Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009

CANH BẠC CUỐI


Đáng ra tôi không viết bài nầy, nghĩa là không muốn đụng chạm đến bất cứ giáo hội PG nào tại VN nữa, sau khi bị mời làm việc với cán bộ Sở Công An TP HCM vào ngày 04/3/2004. Từ 7 giờ sáng đến 13 giờ chiều tại v/p an ninh, cán bộ chấp pháp sở : tự giới thiệu là Xuân và Nghiêm, biên bản kết thúc bắt tôi cam kết không được phê phán tới mấy thầy GH đương nhiệm ( nếu tái phạm, sẽ bị xử theo pháp luật ) và quy tội tôi gây cho người đọc một cảm tưởng có một GHPGVNTN đang hoạt động song hành với GHPGVN hiện nay, mạt sát giáo hội đương nhiệm…trong khi đó, quý thầy và phật tử GHPGVNTN bảo tôi là CS hay ít nữa đã bị công an mua chuộc, quý thầy GH đương nhiệm trách tôi mạo phạm, theo lời cán bộ Xuân: một Phật tử chỉ có bổn phận cúng dường, không có quyền phê phán, theo tôi biêt, trong giáo pháp không quy định nhất thiết như vậy, ngôi nhà PG gồm tứ chúng , đều có trách nhiệm chung về sự hưng vong của đạo pháp.
Trước sự hoà nhập của dân tộc vào cộng đồng quốc tế, trước sự đổi mới từng bước của quốc gia,trước sự chỉnh đốn và phát triển của các tôn giáo bạn ngày một quy mô, trước sự lụn bại của PGVN, ngũ quên trong tự hào quá khứ, xa dần quần chúng, tôi muốn thay mặt cho khối đại đa số quần chúng phật tử nói lên tiếng nói bức xúc một cách xây dựng và bộc trực, nên đã gây ngộ nhận không ít từ mọi phía, và từ mọi phía, phải thành thật nhận rằng tôi đã nói lên một cách khách quan và sự thật của vấn đề, lời thật luôn mất lòng, tôi xin sám hối chư tôn túc đôi bên bởi nổi bức xúc trên đây.
Để ba bên đánh giá đúng thiện ý nầy, trước nhất tôi xin xác nhận tôi không thuộc bất cứ GH nào hiện nay và không có khuynh hướng chính trị nào ngoài PG và dân tộc, dẫu rằng, trước đây, một thời tôi làm việc cho GHPGVNTN và cho riêng HT T.QĐ tại Thanh Minh Thiền Viện trước khi đi tù, mặc dù quý ngài là bậc đáng kính , nhưng không vì thế mẹ hát con khen hay; gần đây, đạo hữu Tôn Thất Tương, một cư sĩ thuần thành của GHPGVNTN, Phật tử thân tín của cố đại lão HT T.Đức Nhuận nguyên Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống trong hai đời Tăng Thống và nay là cố vấn Viện Hoá Đạo GHPGVNTN , đến trách cứ tôi một số vấn đề, quy kết những bài tôi viết không rõ ràng gây ngộ nhận trong giới phật tử , mà tôi xin lần lượt trình bày phần sau,vì lẽ đó, một lần nữa và cũng là lần cuối tôi xin được duyệt qua diễn trình PGVN sau 1975 cho đến thời điểm hiện nay theo cái nhìn riêng tôi, sai và đúng,hẳn nhiên lịch sử sẽ phê phán và người đọc có quyền đánh giá theo cái hiểu riêng tư.
A- Một sự thật hiển nhiên
Một sự thật hiển nhiên không ai có thể phủ nhận :GHPGVNTN đã có công với đất nước từ lúc hình thành đến khi tê liệt, một điểm son của lịch sử mà chính quyền Cách mạng đã ca ngợi, có nghĩa ít nhiều trong thời chiến, sự đấu tranh cho đất nước được hoà bình, không nghĩ đến quyền lợi riêng tư của giáo hội mà đương thời rất có nhiều cơ hội để thủ lợi, dù muốn dù không, nhờ phong trào đấu tranh của PG lúc bấy giờ, CS có nhiều lợi thế tại chính trường miền Nam hổ trợ cho chiến trường, sự đấu tranh thuần tuý vì quyền lợi dân tộc chứ không vì bất cứ phe phái chính trị nào, nhưng CS đã khôn ngoan hơn,biết sử dụng nó làm lợi thế đốt giai đoạn.;Kẻ thất bại luôn bị xem là phi nghĩa, đã lùi bước, CS đã có công thống nhất đất nước, mở kỷ nguyên giải phóng và thống nhất các thuộc địa toàn thế giới mà đệ nhị thế chiến đã chia đôi một số nước.Bất cứ thể chế nào, khi quyền bính trong tay, bắt buộc phải ổn định chính trị, xã hội trong đó có tôn giáo; Vào thời Ngô Đình Diệm nắm quyền, đã triệt tiêu Năm Lửa, Ba Cụt Bình Xuyên, trấn áp Cao Đài, Hòa Hảo, cái gai cuối cùng là PG. nhưng nhà Ngô vụng về, để CS và CIA lợi dụng vụ biến động PG, mượn tay thiếu tá Đặng Sĩ, gây đổ máu phật tử ( bởi lẽ Ngô Đình Nhu làm mất lòng quan thầy quá nhiều và lộ vẻ phản trắc với Mỹ rõ nhất là trận chiến ấp Bắc, Định Tường,Mỹ Tho vào thập niên 1962, từ Nolting, Mc Namara đến các sĩ quan cố vấn Mỹ đều bị quân đội nhà Ngô phớt lờ mọi chỉ thị, vì vậy cái chết của anh em nhà Ngô do đại uý Nhung thực hiện bởi chỉ thị của Mỹ) Trong thời Thiệu Kỳ, các giáo phái cũng không hẳn tự trị, vẫn bị thao túng dưới nhiều hình thức, riêng PG, không ổn định được những cuộc xuống đường, chế độ cũ đã chia đôi GHPGVNTN, xé lẽ cho ra đời những Lục Hoà cổ truyền, Thiền Tịnh Đạo Tràng…hòng làm suy yếu thực lực PG, riêng Nguyễn Cao Kỳ, đã dẹp phong trào bàn thờ Phật xuống đường của HT T.TQ một cách thành công, chiến lược của HT T.TQ đã bị thất bại, bên trong bệnh viện bác sĩ Nguyễn Duy Tài, ngài tiếp tục tuyệt thực, chụp hình bộ xương cách trí đưa ra để bên ngoài khích động lòng nhiệt thành và cảm xúc của quần chúng, nhưng chính trường thế giới đã không ủng hộ như 1963, PG bấy giờ lở trên lưng cọp, mòn mỏi đấu tranh, đổi chiến thuật liên kết với Hoàng Quỳnh, ( tay Việt gian bán nước đã từng cấu kết với LM hung thần Đinh Xuân Hải kéo quân từ Long Khánh về tấn công cô nhi viện Quách Thị Trang, quấy rối, chém giết ở Phú Nhuận và một số điểm trường học trong thành phố ) từ đó HT TQ không bao giờ trở về thủ phủ lừng danh một thời, ngài im lặng rút lui, làm cố vấn cho GH đến 1975, lúc bấy giờ trong nội bộ GH Ấn Quang cũng chia nhiều phe phái do ảnh hưởng thế lực chính trị bên ngoài giựt giây; 1975 là thời điêm hiển lộ rõ những thế lực chính trị ẩn tàng bên trong PG,. Sau khi thống nhất đất nước, chính quyền Cách Mạng cũng phải trấn áp mọi phe phái để ổn định trật tự trong buổi giao thời; để thống nhất PG, nhà nước cho HT T Trí Hải và HT T.