiếp tục thao túng chế độ, PG chỉ dọn đường cho kẻ thời cơ nhảy vào hưởng lợi. PG đứng bên ngoài chống đối, la làng và trở thành nạn nhân của chính trị lẫn những thành phần cuồng tín trong tôn giáo bạn. Qua những năm tháng dưới chế độ sau Ngô Đình Diệm, ai bảo PG không làm chính trị? nếu là chính trị, khả năng chính trị đó hoàn toàn ngẩu hứng tự phát mà không có một chính sách, kế hoạch , và không qua trường lớp đào tạo, vì thế thất bại và cũng chỉ là con rối cho các thế lực chính trị lợi dụng, bản thân PG chẳng được gì, ngoài hậu quả bệ rạc, một hình thức trống ruột bị quần chúng trí thức căm phẩn nguyền rủa, và kéo theo những thế hệ tu sĩ thiếu phẩm chất để xã hội kinh tởm khinh bạc!
PG không thể là một GH chi phối chính trị như Vatican; PG muốn làm một Vatican của VN và tu sĩ PG muốn là một Quốc sư như thời Lý Trần là một chuyện không tưởng; vì PG không có một tổ chức và không thể là một tổ chức chặt chẽ như Vatican; tu sĩ PGVN ngày nay không có tầm vóc đạo lực như một Vạn Hạnh thiền sư, một Khuông Việt quốc sư; nếu PG quay lại nội bộ, phát triển đạo lực cho tu sĩ, sẽ là một đóng góp không nhỏ cho dân tộc về lãnh vực tâm linh, đạo đức xã hội, và phong phú văn hoá như Lý Trần đã từng làm!
Vạn Hạnh thiền sư và Lý Công Uẩn không phải là hoạt động chính trị mà là thái độ chính trị, hành xử bằng tuệ giác chứ không phải một lực lượng đối đầu với một lực lượng để chiếm ưu thế chính trị và quyền lực, một hành xử chính trị như thế cũng chỉ vì lợi ích muôn dân chứ không vì quyền lợi cá biệt của tập đoàn.
Tu sĩ PG là một đoàn thể hướng về Tuệ giác, sống bằng Tuệ giác, Tuệ giác hướng dẫn mọi hành hoạt trong cuộc sống; Những động thái không có Tuệ giác được xem là phàm tục; Đó là sắc thái đặc thù của PG đối với mọi tôn giáo và tổ chức chính trị. Vì thế, nêú tu sĩ PG có khả năng chính trị hay hành động chính trị, thái độ chính trị, phải là loại chính trị phi chính trị, đứng ngoài sự đối lưu chính tri, không để thế lực chính trị chi phối tác động, và không thể hiện phong cách ngang tầm thế tục, phải là phong cách của một Thiên Nhân sư biểu!
Qua mười một năm đấu tranh trong chế độ cũ, và hơn 30 năm trong chế độ hiện hành, Tu sĩ PG luôn thể hiện một thái độ chính trị ăn thua; không chứng tỏ được thiện chí kẻ cả nhằm cải thiện đối tượng mà duy nhất là triệt tiêu đối tượng, đó không phải là tinh thần PG, càng không phải là thái độ chính trị Tuệ giác.
Vì thế, đối với PG, tu sĩ, cho dù có khả năng chính trị, thái độ chính trị hay hành động chính trị mà không đặt trên nền tảng Tuệ giác, sẽ là một thất bại đau thương, vì người tu không bao giờ có thủ đoạn chính trị! Nhiệm vụ của PG không phải đối đầu với quyền lực thế tục mà cải thiện quyền lực thế tục, nếu có thể và có đủ tầm vóc của kẻ bề trên, bằng không, hãy trở về tu dưỡng nội lực, vì con đường tâm linh, văn hoá, giáo dục là sở trường của PG từ ngàn xưa.;
*
* *
Vì thế, PGVN hiện nay, để cùng tồn tại với dân tộc, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dân tộc trong thời đại mới, thời đại hội nhập toàn cầu, cần phải Canh Tân tổ chức GH hiện tại.
MINH MẪN
09/3/07
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét