Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

* ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG - ĐIÊN (2)


HOANG TƯỞNG VÀ TÂM ĐỐ KỴ

Vào năm 2005, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh sắp về Việt Nam, Chân Quang nói với người viết bài nầy:

- Anh nên phê phán ông Nhất Hạnh.

Tôi hỏi:
- Tại sao?

- Ông ta là C.I.A

- Sao thầy biết?

- Ngày giải phóng, Cách Mạng bắt được hồ sơ ông ta ở bót Nguyễn văn Cự, quận Nhất Sài Gòn. - Chân Quang nói một cách chắc nịch.

Tôi trả lời:
- Hồ sơ C.I.A thì ở cấp Trung ương chứ làm gì nằm ở một quận lẻ như thế.

Ông im lặng. Và ít lâu sau, bài nhận định giáo lý làng Mai được ra đời dưới cái tên lạ.

Một lần khác, khi chùa Hoằng Pháp sinh hoạt nổi bật, ông ta lại xúi tôi viết bài chống chùa Hoằng Pháp.

Tôi hỏi:
- Tại sao?

Ông ta nói:
- Hồi giáo bỏ tiền cho Hoằng Pháp sinh hoạt, sau nầy biến A Di Đà thành Allah.

Thời gian không lâu, nhiều truyền đơn bôi xấu chùa Hoằng Pháp tung rải ngay trong sân chùa lúc có những khóa tu cho Phật tử. Những khóa tu cho sinh viên có những dấu hiệu phá hoại như bỏ thuốc kích thích vào bồn nước uống, và có những phần tử gây rối trong khóa tu...

Đó là những hành động hoang tưởng cộng với tâm đố kỵ và nham hiểm của một con người thông minh đội lốt tu sĩ ngoài vòng kiểm soát của Phật giáo.

KỀM CHẾ TĂNG CHÚNG

Do vậy, không lạ gì những tu sĩ từ Thiền Tôn Phật Quang bị thất điên bát đảo khi bị ông ta trù dập nếu không theo chỉ thị của ông. Thậm chí khi họ ra đi, không chùa nào dám chứa vì ông ta cho người đến gặp thầy trụ trì xúi dục vu vạ.

Hai vị thị giả thân cận nhất, nghe được kế hoạch thâm độc nguy hiểm đến tánh mạng mình, và phát hiện thú tính -"già không bỏ, nhỏ không tha" của ông ta, hai vị đã bỏ trốn.

Khi gần 70 đệ tử xuất gia ly khai ông ta, ông vu khống là bị Hồi giáo mua chuộc. Một vị thầy mà được đệ tử xem như bậc Thánh thì không ai có thể mua chuộc được, có chăng thì chỉ vài người chứ không thể hàng loạt bỏ ra đi, và buộc ông ta chia tài sản cho họ làm nơi khác tu tập. Đến nay, số tu sĩ ly khai đó, một số được ăn học với những bậc chân đức, mà trước kia, còn trong vòng kiểm soát của Chân Quang, không ai được xem sách báo, kinh điển học hỏi giáo lý ngoài Phật Quang. Bây giờ Ni và Tăng đã có hai nơi an ổn, tu tập thanh tịnh, hành trì đúng nghi pháp Thiền môn.

Những tu sĩ thoát vòng kềm tỏa cho biết - trước kia, Tăng chúng luôn sống trong cảnh giác, vì ông ta lập tổ "tam tam chế", ba người kiểm soát lẫn nhau, hàng ngày phải làm bản tự kiểm. Báo cáo lên khi phát hiện những hành động, ngôn ngữ trái với chủ trương chùa Phật Quang... Họ luôn luôn sống trong lo sợ. Vào chùa không thấy giải thoát mà chỉ sống trong mọi ràng buộc, trong đó bị ràng buộc những lời tuyên thệ không hề có trong nhà Phật.

Tiếp xúc với ông ta hai lần, thấy được tâm địa và khí chất hoang tưởng của ông ta, tôi không giao tiếp nữa. Một vài đệ tử của ông ta bấy giờ xem tôi như loại phản phúc, để rồi hơn 10 năm sau, chính họ rời bỏ ông ta, và kêu lên - Anh thật thông minh, thấy xa hiểu rộng hơn tụi em. Tụi em làm thân trâu ngựa hàng chục năm mới thấy được vấn đề chánh tà... Tuy nhiên, vẫn còn một vài người vì quyền lợi trong cuộc sống, dẫu biết rõ ông ta, cứ nhắm mắt tiếp tục phục vụ, tuyên truyền cho ông ta.
* * *

LIÊN KẾT TẠO THẾ TỰA

Sự hoang tưởng vẫn không dừng lại, vì chính bản thân được xây dựng trên sự quy phục tôn kính của hàng vạn tín đồ, được một vài tu sĩ cũng vì quyền lợi , lợi dụng lẫn nhau -"ông Thần dựa cây đa, cây đa dựa ông Thần", làm bàn đạp tiến thân lẫn nhau, dùng tiền của mua chuộc một vài vị chức sắc, dùng tinh thần "kết nghĩa và y chỉ" để gắn bó với hàng ngũ tu sĩ, mà hàng chục năm qua, Chân Quang đứng ngoài cộng đồng Phật giáo.

Dù bị Hòa Thượng tôn sư tẩn xuất khỏi Thường Chiếu, thầy mình vẫn là thầy còn đó, Chân Quang đến đầu sư với cố HT T. Trí Tịnh, T. Trí Quảng, Thiền sư Duy Lực... đều bị chối từ. Thế là ra Bình Định xin y chỉ với HT. T. Thiện Nhơn, lúc ngài đang xây chùa, Chân Quang xin được hỗ trợ kinh phí. Thật ra nhờ uy tín của cố HT Thiện Nhơn, Chân Quang vận động hải ngoại cúng dường, mãi đến khi tình cờ một Phật tử điện về báo cáo đã gửi tiền cho Chân Quang, HT mới vỡ lẽ bí ẩn những đồng tiền mà Chân Quang không bao giờ báo cáo. Hình ảnh Chân Quang đắp y lạy HT Thiện Nhơn ngoài Bình Định, từ ngoài đường lộ, đã gieo nên một cảm xúc kinh tởm của một vài Phật tử hiểu luật đạo, nhìn thấy một sự phản sư đến không ngờ.

Khi HT T. Thiện Nhơn trong Nam làm chủ tịch HĐTS, lại tiếp tục đầu quân xin y chỉ sư, được thầy giao chùa Minh Đạo, quận ba trông nom. Chân Quang đẩy đệ tử của HT ra, đưa người mình vào chiếm lĩnh thao túng. HT hoảng hốt, liền trục xuất Chân Quang khỏi chùa Minh Đạo. Bây giờ nghe ai xin y chỉ, HT không dám nhận.

Những quan chức nhà nước, Chân Quang cho đệ tử tại gia tìm mọi cách tiếp cận làm quen, móc nối, dựa dẫm. Một lần Chân Quang cùng bầu đoàn thê tử nghỉ lại nhà khách chính phủ ở Hà Nội, buổi sáng xuống phòng khách, gặp ông Nguyễn Minh Triết và các nhân vật Trung ương, ông ta bắt tay và ra lịnh đệ tử chụp hình (ông ta có đội ngũ quay phim chụp hình đi theo bất cứ nơi đâu). Liền sau đó, hàng loạt những tấm hình được phổ biến trong các Đạo Tràng của ông ta, ai cũng ngỡ thầy mình được chính phủ tiếp đón long trọng.

Bất cứ hành động nào đem lại lợi ích, Chân Quang không bao giờ nghĩ đến hình thức đầu tròn áo vuông của mình, vì thế mà lạy một võ sư Thanh Long võ đường cũng là chuyện thường. Ông ta có bao giờ hiểu luật đạo: - "bất bái quân vương" đâu. Một khi đã xuất gia, không lễ lạy bất cứ ai, kể cả cha mẹ, nhưng Chân Quang lạy một kẻ phàm tục để cầu uy danh võ đạo. Người tu không đến quan trường, không giao lưu với phường bất chánh, không nương tựa uy danh thế tục, không kết nghĩa tục gia... tất cả quy luật đó, Chân Quang đạp lên mà tiến thân, bởi bản chất xảo quyệt, không học giáo luật, không tu tập, mọi hành động hoàn toàn thế tục đội lốt tu sĩ.
* * *

Một thời Chân Quang lên án Kito giáo, bây giờ lại kết nghĩa với các Linh Mục, làm nhạc ca tụng và rao giảng mừng Chúa trong mùa Giáng Sinh, cứ nghĩ việc làm của mình là đoàn kết tôn giáo, là loại văn hóa sáng tạo, nhưng lại là loại sáng tạo hoang tưởng.