Đức Nhuận từ ngoài Bắc vào Nam để gặp gở các đồng môn thảo luận ( HT Đức Nhuận miền Bắc chứ không phải HT T.Đức Nhuận miền Nam nguyên là chánh thư ký Viện Tăng Thống ), sự thể chưa tạo cảm thông cho nhau, phải thống nhất gấp rút để ổn định những mặt khác còn tồn tại trong buổi giao thời, vì thế nhà nước xem như trên căn bản đã hoàn thành khi đa số các thành viên của GHPGVNTN gia nhập giáo hội mới, chỉ riêng còn lại nhị vị HT T.HQ và HT T.QĐ, do sự chủ quan mà nhà nước bỏ qua tính nguyên tắc pháp lý giải thể GHPGVNTN, thế nhưng sự việc lắng đọng suốt thời gian dài mãi đến khi HT T.Đôn Hậu viên tịch, theo nhà nước, có việc di chúc của HT.T.ĐH. mà HT Nhật Liên và mấy thầy ở Linh Mụ sắp xếp, kéo theo sự trổi dậy liên tục những nâm kế tiếp mà nhị vị HT với danh nghĩa GHPGVNTN đấu tranh đòi phục hồi quyền sinh hoạt và đòi thừa nhận tính pháp lý, hẳn nhiên nhà nước VIỆT NAM không thể chấp nhận hai GH song tồn trong một xã hội chưa có đa nguyên. Việc chỉ định cư trú và quản thúc tại gia suốt những năm tháng dài tại quê hương Thái Bình của HT T.QĐ và Nghĩa Bình của HT T.HQ đến khi Đổi Mới Tư Duy của Nguyễn văn Linh, HT T.QĐ được vào lại Sàigòn tiếp tục trú tại Thanh Minh, xem như tình hình có phẩn cởi mở nhưng vấn đề gút mắc vẫn chưa giải toả. Riêng HT THQ nhận thấy cứ phải duy trì tính cố chấp, sự thể sẽ bế tắc, không lợi gì cho PG, không ích gì cho dân tộc, ngài bèn tự ý thay đổi chổ ở, di trú tại tu viện Nguyên Thiều Bình Định, một hành động xem như gở rối cho nhà nước bước đầu, nhà nước mặc nhiên chấp nhận và thầm cảm nhận thiện chí đó, bước tiếp theo, ngài ra Hà Nội chửa bệnh, được Thủ Tướng Phan văn Khải tiếp, Ban Tôn giáo và các ngành liên hệ tiếp kiến trao đổi, có nhã ý cung thỉnh ngài thừa nhiệm ngôi vị Pháp chủ một mai khị HT T.Tâm Tịch viên mãn, hẳn nhiên ngài không thể chấp nhận khi cương vị đương nhiệm là quyền Tăng Thống của GHPGVNTN; thật lòng, ngài không ham chức vị, không muốn vướng danh xưng, ngài muốn giải quyết vấn đề êm đẹp trong khối PG hiện nay, do vậy,từ Bắc xuôi Nam, ngài thăm viếng các tỉnh thành hội, các cấp chính quyền để dò ý hoà hợp, rất tiếc các cấp đó chưa được ban tôn giáo truyền đạt và bật đèn xanh, nên từ Thanh Tứ ở Quán Sứ đến Thiện Siêu miền Trung và Hiển Pháp,Trí Quảng trong Nam chưa có sự hứa khả thoả đáng, không nản lòng, ngài còn có ý định về miền Tây, nhưng gặp dịp Phật Đản, HT T QĐ khuyên ngài nên về lại Nguyên Thiều nghĩ ngơi dưỡng sức. Riêng HT TQĐ, không muốn có sự hoà nhập thầm lặng như vậy, ngài muốn phải đường đường công khai là một GHPGVNTN nói chuyện với một GHPGVN hiện tại, vì vậy mới có việc củng cố khung sường GH.

B/ - Những saI lầm không đáng có
Nhà nước không nghĩ rằng HT THQ vào Nam và đặt vấn đề hoà hợp vội, nên nhà nước chưa chuẩn bị tư tưởng cho những cuộc trao đổi với các cấp GH được nhất quán, trong khi đó HT TQĐ vội vả ra Nguyên Thiều tổ chức Đại Hội vả cung cử nhân sự cấp tốc nên sự bổ cử chập choạng, nhân sự thiếu nhân cách, không khả năng, tuyển chọn nhân sự do đề bạt và xu nịnh, không nắm vững nhân thân của cộng sự, do đó làm giảm không ít uy tín một thời của tổ chức, trong khi đó, đại hội hải ngoại tổ chức tại Úc lại treo lá cờ ba sọc thay vì treo cờ của quốc gia sở tại, ít nhiều mang màu sắc chính trị hơn là thuần tuý tôn giáo, tạo cho những người ôn hoà một cảm giác khó chịu, nhà nước VN đâm ra ngờ vực mưu đồ và hành tung của GHPGVNTN, tạo thêm những khó khăn không đáng có đối với GH trong nước mà gần 30 năm vật vả mới có tín hiệu giải toả, nhà nước VIỆT NAM đang lưu tâm thăm dò những chuyển biến tốt đẹp sau cuộc gặp Thủ Tướng của HT THQ, bổng nhiên, những văn thư mang tính nguyên tắc và cứng rắn của HT T.QĐ, tính khí nóng nảy và cố chấp của ngài qua việc củng cố khung sườn GH đã dẫn đến những bế tắt hiện nay, ta sẽ bàn sau vấn đề này.
Phải khách quan xác nhận mỗi bên đều có thiện chí đáng trân trọng:
- Về phía nhà nước, từ ngày giải bỏ chính sách bao cấp trọn gói, sinh hoạt của các tôn giáo tương đối thoải mái hơn, nhà nước ít xen vào nội bộ tôn giáo, ngoài việc quản lý hành chánh; ví dụ những người sắc tộc Tây Nguyên luân phiên về cư trú tại ngoại vi thành phố HCM, nhà các tín đồ Kito và Tin Lành mà nhà nước không hề hạch sách. Muốn các tôn giáo đoàn kết và phát triển song hành với sự đi lên của đất nước hầu góp phần làm đẹp bộ mặt một VIỆT NAM đổi mới sánh vai với các nước trong khu vực, trong đó có PG và nhất là cần một PGVN thống nhất trọn vẹn, hoà hợp thật sự để lảnh sứ mạng xiển dương văn hoá dân tộc, do đó nhiều lần muốn tạo điều kiện cho chư tôn túc xoá tan ranh giới mặc cảm cũ và mới.
- - Về phía HT T.HQ, với nhân thân một tu sĩ tràn đầy tinh thần dân tộc, một bầu nhiệt huyết yêu quê hương, từng đóng góp những lợi ích thiết thực trong quá khứ cho đất nước, đồng thời cũng chịu nhiều oan trái của thời cuộc, thêm vào đó, lịch sử vô tình đã giao phó trách nhiệm tôn giáo ở vị thế lãnh đạo, buộc lòng ngài phải hành xử đúng chức năng, lắm khi rất khó xử giữa Đạo và Đời, giữa Thế quyền và Giáo quyền trong thời buổi nhiểu nhương cũng như trong lúc thanh bình, trong giao thời cũng như trong quá độ, ngài muốn có một hành động nào đó vừa trọn đạo đẹp dời mà không lỏi với đồng song, không hoen ố với lịch sử, ai ở vào vị thế của ngài mới thấu hiểu nổi khó khăn.
- Về phía HT T.QĐ, con người bộc trực, trong sạch, chân tu, yêu đạo, thương nòi, luôn mang bầu nhiệt huyết với lý tưởng, luôn nguyên tắc và ức đoán, người dể tin nhưng khi mất niềm tin thì luôn ngờ vực, rất chân tình nhưng khó hỷ xả dể đi đến cực đoan…ngài có khả năng làm văn hoá và giáo dục hơn là chức năng lảnh đạo.
Qua những ưu điểm vừa duyệt, ta đặt vấn đề, tại sao giữa nhà nước và quý ngài vẫn không thể gặp nhau ở một điểm cảm thông ? vì những lý do:
-HT THQ nghĩ rằng nhà nước không thật lòng, qua những bất trắc xa xưa đã đành, nhưng hiện tại, khi có nhiều tín hiệu tốt đẹp sau cuộc gặp với Thủ tướng, có một thoả thuận nào đó, ngài hăm hở gặp gở các cấp giáo hội hiện tại lại bị phớt lờ, do vậy ngài hoài nghi, về lại Nguyên Thiều an nghĩ để chuẩn bị những bước kế tiếp, thì VHĐ cấp tốc tổ chức Đại hội, đưa ngài vào thế tiến thoái lưỡng nan.( chủ ý của HT hoà hợp trong thầm lặng không mang danh xưng bất cứ GH nào ).Từ những hoài nghi đó, cộng với quá khứ, ngài nghĩ rằng, liệu thế hệ lảnh đạo trẻ ngày nay, với bản chất trung thực, có lặp lại chính sách nhất quán của đảng vào tiền kỷ nguyên 1945-1975, một thời mà vì nhiệt tình cách mạng, muốn đốt giai đoạn, đã va vấp những sai lầm mà đích thân Hồ Chủ Tịch đứng ra xin lổi toàn dân vào thời điểmn Cải Cách ruộng đất, và có thật lòng để tôn giáo có một tự do ở chừng mực nhất định ?( những sai lầm lịch sử luôn xuất hiện trên thế giới, như Kitô giáo vào thế kỷ 19 trở về trước, làm đổ máu toàn cầu, trong khi đó Tần Thuỷ Hoàng, Hit le, Pôn pốt và những chủ nghĩa cực đoan chỉ làm đổ máu nhân dân của mình; riêng Hồi giáo cực đoan, lặp lại vết xe cũ của Kitô giáo, bạo tàn hơn và khoa học hơn, rất tiếc sự kiện nầy diển ra vào kỷ nguyên khoa học nâng cấp trình độ nhân loại lên mức nhân ái hơn khi ranh giới lảnh thổ chỉ còn giá trị hành chánh, nghĩa là sự hiểu biết, tính nhân đạo ở vị trí đồng đều trên toàn thế giới, một hành động man rợ không đáng có ở thời đại ngày nay, nhất là quân nhân Mỹ hành hạ tù binh Iraq đã làm ngở ngàng và phẩn nộ những người còn lương tri, vì vậy, đẩy thế giới xích lại gần nhau hơn để liên kết tự vệ, do sự hoà nhập giao thoa nầy, ngoài Hồi giáo cực đoan, không một chính thể nào trở lại những sai lầm của kỷ nguyên tiền sử, đây là một e ngại không đáng có của những trường hợp cung kinh chi điểu
-HT TQĐ, vốn tính nguyên tắc, khi được HT THQ trình bày nhã ý hoà hợp, ngài vội củng cố khung sườn đủ tầm vóc để làm đối trọng với GH đương nhiệm mới nói chuyện hoà hợp công khai,cũng để ngừa một bất trắc không thật lòng từ phía nhà nước, vì tính đa nghi, ngài nghĩ rằng thế hệ lảnh đạo nầy hay thế hệ lảnh đạo trước cũng chỉ là một chính sách nhất quán của CS đối với tôn giáo, nhưng ngài đã bỏ quên yếu tố thời đại.
- Nhà nước, khi nhìn những hiện tượng củng cố vội vả của GHPGVNTN, các tổ chức PG hải ngoại huênh hoang cậy thế can thiệp của Mỹ và quốc hội Âu Châu, hậu thuẩn của uỷ hội Nhân Quyền, đâm ra ngờ vực tính bất tín của HT THQ, hứa một đàng, làm một nẽo, nhưng không thông cảm thế khó xử của ngài khi HT TQĐ nằm lại Nguyên Thiều; Cái thế của HT TQĐ ở lại Nguyên Thiều hợp lý hơn Thanh Tứ tranh thủ vào Bình Định mời HT THQ ra Bắc tham quan và tái khám. Đó là một bế tắc ngoài dự đoán của đôi bên.
HT THQ không thể ngoảnh mặt với VHĐ để đơn thân độc thế làm việc hoà hợp PG, làm như vậy đồng nghĩa với phản bội đồng đội, nhưng đi vào quỷ đạo do VHĐ vạch ra, có nghĩa mang tội thất tín với nhà nước, gát kiếm an thân đồng nghĩa với bất lực đầu hàng và không hoàn thành sứ mạng với lịch sử, đó là nổi khổ tâm của một vị lảnh sứ mạng hướng đạo một tôn giáo lịch sử trên hai ngàn năm, mấy ai cảm thông; Đây là một hiểu lầm không đáng có cả đôi bên. Nếu chúng ta thấy cái tốt của nhau, những nghi ngại sẽ bị xoá bỏ, việc hoà hợp không khó thực hiện, hãy vì quyền lợi của dân tộc, vì sự tồn vong của PG mà vượt qua những lầm lẩn không đáng có.
C/ - Rủi may chỉ là một.
Tuy bà Phan Thuý Thanh, phát ngôm viên Bộ ngoại giao xác định chính sách của nhà nước đối với GHPGVNTN trước sau như một, nhưng thực tế, nhà nước vẫn mở ngỏ để các ngài tự quyết định vận mệnh của PG sau khi HT THQ gặp Thủ Tướng, có nghĩa hai bên ngầm hiểu một chuyển hoá cục diện thật êm nhẹ, không gây chấn động, xáo trộn, rất tiếc, về phía VHĐ bị lực lượng PG bên ngoài tạo một ảo tưởng: nhà nước nhượng bộ do áp lực quốc tế mà ông Võ văn Ái đã trả lời qua cuộc phỏng vấn của đài BBC, thêm vào đó, một vài vị ở hải ngoại lớn tiếng la lối mạt sát nhà nước VIỆT NAM trong lúc đôi bên đang tìm cách gở rối, quả là quấy rối tai hại. Đành rằng có sự can thiệp của một vài thế lực quốc tế, không có nghĩa để PG làm theo ý mình một cách ồn ào, nhà nước chấp nhận giải chế với điều kiện các ngài phải trong khuôn khổ luật pháp hiện tại và không gây khó xử cho nhà nước, nói cách khác, phải biết điều với nhau; Giới lảnh đạo GHPGVNTN trong nước không nắm đủ thông tin đa chiều về những thực tế trên thế giới, bị ảo tưởng có một hậu thuẩn hùng mạnh của quốc tế, mà thực chất chỉ vài nghị sĩ của nghị viện Âu Châu và Mỹ, những nghị viên nầy cũng áp lực với các đại sứ để đặt vấn đề PG với cấp lảnh đạo VN, nhưng dụng ý của các Đại sứ chỉ để tìm một ổn định cho một đối tác cần thiết trong thời hậu chiến, cả về mặt kinh tế - quân sự - chính trị- mậu dịch…( chưa nói đến những quan tâm của Mỹ, không những xem VIỆT NAM là một vị thế chiến lược tại Đông Nam Á để cản áp lực quân sự của Trung quốc với Đông Dương mà cần con rồng châu Á làm giảm độc quyền của những con rồng châu Á khác, để mai đây đủ tiêu chuẩn sẽ ra đời một Liên hiệp Á Châu đối trọng với Liên Hiệp Ấu Châu vừa giữ cân bằng trên thương trưòng quốc tế, vừa trả đủa Tổng Thống Pháp đã đưa sáng kiến thành lập Liên Hiệp Âu Châu hầu giảm độc quyền của Mỹ; thêm nữa, họ đang cần nghiên cứu tiềm lực bất bại của VIỆT NAM trước các thế lực quân sự hùng mạnh, cán cân khí tài và quân số bất tương xứng từ thời Nguyên Mông đến hiện đại mà Nhật, Pháp Mỹ đều chào thua, đó là cốt lỏi, Mỹ muốn thẩm thấu )
.CS lảnh đạo đất nước, đã hợp thức hoá trên chính trường quốc tế qua bang giao ngày càng mở rộng, đã xác định một thế đứng vững vàn trên nhiều mặt, nhất là với kẻ thù trực diện trước đây, bây giờ bắt tay không những mậu dịch,giao lưu văn hoá, ngay cả quốc phòng giữa hai bộ trưởng Việt Mỹ đã tiến hành, dù muốn hay không, chúng ta phải chấp nhận một thực thể đó, muốn củng cố PG, phát triển, hoà nhập với trào lưu mới, ta không thể phủ nhận một thực tại. Ki tô giáo và CS không đội trời chung, nhưng hiện nay, cũng phải mở rộng vòng tay, thiết lập bang giao vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả hai, chúng ta chối bỏ thực lực đó, có nghĩa chúng ta tự đào hố chôn mình, hoặc đi ngược với quyền lực đó có nghĩa chúng ta tự loại khỏi cuộc chơi. Hai thiên niên kỷ Kito giáo nắm quyền sinh sát tại Âu Châu, thế mà, trước trào lưu tiến bộ hiện nay của nhân loại, Roma phải khiêm tốn trước những sai lầm trong quá khứ và thúc thủ sự tàn bạo trong hiện tại, PG cực điểm thời Lý Trần không còn là cực thịnh vào thời 1963, hào khí 1964 không còn là hào khí sau 1975, mỗi thời điểm mang một đặc tính, lịch sử khó trùng lắp hai lần, người lảnh đạo không mang ảo tưởng của quá khứ để điều động hiện tại, tuỳ duyên bất biến là tinh thần linh động du di của PG từ ngàn xưa, vì vậy sự thẩm nhập vào các quốc gia một cách êm nhẹ, dể chịu mà không gặp đối kháng.