Một thời khuyến khích ăn cá để cá được phước... bây giờ lại mượn uy thế giáo hội ký hợp đồng với Thủy sản để phóng sanh hàng tấn cá độc hại.

Mượn danh những nhạc sĩ nổi tiếng như Bảo Phúc, Giác An... làm ra hàng vạn đĩa CD nhạc của họ, bán giá cắt cổ cho tín đồ sau một màn tán dương, đề cao tài năng của họ trước quần chúng. Làm tiền dưới mọi hình thức, đến khi bị ai đó phát giác, liền vu cáo họ là bị ngoại đạo mua chuộc, hoặc chính những người đó là ngoại đạo lồng vào phá hoại Phật giáo.

Sự hoang tưởng cứ nghĩ mình có óc sáng tạo, vì vậy bộ Đỉnh núi Tuyết tiếp tục ra đời, không những giải thích những gì đã xuất hiện gần ba ngàn năm trước, một giải thích ra vẻ khoa học nhưng tâm ma luôn là sự phá hoại Phật giáo, đưa lịch sử Phật giáo xuống bùn đen. Mời tất cả chúng ta tiếp tục đọc những đoạn sau đây:

* * *

(Trích truyện Đỉnh núi Tuyết tập 16)

Trên đường đi, một Tỳ kheo trẻ hỏi Tôn giả Sariputta (ngài Xá Lợi Phất):
- Thưa Tôn giả Sariputta, con nghe nói ai chứng được sơ thiền là ly dục ly bất thiện pháp, nghĩa là diệt được dâm dục có phải chăng? Thưa Tôn giả Sariputta, con nghe nói Thế Tôn 12 tuổi. Trong một lần ra ngoài đồng dự lễ hạ điền, Thế Tôn đã chứng được Sơ thiền, ngồi nhập định dưới tàng cây suốt buổi, có phải đó là sự thật không ạ?

- Đúng vậy này Udaka.

- Thưa Tôn giả Sariputta, nếu sự tình là đúng như vậy thì Thế Tôn đã diệt hết dâm dục từ khi 12 tuổi, sao Thế Tôn có thể lấy vợ là Công nương Yashodara và hạ sinh Sa di Rahula được ạ?

- Này Udaka, thầy có biết gì về 32 tướng đại nhân của Thế Tôn không?

- Thưa Tôn giả Sariputta, con có biết ạ.

- Này Udaka, thầy có biết thế nào là TƯỚNG ÂM MÃ TÀNG của Thế Tôn chăng? Chỉ nhứng Bậc Bồ Tát suốt 500 KIẾP KHÔNG HÀNH DÂM DỤC thì mới có được tướng Âm mã tàng như thế. Thầy nghĩ đi, chẳng lẽ suốt 500 kiếp Thế Tôn thanh tịnh để rồi kiếp này không thanh tịnh hay sao.

- Thưa Tôn giả Sariputta, con tin Thế Tôn là thanh tịnh, nhưng SỰ HẠ SINH của RAHULA là từ đâu, con không hiểu nổi.

- Này Udaka, thỉnh thoảng trên thế gian vẫn có trường hợp sinh sản ĐƠN TÍNH, không cần sự kết hợp của 2 giống. Ở loài người thì rất hiếm nhưng ở loài vật như rắn, tôm, cá... thì hay xảy ra hơn. RAHULA HẠ SINH là DO TÂM KHÁT KHAO CÓ CON CỦA CÔNG NƯƠNG YASHODARA, ĐỒNG THỜI để THỎA MÃN yêu cầu của VUA SUDHODANA (vua Thịnh Phạn) là nếu Thế Tôn lúc đó có con thì mới được xuất gia. Đây là một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN của trời đất, đủ điều kiện để cho việc SINH SẢN ĐƠN TÍNH xảy ra. Về sau này, ai mà cứ nghĩ rằng Thế Tôn đã không thanh tịnh vì đã có con là Rahula, thì những kẻ đó bị tổn phước nặng nề, khó thoát khỏi dâm dục, còn những ai tin rằng Thế Tôn thanh tịnh suốt 500 kiếp cho đến khi giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, người đó được công đức lớn, sẽ thoát khỏi dâm dục thường tình.