Trở lại vấn đề sau sự biến Nguyên Thiều, nhà nước có quyền giải tán đại hội Nguyên Thiều trước khi khai mạc, thế nhưng, đây là sự kiện dân chủ hiếm có của thể chế CS, vì vậy, suốt thời gian diển biến cũng là lúc nhà nước trao quyền tự quyết định vận mạng tổ chức GHPGVNTN và uy tín cho các ngài, lúc bấy giờ các ngài đóng vai diển viên xiếc trên chiếc giây đu, nhưng một diển viên thiếu điêu luyện trong những bước đầu, sư kiện đã đổ vở. Ở góc độ khác mà nhìn, các ngài bị lọt vào ổ phục kích, có nghĩa nhà nước để các ngài tự do đại hội, vừa được tiếng cởi mở, vừa nắm rõ dụng ý của quý ngài, vừa có cớ bịt miệng một cách hợp pháp mà những sai sót trên nguyên tắc không thể phủ nhận, các ngài, tự mình đưa tay vào còng, tự mình trói mình, chứ không ai khác, vì thiếu kinh nghiệm và thủ thuật. Nếu là Kito giáo, chắc chắn họ sẽ thành công như một thành công rực rở đã kéo CS ngồi vào bàn thương nghị bang giao hiện nay. Nhà nước đã ngăn chận diễn tiến sinh hoạt sau đại hội là một dịp may cho uy tín của GHPGVNTN, bởi lẽ, trong khí thế hào hùng đó,, bên trong và bên ngoài nước, GHPGVNTN ít nhiều tự mãn đã giành được thắng lợi như một thắng lợi 1963 mà không đổ máu, những tự mãn thường dẫn đến ô danh cho tổ chức, thêm vào đó.lắm thành phần cơ hội chen nhau vì danh, một số phá rối vô kỷ luật, những ý đồ đen tối lồng vào PG để đẩy GH đi chệch hướng như là phương án tự sát và còn rất nhiều điều ngoài dự đoán sẽ đưa đến thế bất lợi cho tổ chức mình mà quý ngài không đủ khả năng kiểm soát như quá khứ đã minh chứng,và là tiền lệ cho các tôn giáo còn lại đua nhau tranh đấu một quyền lợi riêng tư, dẫn đến một cảnh trạng bát nháo mà nhà nước hiện nay không bao giờ chấp nhận, nghĩa là phải dập từ trong trứng nước để bảo đảm an toàn; đứng một góc độ khác, hãy xem sự ngăn chận đó là một sự cứu vãn uy tín cho quý ngài, mặc dù lý tưởng trong quần chúng, so với năm 1975 - 2003 có suy giảm hơn kể từ sự kiện Nguyên Thiều ( phải thẳng thắng chấp nhận,trước khi HT THQ gặp Thủ Tướng, phần lớn tăng tín đồ PGVN còn mang nhiều lý tưởng và thiện cảm với GHPGVNTN, nhưng khi phục hoạt đổ vở, chỉ còn số ít quá lý tưởng mới không nhận thấy sự sai lầm của tổ chức, một số khách quan lấy làm tiếc cho hành động đem đến bế tắc, số còn lại, kể cả nhân sự của quý ngài. cũng không vừa lòng cho những toan tính thiếu linh động, và giáo sử sẽ ghi những gì cho sự thất bại nầy, hẳn nhiên lần nầy không thể đổ lổi toàn bộ cho nhà nước, tóm lại, nhà nước vô tình hai lần giúp quý ngài: - từ 1975 – 2003 tạo uy tín cho quý ngài trên trường quốc tế và thiện cảm trong quần chúng do sự quản thúc; lần thứ hai từ lúcThủ Tướng chính phủ gặp HT THQ đến sự biến Nguyên Thiều dẫn đến cấm cư hiện nay đã tránh một tình trạng bất kham cho quý ngài do tự mãn từ nội bộ và khủng hoảng nhân sự trong tổ chức,tuy các ngài không tiến hành phục hoạt GH được,thì các ngài vẫn có lối thoát thanh thảng của một bậc chân tu trên những trang kinh phiên dịch;Đó là sắc thái đặc thù của PG so với các tôn giáo khác hoặc các tổ chức thế sự phẩn uất khổ đau khi bất toại!
Ai cũng mang một lý tưởng để sống, lý tưởng càng đẹp và vững khi chúng không là hiện thực, hoặc chưa hiện thực hoặc hiện thực đã qua giòng, một khi lý tưởng biến thành hiện thực, tự thân nó sẽ mang đến nhiều bất hạnh, phủ phàng từ nội bộ, đó là những lý tưởng của đời thường bị Hỷ Nộ Ái Ố chi phối. Đối với nhân thế thường tình, một khi bị thất sủng hoặc cầu bất đắc, khổ đau càng nhiều khi bản ngã càng lớn, thất chí, lắm khi mạng vong, các bậc chân tu không bị ảnh hưởng lớn như vậy, nếu còn chút tự ngã, cũng chỉ một chút phiền muộn, và Phật sự cũng chướng ngại đình trệ một chút thời gian, nhưng cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu, hơn ai hết, các ngài hiểu điều đó!

D – Hãy thương chính mình
Trong cuộc đấu tranh gian khổ của dân tộc ta, có những lúc cần đến sự giúp đở từ bên ngoài, hoặc cần sự liên kết đâu đó, nhưng chỉ là giai đoạn, vì không ai thật sự thương ta hơn chính ta, từ ngàn xưa cho đến ngàn sau vẫn phải thế; Những nước Châu Á, thường nặng tình nghĩa, thế nhưng trên bình diện chính trị, không tránh khỏi những toan tính riêng tư, vì vậy, hết thời kỳ môi hở răng lạnh phải đến lúc trở thành thực dân xâm lược, tình đời vốn đã thế, nhưng không thế khác hơn thế; Cuộc chiến gần đây của đất nước ta, tuy được Liên Xô, Trung Cọng yểm trợ khí tài, nhưng chủ lực vẫn là người VN,tự thể hiện ý chí và khả năng để đối đầu với lực lượng hùng hậu nhất thế giới mà Curtis Lemey, tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ lúc bấy giờ, tuyên bố sẽ biến miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá, thế nhưng, miền Bắc vẫn kiên cường chuẩn bị chấp nhận mất tất cả, từ nền công nghiệp đến phố chợ, dân cư, trẻ con đội mũ rơm vẫn bình thảng đến lớp, và mặt trận phía Nam vẫn ngày một phát triển; Ngày 10/8/1964, Johnson tạo sự kiện Bắc bộ lấy cớ oanh tạc Bắc Việt, tuy hai lần thông qua bộ ngoại giao Canada cảnh báo với Hànội, nhưng Hồ chủ Tịch và Phạm Văn Đồng vẫn lạnh lùng trước sự đe doạ đó, Krulak cho Biệt kích nhảy toán phá hoại miền Bắc đều bị thất bại và bị tóm gọn, Vịnh Bắc bộ và vịnh Con Heo của Cu Ba tuy hai vùng địa lý khác nhau nhưng kết quả cho Mỹ bài học giống nhau, và cho chúng ta bài học tự thương chính mình.