Tỳ kheo Udaka quỳ xuống chân Tôn giả Sariputa đảnh lễ trong nước mắt.


Ở đây ta không nói đến từ Âm Mã Tàng mà đúng ra là Mã Âm Tàng. Cũng không nói đến sự hư cấu cốt truyện. Vấn đề La Hầu La được sanh ra bằng "sinh sản Đơn tính". Thế nào là sinh sản đơn tính? Theo khoa học:

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Sinh sản vô tính là hình thức
sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Hình thức sinh sản này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân. Thế hệ con sẽ là bản sao di truyền chính xác của cơ thể mẹ, ngoại trừ trường hợp đặc biệt là sự tự thụ phấn (thực vật). Một định nghĩa chính xác hơn là agamogenesis, là dạng sinh sản mà không cần sự hợp nhất của giao tử. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chính của các sinh vật đơn bào chẳng hạn như vi khuẩn cổ, vi khuẩn, và sinh vật nguyên sinh. Nhiều loại thực vật và nấm cũng thuộc dạng sinh sản vô tính.
Có những loại sinh sản phân tách, Các sinh vật, bao gồm cả sinh vật nhân sơ (vi khuẩn cổ và vi khuẩn) và sinh vật nhân chuẩn (sinh vật nguyên sinh và nấm đơn bào) đều sinh sản vô tính qua hình thức phân đôi; đa phần trong số chúng cũng có thể sinh sản hữu tính.
Một hình thức sinh sản phân tách khác là đa phân. Sinh sản đa phân ở mức độ tế bào xảy ra ở (sinh vật nguyên sinh, ví dụ: trùng bào tử và tảo. Phần nhân của tế bào mẹ phân chia vài lần bằng sự nguyên phân, tạo ra vài nhân con. Tế bào chất sau đó tách ra, tạo thành nhiều tế bào con.
Sinh sản bằng chồi: Một vài tế bào phân chia bằng cách đâm chồi (ví dụ như men bánh mì), tạo thành dạng tế bào gồm cả "mẹ" và "con". Cơ thể con thì nhỏ hơn cơ thể mẹ. Sinh sản bằng chồi cũng được biết ở mức độ đa bào. Ví dụ như loài thủy tức. Chồi sẽ phát triển thành một cơ thể trưởng thành và cuối cùng tách ra khỏi cơ thể mẹ.

Sự phát sinh bào tử:
Nấm và vài loại tảo cũng có thể sử dụng hình thức sinh sản vô tính thật bằng cách hình thành bào tử, liên quan đến quá trình nguyên phân dẫn đến sự sinh sản các tế bào gọi là mitospore, mà sẽ phát triển thành những các thể mới sau khi phân tán.

Sự phân mảnh là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể mới phát triển từ một mảnh của cơ thể mẹ. Mỗi mảnh sẽ phát triển thành một cá thể trưởng thành đầy đủ. Sự phân mảnh thường thấy ở các sinh vật như động vật (
như giun đốtturbellaria, và sao biển), các loài nấm, thực vật. Vài loài thực vật có cấu trúc đặc biệt để sinh sản bằng cách phân mảnh. Hầu hết các loài địa y, là một liên kết cộng sinh của nấm và các vi khuẩn hay tảo có khả năng quang hợp, sinh sản bằng cách phân mảnh để đảm bảo rằng các cá thể mới đều mang tính cộng sinh. Những mảnh này có thể mang hình dạng như soredia, là các cấu tử như bụi có chứa đoạn nối của nấm bao quanh tế bào quang hợp.

Sự phân mảnh vô tính trong các sinh vật đa bào hay cụm là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể tách ra thành các mảnh. Mỗi mảnh này sẽ phát triển đầy đủ thành các cá thể trưởng thành và là bản sao của cơ thể chính. Ở các loài
động vật da gai, hình thức sinh sản này còn được gọi là sinh sản kiểu phân cắt.