Trên thế giới, những tổ chức cực đoan, bạo loạn, giặc cỏ, vẫn có kẻ ra tay nghĩa hiệp giúp đở, hoặc đở đầu cho những kẻ phản loạn quấy rối quêhương như Indonesia, Srilanka, Philippines, Chesnia…huống nữa những tôn giáo vốn hiền hoà như Đạo Phật làm sao không có người ủng hộ, nhưng sự ủng hộ đó không hẳn là một thiện ý vô vị lợi, có người sẽ hỏi – PG có gì mà thủ lợi!, vâng PG không có vật chất dồi dào như Kitô giáo, Hồi giáo và Tin Lành, nó sẽ là con cờ có giá trị khi thời điểm cần thiết trên ván cờ chính trị; như CIA đầu tư cho sắc tộc thiểu số vào thập niên 1960; Âu Mỹ bênh vực PG để được gì? nếu thực sự là một thiện ý, có lẽ PG chưa đáng thương bằng máu xương của người dân Palestine đổ xuống hằng giờ trước sự sắt máu của Ixraen, cuộc sống luôn bị đe doạ bởi A. Sharon, nhưng người Mỹ và liên Hiệp Âu châu nào nhiệt tình giúp đở! Và nhân dân Iraq chưa cần Mỹ lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein, thế mà tự động Mỹ vì lý do e ngại có vũ khí giết người hàng loạt đã đem lại xáo trộn bất an cho quốc gia dầu mỏ vốn yên lành dưới sự cai trị của Tổng Thống họ, thế thì tại sao họ quan tâm tới vụ PGVNTN? Chính sách thực dụng của Mỹ thể hiện qua phong cách sống thường nhật – sòng phẳng và có lợi, nghĩa là không hề bỏ tiền, bỏ công giúp đở ai một cách vô tư, huống nữa trên canh bài chính trị luôn đưa tay mặt, đặt tay trái, tay bắt, mặt mừng nhưng luôn thủ đồ chơi khi cần thiết, đó là con cờ chiến lược nằm tại các quốc gia giao hảo! Ngay chính Tổng Thống của họ, khi cảm thấy bất lợi, họ cũng phải hy sinh vị tổng Thống đó như đã diễn ra trên xứ sở cờ hoa, như vậy, họ không có bạn lẫn không có thù, tất cả chỉ là giai đoạn,và lợi nhuận, ví dụ, khi Nhật Pháp xâm lăng VN, Mỹ đã gởi sĩ quan tình báo và vũ khí nhảy dù xuống Việt Bắc để giúp cụ Hồ, tuy biết cụ Hồ là thành viên đảng CS,sau khi Pháp Nhật rút lui, Mỹ lại thế chân Pháp để tiếp tục ván cờ thuộc địa, trên danh nghĩa là thành trì chống Cộng, nhưng thực chất là quyền lợi tại Đông Dương,giải quyết số vũ khí sau thế chiến thứ hai tồn đọng, lấy VIỆT NAM làm chiến trường thử nghiệm vũ khí mới và đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho đạo quân thất nghiệp của Mỹ trong thời bình tại Mỹ. do vậy, nhờ vụ kỳ thị PG mà Mỹ đã có cớ thay ngựa giữa giòng đối với chế độ bất trị và bất lợi cho Mỹ vào thời nhà Ngô, PG không có ân cũng chưa là nghĩa đối với một dân tộc mới hơn 200 năm lập quốc, cái gọi là bênh vực, can thiệp cho PG cũng chỉ là con cờ phòng hậu. Trong cuộc đấu tranh chống chính sách kỳ thị PG của nhà Ngô do anh em Ngô đình Diệm thực hiện nóng vội và chủ quan, PG cần có sự giúp đở của bạn bè năm châu, trong đó có các quốc gia PG như Campuchea, Ấn, Miến, Srilanka, Nhật…là một chính nghĩa rõ ràng, thế nhưng sau 1975 đến nay, bênh vực cho PG chỉ có Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu mà không có một quốc gia PG nào lên tiếng ? Sống trong bất cứ thể chế nào, cũng phải chấp hành pháp luật thể chế đó, dù thích hay không thích, đó là quy luật; Khi tranh cử Tổng Thống, các ứng viên Mỹ bôi nhọ lẫn nhau từ đời tư trong quá khứ đến sách lược trị dân, moi móc tất cả những khuyết điểm nếu có để đánh gục đối phương, nhưng một khi đã thắng cử (dù thắng cử bằng phán quyết của toà án chứ không bằng lá phiếu như các đời Tổng Thống khác), Bush vẫn được đối thủ gởi điện chúc mừng như các ứng viên đắc cử khác của Mỹ, và tự đặt mình dưới sự cai trị của đối thủ đó mà không hề chống đối;
PG không ỷ lại sự trợ giúp bên ngoài, cho dù trợ giúp vô tư của các chính phủ PG huống nữa của những quốc gia đối với PG như là ngoại tộc, vì họ can thiệp như một can thiệp sự bất đồng chính kiến chứ không phải một triệt tiêu tôn giáo, mà can thiệp dưới sự bất đồng chính kiến đó chỉ mang tính kêu gọi chứ không thể bắt buộc, nếu thực sự một tôn giáo, một chủng tộc bị đe doạ mạng vong, chắc chắn không chỉ các quốc gia mà Liên Hợp Quốc cũng phải có bổn phận can thiệp triệt để, suốt 30 năm GHPGVNTN được Phòng Thông Tin PG Quốc Tế gởi các văn bản làm chứng tích để can thiệp, nhưng không thể can thiệp vào luật pháp của VIỆT NAM, vi yêu cầu của GHPGVNTN, theo nhà nước VIỆT NAM, mang tính xã hội chứ không phải vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền, do vậy nước ngoài chỉ muốn VIỆT NAM tạo điều kiện thuận lợi cho PG sinh hoạt mà nhà nước có thể chấp nhận được,. đã là chuyện nội bộ thì tự giải quyết ổn thoả, không ai có quyền xen vào, lối xóm có thể can thiệp một đứa trẻ bị hành hung chứ không thể ngăn cấm một sự giáo dục của gia đình; Như vậy dù là thiện ý, quốc tế cũng chỉ khởi tâm nhất thời chứ không là chổ dựa vĩnh viễn cho PG, chúng ta muốn có một lối thoát lâu dài cho sự bế tắt trước mắt, đòi hỏi sự khôn ngoan tế nhị, hoặc đối thoại hoà hợp, hoặc uyển chuyển vươn lên chứ không thể tạo thêm chướng ngại vật trên con đường hoá giải, thúc thủ đồng nghĩa với đầu hàng hoặc thất bại, đối kháng là chọn con đường tự sát và bế tắt, mà tự sát là một thất bại và là đường cùng trong cuộc sống, tuỳ nghi phương tiện để đạt mục đích lợi đạo, ích nước là sự khôn ngoan của người lảnh đạo trong lúc khốn nguy; thật lòng, không một giới cầm quyền nào muốn đẩy người dân vào thế đối khán, và người dân không ai muốn mình trở thành kẻ đối kháng, vì đối kháng trong thể chế dân chủ hay độc tài đều thể hiện một bất lực trước vấn đề, ví dụ, người Mỹ nói riêng và các quốc gia tham chiến tại Iraq nói chung, nhân dân nổi dậy chống chiến tranh Iraq, nhà cầm quyền các nước đó vẫn thản nhiên chấp nhận sa lầy, nhất là Mỹ, thà để con tin bị chặt đầu chứ không chịu trao đổi con tin như sự yêu cầu của nhóm cực đoan, về tư cách lảnh đạo, Bush có bản lảnh, nghĩa là không lung lay trước áp lực trong và ngoài nước, nhưng Bush và chính phủ ông ta phạm quá nhiều sai lầm so với Bill Clinton trong tám năm cầm quyền nhiệm kỳ trước, nhân dân bất lực trước nhà cầm quyền Mỹ, chính phủ Mỹ cũng bất lực trước thế trận VIỆT NAM thứ hai trên mãnh đất Iraq, đối kháng và bị đối kháng đều tiềm ẩn sự bất lực, có chăng, đối khán ở thể chế dân chủ là một dạng xả xú bắp cho hả dạ chứ ít có hiệu quả theo nhu cầu, ngoại giao vẫn là thượng sách để giải quyết êm đẹp mọi ách tắt, trong đó đòi hỏi thiện chí và chân thành!