Vậy, La Hầu La được sinh sản theo kiểu trùng dế hay kiểu thực vật? Có lẽ Chân Quang ảnh hưởng thuyết sinh sản vô tính mà Kito giáo thuyết về Maria sinh chúa Giê Su.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Sự đồng trinh của Maria hay Đức Mẹ đồng trinh là một tín điều dạy rằng mẹ của Đức Giêsu mãi mãi đồng trinh. Đó là sự đồng trinh trong cả ba giai đoạn: Thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.

Niềm tin này đã được đưa vào trong mọi bản tuyên xưng đức tin từ cổ xưa. Theo một bản văn có từ đầu thế kỷ thứ 2, người ta đọc thấy
kinh Tin Kính của các Tông đồ tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô... bởi phép Đức Chúa Thành Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh". Nền tảng Kinh thánh của tín điều này có thể bắt nguồn từ lời trích trong sách Isaia (7,14) đã được Mátthêu áp dụng cho Đức Maria: "Vì thế, chính Đức Chúa sẽ ban một dấu chỉ. Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai đặt tên là Emmanuen nghĩa là "Thiên chúa ở cùng chúng ta".

Các giáo phụ thời kỳ đầu của Kitô giáo đã công nhận rằng Đức Kitô được thụ thai đồng trinh. Khoảng cuối thế kỷ I, Ignatiô thành Antiokia nói rằng: "Đức Giêsu "thật sự được sinh ra do một trinh tử". Tiếp sau đó là Justinô (100-165). Các tác giả của Hội thánh
Công giáo đã nhất trí bênh vực cách giải thích lời sấm của Isaia theo chiều hướng Mêsia vừa nói đã được Mátthêu và Luca hiểu là chính Đức Giêsu.

Truyền thống Kitô giáo còn cho rằng chẳng những Đức Maria mang thai không cần sự giao hợp thể xác, mà trong khi sinh Đức Kitô, sự trinh nguyên của Đức Mẹ về mặt thể lý vẫn không bị hề hấn gì. Khi tu sĩ Jovinianô (chết năm 405) khởi xướng quan điểm cho rằng "Maria đã mang thai nhưng không sinh con", lập tức ông đã bị Thượng hội đồng ở Milan (390) do Thánh Ambrosiô chủ tọa kết án.

Đức Maria vẫn còn nguyên vẹn khi sinh Đức Giêsu hàm chứa trong tước hiệu Maria "trọn đời đồng trinh" đã được Công đồng Constantinopoli II (553) ban tặng. Các học giả như
AmbrosiôAugustinô và Hieronimô  không đi vào những chi tiết sinh lý học mà chỉ dùng những kiểu nói loại suy để diễn tả chân lý ấy: Đức Kitô đã xuất hiện từ một ngôi mộ đã niêm phong, Đức Kitô đi qua cửa đóng then cài, Đức Kitô như ánh sáng xuyên qua cửa kính, Đức Kitô như tư duy loài người xuất khỏi tâm trí.

Giáo lý Đức Maria vẫn còn đồng trinh sau khi đã sinh hạ Đức Kitô "post partum" đã bị Tertulianô và Jovinianô lên tiếng phản đối, nhưng đã được các Giáp phụ chính thống bảo vệ. Từ thế kỷ 4 trở đi, những kiểu nói như của Augustinô đã trở nên quen thuộc: "Đức Maria trinh nữ mang thai, Đức Maria trinh nữ hạ sinh, Đức Maria trinh nữ trọn đời".


* * *

Vậy theo Chân Quang, việc sinh sản đơn tính của La Hầu La có khác với việc bà Maria sinh ra chúa Jesus mà vẫn đồng trinh hay không. Cùng niềm tin về Chúa, hệ phái Tin Lành quan niệm về sự đồng trinh của bà Maria như một sinh sản vô tính, nghĩa là không có sự giao hợp giữa hai giới tính. Lần lượt ta sẽ xét dưới góc độ khoa học và đức tin mà Chân Quang đã sai lầm trầm trọng, trong những bài kế tiếp.

MINH MẪN
26/3/2017
(Còn tiếp)


5 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. TRINH SẢN RẤT HIẾM GẶP NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG THỂ XẢY RA:
    (http://tinnong.thanhnien.vn/x-y/sinh-con-khong-can-dan-ong-9784.html)

    Trả lờiXóa
  3. Sinh con còn trinh: chuyện nhỏ!

    Sinh con lúc còn trinh, hay nói cho hàn lâm hơn là sinh sản đơn tính là “chuyện thường ngày ở huyện” trong thế giới tự nhiên. Sinh sản đơn tính xảy ra khi một tế bào trứng có thể tự “bấm nút” để phát triển thành phôi mà không cần bất cứ một “nguyên liệu” nào về mặt di truyền từ tế bào tinh trùng của động vật đực. Con con vì thế chỉ mang gien di truyền của mẹ.

    Sinh sản đơn tính xảy ra khá phổ biến ở một số loài động vật không xương sống như ong và kiến, ở vài loài động vật chỉ toàn con cái như một số chủng tắc kè và thằn lằn. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó.

    Các nhà khoa học từng sửng sốt phát hiện điều này ở động vật cao cấp bị nuôi nhốt trong môi trường toàn con cái. Nổi tiếng nhất là vụ một chú cá mập con bỗng “từ trên trời rơi xuống” bể cá mập ở sở thú Henry Doorly (Nebraska, Mỹ) chỉ gồm 3 con cái đã bị nhốt suốt 3 năm trời.

    Nhưng chẳng phải khi thiếu hơi “chàng”, các “nàng” mới phải tự kiến tạo mầm sống. Trong một lần sửng sốt khác, các nhà nghiên cứu Mỹ lại hoan hỉ thông báo hồi năm 2012 rằng họ đã phát hiện một loài rắn Nam Mỹ “sinh con còn trinh” ngay cả trong môi trường tự nhiên, khi các chàng không chân khác lượn lờ ngày ngày sát bên. Họ chỉ không biết liệu những con rắn cái này tự thân kiêu kỳ không thích giống đực hay là do một yếu tố nào khác kích thích sinh sản đơn tính, chẳng hạn nhiễm vi rút, vi khuẩn. Nhưng có một điều mà Giáo sư Warren Booth của Đại học Tulsa (Mỹ) - trưởng nhóm nghiên cứu trong phi vụ “không chồng mà vẫn sinh con” kể trên tự tin tuyên bố: “Không nên xem sinh sản vô tính là điều hiếm gặp nằm ngoài quy trình tiến hóa chính thống nữa”.

    Trả lờiXóa
  4. Hẳn không ít người sẽ đặt câu hỏi liệu các quý bà quý cô có thể học tập ong, kiến, thằn lằn, tắc kè, rắn, cá mập... mà tự “bấm nút” sinh con, tự tin rằng đứa trẻ chỉ mang thuần khiết gien di truyền của mẹ, không bị “lai tạp” từ đàn ông? Các nhà khoa học cho rằng ít nhất, các bà cũng cần ít tinh trùng mới thụ thai nổi. Nhưng chẳng có lý do gì, tinh trùng lại phải nhất thiết có nguồn gốc từ đàn ông.

    10 năm trước, các nhà khoa học Nhật từng tạo ra một con chuột con từ 2 chuột mẹ, không lai tạp gì từ chuột đực. Họ đã chơi trò ảo thuật trong phòng thí nghiệm: lấy tế bào gốc từ một con chuột cái đem kích thích cho phát triển thành tế bào tinh trùng, từ đó thụ thai cho con chuột cái thứ hai.

    Trò này có thể “chơi” ở con người? Về mặt lý thuyết, điều đó có thể. Còn thực tế? Tiến sĩ Allan Pacey, nhà sinh vật học sinh sản ở Đại học Sheffield (Anh) giải thích: “Chúng ta có thể tạo ra thứ giống như tinh trùng khi xem trong kính hiển vi nhưng liệu chúng có vận hành bình thường về mặt di truyền như tinh trùng tự nhiên hay không thì rất khó biết. Cứ phải chờ xem thế hệ con có phát triển bình thường hay không. Có thể làm điều này trên chuột chứ trên người thì còn lâu”.

    Cho dù các nhà khoa học phá được bức tường sừng sững kể trên thì dù sao cũng phải cần có thêm một bà mẹ thứ 2 mới sinh được con. Còn tự thân sinh con? Cũng có thể, về mặt lý thuyết. Nhưng cái giá hiển hiện phải trả là mất đi sự đa dạng về mặt di truyền, vốn cực kỳ quan trọng để giữ cho cư dân mạnh khỏe - tiến sĩ Pacey cho biết.

    Khi “bể gien” trở thành một cái “vũng” nhỏ, nguy cơ dị tật bẩm sinh và các loại bệnh tật khác tăng cao. Lấy ví dụ ở các hoàng gia châu Âu trước đây, khi hầu hết các cặp vợ chồng đều có họ hàng với nhau. Hàm dưới nhô ra, một chứng bệnh hiếm gặp và ít di truyền trong cộng đồng lại xuất hiện thường xuyên trong hoàng gia châu Âu, trong đó có hoàng tử Charles II của Tây Ban Nha, nặng đến độ ông không thể ăn uống bình thường do 2 hàm không cắn khớp với nhau.

    Quay lại với sinh sản đơn tính, tình hình sẽ còn tệ hơn rất nhiều do tình trạng giới hạn gien còn nghiêm trọng hơn. “Nếu chọn cách tự thân sinh sản, con bạn chỉ có một phụ huynh nên chỉ sở hữu 1/2 sự đa dạng về mặt di truyền so với một đứa trẻ bình thường. Nếu khuynh hướng này tiếp tục ở các thế hệ sau, sự đa dạng càng giới hạn và nguy cơ xảy ra các khuyết tật mà lẽ ra ẩn đi càng tăng cao. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với các hoàng gia châu Âu. Đó không phải là cách hay. Tôi đoán nếu bạn có mong muốn đi theo con đường này cỡ nào đi chăng nữa thì cũng chỉ sẽ theo nó cùng lắm 1 hay 2 thế hệ”.

    Trả lờiXóa
  5. Đàn ông lên tiếng

    Nếu các bà nói không cần đàn ông thì liệu đàn ông có thể tự thân sinh con? Có đấy! Và họ cũng có thể làm điều này mà không cần các bà nốt! Nói tóm lại, sex sẽ lùi vào dĩ vãng!

    Aarathi Prasad là một tiến sĩ chuyên ngành di truyền ung thư ở London (Anh) nhưng lại dày công nghiên cứu về lĩnh vực giải phóng sinh sản: không cần sex, không cần “đối tác” và cũng chẳng cần mang thai. Theo bà, khả năng tự thân có con của các ông thậm chí còn giỏi hơn cả phụ nữ. Ấy là vì các ông mang nhiễm sắc thể giới tính cả X lẫn Y, trong khi các bà chỉ có mỗi X.

    Thế nên, theo Prasad, tạo ra cả trứng lẫn tinh trùng từ tế bào tủy xương ở đàn ông là điều hoàn toàn có thể. Sau khi “chế tạo” được phôi rồi, tử cung nhân tạo (hay nói cho dễ hiểu hơn là cái lồng ấp em bé) sẽ làm nốt nhiệm vụ còn lại. Tờ Guardian trích dẫn sách của Prasad cho biết hồi năm 2008, các nhà khoa học từng phát triển thành công tử cung nhân tạo để cố gắng nhân số lượng của một loài cá mập quý hiếm. Các nhà khoa học Mỹ và Nhật từ đó tìm cách tạo ra một thiết bị tương tự trên người.

    Prasad cho biết, lớp lót trong của tử cung nhân tạo đã được thành hình và một số phôi người thừa trong quá trình thụ tinh ống nghiệm đã được cấy thử vào đây. Phôi đã bám vào đó và sống được 8 ngày trước khi các nhà khoa học buộc phải hủy chúng theo quy định.

    Prasad thậm chí đi rất xa, tính tới những thay đổi to lớn trong xã hội khi phụ nữ không cần phải mang thai trong cơ thể nữa, đàn ông cũng tha hồ lựa chọn khi nào sẽ tự do sinh con... Vấn đề không phải viễn cảnh này có xảy ra hay không mà là khi nào nó xảy ra, Prasad khẳng định chắc như đinh đóng cột.

    Trả lờiXóa