Nhà nước biết rất rõ PG là tiềm lực mạnh và lợi cho dân tộc, nhưng nhà nước chưa triển khai tiềm lực đúng mức, bằng chứng khối PG do nhà nước bảo trợ chưa trọng dụng đúng nhân tài, cán bộ PG chưa hội đủ nhân cách và còn vô số lổ hổng, vì vậy 30 năm mà GHPGVN vẫn chưa có một đóng góp xứng đáng cho dân tộc ngoài sự đóng góp vật chất theo chỉ tiêu, dù PG do nhà nước bảo trợ hay PG ở bên ngoài đều phải nghĩ đến quyền lợi dân tộc và sự tồn vong của đạo Pháp, muốn thế, nhà nước phải cải tổ và thay đổi nhân sự có uy tín, thực tu, có khả năng trong gh đương nhiệm, đồng thời, những cao tăng thạc đức bên ngoài, cũng vì ngôi nhà Như Lai, bằng mọi cách chuyển mình vươn lên làm tròn sứ mạmng của một trưởng tử để phát huy gia tài do đấng cha lành để lại; Ai không khỏi đau xót nhìn những người con biết ăn mà không biết tu bổ sự nghiệp, chẳng những thế, còn làm băng hoại thanh danh Phật Pháp. Đài Loan, sau khi tách khỏi Trung Cọng, PG được chư tổ như Hư Vân, Thái Hư…và gần đây rất nhiều danh tăng phục hưng nhựa sống, ít ra trên bề mạt, có hưng thạnh hơn so với VN,Nam Triều Tiên, Ceylon…Gương Đài Loan cho chúng ta bài học về cung cách tổ chức và tu tập, kết hợp với phương tiện khoa học hiện đại, PG ĐL đang dẫn đầu PG trong khu vực vì họ tự vương lên bằng đôi chân ốm yếu của mình sau đệ nhị thế chiến.Tại Trung Hoa lục địa, vào thời Cách Mạng Văn Hoá, PG cũng như Khổng giáo đều bị tổn thất nặng, tu sĩ còn rất ít, một số chùa thuộc dạng di tích mới tồn tại, thế nhưng các bậc chân tu vẫn kham nhẫn duy trì giềng mối, hệ phái Thiếu Lâm tự vẫn thể hiện đươc phong cách cho đến ngày Đặng Tiểu Bình chấp nhận kinh tế thị trường, nghĩa là PG Trung Hoa không có một điểm tựa nào ngoài chính tự thân, gần một thế kỷ gian nan thử thách, PG đã được chính quyền Trung quốc hiện nay xếp vào loại văn hoá nhân loại đáng trân trọng, họ đã tu bổ và xây dựng thêm các tự viện, phục chế những Thánh tượng bị huỷ hoại và làm nhiều công trình thế kỷ cho PG để biến thành một tinh thần đặc thù của Trung Hoa, cho dù từ đó kinh tế nảy sinh, hình như các lảnh đạo nhà nước của mọi quốc gia đều ý thức giá trị văn hoá từ tôn giáo như đạo Phật, ngoại trừ Kitô giáo và Hồi giáo bị một số chính phủ hạn chế sinh hoạt, Đạo Phật, đạo Khổng đang được phục hoạt từ các quốc gia Đông phương, nhất là những quốc gia CS chuyển mình, muốn lấy PG làm sinh lực cho nhân dân trên con đường cải hoán xã hội và tô điểm sắc màu tôn giáo của đất nước mình, rất tiếc,VIỆT NAM ta quá chú trọng về kinh tế thu nhập từ PG và những tín ngưỡng nhân gian, nên các danh lam cổ tự được quần chúng tham quan đều phải qua cổng mua vé như mãi lộ cầu đường, xét về mỹ quan, không thể chấp nhận, càng không thể chấp nhận khi lấy tôn giáo làm phương tiện kinh doanh. Các quốc gia như Ấn, Thái., Đài Loan cũng thu lợi nhuận từ thắng cảnh PG, nhưng lợi nhuận do những tour du lịch, khách sạn, nhà hàng, quà lưu niệm.. chứ không phải mua vé vào cổng tham quan một bà Chúa Sứ, một gốc Bồ Đề, một thạch nhủ,,,như ở đất nước ta. Muốn PG là món lợi nhuận, không những kinh tế mà ngay cả giá trị văn học và tư tưởng, nhà nước cần thông thoáng và kích hoạt để PGVN thay da đổi thịt tương xứng với tầm vóc của chính nó và của cả dân tộc, sở dĩ nói như vậy, vì hơn 10 thế kỷ, PGVN không còn đủ sức tự chống chỏi như Kitô giáo có tổ chức, quá nhiều triều đại dìm PG như cọng cỏ hoang dại, và cũng từ tinh thần thụ động đó, PGVN dần xa rời quần chúng,tự xoá sổ thường trú trên quê hương và tu sĩ cứ ngở mình là thường dân hành nghề tôn giáo,hạt giống Như Lai hầu như đã tiêu nha bại chủng , do vậy, ta không lạ gì những vùng sâu, vùng cao và vùng xa, không ai hiểu nhà sư là gì, mặc dù vẫn tự hào một thời Đinh Lê Lý Trần, ngược lại quần chúng rất quen thuộc và gần gủi với hình bóng lăn xả của các Linh mục, các soer, các mục sư mà đối với dân tộc xem như là ngoại tộc! Cái quan trọng hiện nay trên quê hương, không phải là GH nào mà là tôn giáo nào gắn bó cùng nhân dân lúc tối lửa tắt đèn, thổi sinh khí vào dân tộc, vạch một hướng đi văn hoá cho đất nước đứng trước ngã ba đường đa tạp của thế giới hàng giờ thẩm thấu vào quê hương ta.
Sau đệ nhị thế chiến, các nước Á châu, PG phần lớn bị thụ động trước cảnh tao loạn, nhiêu khê của xã hội; Tại Nam Triều Tiên, các bậc chân tu lên núi mai danh ẩn tích, bỏ quần chúng phật tử bơ vơ, mặc cho Tin lành và Kitô giáo thao túng, Bắc TTriều Tiên đương nhiên không thể sinh hoạt, riêng Nhật Bản, tuy có những thời đại PG bàn địa tiếp tay cho những sứ quân một thời làm rách nát xã hội, các chùa và tông môn lớn đều có tăng binh bảo vệ tài sản ruộng đất cho chùa, những nhà nghèo thưòng vào chùa làm mướn kiếm sống, PG bấy giờ trở thành giai cấp trong những giai cấp có địa vị xã hội Nhật, nhưng khi Hiroshima và Nagasaki trở thành phế tích trên cơ thể dân tộc Phù Tang, PG đã ý thức trách nhiệm phục hồi đất nước, các tông phái tuỳ quan điểm và khả năng đã tích cực vực dậy một đất nước hoàn toàn phá sản và thương tật trở thành phú cường không đầy một phần tư thế kỷ , khắp thế giới cúi đầu khâm phục, đặc biệt, Thiền phái đã biến xã hội Nhật thành một đất nước văn hoá mỹ thuật qua đời sống tao nhã cao thượng như Judo, Trà Đạo, Ikebana…PG Nhật đã đứng vững bằng đôi chân của chính mình.
Không ai thương ta bằng chính ta, không ai vực PGVN trổi dậy ngoài tự thân PG, nếu đặt vấn đề nầy làm tiêu chỉ, chắc chắn những bất mãn, hận thù và vô trách nhiệm sẽ dần xoá, tất cả sẽ chung lưng đấu cật cho một PGVN cùng dân tộc trường tồn , hưng thịnh.

E - Quản lý và tác dụng
Bất cứ thể chế của bất cứ thời đại nào, việc quản lý đất nước có nghĩa quản lý mọi sinh hoạt trong xã hội đều phải có, nhưng cung cách quản lý tuỳ trình độ ở mỗi đất nước và của giới lãnh đạo có khác nhau, ví dụ lập hội, lập giáo, các nước Tư bản chỉ cần nộp danh sách lãnh đạo, nhân sự, khung sườn tổ chức, điều lệ, nội quy…là đủ, tuy nhà nước không nhúng tay vào ban điều hành hay chỉ đạo nội bộ, nhưng mọi sinh hoạt của tổ chức đó không thể đi chệch hướng quy định; in ấn cũng vậy, khỏi phải xin phép, cấp phép, kiểm duyệt, miễn không vi phạm luật pháp, không xúc phạm quyền công dân, đời tư cá nhân…đừng để ai kiện cáo là được, chủ yếu việc quản lý từ sự giáo dục bước đầu ở học đường; Ngược lại, cũng có những chính phủ trên thế giới như các quốc gia Hồi giáo hay các tổ chức tôn giáo cực đoan, Mafia, việc quản lý trở thành điểu khiển một cổ máy, nhân dân đó, tín đồ đó, hội viên đó trở thành người Robot, thiếu năng động và mất sáng tạo, lúc nào cũng đề xuất, chờ lệnh, xin ý kiến…Sau 1975, trong PG cũng vậy, lể Phật Đản hay bất cứ lể hội thuần tuý tôn giáo cũng phải chờ lệnh mới dám tổ chức, tổ chức quy mô hay đơn giản cũng phải chờ lệnh chỉ thị. thậm chí lá cờ năm màu, một lá cờ PGVN hoá trên nửa thế kỷ mà không dám treo khi chưa được lệnh, trong khi đó Kitô giáo chưa hề gián đoạn suốt 30 năm nay vào những ngày lể trọng của họ; về phía nhà nước, ban tôn giáo lầm lẫn cho lá cờ đó là lá cờ của ngoại quốc, của tổ chức PG quốc tế, nhà nước không muốn GHPGVN tuỳ thuộc vào tổ chức quốc tế như Kitô giáo tùy thuộc La mã. ( ta hãy tìm hiểu thêm, PGVN vốn là thành viên sáng lập màu cờ PG quốc tế đó, năm 1950, tại Ceylon từ 25/5 đến 08/6/1950 một đại hội PG thế giới gồm 26 nước PG tham dự, VIỆT NAM ta có HT T Tố Liên làm trưởng phái đoàn hướng dẫn, thông qua đại hội, màu cờ ngũ sắc do đại tá Henry Steel Olcott người Anh và bà Blavatsky người Nga đề xướng theo sắc hào quang của Đức Phật, sau đó, HT Tố Liên về phổ biến lại tại hội nghị ở chủa Từ Đàm Huế vào ngày 06 đến 09 tháng 5 - 1951, lấy đó làm màu cờ của PGVN, tuy HT là chủ tịch luân phiên của hội PG Liên Hữu thế giới, nhưng không hề nhận một chỉ thị nào hay tuỳ thuộc gắn bó nào để đi ngược lại quyền lợi dân tộc, nhà nước nghi ngại như tổ chức Kitô giáo mang tầm vóc quốc tế sẽ không cần thiết, đáng ra màu cờ là biểu tượng linh hồn của một tôn giáo, thế nhưng quý thầy lãnh đạo GH đương nhiệm không dám phân tích và can thiệp để nhà nước hiểu thấu sự tình suốt 30 năm nay PGVN như không có linh hồn qua biểu tượng giáo kỳ.Đành rằng tôn giáo là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc, nhưng ít ra phải tự thể hiện một bản lảnh tự quyết xứng đáng chứ không nên là kẻ thừa sai, vì tính hèn nhác thụ động không những biểu lộ tính thiếu tự chủ mà vô tình tạo tai tiếng không đáng có về một nhà nước triệt hạ linh hồn PG, chắc chắn nhà nước không bao giờ muốn thế, vậy ban tôn giáo cần điều nghiên để xác nhận giá trị màu cờ ngũ sắc hầu PGVN được tung bay trong các ngày lể mà các tôn giáo vẫn có, mãnh vải và màu sắc không đe doạ an ninh xã hội, nhà nước không nên hà tiện một văn bản xác nhận để PGVN được hồ hởi, khởi sắc với bạn bè năm châu, đó là một trong những kích thích tố cho PGVN đủ can đảm góp phần sáng tạo cho một đất nước đang vươn lên. Về giáo ca cũng vậy, một đất nước có quốc ca, một tôn giáo cũng phải có giáo kỳ và giáo ca, hai thứ đó không có, không còn là tôn giáo mà là hội đoàn, ban tôn giáo chính phủ không nên để tai tiếng không đáng có về việc quản lý một tôn giáo có tầm vóc quốc tế như đạo Phật biến thành hội đoàn vô danh; bản giáo ca PGVN thống nhất Bắc Trung Nam tuy phát sanh từ ngày thành lập GHPGVNTN, nhưng không có nghĩa đó là linh hồn riêng của GHPGVNTN mà là linh hồn chung của PGVN mang tính thống nhất một lòng, rất thích hợp cho tình hình thống nhất hiện nay của đất nước, không nên vì sự đố kỵ nhỏ nhen mà đánh mất giá trị to lớn của nó; Rất đau lòng, một bản giáo ca hùng tráng mang màu sắc PGVN bây giờ chỉ còn xuất hiện trong đám ma chay, đội kèn đồng trộn lẩn những bài hát như Cháu lên ba, cháu vô mẫu giáo hay là Ô cha cha !!! một sự vô tình cười ra nưóc mắt của giới lãnh đạo PG nhu nhược đối với gia sản đó,khác nào vạch lưng cho bên ngoài thấy vết thẹo to lớn về thực trạng PGVN hiện nay, đó là trách nhiệm của PG chứ không phải của nhà nước, tuy nhiên nhà nước cũng phải tế nhị thấy rằng quản lý một tôn giáo để tôn giáo đó trở nên thụ động, tất nhiên sẽ bị phản tác dụng. Vào thế kỷ thứ tư, khi Constantine lạm dụng Kitô giáo cho ý đồ chính trị, liền sau đó Kitô giáo trở nên sinh động và phát triển liên tục trên thế giới, một thời làm vẻ vang và cường thịnh cho chế độ đó; sau thế chiến thứ hai, Nhật Hoàng cũng biết tận dụng PG để tái thiết quốc gia bị phá sản toàn diện, quả nhiên PG đã thành công đem lại cho Nhật một tinh thần BI Trí Dũng của đạo Phật thể hiện nơi võ sĩ đạo, sự trong sáng minh trết trong nghệ thuật và tính trung thực của một công dân yêu nước, trong khi đó nhà lãnh đạo PGVN qua 30 năm đưa PG đi về đâu, đóng góp được gì cho quê hương ngoài tính thụ động và có khuynh hướng hưởng thụ ? ( nói như vậy liệu có bị xử lý theo pháp luật hiện nay? Cho dù nói ra để có lợi cho PG và cho quốc gia, cá nhân bị tù tội cũng đành chịu vậy )

F – Góc độ và dư luận
Những gì tôi viết và được phổ biến trên quốc tế cũng như quốc nội, tạo nhiều dư luận đồng tình và đối kháng, đó là lẽ đương nhiên, vì mỗi người đứng một góc độ, riêng tôi, ở góc độ của một Phật tử và một người dân bức xúc trước bao nhiêu khê của Đạo và đời, phải nói thẳng và thật những gì mình hiểu, vì vậy đối với nhà nước, họ cũng không vùa ý, đối với GHPGVNTN, quý ngài không đồng tình, với GH hiện tại các đấng bề trên lại càng không thích, và những phật tử nhiệt tình với PGTN càng khắc khe, sau đây, tôi xin trích nguyên văn sự phản ánh của đạo hữu Tôn Thất Tương, đệ tử HT T Trí Quang, có công trong việc triệt tiêu chế độ Diệm 1963, một vị thân cận nhất của HT T Đức Nhuận, nguyên chánh thư ký VTT…Đạo hữu Tôn Thất Tương than phiền và trách cứ tôi vài điểm trong tập PGVN và những cơ hội vàng :
1/ Đề cập đến HT Đức Nhuận từ Bắc vào mà không nói rõ tạo người đọc hiểu lầm là HT TĐN chánh thư ký VTT dưới hai thời Tăng Thống ( thuộc GHPGVNTN đến nay chưa có một văn bản nào khai tử, GH đó có hệ thống sinh hoạt nhiều nước trên thế giới ).
2/ Đại Lão HT THQ lãnh đạo GHPGVNTN là lãnh đạo về phương diện thiêng liêng quyền mà đạo Phật đã có mặt trên 2500 năm tại VN. Xưa kia khi chư tổ thấy một tông môn nào khiếm khuyết, các ngài liền lập một tông môn khác tu hành cho hợp Phật pháp như Đại thừa, Tiểu thừa, Tịnh Độ, Mật…và dưới chế độ trước GH có quyền hội họp mà không cần phải xin phép, như vậy HT THQ có lổi gì mà phải thú lổi, thầy Minh Mẫn muốn phổ biến điều nầy phải nói rõ nguyên do, sự việc diễn biến thế nào để người đọc khỏi thắc mắc một vị lãnh đạo thiêng liêng quyền phải xin lổi một thế tục quyền ?
3/ Thầy MM với tư cách cá nhân một trong tứ chúng đứng ra xin lổi thay cho vị lãnh đạo thiêng liêng quyền , đã được HT đồng ý chưa? Biết đâu HT viết lời xin lổi đó là một chiến thuật của cấp lãnh đạo cho êm chuyện để mưu cầu đại sự…
Đó là 3 điểm mong thầy MM làm sáng tỏ cho phật tử gần xa tỏ tường !
Ai đọc trong tập PGVN và những cơ hội vàng thật kỷ, đều thấy rằng HT THQ chỉ ký nhận tổ chức Đại hội tại Nguyên Thiều mà không xin phép chứ không hề nói HT xin lổi nhà nước, riêng tôi, với tâm trạng đau buồn của một Phật tử trước hoạn lộ của PGVN, khi viết lên nổi bức xúc, có ý mong nhà nước dơ cao đánh sẽ chứ không hề thay mặt GH xin lổi bất cứ ai, về việc đề cập tôn danh của HT TĐN, có vấn đề sơ sót, không phân biệt rõ hai vị đại lão HT cùng tên, thành thật xin thú lổi; vấn đề HT THQ lãnh đạo thiêng liêng quyền về mặt tín ngưỡng, điều đó không ai phủ nhận, nhưng về mặt tổ chức GH thuộc lãnh vực hành chánh, đương nhiên tuỳ thuộc vào quy định của luật pháp sở tại, tuy nhiên ở một góc độ của ông TTT hay bất cứ ai, cũng có quyền thẩm định và bênh vực những gì mình cho là đúng, những nhận định và lời lẽ của riêng tôi, có thể đúng với người nầy, nhưng không với kẻ khác, giao quyền phán xét cho lịch sử!
Đối với cán bộ sở CA cấm tôi đụng chạm tới mấy thầy GH đương nhiệm, nếu tái phạm, sẽ bị xử theo luật pháp hiện hành, theo tôi biết, với tinh thần dân chủ trong đạo Phật, một đệ tử không bị cấm đoán khi phê phán các vị thầy của mình, ngay cả đức Phật, nếu sự phê phán mang tính xây dựng, và trong luật hình sự tố tụng của nhà nước XHCNVN hiện nay cũng không có một điều khoản nào xử phạt khi phê phán các tu sĩ lãnh đạo GHPGVN, nhưng là một người dân chưa có quyền công dân, (mặc dù đã mãn hạn tù gần 20 năm vẫn chưa có hộ khẩu ) tôi phải chấp hành theo lời phán đó, tôi mong rằng các tu sĩ lãnh đạo PG hiện nay tại VN, xứng đáng hơn trong phong cách lẩn trách nhiệm để Phật tử chúng tôi khỏi áy náy vì không được quyền phản ánh! Cũng theo lời cán bộ CA, một Phật tử chỉ có bổn phận cúng dường mà không có quyền chỉ trích, vâng, tôi xin y giáo phụng hành vì đó là lời phán của vị có thẩm quyền đại diện cho pháp luật, nhưng riêng PG, trong kinh tạng lẫn trong tham vấn các bậc tôn đức, tôi không tìm thấy quy định thuần tuý như vậy, bởi lẽ, cận sự nam là một trong tứ chúng của một ngôi nhà PP, nói cách khác, là một trong bốn trụ cột chống đở ngôi nhà Như Lai không chỉ bằng tứ sự cúng dàng mà còn bằng thiện ý và trách nhiệm sáng tạo.
Cho dù những gì được nêu lên, đúng hay sai cũng không ngoài thiện chí đóng góp, xây dựng và cũng sẽ được tiếp nhận từ những người cùng thiện chí, với tinh thần dân chủ của PG, thiện chí sẽ không thể bị trù dập.
Kết
Quả thật, trước và sau sự biến Nguyên Thiều, VHĐ do HT TQĐ chủ động đã hành xử một cách táo bạo mang tính đột phá, một ăn một thua, một lá bài chủ mang tính quyết định, hoặc khởi đầu cho việc phục hoạt, hoặc kết thúc cho một vận mệnh cuối cùng của GHPGVNTN.
HT THQ cũng chiều theo VHĐ thử vận như con số đề sắp tới giờ may rủi; đứng trước ngã ba đường, hoặc thuận buồm theo mật ước, hoặc thoả ý đồng đội, tất cả đều mang tính quyết định lịch sử, kết cuộc canh bạc cuối khi con bài lật ngửa, một lịch sử quyết định ngoài sự chờ đợi cả đôi bên, một kết thúc ngoài sự mong muốn của cả dân tộc đang cần một PG toàn vẹn có trách nhiệm gắn bó cùng đất nước!
Tôi không có trách nhiệm và quyền hạn gì đối với PGVN hiện nay, nhưng trách nhiệm tinh thần của một phật tử, của một công dân, một lần cuối xin được mạo phạm với quý ngài, vượt rào cản của sự răn đe luật pháp để nói lên tiếng lòng tha thiết, và là lần cuối không muốn đề cập đến các GHPG nào hiện tại ở VN.

MINH MẪN

Mùa Phật Đản 2544 -12004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét